1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic tạm : Bàn về chủ đề : " TQ lập vùng kiểm soát bay ".

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tridunghtvc, 26/11/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thai_Thu_Hoi_Quoc

    Thai_Thu_Hoi_Quoc Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2013
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    43
    TQ đang khai thác cạn bô xít kìa ha ha :D hiện nay thì đang khai thác bên phi châu đâu có sợ thiếu tài nguyên. Còn bọn An nam các chú đã nghèo nhất thế giới rồi còn lo dùm cho nền kinh tế số 2 TG à :eek:
  2. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    :P:rolleyes:Khựa bẩn lếu láo là bụp liền cho về thời kỳ đồ đá ...
    =======================================
    Báo Trung Quốc xuống giọng với vùng phòng không Hàn Quốc
    (Tin Nóng) Báo chí Trung Quốc ngày 9.12 hạ giọng khi nói về vùng nhận dạng phòng không mới của Hàn Quốc vừa công bố hôm 8.12, theo AFP.
    [​IMG]
    Máy bay tuần biển và săn ngầm P-3C và khu trục hạm DDG-992 trang bị hệ thống phòng không Aegis của Hàn Quốc tuần tiễu quanh trạm nghiên cứu khoa học ở bãi đá Ieodo/Tô Nham Tiêu ngày 2.12.2013 - Ảnh: Yonhap
    Hầu hết báo chí Trung Quốc chỉ đưa tin, không bình luận về ADIZ mở rộng của Hàn Quốc (có hiệu lực từ 15.12.2013). Còn Bộ Quốc phòng và Ngoại giao thì không bình luận.
    Tờ Hoàn cầu nổi tiếng hung hăng, hôm nay 9.12 mềm mỏng nói rằng Trung Quốc "không làm việc lớn ngay lúc này", và còn ca rằng "Trung Quốc tôn trọng các lợi ích của Hàn Quốc. Hàn Quốc là đối tác quan trọng và hữu nghị của Trung Quốc. Hy vọng Hàn Quốc sẽ đáp ứng thiện chí của Trung Quốc".
    Nhân dân nhật báo và Tân Hoa xã không có bài bình luận nào về ADIZ mở rộng của Hàn Quốc.
    Còn báo mạng China Daily trích lời chuyên gia hải quân Yin Zhuo rằng "Bắc Kinh và Seoul đều biết rằng thông báo của Trung Quốc và việc mở rộng của Hàn Quốc (về ADIZ) đều không phải là biện pháp tấn công".
  3. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Thế bố con thằng nào đêm đi đào xê từng cái cọc quanh biên giới để lấn đất. Thằng nào đâm sau lưng đồng minh năm 74 để chiếm từng hòn đảo to như cái chiếu. Sao không sang châu phi mà chiếm đất. Cái thằng ăn cắp ăn trộm thì từ cái tăm đến cái xe máy nó cũng thích cho vào túi hoặc lấy trộm. Tính nó thích ăn trộm ăn cắp thì làm gì co chuyện nó chê cái gì bao giờ. Không đi ăn cắp, ăn cướp từ thời cổ đại thì TQ có thanh giàu số 2 thế giới không.
    muamuaha198muamuaha86 thích bài này.
  4. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Này thì là khựa > muốn lấy thịt đè người .... :P
    ====================================
    Đối đầu trên không: Trung Quốc hay Nhật thua?
    [​IMG]Nếu đối đầu trên không với Nhật Bản, ban đầu Không quân Trung Quốc sẽ chịu những thất bại đáng kể.

    Kỳ 1:'Chiến tranh' Đông Bắc Á: Dự đoán kịch bản

    Không quân Nhật Bản

    Nếu Bắc Kinh sử dụng các vũ khí hạt nhân của nước này (bất chấp tuyên bố không bao giờ sử dụng chúng chống lại các quốc gia phi hạt nhân), Mỹ sẽ thực hiện cam kết hỗ trợ tích cực với Nhật Bản.

    Nga chắc chắn sẽ không ủng hộ Trung Quốc bằng một cuộc tấn công vào lãnh thổ Mỹ: điều này nằm ngoài quan hệ đối tác chiến lược của hai nước. Do vậy, hãy loại bỏ khả năng Trung Quốc sử dụng vũ khí hạt nhân.

    Nhật Bản có một căn cứ hải quân và không quân vững chắc ở Okinawa, đặt nước này vào một vị trí thuận lợi vì có thể tập trung được các lực lượng chủ chốt và thiết lập một đầu cầu trên đảo này, biến nó thành một "hàng không mẫu hạm không bao giờ chìm".

