1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

topic phê bình những tác phẩm văn học - Báu vật của đời (Mạc Ngôn)

Chủ đề trong 'Văn học' bởi Rosebaby, 10/12/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0

    Hehe, lâu lắm mới thấy bác Egoist vào bàn luận về tác phẩm văn học! Em cũng vừa đọc xong cuốn sách đó cách đây vài tiếng! Quả thực ấn tượng mạnh nhất của em khi đọc từ đầu đến cuối quyển sách này rất giống với "ấn tượng số 1" của bác! Bắt tay bác cái nào!
    Em chả dám ti toe gì nhiều (mà cũng chẳng có thời gian mà ti toe), dưng mà em không đồng tình lắm với sự phản đối của bác với hình ảnh Kim Đồng như một cái máy thiếu sức sống tàn lụi dần tàn lụi dần... Chẳng biết bác nghĩ thế nào, chứ em thì cho rằng bản thân Kim Đồng là một cái bóng mờ nhạt sống qua chiều dài lịch sử, là một cái ống kính vô hồn ghi lại những khoảnh khắc rung chuyển của lịch sử. Người ta nhìn qua Kim Đồng mà thấy được cuộc đời đầy biến động bên ngoài. Thời loạn thì thấy máu, thấy chém giết, chiến tranh, bom đạn, thấy những điều ngu ngốc mà thiển cận của người Trung Hoa ngày trước..., thời bình thì chỉ thấy đồng tiền, thấy sự nhơ bẩn, nhớp nhúa nấp sau sự phú quý, yên ổn giả tạo của những con người mới... Kim Đồng là một "nhân chứng", một kẻ ngu ngu ngơ ngơ, nhưng lại là tấm gương phản ánh chân thực nhất cuộc sống.
    Em cứ tưởng tượng cái "lịch sử" được đề cập trong tác phẩm như là dòng thời gian được uốn cong lên, đẩy những xung đột tồn tại hàng ngàn năm của loài người lên cao nhất, bộc lộ rõ nhất, bùng nổ ra bằng chết chóc, máu thịt, trả thù, hờn oán và cả yêu thương của con người. Cái đoạn vồng cong ấy chính là chiến tranh, những cuộc chíên to nhỏ đẫm máu nối tiếp nhau tạo nên một quá khứ kinh hoàng của Trung Quốc. "Đầu dốc" bên kia thoai thoải trượt xuống và chảy ngang vô tận là khoảng thời gian của bình lặng, của những căm hờn được đè xuống, được nén lại tạo thành cái không khí hoà bình, yên ổn nói chung. Những căm ghét, tính toán sát hại nhau không còn được "phun ra" rõ rệt như cái thời căm nhau là máu chảy, đầu rơi ngày trước mà nó chảy ngầm trong mỗi con người mới, biến đổi những gương mặt người thành những gương mặt quỷ. Đọc tác phẩm, phần đầu em thấy những tình cảm của mình lên cao, xuốgn thấp bao nhiêu thì ở phần cuối, tất cả chỉ là một cảm giác chán ngán.
    Chán ngán bởi càng về sau càng thất vọng. Cuộc đời đã qua của Thượng Quan Kim Đồng nếm trải không ít đói khát, ghê tởm không ít mùi tanh của máu, của sự cuồng loạn, độc ác của con người, nhưng đó là một cuộc sống có tình yêu. Người ta đến với nhau, lao vào nhau bởi những trái tim yêu đương cuồng nhiệt. Người ta khóc vì tột cùng nỗi đau, cười vì tột đỉnh hạnh phúc. Nhưng cuộc đời về sau, khi chiến tranh khôgn còn, những nụ cười tồn tại quanh Kim Đồng chỉ là những nụ cười giảo hoạt và gian ác đầy tính toán của loài thú độc. Cuộc sông bình yên cơm gạo đầy đủ thực ra là một cái chuồng cọp. Những con cọp lao vào cấu xé nhau, "chơi đểu" nhau, mượn đao giết nhau... tất cả chỉ vì đồng tiền.

