1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic tạm : Bàn về chủ đề : " TQ lập vùng kiểm soát bay ".

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi tridunghtvc, 26/11/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Không biết khi B52 rải thảm khựa thì khựa làm gì ??? :mad::oops:
    ======================================================
    Bật mí những kỹ năng bắt B-52 của Việt Nam

    (Kienthuc.net.vn) - Ba kỹ năng quan trọng nhất giúp ta chiến thắng B-52 là nhận diện B-52 trong nhiễu, chống con nhím Sơ-rai và phương pháp điều khiển tên lửa trong nhiễu.

    Kỹ năng nhận diện B-52 trong nhiễu
    Có thể nói rằng điều khó khăn nhất cho lực lượng phòng không Việt Nam khi đối mặt với máy bay B-52 là màn nhiễu dày đặc. Không quân Mỹ đã tận dụng mọi cách có thể để gây nhiễu khiến radar của đối phương trở nên “mù lòa”. Trong cuộc tập kích Hà Nội 12 ngày đêm cuối năm 1972, Mỹ đã dùng tổng hợp tất cả các loại nhiễu. Từ nhiễu tích cực ngoài đội hình, trong đội hình cho đến nhiễu tiêu cực.

    [​IMG]
    Máy bay EA-6B, một loại máy bay gây nhiễu của Mỹ. Ảnh tư liệu.
    Nhiễu tích cực là dùng máy chuyên dụng phá hoại cánh sóng radar của ta khiến màn hình radar trở nên nhiễu loạn không thể phát hiện ra các tốp máy bay đang xâm nhập. Loại nhiễu này được sử dụng từ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Ban đầu Mỹ dùng các máy bay EB-66 hoặc E-6A đi gây nhiễu mỗi khi tiến hành không kích. Các máy bay gây nhiễu này bay ngoài đội hình ném bom nên gọi là nhiễu ngoài đội hình. Sau đó, trong mỗi tốp không kích có cả máy bay gây nhiễu gọi là nhiễu trong đội hình.
    Cùng với bước leo thang chiến tranh, cho đến khi tiến hành Linerbacker II thì hầu như các máy bay đi oanh kích đều gắn máy gây nhiễu. Riêng 1 chiếc B-52 có đến cả chục máy gây nhiễu.
    Ngoài ra Mỹ còn sử dụng nhiễu tiêu cực. Loại này là các sợi kim loại mảnh, nhỏ và rất nhẹ được nhét vào các quả bom rồi thả cho nổ trên không hoặc được thả trực tiếp từ bụng máy bay B-52 để hấp thu và phản xạ sóng radar của đối phương khiến màn hình radar bị nhiễu loạn không nhìn được mục tiêu nữa.