    Hơn nữa, Okinawa được bảo vệ chắc chắn trước các cuộc không kích (bao gồm các cuộc tấn công tên lửa hành trình) nhờ hệ thống tên lửa Patriot, các chiến đấu cơ và các hệ thống phòng không hải quân.

    Máy bay chiến thuật của Nhật Bản không có khả năng tiếp nhiên liệu trên không, nhưng do thời gian bay ngắn từ Okinawa, chúng có thể đảm bảo tuần tra không ngừng nghỉ và tiêu diệt các mục tiêu cả trên biển lẫn trên không.

    Khó có khả năng Không quân Nhật Bản tấn công ồ ạt vào các mục tiêu trên mặt đất ở Trung Quốc, vì những sứ mệnh như vậy chỉ có thể thực hiện bằng các các vũ khí trọng lượng nhỏ, tấn công các mục tiêu đã định.

    Khả năng về một cuộc tấn công trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư cũng được loại trừ: chúng quá nhỏ và sẽ cực kỳ khó để đảm bảo một cú hạ cánh an toàn xuống đó.

    Nhật Bản có thể tập trung 1/3 phi đội của Không quân nước này (khoảng 100 máy bay) vào vùng xung đột mà không gây tổn hại đến nhiệm vụ bảo vệ lãnh thổ chính.

    Sức mạnh Không quân Nhật Bản bao gồm các máy bay hiện đại có thể tấn công các mục tiêu trên biển bằng bom và tên lửa dẫn đường mà không cần tiến vào vùng ảnh hưởng của phần lớn các hệ thống phòng không hải quân Trung Quốc, và cũng có thể tiêu diệt các mục tiêu trên không từ một khoảng cách đáng kể.

    Tokyo cũng có các máy bay kiểm soát và cảnh báo sớm trên không (AWACS) và các nguồn lực chiến tranh điện tử, giúp nước này khá dễ dàng kiểm soát tình hình trên không và trên biển, điều khiển các nhóm bay và can thiệp vào hoạt động của các hệ thống điện tử Trung Quốc.

    [​IMG]
    Máy bay chiến đấu F-15J của Lực lượng Phòng vệ trên không Nhật Bản

    Không quân Trung Quốc

    Hiện không có dữ liệu xác thực về quy mô radar Trung Quốc kiểm soát không phận nước này. Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra xung đột, năng lực radar tất yếu sẽ được tăng cường ở các khu vực trung tâm. Điều tương tự cũng sẽ được áp dụng cho các hệ thống phòng không từ mặt đất.

    Do diện tích quá rộng lớn, Trung Quốc sẽ khó thực hiện việc bố trí lại các khí tài và vũ khí quân sự hạng nặng trên quy mô lớn. Tương tự, Trung Quốc cũng không thể bỏ mặc đường biên giới của mình với "nước láng giềng phía bắc", Nga, trong tình trạng hoàn toàn không được bảo vệ, hoặc làm suy yếu đoạn biên giới giáp Ấn Độ.

    Huấn luyện chuyên môn và kinh nghiệm của các phi công Trung Quốc cũng là một vấn đề cần lo ngại. Vì vậy, ít có khả năng Trung Quốc huy động một dàn chiến đấu cơ quá 15% (khoảng 20 máy bay) ngay từ ban đầu.

    Một lần nữa, giao tranh hai nước Trung - Nhật nhiều khả năng sẽ là cuộc đụng độ giữa chiến đấu cơ của Mỹ và Nga, vì Trung Quốc chắc chắn sẽ thử nghiệm các chiến đấu cơ đa năng thuộc thế hệ Su-27 của họ (do cả Nga và Trung Quốc chế tạo). Về đặc điểm bay, những máy bay này vượt trội so với các chiến đấu cơ của đối thủ và hiệu quả khi tấn công các mục tiêu trên biển và trên không.

    Tuy đối với các máy bay Trung Quốc, khoảng cách từ các sân bay của họ đến quần đảo Senkaku sẽ xa hơn so với các máy bay Nhật Bản, nhưng về kỹ thuật, họ sẽ có thể duy trì sự hiện diện thường xuyên ở khu vực tranh chấp.

    Tuy nhiên, do vị trí địa lý, việc Nhật kiểm soát các đường bay của máy bay Trung Quốc trên biển Hoa Đông từ trên biển và trên không sẽ dễ hơn so với việc Trung Quốc kiểm soát sự di chuyển của máy bay Nhật tới và rời khỏi Okinawa.

    Không quân của Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc chỉ có rất ít máy bay AWACS. Họ cũng không có kinh nghiệm thực tế về điều khiển và hướng dẫn máy bay, cũng như về phối hợp tác chiến với các lực lượng hải quân.

