1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic tạm : Bàn về chủ đề : " TQ lập vùng kiểm soát bay ".

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tridunghtvc, 26/11/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    ô hố đồng chí Tri Dung ơi, đó ko phải là Khựa nào cả mà chỉ là mấy thằng Việt gian dở hơi trêu tức mấy anh em trên này cho mọi người nổi xung lên rồi cãi nhau thôi. CHỉ có điều bọn này như chó sủa phá đám, làng nước đang nghiêm túc thì nó cứ sủa văng vẳng làm cho người ta ức chế rồi chửi nhau. Như bọn Ghẻ ngứa làm cho mình gãi mãi ko hết ngứa nếu ko có thuốc đặc trị. Tiếc rằng giờ BQT diễn đàn này vẫn chưa có biện pháp dứt điểm để hạn chế bọn này. Nhớ hồi trước tôi vào diễn đàn China-defense.com của Khựa có đăng vài hình ảnh của lính VN ở TS mà thực ra ko nói năng gì. Chỉ có thế thôi mà bọn Khựa blok nick, và ko thể nào vào được diễn đàn của bọn nó từ địa chỉ internet nhà tôi. Vậy đó dù sao thì mình ko tiêu cực như Khựa nhưng có những thành viên như bọn này đáng ra phải làm triệt để hạn chế chúng nó để tăng chất lượng cho diễn đàn thì cũng ko làm được. Giờ cứ vào nhìn thấy bọn chó này là hết cả hứng có ý kiến hay thảo luận gì. Hay là có vài thành viên của một số forum Quân sự làm trò bẩn này để anh em chán sang forum của bên ấy nhỉ. Nghi lắm
    giamadai, HaNoiOldtridunghtvc thích bài này.
  2. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Phải chi BQT "tích cực" chút nữa,anh em chỉ cần bấm "Báo vi phạm".....cái nick đó "lên núi" luôn,khỏi mất công chửi bọn nó,chán vãi!
  3. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Phải biết rõ bọn chúng thì mới kết luận nha .
    Thấy bọn chúng có tổ chức và bài bản đó - làm cho nhiều anh em em vào bức xúc và chửi đổng.\
    Nếu người VN chả ai rãnh rỗi và kiên trì như vậy ....:rolleyes::P
    Lần cập nhật cuối: 17/12/2013
  4. lionking_arc

    lionking_arc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    14/02/2005
    Bài viết:
    4.722
    Đã được thích:
    1.621
    tôi nghi lắm, vì thực ra mấy thằng này cũng có trình độ chứ ko phải ko, nhưng mà lời lẽ của nó đi ngược lại số đông nên bị chửi. Tôi rất nghi là có một thanfhv iên nào đó của mấy web quân sự vào gây rối.
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Bắc TT sẽ tiếp nối ra đi - khựa ở lại ...
    ==================================
    Lý do Triều Tiên lạnh nhạt Trung Quốc: "Kho báu" đất hiếm hàng nghìn tỷ USD
    Huê Tửu - theo PLXH | 17/12/2013 - 21:34
    [​IMG]
    [​IMG]
    (GenK.vn) - Một năm trở lại đây Triều Tiên đang có dấu hiệu lạnh nhạt với “người anh em” Trung Quốc. Và lý do đang được dần dần hé lộ khi Triều Tiên vừa phát hiện mỏ đất hiếm trị giá hàng nghìn tỷ USD.


    [​IMG]



    Mỏ đất hiếm trị giá hàng nghìn tỷ USD của Triều Tiên

    Công ty tư nhân SRE Minerals đã phát hiện mỏ đất hiếm trị giá hàng nghìn tỷ USD này ở mỏ “Jongju”, nằm ở tỉnh Pyongam cách Bình Nhưỡng 150 km về phía Tây Bắc. Mỏ đất hiếm có trữ lượng khoảng khoảng 216,2 triệu tấn. Đây là mỏ đất hiếm lớn nhất được phát hiện từ trước tới nay.