    [​IMG]
    Một ống rocket dùng phóng nhiễu. Ảnh: Quân sử Việt Nam.
    Đối mặt với kẻ thù nhiều thủ đoạn xảo quyệt, các chiến sĩ phòng không Việt Nam mà chủ lực là chiến sĩ radar cũng không ngừng tìm tòi biện pháp để khắc phục. Một phong trào “Vạch nhiễu tìm thù” đã ra đời từ khi xuất hiện thủ đoạn gây nhiễu.
    Quá trình “Vạch nhiễu tìm thù” đã rất lâu dài và gian khổ. Để nhận diện được B-52 trong màn nhiễu, từ cuối năm 1966, Quân chủng PKKQ đã cử 1 trung đoàn tên lửa cùng nhiều đoàn cán bộ radar, thông tin, không quân vào tuyến lửa Khu 4 để tìm hiểu cách đánh B-52.
    Theo hồi ký Bảo vệ bầu trời của Trung tướng Nguyễn Xuân Mậu, nguyên phó chính ủy Quân chủng PKKQ cho biết: Tại đây, đoàn đã âm thầm theo dõi hoạt động của B-52. Các dạng nhiễu của B-52 qua các giai đoạn từ xa đến gần, từ nặng đến nhẹ, đều được chụp ảnh lại, phóng to ra, đóng thành 1 tập album với nhan đề: “B-52 trên màn hiện sóng”.
    Cũng trong thời gian đó, trắc thủ Đỗ Công Hoa của đại đội 12, binh chủng radar đã lần đầu tiên “bắt” được B-52. Lập tức kinh nghiệm của Đỗ Công Hoa được phổ biến trong toàn binh chủng radar. Đến ngày 18/3/1971, nhờ những kinh nghiệm tổng hợp được, tên lửa ta đã hạ một chiếc B-52 trong chiến dịch đường 9 Nam Lào.
    Cho đến trước chiến dịch 12 ngày đêm, binh chủng radar nói riêng, quân chủng PK nói chung còn liên tục rút kinh nghiệm và cập nhật những thay đổi trong thủ đoạn của địch. Bởi thế, trong chiến dịch Linerbacker II, B-52 của Mỹ đã bị ta bắn hạ hơn 30 chiếc.
    Vô hiệu hóa "lông nhím" shrike
    Radar là con mắt của những bệ phóng tên lửa đối không. Biết rõ điều đó, không quân Mỹ liên tục dùng các thủ đoạn để che mắt ta. Nguy hiểm hơn, không quân Mỹ còn chế tạo loại tên lửa để chuyên đánh các đài radar.
    Loại vũ khí đó là tên lửa không đối đất Shrike (ta gọi là Sơ – rai). Trong đội hình của B-52 đi đánh phá thì các máy bay F4 và F-105 sẽ mang tên lửa Shrike để chế áp trận địa tên lửa của ta.
    Sơ-rai có đầu tự dẫn, hoạt động theo nguyên tắc "tự động điều khiển theo bức xạ sóng điện từ". Nói một cách đơn giản là: khi nó phát hiện được cánh sóng ra-đa của ta, phi công Mỹ liền phóng hỏa tiễn Sơ-rai vào cánh sóng đó. Quả Sơ-rai cứ theo trục cánh sóng của ta mà lao xuống. Nếu ta không có biện pháp đối phó hữu hiệu thì nó sẽ rơi trúng đài ra-đa của ta, hoàn toàn chính xác.
    Tên lửa Shrike đã gây nhiều thiệt hại cho bộ đội radar. Theo thống kê của các chuyên gia Liên Xô: Chỉ tính riêng năm 1972, không quân Mỹ đã 104 lần dùng tên lửa Shrike đánh vào trận địa tên lửa của ta. Trong đó 21 lần gây thiệt hại khiến các đơn vị tên lửa phải rời khỏi trận địa.
    Sau nhiều thiệt hại, các chiến sĩ radar thông minh của chúng ta đã dần dần tìm ra nhược điểm của tên lửa Shrike để hạn chế nó. Cứ mỗi khi phát hiện địch phóng tên lửa Shrike, các chiến sĩ của ta lại xoay ăng ten và tắt nguồn phát sóng cao tần làm tên lửa Shrike của địch mất nguồn điều khiển nên lệch ra khỏi trận địa hàng trăm mét.
    Nhờ những kinh nghiệm chống Shrike đó, trong những ngày cuối năm 1972, mặc dù không quân Mỹ đã phóng rất nhiều tên lửa Shrike nhưng radar ta vẫn trụ vững và phát sóng bắt B-52 để dẫn đường cho tên lửa tiêu diệt.
    Bàn tay vàng điều khiển tên lửa trong nhiễu
    Không chỉ mạnh về tiềm lực công nghệ, trong đánh nhau, người Mỹ cũng là những kẻ lắm mưu kế xảo quyệt. Trước cuộc tiến công Linerbacker II, không quân Mỹ lại thay đổi một thủ đoạn mới. Đó là dùng các máy bay F4 giả làm B-52 để đánh lừa ta. Với thủ đoạn này, Mỹ đã thành công trong cuộc tập kích vào Hà Nội và Hải Phòng ngày 16/4/1972.
    Đối phó lại, các chiến sĩ thông minh của ta cũng tìm ra cách. Mỗi khi nghi ngờ là máy bay chiến thuật giả B-52, các trắc thủ tên lửa làm giả động tác phóng tên lửa. Bọn F-4, F-105 thấy vậy liền cơ động loạn xạ để tránh đòn. Như vậy lập tức cái mặt nạ của chúng bị lộ.
    Cũng phải nói thêm rằng trong môi trường nhiễu nghiêm trọng như vậy, tên lửa phòng không của ta không thể bắn bình thường được mà phải dùng các biện pháp sáng tạo. Hai trong số nhiều biện pháp sáng tạo đã mang lại thắng lợi cho chiến dịch Điện Biên Phủ trên không là phương pháp 3 điểm và phương pháp bắn trước nửa góc.
    Cho đến hiện tại phía ta chưa công bố cụ thể các phương pháp này. Tuy nhiên, một số phi công Mỹ từng tham chiến ở Việt Nam có mô tả rằng thời đó họ có gặp tình huống là tên lửa của ta phóng lên theo các độ cao khác nhau. Ban đầu một quả trên cao, khi máy bay tránh quả trên cao sẽ gặp tiếp quả thứ hai dưới thấp và ngược lại. Có lẽ điều mô tả của phi công Mỹ chính là phương pháp 3 điểm?
    Điện Biên Phủ trên không tháng 12 năm 1972, như nhiều chiến dịch khác trong kháng chiến chống Mỹ, không phải là một cuộc đụng độ ngẫu nhiên. Đối với Mỹ, đó là thủ đoạn cuối cùng trước khi cam tâm chịu thất bại. Đối với ta, đó là trận chiến đã được dự đoán và chuẩn bị trong gần 6 năm trời. Ta thắng Mỹ cũng vì ta đã từng giờ từng phút tích lũy kinh nghiệm và liên tục sáng tạo các chiến thuật cùng với quá trình cải tiến kỹ thuật để chiến thắng các thủ đoạn tinh vi của chúng.