    Vì vậy, nếu đối đầu trên không với Nhật Bản, ban đầu Không quân Trung Quốc sẽ chịu những thất bại đáng kể.

    Tuy nhiên, Trung Quốc sẽ có thể khắc phục những yếu điểm đó bằng cách triển khai các đơn vị quân đội từ các khu vực khác trong nước và, trong tương lai, bằng cách tích cực sản xuất vũ khí mới (100 máy bay mới mỗi năm).

    Sam Nguyễn (Theo RBTH)

    -----
  5. Thai_Thu_Hoi_Quoc

    Thai_Thu_Hoi_Quoc Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2013
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    43
    Trung quốc huy động quân đoàn 2 áp sát nhật-hàn
    Các nhà quan sát cho rằng cuộc tập trận này có liên quan tới vùng ADIZ của Bắc Kinh, bao phủ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và bãi đá ngầm Socotra ở Hoa Đông.
    [​IMG]
    Tờ Phương Đông nhật báo ở Hong Kong cho biết sau khi Trung Quốc tuyên bố thành lập Vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông vào ngày 23/11, khoảng 20.000 binh sĩ từ các đơn vị bộ binh, không quân, hải quân và Quân đoàn pháo binh số 2 của quân đội Trung Quốc đã được điều động tham gia một cuộc tập trận tại miền đông bắc tỉnh Sơn Đông, rất gần với Nhật Bản và Hàn Quốc.

    Trong cuộc tập trận diễn ra từ ngày 6 đến 13/12, các phương tiện dân sự bị cấm vào vùng biển từ eo biển Bột Hải đến phía bắc biển Hoảng Hải. Các nhà quan sát cho rằng cuộc tập trận này có liên quan tới vùng ADIZ mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố, bao phủ quần đảo tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư và bãi đá ngầm Socotra ở biển Hoa Đông.

    Quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đã thuộc quyền kiểm soát hành chính của Nhật Bản từ năm 1972 nhưng Trung Quốc và Đài Loan cũng tuyên bố chủ quyền ở khu vực này. Còn bãi đá ngầm Socotra nằm cách quần đảo Chu San thuộc tỉnh Chiết Giang, Trung Quốc khoảng 132 dặm hải lý, là vùng tranh chấp giữa Trung Quốc và Hàn Quốc. Hàn Quốc gọi đây là bãi đá ngầm Ieodo, còn Bắc Kinh gọi là Tô Nham.

    Quân đội Trung Quốc sẽ tiến hành các cuộc tập trận bao gồm đổ bộ bằng tàu lưỡng cư, trinh sát, vận tải biển và tấn công tổng lực. Trước khi thành lập vùng ADIZ, 5.000 binh sĩ từ các lực lượng bộ binh, không quân và hải quân Trung Quốc đã tham gia các cuộc tập trận bắn đạn thật từ ngày 15 đến 22/11 tại Vịnh Bột Hải. Đúng 3 ngày sau khi tuyên bố thành lập ADIZ, tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc cũng đã được triển khai tuần tra tại Biển Đông.

    [​IMG] Trung Quốc điều 20.000 binh sĩ tập trận tại Sơn Đông.
    Theo tờ Phương Đông, đây là một thông điệp mạnh mẽ được quân đội Trung Quốc gửi tới Hàn Quốc, Nhật Bản và Mỹ. Tờ báo này cũng cho biết Trung Quốc có thể thành lập một trật tự mới trong khu vực với ADIZ.

    Trong một diễn biến liên quan khác, Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã thảo luận vùng ADIZ của nước này với Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm của ông tới Seoul vào cuối tuần trước. Ngày hôm qua (8/12), Hàn Quốc đã chính thức công bố vùng ADIZ mở rộng của nước này bao gồm bãi đá tranh chấp Socotra.

    http://seatimes.com.vn/Trung-Quoc-dieu-20000-binh-si-tap-tran-sat-Nhat-Ban-Han-Quoc-0186735.html

    Hôm nọ tung B52 ko mang bom thì TQ chơi liền tù tì Su-30, J-10/11 mang đủ tên lửa. Hôm nay vừa công bố miệng ADIZ thì TQ điều quân ra ngay
  6. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Hây zà , đúng lá chú khựa non mới lớn > chú cứ hỏi các tướng lĩnh khựa thực quyền chứ không phải mấy thằng diều hâu bàn giấy > xem trình độ quân đội nhà khựa đến đâu không ?
    Nói đến đánh VN thì chân đã run ... éo đi nổi.
    VN không muốn đánh nhau - chỉ muốn xây dựng hòa bình> nhưng đụng đến VN 1 lần nữa thì lần này cuộc chiến sẽ đến Bắc kinh .... lấy éo gì đỡ khi quân đội VN tràn qua ... mấy thằng khựa thì biết mẹ gì đánh đấm chỉ giỏi trên game thôi mà ... tội nghiệp-tội nghiệp...
    Hây zà .... :rolleyes::P
  7. Thai_Thu_Hoi_Quoc