    Đất hiếm là một tổ hợp nhiều khoáng sản quan trọng trong và không thể thiếu trong các ngành công nghệ và kỹ thuật cao.

    Theo Đài tiếng nói Nga, SRE Minerals đã ký thỏa thuận hợp tác với tập đoàn Korea Natural Resources Trading Corporation (được chính phủ Triều Tiên trao quyền quản lý đất hiếm ở quốc gia này) để thành lập Tập đoàn Pacific Century Rare Earth Mineral Limited (PCL). PCL sẽ khai thác mỏ "Jongju" trong 25 năm và có thể gia hạn thêm 25 năm nữa. SRE Minerals thì được quyền xây dựng một nhà máy chế biến kim loại đất hiếm ở Triều Tiên.



    Triều Tiên đang xa dần khỏi quỹ đạo của Trung Quốc

    Quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên đã xấu đi rất nhiều sau khi chủ tịch Kim Jong Il từ trần và người con thứ 3 là Kim Jong Un lên thay. Trong khi Triều Tiên trở nên ít “nghe lời” Trung Quốc, thì nhà cầm quyền Bắc Kinh cắt giảm hàng loạt viện trợ và sự ủng hộ với Bắc Hàn.

    Hồi tháng 2 năm nay, Trung Quốc đã đồng ý với Mỹ việc trừng phạt Triều Tiên, sau khi nước này tuyên bố thử thành công tên lửa mang đầu đạn hạt nhân. Đây được coi là một dấu mốc cho sự rạn nứt giữa Triều Tiên và Trung Quốc, khi mà Trung Quốc thường đưa ra lá phiếu phủ quyết các nghị quyết trừng phạt Triều Tiên của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

    Tình hình Triều Tiên cũng đang diễn ra theo xu hướng ông Kim Jong Un tập trung hóa quyền lực vào tay mình. Đặc biệt là ở sự kiện gần đây, khi ông Kim bắt nhân vật số 2 trong hệ thống chính trị Triều Tiên ngay tại phiên họp Bộ Chính trị Triều Tiên mở rộng. Ông Jang Song-thaek, Phó chủ tịch quân ủy Trung ương, chú rể của ông Kim Jong Un, bị xử tử ngay ngày 12/12 vì tội danh phản đảng và âm mưu lật đổ chính quyền.



    [​IMG]
    Ông Jang Song-thaek (bên trái) từng được coi là "quan nhiếp chính" khi lãnh đạo trẻ tuổi Kim Jong Un lên cầm quyền.



    Vụ xử tử ông Jang có thể là báo hiệu chấm dứt làm ăn kinh tế giữa 2 nước Trung Triều. Một trong số các tội danh của ông Jang bị cáo buộc là việc cho “nước ngoài” thuê đất ở Rason (nằm ở phía Tây Bắc Triều Tiên, gần biên giới Trung Quốc). Ngoài ra, ông Jang còn bị khép tội cho phép cấp dưới thân tín bán than và khoáng sản quý một cách bất hợp pháp ra nước ngoài. Hai tội danh trên của ông Jang chẳng khác nào chỉ thẳng mặt vào Trung Quốc.

    Tập trung quyền lực

    Như thế, có thể ông Kim Jong Un đang tiêu diệt các phe phái chống đối để tập trung khai thác các nguồn lợi từ khoáng sản của Triều Tiên, mà đặc biệt là đất hiếm.

    Theo tình báo Hàn Quốc, nguồn khoáng sản ở Triều Tiên có giá trị hơn 6 nghìn tỷ USD, mà đất hiếm là một nguồn tài nguyên quan trọng. Tuy nhiên, Triều Tiên khá yếu kém về công nghệ khai khoáng. Vì thế muốn khai thác "kho báu" đất hiếm, quốc gia lạc hậu này phải hợp tác với những nước có trình độ khoa học kỹ nghệ cao như Hàn Quốc hay Nhật Bản.