    Tình yêu, sự ân ái của người đàn ông và người đàn bà dần dần thoái hoá trở thành một phương tiện để người ta đạt mục đích. Có thể thấy, từ việc Lỗ Thị bị ép cưới chồng theo phong tục cũ, "đi lên" với sự gắn bó của bà vì tình yêu với mục sư Malôa, "tiến đến" đỉnh cao là sự chạy trốn vì tình yêu của những người chị lớn của Kim Đồng, bắt đầu "xuống dần" từ hình ảnh người chị Bảy vì cái đói đến cùng cực mà buộc phải để cho gã Trương Rỗ làm nhục, "chạm đáy" là đứa cháu Lỗ Thắng Lợi leo đến đỉnh cao của quyền lực nhờ những đêm leo lên giường với những kẻ "cần thiết" cho bước đường của nó... Càng lúc, người ta càng thấy kinh tởm. Càng lúc, người ta càng thấy lạnh gáy vì cái sự bình yên đến đầy ứ trong cái cuộc đời về cuối của Kim Đồng và cái xã hội quanh anh ta. Cuộc sống yên bình đến lộn mửa và tình yêu trở thành một thứ hàng hoá của xác thịt. Ở xã hội mới, chẳng ai thèm tin vào tình yêu và lòng chung thuỷ. Chẳng thế mà có một Sa Tảo Hoa nhảy từ tầng cao xuốgn đất để minh chứng với Tư Mã Lương sự trinh trắng và một lòng của mình. Sa Tảo Hoa chết vì cái tình yêu trong sáng, chugn thuỷ của cô không thể sống được trong cái xã hội ấy.
    Người ta tự hỏi: rồi cái xã hội ấy sẽ chảy đến đâu?!
    Giọng văn của Mạc Ngôn tưởng như "càng ngày càng đi xuống", tưởng như ông yếu tay đi khi viết về sự vô nghĩa trong hành động bệnh hoạn sờ vú phụ nữ của Kim Đồng về sau. Nhưng thực ra, em nghĩ, hoàn toàn không phải thế. Miêu tả những sự kiện oanh liệt thì dễ, phải, miêu tả những thứ đều đều hàng ngày mà làm nổi hình nổi khối của nó mới là khó, lại càng phải. Mạc Ngôn thực xuất sắc khi không chỉ làm nổi hình cái cuộc sống tưởng như không có hình ấy, làm gợn sóng cái dòng nước tưởng như phẳng lặng ấy, mà còn giúp người ta nhìn ra được cả chiều sâu vô hình, nhìn thấu được bản chất thực sự của sự vật.
    Việc cả cuộc đời Kim Đồng lang thang tìm bầu vú, lang thang suốt chiều dài lịch sử như khát vọng ngàn đời của những kẻ "người" nhất muốn kiếm tìm nguồn gốc của sự sống, dòng sữa trong lành nuôi dưỡng một CON NGƯỜI. Nỗi ám ảnh của cái con người rất Trung Quốc, Trung Quốc đến ngu ngơ, đến nhu nhược này chính là nỗi ám ảnh khôn nguôi của con người không biết phải sống dựa vào đâu và sống thế nào trong sự biến chuyển không ngừng của cuộc sống. Thiếu sữa mẹ, Kim Đồng tưởng như không sống nổi. Thiếu bầu vú, Kim Đồng thành điên điên dại dại. Có điều gì ẩn sau điều ấy chăng? Đành nhờ các bác giúp hộ vậy.
    ... whatever my heart says...
  2. fri13th