    Thai_Thu_Hoi_Quoc Thành viên rất tích cực Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/05/2013
    Bài viết:
    437
    Đã được thích:
    43
    Năm 1979-84-88 đánh liên tiếp cho VN câm mồm nín họng, năm 1989 chịu ko thấu kéo quân về nước. Từ đó ko dám xâm lược Campuchia lần thứ 2 :cool: riêng thằng anh cả LX cũng bị du kích do TQ viện trợ đánh cho tụt cả quần, về nước được vài năm rồi sụp đổ, VN thế là khá hơn LX rồi :D

    Cái thằng tinh trùng, chủ đề chả liên quan gì tới VN cả mà cố lôi vào cho được
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Vậy à chú khựa bẩn .... đúng là cái tinh trùng của tớ phọt ra thành mấy chú khựa con ... hô hố ... khựa là nhất .... :rolleyes::P
    HaNoiOld thích bài này.
  9. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Vậy là khựa chỉ hù không dám chơi à ? buồn quá - đúng là thùng rỗng kêu to ...
    Khà khà... :rolleyes::P
    =============================
    Thứ Ba, 10/12/2013 22:21 (GMT+7)
    Trang chủ Xã hội
    .
    "TQ sẽ thảm bại nếu đánh chiếm đảo tranh chấp"
    Cập nhật 21:30, Thứ Ba, 10/12/2013 (GMT+7)
    Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ thất bại thê thảm nếu sử dụng xung đột vũ trang để chiếm đảo.

    Nhật vẫn 'trên cơ'

    Ông Vasily Kashin nhận xét: “Nhiều khả năng Trung Quốc sẽ thất bại thê thảm nếu sử dụng xung đột vũ trang để chiếm đảo – nếu xảy ra một cuộc chiến tranh giới hạn mà lực lượng hai bên tương đương nhau, người Trung Quốc sẽ tổn thất nặng nề và khó lòng có thể gây ra những tổn thất tương đương cho phía người Nhật.

    Tại thời điểm này người Nhật có ưu thế hơn hẳn về cơ sở vật chất và trang thiết bị kỹ thuật, đồng thời lực lượng vũ trang Nhật Bản có ưu thế hơn hẳn về huấn luyện sẵn sàng chiến đấu và kinh nghiệm, năng lực kỹ chiến thuật, khả năng điều hành và chỉ huy tác chiến. PLA xây dựng các hệ thống quản lý, điều hành, chỉ huy tác chiến và huấn luyện chiến đấu hoàn toàn mới, hệ thống tổ chức binh lực chưa được thử lửa trên chiến trường.


    Cấp độ sẵn sàng chiến đấu của các kíp trắc thủ, các phi đội, các thủy thủ đoàn vẫn còn có nhiều dấu hỏi. Ngoài ra, vũ khí trang bị và phương tiện chiến tranh của PLA thua sút so với của Nhật Bản, do đó các đơn vị của PLA khó lòng phát huy được hết uy lực tác chiến của vũ khí khí tài, đồng thời với phương thức chỉ huy điều hành tác chiến cổ điển của chiến thuật đại binh có thể dẫn đến các tổn thất nặng nề. Có lẽ, chiến tranh sẽ kết thúc với một thảm bại mang tính hủy diệt, và đối với Trung Quốc thì điều đó không thể nói có ý nghĩa thế nào.

    “Hải quân Nhật Bản thực tế là lực lượng hùng mạnh – Ông quả quyết – Mặc dù Trung Quốc đã có những bước tiến vượt bậc trên lĩnh vực hải quân, nhưng để bước lên đẳng cấp của Nhật Bản, đặc biệt trong lĩnh vực chiến thuật và huấn luyện lực lương, người Trung Quốc cần kinh nghiệm và nhiều năm huấn luyện chiến đấu nữa”

    Constantine Sivkov không đồng ý với nhận xét này, ông khẳng định: Tổn thất của PLA sẽ rất lớn, nhưng người Nhật cũng sẽ có những thiệt hại đáng kể. Trong trường hợp xảy ra xung đột vũ trang cấp độ cao, PLA sẽ sử dụng phương án chiến đấu tấn công, với mật độ phương tiện tác chiến dày đặc. Lực lượng phòng vệ Nhật Bản sẽ buộc phải lựa chọn giải pháp phòng ngự chủ động, nếu xung đột trực tiếp binh lực, Trung Quốc có nhiều khả năng đạt được mục đích đặt ra.