    Mặt khác, Trung Quốc hiện đang là quốc gia có lượng sản xuất đất hiếm lớn nhất thế giới với sản lượng gần 124.000 tấn vào năm 2008, chiếm 97% thế giới. Cuối năm trước, Trung Quốc từng đưa ra một đạo luật cấm xuất khẩu đất hiếm sang Nhật, khi trang chấp biển đảo giữa 2 quốc gia Đông Bắc Á bị đẩy lên đỉnh điểm. Lệnh cấm này ảnh hưởng rất lớn tới các hãng công nghệ Nhật, vốn đang khó khăn sau vụ siêu động đất 2011 và sự xuống dốc của ngành công nghệ quốc gia Mặt trời mọc, trước những cạnh tranh mạnh mẽ từ các tập đoàn Trung Quốc và Hàn Quốc

    Đất hiếm bao gồm 17 loại khoáng sản và là một loại nguyên vật liệu đầu vào không thể thiếu đối với hàng loạt sản phẩm công nghệ cao, từ động cơ tên lửa, điện thoại di động tới màn hình TV.

    Nhìn toàn cục, có thể thấy Triều Tiên đang sẵn sàng cắt đứt quan hệ với Trung Quốc và mời mọc những cường quốc công nghệ quan tâm tới quốc gia này. Mỹ, Nhật, Hàn Quốc là những đối tượng khả dĩ nhất.

    Kết

    Nhưng đất hiếm là bài toán khó giải cho Triều Tiên. Và nó không dễ để trở thành quân át chủ bài để nước này nắm thế chủ động trên bàn cờ khu vực và quan hệ với Trung Quốc.

    Vì bên cạnh việc là một hợp chất quý, đắt thì đất hiếm cũng không được chào mua nhiều. Bởi chỉ có các quốc gia có nền sản xuất kỹ nghệ cao mới cần mua đất hiếm. Và khi nguồn cầu bị bó hẹp, bên mua có thể liên kết với nhau để ép giá bên bán.

    Mặt khác, khai thác đất hiếm là một ngành công nghiệp đòi hỏi trình độ kỹ thuật cực cao và dễ gây ô nhiễm môi trường. Quá trình khai thác sẽ phát sinh nhiều chất độc hại, đặc biệt là có tính phóng xạ cao.

    Cuối cùng, đất hiếm có tên gọi như vậy không phải vì nó ít, mà vì nó chứa nhiều nguyên tố hiếm. Tổng tài nguyên đất hiếm trên Trái Đất khoảng hơn 150 triệu tấn. Ngay như Việt Nam cũng trữ lượng đất hiếm được dự đoán vào khoảng 22 triệu tấn, đứng hàng thứ 4 trên thế giới. Hiện Việt Nam đang hợp tác với Nhật Bản để khai thác đất hiếm tại mỏ Đông Pao (Lào Cai). Dự kiến mỏ này sẽ có công suất 3.000 tấn vào năm 2013, sau đó sẽ tăng lên 6.000 tấn.
    haohoacongtu thích bài này.
  6. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Nhật, Hàn sẵn sàng hợp tác với Triều Tiên để lôi cổ tay đao phủ này ra khỏi TQ.
    Tuy nhiên cái khó là triều tiên sử dụng VKHN lại là XHCN lên vẫn bị Mỹ cấm vận. Không thoát khỏi cấm vận thì TT không thể phát triển được. Nhưng dù sao thì TT vẫn sẽ không bị chết đói nếu rời TQ ra.
    Nếu TT tổng tuyển cử thống nhất 2 miền thì họ sẽ đứng ngang hàng với Mĩ, Trung. Ngang nhiên có VKHN trong khi không bị quốc tế cấm vận.
    tridunghtvc thích bài này.
  7. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Tuy không cao nhưng khiến người khác cũng phải...cuối nhìn đấy:D

    Ngoại trưởng Mỹ John Kerry ngày 17/12, khi thăm Philippines đã lên tiếng cảnh báo Trung Quốc "đừng mơ" thiết lập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) tại Biển Đông.