    fri13th Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    liệu có fải sau đó ẩn dụ một sự nhu nhược, thay cho "rúc váy mẹ" thì là "rúc vú mẹ" chăng?
    ngoài ra cũng có thể là một sự đề cao người mẹ, người fụ nữ/
    có một điều em ko hiểu là cái cách diễn tả thông qua sự thừa mứa về ******** ấy có tác dụng nghệ thuật gì ? nói thật là em chẳng thấy nó làm tác fẩm hay lên tý nào.
    chào Nguyễn Trường Tộ cái nào! http://ttvnol.com/forum/f_354
    P!NK
  3. pittypat

    pittypat Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2001
    Bài viết:
    2.803
    Đã được thích:
    0
    Ờ, hờ hờ... Bác fri hỏi chuyện ấy thì ai mà biết được! Giống như hỏi tại sao đọc Trăm năm cô đơn cứ thầy ngồn ngộn mùi người ấy nhỉ?! Để "câu khách" hay là "câu" cái giải Nobel đây?! Chả hiểu !
    ... whatever my heart says...
  4. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    Bác Ego vẫn thế, vài câu ngắn mà bắt anh em nghĩ nhiều, nghĩ đến cả những thứ mà đồ rằng chưa chắc bác đã cố tình đưa nó vào, nhưng mà nó tồn tại trong lời bác nói.
    Chỉ có điều em không đồng ý là về sau chỉ để tìm đến kết thúc hợp chủ đề. Mặc dù đoạn sau em cũng thấy là rất chán, mạch chuyện như bị hụt hơi, càng hụt thì cuồng loạn trong con người càng mạnh, lịch sử cuồng loạn lùi lại đằng sau cho cuồng loạn của con người. Em diễn giải nó như thế này: khi dòng chảy của lịch sử chao đảo, thì con người vẫy vùng, quằn quại mà thao túng dòng chảy đó, đem đến chiến tranh loạn lạc, uốn dòng chảy đó thành hướng đi, và rồi thời cuộc thành ra tất yếu. Khi đó con người không nắm được nó nữa mà cuộn mình theo đó, quằn quại trong đổ nát sau chiến tranh rồi vẫy vùng để thao túng những thân xác và vật chất bắt đầu hình thành trong dòng chảy.
    Kim Đồng ở đoạn đầu chỉ như một cái bóng mờ chứng kiến dễn biến của thời thế xoay vần, bởi thế nên tất yếu đoạn đầu đọc khoái hơn đọc đoạn sau. Và cũng có lẽ khi đang trong những cảnh phảng phất hào hùng mà phải chở về khung cảnh chỉ toàn những bon chen và xác thịt nên chính bản thân em cũng cảm thấy hụt. Có phải MN hơi hố khi đoạn sau đưa Kim Đồng vào câu truyện như một nhân vật chính thực sự? Có thể thế, và em nghĩ như thế. Nhưng dù sao đoạn sau đọc cũng khá hay. Đoạn đầu là chiến tranh và xác thịt, đoạn sau là hoàn cảnh (Cách mạng văn hoá) và xác thịt rồi đến tiền và xác thịt. Kim Đồng sống vì những núm vú, cả cuộc đời bị chi phối bởi xác thịt, và vì thế nên bị chi phối bởi chiến tranh, bởi hoàn cảnh, bởi tiền và quyền lực.
    Chưa có ai nói đến tình yêu trong tác phẩm, ngoại trừ tác giả. MN đẩy tình yêu vào trong thể xác, vào hoàn cảnh cơ cực hay những bon chen và chém giết, nên tình yêu bị mờ nhạt và lùi lại xuống đến tận đáy, xuống sâu hơn cả sự sống và tồn tại bền bỉ như sức sống của con người. Em dám khẳng định rằng BVCĐ (có cần thiết phải gọi tên tác phẩm cho đúng hay gần đúng hay không nhỉ) là một trong những tác phẩm tuyệt đỉnh ca ngợi sức sống và tình yêu. Cho đến tận giây phút cuối cùng, Kim Đồng ngước mắt lên trời để thấy cuộc sống và tình yêu của cả đời hắn, đó là những vì sao mang dáng hình bầu vú. Bất giác, như một phút yếu lòng mà cảm thấy hắn không chỉ là một thằng hèn hạ đáng khinh bỉ như chính hắn qua cả tiểu thuyết nữa, bởi vì hắn chung thuỷ với lẽ sống và tình yêu chọn cả một đời.
    Cuối cùng, về Marquez và MN. Marquez biến Trăm năm cô đơn thành thần thoại, và tình yêu, và xác thịt cũng trở thành thần thoại. MN biến tất cả thành đống bùn lầy để ca ngợi sức sống của con người và sức sống của tình yêu nằm trôi nổi dật dờ trong đống bùn lầy ấy.
    Được Raxun sửa chữa / chuyển vào 21:45 ngày 17/02/2003
  5. blur13