    Trung Quốc có ưu thế vượt trội về số lượng các tàu tên lửa hạng nhẹ và các tàu khu trục mang tên lửa, theo công bố của báo giới đại lục, có công nghệ tương đương với công nghệ thế giới. với số lượng lớn, PLAN có thể bao vây công kích và tiêu diệt các cụm chiến hạm của Nhật Bản ngay cả trong trường hợp với tổn thất lớn, đồng thời đổ bộ lực lượng đánh chiếm quần đảo. Với số lượng vượt trội về không quân và lực lượng dự bị, không chiến trên bầu trời sẽ rất dữ dội, tiêm kích Nhật Bản sẽ phải đối phó với những đợt tiến công liên tiếp, nhiều tầng nhiều hướng.

    [​IMG]
    Hải quân Trung Quốc diễn tập đổ bộ chiếm đảo.
    Lực lượng phòng không trên biển của Nhật sẽ phải đối phó với các đợt tấn công của tên lửa hành trình mặt đất, do đó sự hỗ trợ sẽ là rất thấp. Với số lượng nhỏ hơn, khả năng bẻ gãy các đợt không kích và yểm trợ hải quân trên biển cũng bị suy giảm, do đó, tính khả thi của khả năng dành thắng lợi của PLA nói chung rất lớn.

    “Không thể đánh giá thấp cấp độ huấn luyện chiến đấu của PLA, theo những thông tin công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng, cấp độ huấn luyện của PLA hoàn toàn không thấp hơn hải quân Nhật Bản, mà có thể cao hơn – Ông Sivkov nhận định – điểm khác hơn so với Nhật Bản, quân đội PLA huấn luyện tích cực, chủ động và rất thường xuyên, nội dung huấn luyện cơ bản và rất vững chắc, đồng thời quân đội Trung Quốc cũng sử dụng một số lượng lớn vũ khí, trang thiết bị và phương tiện chiến tranh phục vụ huấn luyện.

    Như vậy, nếu xét trên góc độ năng lực chiến đấu, có thể coi năng lực tác chiến thực tế của hai bên ngang nhau, Nhật Bản vượt trội hơn Trung Quốc về kinh nghiệm tác chiến trên biển có từ đại chiến thế giới lần thứ II, nhưng với số lượng lớn, Trung Quốc cũng có thể bù đắp điểm yếu này. Do đó Trung Quốc hoàn toàn có khả năng tiêu diệt các cụm không quân Nhật ngay trên bầu trời Nhật Bản, dù có những tổn thất vô cùng lớn – nhưng có thể thực hiện được, nhằm mục tiêu là đổ bộ lực lượng lên đảo Senkaku.

    [​IMG]
    Siêu cường 'chống lưng'

    Nhật Bản mặc dù có số lượng binh lực thấp hơn nhiều lần so với quân đội Trung Quốc, nhưng lại có một lợi thế vượt trội – là Đồng minh của Mỹ, theo hiệp ước phòng thủ chung đồng minh, quân đội Mỹ bắt buộc phải tham gia vào xung đột vũ trang, nếu như trong các quan hệ quốc tế, Nhật Bản có nguy cơ bị xâm lược. Trong những dự báo về cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc với lực lượng đồng minh Mỹ, Nhật, các chuyên gia đều có đồng quan điểm, Trung Quốc sẽ nhanh chóng thảm bại.

    Theo nhận xét của ông Constantine Sivkov, nhân tố quân đội Mỹ đương nhiên sẽ loại trừ khả năng Trung Quốc tiến hành một cuộc xung đột vũ trang trong khu vực quần đảo Senkaku. Trong cuộc đối đầu có tính quy ước giữa PLA và không quân – hải quân Mỹ - Nhật, ngay cả trong trường hợp Trung Quốc đưa vào cuộc không kích một số lượng khổng lồ các máy bay chiến đấu, lực lượng không quân Mỹ trên các tàu sân bay, lực lượng cụm không quân chiến thuật trên đảo Okinawa và lực lượng không quân chiến lược trên đảo Guam kết hợp với lực lượng không quân Nhật Bản theo số lượng biên chế có khả năng ngăn chặn mọi đòn công kích đường không của Trung Quốc.