    “Không nên có vùng phòng không tại biển Hoa Đông và Trung Quốc cũng nên hạn chế đơn phương thiết lập một vùng tương tự tại bất kỳ khu vực nào khác, nhất là Biển Đông”, ông Kerry phát biểu nhân chuyến thăm Philippines.

    RemyMartintridunghtvc thích bài này.
  8. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
  9. matkinhbu

    matkinhbu Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/07/2002
    Bài viết:
    1.602
    Đã được thích:
    716
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Khựa có giỏi thì chơi loại này xem ??? :rolleyes::P
    ============================================
    SR-71: máy bay quân sự không thể bắn hạ

    (Kienthuc.net.vn) - Trong suốt 30 năm phục vụ, kể cả hoạt động trên chiến trường, không một chiếc trinh sát cơ siêu tốc SR-71 nào bị bắn hạ.
    Cho đến khi dự án máy bay SR-72 với vận tốc tối đa Mach 6 được Lockheed Martin lần đầu tiết lộ vào tháng 11, chiếc trinh sát cơ SR-71 Blackbird (Quân đội Mỹ), với khả năng bay với tốc độ gấp hơn 3 lần vận tốc âm thanh, vẫn là máy bay quân sự nhanh nhất từng hoạt động. “Quá nhanh, khiến cho tên lửa phòng không bó tay, không thể bắn trúng”.

    Khi chiếc máy bay trinh sát U-2 được thiết kế vào những năm 1950, nhà thiết kế Clarence "Kelly" Johnson đã nhận thấy nó rất dễ bị bắn hạ bởi hỏa lực phòng không đối phương. Vì vậy, để phục vụ trinh sát đường không, đầu những năm 1960, chính quyền Mỹ quyết định phát triển dự án máy bay trinh sát bay nhanh hơn mọi máy bay khác, đó là cơ sở để chiếc SR-71 Blackbird ra đời (mẫu thử cất cánh lần đầu năm 1964).
    [​IMG]
    Máy bay trinh sát tầng cao chiến lược SR-71.

    Chiếc SR-71 Blackbird đã làm được những điều tưởng chừng không thể ở thời đó như bay nhanh gấp 3,2 lần tốc độ âm thanh ở độ cao 27.000m. Nói một cách hình tượng, SR-71 chụp ảnh từ độ cao gấp 3 lần chiều cao của đỉnh Everest, và các phi công phải mặc bộ quần áo kháng áp đầy đủ như các phi hành gia.

    Trong suốt sự nghiệp hơn 3 thập kỷ của mình, kết thúc vào ngày 9/10/1999, không có chiếc SR-71 bị đối phương bắn hạ. Mặc dù, các lực lượng phòng không ở những nơi SR-71 xâm nhập đã rất cố gắng, nhưng không máy bay chiến đấu hay tên lửa phòng không nào có thể bắt kịp tốc độ của SR-71 để bắn hạ nó.

    Tốc độ cao là một yếu tố quan trọng, nhưng chiếc SR-71 cũng khó phát hiện bởi radar. SR-71 là máy bay đầu tiên ứng dụng công nghệ tàng hình. Theo đó, một lớp sơn đặc biệt được sử dụng để sơn phủ cánh, đuôi và thân máy bay SR-71. Loại sơn này có chứa ferrite sắt, hấp thụ năng lượng sóng radar thay vì phản hồi trở lại.

    Với diện tích phản xạ radar chỉ tương đương với một chiếc máy bay hạng nhẹ cỡ nhỏ, SR-71 rất khó bị phát hiện, bắn hạ. Thông thường, khi radar cảnh giới phát hiện ra SR-71 thì đã là quá muộn để bắn chặn. Blackbird cũng sử dụng các biện pháp gây nhiễu và đối phó điện tử với các khí tài phòng không đối phương.