    blur13 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    18/10/2002
    Bài viết:
    319
    Đã được thích:
    0
    đọc cái truyện đó thấy toàn chiến tranh, loạn lạc,...ghê người. tình yêu có một vài biểu hiện mạnh mẽ, kiểu như của mấy cô con gái nhà Thượng Quan, còn lại có vẻ như bị dung tục hoá nhiều quá (hay mình già rồi lạc hậu ko theo kịp lớp trẻ?)
    và cuối cùng vẫn chỉ thấy có lẽ mỗi giá trị hiện thực là nổi bật nhất, tìm mãi vẫn chẳng thấy nó đẹp đẽ hay ho được như mọi người nói!
    nhân có liên quan tý chút đến chiến tranh, mời mọi người thử vào đây cho vài câu hộ, em xin cảm ơn ạ!
    http://ttvnol.com/forum/t_151425/2
    ...i'm the man in the moon...i'm walking on sand...on my own high noon...in love with the moon...and not you...
  6. Chuot_Con

    Chuot_Con Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/01/2002
    Bài viết:
    894
    Đã được thích:
    0
    Có một điều lạ là cái đẹp càng cao thì cái xấu cũng tràn đầy. Tương tự như các bức tranh của Michaelangelo trong nhà thờ "Sistine Chaple" vậy. Giáo hoàng (Pope ******), người chỉ định việc trang trí lại nhà thờ chỉ nhìn thấy cái xấu, cái nhục mạ của các thân thể trần truồng:
    Nhiều khi cũng chỉ vì những cái "ngu muội" này mà các công trình nghệ thuật bị huỷ diệt. Bởi lẽ "bầu vú" là để "sờ", để ********, để ... tởm lợm.
    Cái đầu của các ngươi tởm lợm thì có. Thiên tạo là cái quí giá nhất mà các người dám cao ngạo chỉ trích.
    Được chuot_con sửa chữa / chuyển vào 14:05 ngày 18/02/2003
  7. Raxun

    Raxun Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    14/06/2002
    Bài viết:
    618
    Đã được thích:
    0
    4` nhờ?