    Đồng thời sẽ tấn công các căn cứ ven biển, các sân bay, căn cứ hải quân bằng và hệ thống hạm đội PLA tên lửa hành trình Tomahawk với số lượng rất lớn. Đây sẽ là đòn phản kích vô cùng mạnh mẽ, lực lượng không quân PLA sẽ bị tiêu diệt phần lớn cùng với hạ tầng cơ sở kỹ thuật, không quân và các căn cứ hải quân Trung Quốc hoàn toàn không thể chịu đựng được trong vòng hai tuần, lực lượng không quân sẽ không còn khà năng chiến đấu. Với sự tham chiến của tàu ngầm nguyên tử đa nhiệm Los Angeles, liên hải quân Mỹ - Nhật sẽ nhanh chóng dìm tất cả các chiến hạm tham chiến của Trung Quốc xuống biển Hoa Đông.

    [​IMG]
    Nếu Mỹ trực tiếp tham chiến theo hiệp ước đồng minh ký với Nhật, kết cục thảm bại chắc chắn dành cho Trung Quốc.
    Vũ khí trên hạm tàu của Trung Quốc rất mạnh, nhưng hệ thống phòng không tương đối yếu, Trung Quốc có các chiến hạm phòng không được trang bị tên lửa phòng không tương đương S-300, nhưng hệ thống radar trinh sát, dẫn đường và chỉ thị mục tiêu chưa đồng bộ, thống nhất các loại hỏa lực phòng không, do đó với tên lửa chống tàu lớp Tomahawk hoàn toàn không có khả năng đánh chặn.

    Các tên lửa chống tàu của Mỹ có tầm bắn xa ngoài tầm tấn công của tên lửa Trung Quốc, do đó các chiến hạm Mỹ nằm ngoài tầm với. Trong điều kiện thực tế, nếu tình huống chính trị liên quan đến các đảo ở Senkaku nóng lên đến mức xảy ra xung đột vũ tranh, và nếu cuộc xung đột tiềm năng đó có sự tham gia của hải quân Mỹ thì khả năng cao nhất của Trung Quốc là chấm dứt các hoạt động quân sự, nhưng sẽ sử dụng phương pháp có hiệu quả hơn, đó là các đòn phản kích về kinh tế.

    Không có sự yểm trợ của Mỹ, lực lượng phòng vệ biển Nhật Bản khó lòng giữ được các hòn đảo đó, nếu như chính phủ Trung Quốc quyết tâm chiếm đảo bằng mọi giá. Mặc dù không quân Trung Quốc sẽ có những tổn thất rất lớn, dự kiến đến 150 máy bay chiến đấu, và Nhật Bản cũng sẽ bị tổn thất một số lượng máy bay đáng kể (hàng chục chiếc), và cũng không ngăn chặn được Trung Quốc đổ bộ lên đảo. Nhưng nếu Mỹ tham chiến theo hiệp ước, thì lực lượng không hải của PLA sẽ nhanh chóng bị tiêu diệt mà không đạt được mục đích đề ra.

    Mỹ không chiếm vị trí nào trong cuộc tranh chấp biển đảo, nhưng nếu xảy ra xung đột vũ trang, các chính khách Mỹ có thể giải thích như một hành động tấn công xâm lược Nhật Bản. Và theo hiệp ước đồng minh, họ có thể gửi quân đội tham chiến - Vasily Kashin dự đoán – quân đội Mỹ có một cụm không quân hải quân công kích chủ lực với sự có mặt của tàu sân bay "George Washington", lính thủy đánh bộ trên đảo Okinawa, lực lượng không quân và bộ binh ở Hàn Quốc. Điều đó có nghĩa là, lực lượng quân đội Mỹ ở biển Hoa Đông khá mạnh.

    Trong cuộc tranh chấp chủ quyền biển đảo Senkaku có sự hiện diện của lực lượng vũ trang Mỹ, bao gồm cả cụm không quân hải quân công kích chủ lực, lực lượng quân đội Mỹ này nếu xảy ra nguy cơ xung đột có thể trong một thời gian rất ngắn, có thể được tính bằng giờ sẽ có mặt trong khu vực xung đột và sẵn sàng tham chiến. Cán cân lực lượng hoàn toàn bất lợi cho Trung Quốc, nên trong mọi tham vọng của Bắc Kinh, để xảy ra một cuộc xung đột vũ trang là điều hoàn toàn không mong muốn. Để có thể đe dọa và gây nguy hiểm bằng chiến tranh nhỏ có giới hạn cho Nhật Bản, Trung Quốc phải đi thêm một đoạn đường rất dài.