    Không chỉ các tên lửa phòng không bó tay trước SR-71 Blackbird, mà ngay cả các máy bay chiến đấu nhanh nhất của Liên Xô – MiG-25 cũng thiếu tốc độ cần thiết để ngăn chặn chiếc SR-71.
    [​IMG]
    Với tốc độ tối đa 3.530km/h, SR-71 khiến cho tiêm kích nhanh nhất Liên Xô MiG-25 "ngửi khói".

    Phi công Liên Xô Viktor Belenko, người đã đào thoát sang Nhật Bản bằng một chiếc MiG-25 vào ngày 6/12/1976, khẳng định điều này trong cuốn sách của ông ta - Phi công MiG.

    "Máy bay do thám Mỹ SR-71, đã rình mò ngoài khơi bờ biển, trong không phận của Liên Xô, chụp ảnh hàng trăm dặm địa hình trong nội địa", Belenko viết. "Họ (Mỹ) chế giễu và đùa giỡn với những chiếc MiG-25 được tung lên để đánh chặn. Chúng thường kéo cao đến độ cao mà các máy bay chiến đấu không thể đạt được, hoặc bay với tốc độ khó ai bì kịp”.

    “Liên Xô đã có một kế hoạch để đánh chặn chiếc SR-71 bằng cách sử dụng một chiếc MiG-25 ở phía trước, và một ở phía dưới chiếc SR-71, và khi SR-71 băng qua họ sẽ phóng tên lửa. Nhưng do những hạn chế về máy tính, mà điều này không thể thực hiện được. Trước hết, SR-71 bay quá cao và quá nhanh, MiG-25 khó có thể theo kịp. Thứ hai, các tên lửa gần như là vô dụng ở độ cao trên 27.000m, và như bạn đã biết, SR-71 còn bay cao hơn thế. Nhưng ngay cả khi bắt kịp được nó, tên lửa Liên Xô cũng thiếu tốc độ cần thiết để truy đuổi SR-71, chúng dễ dàng bị bỏ xa”, Belenko viết trong cuốn sách.
    [​IMG]
    Dù không bị bắn rơi, nhưng có tới 12 chiếc SR-71 rơi ro tai nạn.

    Hơn nữa, tên lửa trên chiếc MiG-25 sẽ không phát huy tác dụng, vì “hầu hết các tên lửa không đối không được tối ưu hóa để cơ động trong không khí dày đặc ở độ cao dưới 9.000m”, cựu phi công SR-71 Blackbird Đại tá Richard Graham giải thích trong cuốn sách của mình: Toàn cảnh Lịch sử SR-71. “Khi tấn công chiếc SR-71 đang bay ở độ cao 22.000m, không khí là quá loãng nên khả năng vận động của tên lửa suy giảm rất nhiều”.

    Tương lai, với tốc độ Mach-6, chiếc SR-72 sở hữu khả năng “tàng hình bằng tốc độ” - đó là khẩu hiệu mới của Lockheed Martin. Nhưng thực sự, không có gì mới về điều này. Tốc độ cao đã bảo vệ các máy bay do thám suốt 60 năm qua.
    SR-71 là máy bay trinh sát chiến lược tầm cao, tốc độ cực nhanh được phát triển cho nhiệm vụ do thám không phận đối phương, phục vụ trong Không quân Mỹ. SR-71 dài 32,4m, sải cánh 16,94m, cao 5,64m, trọng lương cất cánh tối đa 78 tấn, tải trọng cảm biến trinh sát 1,6 tấn.

    Máy bay được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực Pratt & Whitney J58-1 cho tốc độ tối đa tới 3.530km/h (khoảng Mach 3,2+) ở độ cao 24.000m, trần bay tối đa 26-27.000m, tốc độ leo cao 60m/s, tầm bay xa đến 6.000km.


    Lương Minh
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này