    Tôi cất tiếng hỏi mà chẳng có trả lời, chỉ có tiếng nói vọng ra từ đằng sau cánh của
    Hãy coi trừng cái chết giữa cánh đồng cô đơnì
  8. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Ý kiến Raxun cũng là một cách giải thích có lý! Bắt tay cái! Có rượu thì làm luôn.
    Bác Toanli
    Chính yếu tố kỳ ảo này đã giúp BVCD hấp dẫn, lôi cuốn cho đến những trang 600. ở một góc nhìn nào đó tôi thấy BVCD phảng phất Trăm Năm Cô Đơn, Nhưng nếu chúng ta ở đây không phải là người Việt mà là một người Tây Âu nào đó thì lại khác. Sẽ không còn có những cảm giác gần gũi với lối viết kỳ ảo của Mạc Ngôn nữa.
    Từ những tiểu thuyết chương hồi Minh Thanh của TQ Như Phong Thần, Tam Quốc Diễn Nghĩa,Mái Tây, Hồng Lâu Mộng... Gợi lại cho tôi nhớ đến những Huyền Tích đậm sắc dân gian của Người Trung Hoa Hẳn đó là một nét độc đáo không thể có ở những nền văn hoá khác được. Mac Ngôn đúng là con người sống nhiều, lại xuất thân từ miền đông bắc thượng võ- Cao Mật, Sơn Đông, thế là như được thiên thời ông chỉ việc múa bút khoa trương một chút, một chút thôi thế là sống lại những huyền tích tưởng như đã bị đứt đoạn. Hình ảnh những bầu vú quay cuồng như những thiên thể trong vũ trụ bao la, Người mẹ Lã thị , rồi Lỗ Thị gợi nhớ Nữ Oa đội đá vá trời ( hơi áp đặt chỗ này!), Kim Đồng - Ngọc Nữ hai người Hầu của Quan Âm như tiên như phật, Người thì chỉ toàn uống sữa, người thì đẹp trong sáng như trăng rằm thánh thiện như sông thuồng luồng chảy mãi, Chị ba Lãnh Đệ vì quá thương nhớ Hàn Chim mà Hoá thành nàng tiên Chim, chen lẫn với câu chuyện nàng dâu hoá cáo, Kim Một Vú tượng trưng ham muốn và khổ nạn của nhân gian, Một Hàn Chim sống Mấy năm trong rừng nói chuyện với sói, Đấu nhãn với gấu gần như khó tin....Ngay như Tôn cô một nhân vật chỉ xuất hiện vài trang -mà cũng ấn tượng bởi khí độ phong thái thần tiên không thể quên đưọc.
    Tôi yêu thích những huyền tích này như yếu sự huyễn hoặc trong tiểu thuyết Kim Dung Vậy.
    Pitypat đã viết về cái mà chưa ai ở đây viết rõ hơn. Đó là bối cảnh lịch sử. Nhưng tôi nghĩ cũng như TNCD vậy bối cảnh lịch sử chỉ là một cái nền cho những nhân vật sống trên đó. dẫn lại cái câu hiện thực phê phán của bác Toanli tôi thấy không đúng lắm-hơi hướm của phê bình văn học cách mạng đây mà. Mạc Ngôn không muốn phê phán mà chỉ muốn ca ngợi thôi. Xã hội nào, cuộc chiến tranh nào chả như thế!
    ( chả có phê phán phê phiết gì- đồng ý với Tequila!)
    Với lại càng phi chính trị bao nhiêu càng khỏi bận lòng- Chính trị hoá tiểu thuyết ư ? chả ham!

    Trán người già lận giấu đem đen
    Đôi mắt trẻ sóng xô từng vầng sáng

    Được Egoist sửa chữa / chuyển vào 18:09 ngày 18/02/2003
  9. fri13th

    fri13th Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/05/2002
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    có thể vì bị nhồi nhiều quá cái kiểu lý luận văn học nhà trường nên mãi mà em vẫn chỉ thấy được có ngần ấy thôi. tệ vậy đấy!
    thôi thì coi như cái đầu mình nó thế. có dek rì đâu!
    chào Nguyễn Trường Tộ cái nào! http://ttvnol.com/forum/f_354
    P!NK
  10. Coco