    [​IMG]
    Với các loại vũ khí tối tân như phi cơ tiêm kích tàng hình F-22 tối tân (ảnh), Mỹ dễ dàng định đoạt cuộc chơi và Trung Quốc hoàn toàn không có cơ hội.
    Từ góc độ chiến lược – chiến thuật, có thể thấy lực lượng tác chiến không hải của PLA trên thực tế khá hùng mạnh. Những đánh giá của các chuyên gia quân sự trên thực tế vẫn chưa thể nêu rõ được khả năng có xảy ra một cuộc xung đột vũ trang lớn hay không và kết quả của nó. Nhưng nếu lấy quan điểm của chính người Trung Quốc “chiến tranh là phương tiện để thực hiện mục đích chính trị” thì rõ ràng, khả năng xảy ra một cuộc xung đột “Trung – Nhật” trên quần đảo Senkaku còn phụ thuộc vào Học thuyết quân sự hải dương của Trung Quốc và chiến lược Phòng thủ ngoài khơi xa của PLAN.

    Để đánh giá chi tiết hơn những hành động có tính khiêu khích của lực lượng không quân – hải quân Trung Quốc trong những năm gần đây, tính từ Sensaku đến các đảo của Malaysia cũng như ý nghĩa của nó, cần có nhũng phân tích cụ thể hơn về mục đích mà Bắc Kinh mong muốn đạt tới trong giai đoạn đầu của thế kỷ 21.

    Nguồn : Tiền Phong
    zzlovevnzz thích bài này.
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Từ từ khựa sẽ trở thành ốc đảo với tinh thần thủ dâm tự sướng + ô nhiễm khói bụi - bệnh tật ...
    :P
    =============================
    Jang Song-thaek bị lật đổ, Trung Quốc "mất người giám sát Kim Jong-un"

    HỒNG THỦY (NGUỒN: SCMP)
    Thứ tư 11/12/2013 06:48
    (GDVN) - "Jang Song-thaek là một nhân vật mang tính biểu tượng ở Bắc Triều Tiên, đặc biệt và với các cải cách kinh tế lớn và đổi mới", Chu Phong, giáo sư quan hệ quốc tế từ đại học Bắc Kinh nhận xét, "ông ấy là người Trung Quốc trông mong để thay đổi nền kinh tế ở Bắc Triều Tiên. Đây là một tín hiệu rất đáng lo ngại."

    [​IMG]
    Jang Song-thaek gặp ông Hồ Cẩm Đào trong chuyến thăm Trung Quốc năm ngoái.

    Bưu điện Hoa Nam ngày 11/12 nhận định, việc bắt giữ và làm nhục Phó Chủ tịch Quân ủy trung ương Triều Tiên Jang Song-thaek, người chú rể và từng là "Nhiếp chính vương" của nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã gióng hồi chuông cảnh tỉnh đối với Bắc Kinh.

    Từ lâu người ta vẫn cho rằng Jang Song-thaek là nhân vật số 2 tại Bắc Triều Tiên, người chú rể "tôn kính" và cố vấn của lãnh đạo tối cao Kim Jong-un. Nhưng tất cả đã đảo lộn vào ngày thứ Hai khi từ 5 giờ sáng, Bình Nhưỡng đồng loạt công bố hình ảnh vệ binh "xóc nách" Jang Song-theak và lôi ông khỏi phiên họp Bộ Chính trị mở rộng trước sự chứng kiến của hàng ngàn người.

    Cảnh tượng bắt giữ và làm nhục Jang Song-thaek nhìn thoáng qua đã thấy rất bất thường trong một cuộc tranh giành quyền lực đang diễn ra bên trong quốc gia có vũ khí hạt nhân này. Nhưng video bắt Jang Song-thaek ngay trong phiên họp Bộ Chính trị mở rộng đã khiến Trung Quốc đặc biệt lo ngại.

    Là quan chức lâu năm quản lý đời sống kinh tế Bắc Triều Tiên, Trung Quốc đã xây dựng một mối quan hệ thân thiện với Jang Song-thaek như một người lớn tuổi đáng tin cậy để giám sát Kim Jong-un.

    [​IMG]
    Jang Song-thaek bị lật đổ vì Kim Jong-un không muốn có nhân vật số 2? Cách thức loại bỏ Jang Song-thaek khiến dư luận bất ngờ khi ông bị làm nhục ngay tại cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng.

    Bất kỳ sự thay đổi nào của Trung Quốc liên quan đến Bắc Triều Tiên đều có khả năng làm thay đổi đáng kể trạng thái cân bằng chính trị ở châu Á, nơi bán đảo Triều Tiên đã bị chia rẽ hơn 60 năm qua.

    Trong khi chưa có dấu hiệu nào cho thấy Trung Quốc có ý định thay đổi quan điểm của họ, nhưng các nhà lãnh đạo Bắc Kinh đã rất ngạc nhiên trước sự sụp đổ của Jang Song-thaek.

    "Jang Song-thaek là một nhân vật mang tính biểu tượng ở Bắc Triều Tiên, đặc biệt và với các cải cách kinh tế lớn và đổi mới", Chu Phong, giáo sư quan hệ quốc tế từ đại học Bắc Kinh nhận xét, "ông ấy là người Trung Quốc trông mong để thay đổi nền kinh tế ở Bắc Triều Tiên. Đây là một tín hiệu rất đáng lo ngại."

    Lật đổ Jang Song-thaek là một cú sốc không chỉ vì từ lâu ông đã được xem như thành viên cốt lõi trong giới cầm quyền đất nước, người nắm quyền thực tế cách đây 2 năm khi ông Kim Jong-il qua đời.

    Cách hạ bệ Jang Song-thaek cũng rất bất thường khi lâu nay Bình Nhưỡng luôn bí mật trong các vụ thanh trừng tương tự. "Kim Jong-un đã cho người Bắc Triều Tiên và cộng đồng quốc tế thấy rằng ông đã thực sự là nhà lãnh đạo duy nhất ở miền Bắc, và ông không chấp nhận có nhân vật số 2", Yang Moo-jin, một nhà phân tích từ Hàn Quốc nhận xét.

    [​IMG]
    Một nửa số quan chức cấp cao tháp tùng linh cữu Kim Jong-il ngày nào giờ đã bị thanh loại, vụ Jang Song-thaek là một điển hình.

    Jang Song-thaek đã đến thăm Trung Quốc một số lần và được coi là người ủng hộ quan trọng phong cách phát triển kinh tế Trung Quốc mà Bắc Kinh đang kêu gọi Bình Nhưỡng học tập.

    Ở tuổi 67, Jang Song-thaek cùng thế hệ với giới lãnh đạo Trung Quốc, không giống như Kim Jong-un đang ở độ tuổi 30 và chưa từng tới Bắc Kinh kể từ khi nhậm chức mặc dù ông nội và cha mình vẫn coi Trung Quốc là chỗ dựa đáng tin cậy.

    Jang Song-thaek là một số ít quan chức cấp cao của Bình Nhưỡng duy trì đối thoại với Bắc Kinh. Trong chuyến thăm 6 ngày đến Trung Quốc năm ngoái, Jang Song-thaek đã gặp Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo bàn về hợp tác kinh tế, học tập mô hình đặc khu kinh tế của Bắc Kinh.

    Chỉ mới tháng trước truyền thông nhà nước Bắc Triều Tiên vẫn đưa tin 14 đặc khu kinh tế mới sẽ được mở ra, dù tương đối nhỏ, nhưng được xem như thành quả cải cách kinh tế được Trung Quốc ủng hộ.

    "Nhưng điều này cũng là hậu quả trong những nỗ lực của Jang Song-thaek", Chu Phong nhận xét, "có thể Jang Song-thaek đã đi quá xa và đe dọa vai trò của Kim Jong-un."

    [​IMG]
    Hồng Lỗi khẳng định, vụ Jang Song-thaek là công việc nội bộ của Bắc Triều Tiên, nhưng theo Bưu điện Hoa Nam, giới chức Bắc Kinh đang rất quan ngại.

    Mặc dù Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã lên tiếng khẳng định vụ Jang Song-thaek là "vấn đề nội bộ" của Bắc Triều Tiên nhưng báo chí chính thống nước này vẫn đang xôn xao trước những cáo buộc chống lại Jang Song-thaek, trong đó có tội lăng nhăng, cờ bạc, sử dụng ma túy, trác táng...tất cả chỉ thể hiện một động cơ, tham vọng chính trị thách thức vai trò duy nhất của Kim Jong-un.

    Ngoài ra, một tội danh cáo buộc Jang Song-thaek dường như còn nhằm vào Trung Quốc khi nói ông đã bán tài nguyên quốc gia với giá rẻ. Trung Quốc là nhà nhập khẩu quặng lớn nhất của Bắc Triều Tiên.

    Vụ lật đổ Jang Song-thaek lại xảy ra bất ngờ đúng lúc Trung Quốc đang phải đối mặt với những căng thẳng gia tăng trong quan hệ với Nhật Bản và Hàn Quốc. Bắc Kinh lo ngại nhất chính là sự sụp đổ của chính quyền Bắc Triều Tiên, Trung Quốc lo lắng về sự bất ổn có thể tạo ra bởi vụ lật đổ Jang Song-thaek.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này