    Coco Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/07/2001
    Bài viết:
    922
    Đã được thích:
    0
    Tôi đến với Mạc Ngôn không theo xuất phát điểm thường thấy của mọi người, trực tiếp thông qua "Báu vật của đời", mà đi từ "Đàn hương hình" sang "Báu vật của đời" và có thể nói, lịch sử Trung Quốc đã được diễn ra theo trình tự đúng như trên (từ "Đàn hương hình" sang "Báu vật của đời") trên cùng một địa chí văn học là vùng đông bắc Cao Mật, Sơn Đông, với những nhân vật mà theo tôi rất điển hình cho nghệ thuật xây dựng nhân vật của Mạc Ngôn, đó là người đàn ông và người đàn bà đóng vai trò chính trong cốt truyện (hoặc vai trò quan trọng), có thể đưa ra một vài nhận xét như sau:
    1. Người đàn ông: Có hai dạng đàn ông cơ bản trong truyện của Mạc Ngôn là hoặc oai phong lẫm liệt, tài năng sáng tạo, đẹp và đầy tham vọng (như Tư Mã Khố, Sa Lượng ... trong "Báu vật của đời" hay quan huyện, chủ gánh hát Miêu Xoang, Triệu Giáp... trong "Đàn hương hình") hoặc hèn đụt, thơ ngây và ... "mất tác dụng" hay "những người đàn ông mãi mãi là trẻ con" (theo cách nói của Mạc Ngôn) với Thượng Quan Thọ Hỉ hay Triệu Giáp con. Đặc biệt hơn ở chỗ những người đàn ông dạng hai này luôn luôn có một "ân huệ" hay "may mắn" là có một người vợ điển hình theo phong cách Mạc Ngôn, đó là:
    1. Người đàn bà: Trong cả hai tác phẩm (Lỗ thị và Tây Thi "thịt" cầy) đều được miêu tả là "người con gái đẹp nhất vùng Cao Mật này", có điều khác nhau (có lẽ tác giả bị ảnh hưởng bởi yếu tố lịch sủ và muốn phản ánh sự đối lập trong xã hội đương thời) là Tây Thi "thịt cầy" (có trước) thì bàn chân to, còn Lỗ Thị (có sau) thì lại bó chân theo đúng nghi lễ của bà cô Vu thị. Tuy nhiên họ đều là những người phụ nữ rất đẹp, và dù có đau khổ, có vùi dập đến mấy thì họ vẫn long lanh, vẫn rực rỡ khi ánh nắng chiếu vào. Họ đều có khao khát cháy bỏng trong yêu đương và "ngoại tình" dường như là điều hiển nhiên trong cách suy nghĩ của họ (mà thực ra là của tác giả trong hoàn cảnh như vậy).
    Sau rất nhiều biến cố và những ứng xử nội tâm nhân vật, cái chết của những nhân vật này là điều không thể tránh khỏi, nhưng cái xót xa hơn theo tôi, đó là hiện thực xã hội. Một xã hội hình thức hoá cả những tình cảm riêng tư của mình, một xã hội mà "ngoại tình" được coi là hiển nhiên, thậm chí nó là "cứu cánh" cho cả một dòng họ (để có con nối dõi, Vu Bàn Vả đã lên giường với cả cháu mình). Đau xót lắm, cả hai tác phẩm nói đến rất nhiều vấn đề của sự phát triển các hình thái xã hội, những cuộc khởi nghĩa nông dân, những mâu thuẫn giai cấp, mâu thuẫn trong bộ máy chính trị, việc lập pháp và hành pháp của giai cấp thống trị,... Tôi ám ảnh hơn đến những câu nói của tác giả (mượn lời nhân vật trong truyện) và tôi nghĩ, có thể đó là vấn đề căn bản của xã hội thời đó như lời của Thượng Quan Kim Đồng:
    "Tôi ngồi một mình và nghĩ mình như một đám cỏ mao, chợt mọc lên sống lay lắt rồi lặng lẽ qua đời. Tôi muốn chết..."
    "Trong triều đại mà gỗ đàn dùng làm hình cụ tra tấn thì xã hội đó đến thời suy vong". Quả đúng với triều đại Mãn Thanh thời ấy.
    Giá trị con người đưọc tác giả miêu tả rất kỹ trong từng trang viết, rất gợi mở và chân thực.Đọc Mạc Ngôn, tôi thấy mình sống nhân bản hơn nhiều so với trước kia...

Chia sẻ trang này