    Vũ Tiến Đức
  2. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    Thằng Mỹ là thằng khôn nỏi. Một khi TQ chưa bóp d** nó thì nó chưa đánh nhau với TQ đâu. Nó thích xui trẻ con đánh nhau rồi ở giữa kiếm lợi. Trong khi Trung, Ấn, Nhật đang lục đục choảng nhau chẳng phải thằng Mỹ được lợi sao. Nếu Nhật thua TQ thì các nước khác cũng không thể chống lại được TQ. Cho dù VN giữ được TS thì chỉ cần với số đảo hiện tại TQ vẫn có thể khống chế biển đông. Thực tế thì VN chỉ cần đánh cá và khoan dầu. Nếu TQ nó không triệt kế sinh nhai thì tên lửa và tàu ngầm VN sẽ im tiếng. Kết quả cuối cùng sau khi các nước trên đều lùi bước. TQ sẽ thành cường quốc số 1 thế giới. Mặc dù tự tin là VN có thể giữ được độc lập chủ quyền. Tuy nhiên việc TQ thành cường quốc số 1 thế giới thì VN không phải là kẻ ngăn chặn. Nếu Mỹ bị TQ vượt qua thì sẽ bị nó trèo lên đầu Mỹ ngồi.
    Lúc đó Mỹ sẽ tự hỏi tại sao Mỹ gây ra cuộc chiến tranh 20 năm ở VN để chống TQ mà thực tế 20 năm đó TQ đang yếu thế lại được có hòa bình để phát triển kinh tế. Thực tế là việc Mỹ đánh VN đã tạo cơ hội cho LX, và TQ có thời gian hòa bình để phát triển chứ không diệt được họ.
    Nếu Mỹ vẫn giữ chính sách bắt nạt trẻ con để dọa người lớn thì họ sẽ thất bại. Đến lúc đó họ sẽ tự hỏi 10 hạm đội của họ để làm gì khi TQ thoải mái chiếm Biển Đông và Hoa Đông.
    Tại sao họ lại đánh Vn trong khi VN là thành trì ngàn năm cản bước tiến của TQ. Họ nuôi 1,5 tr người Việt có tư tưởng chống cộng sản để làm gì khi chính bọn này cũng có tư tưởng khiếp sợ TQ.
    Năm 1947 thì tổng thống Mỹ tuyên chiến với cộng sản và cho rằng CS là nguy cơ hàng đầu của nước Mỹ. Thực tế là thế giới đã thay đổi, một số nước CS có chủ trương ôn hòa không làm hại gì đến Mỹ, còn một số nước thì ngược lại đi xâm lược các nước khác kể cả đó là CS. Vì vậy liên minh CS đã sụp đổ và thành lập các liên minh mới. Nếu nước Mỹ vẫn chủ trương tiêu diệt CS tại các nước nhỏ thì họ sẽ tạo cho TQ thời gian để củng cố sức mạnh. Đến khi vượt qua Mỹ thì không có cách nào tiêu diệt được.
    dragonboy1080hoalongtrang thích bài này.
  3. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    đặt giả thuyết : TQ cho hạm đội áp sát Trường Sa, gây sự, và đánh chiếm 1 trong số các đảo/bãi ngầm do quân Vn chiếm đóng. Cùng lúc quân phía bắc cũng áp sát, tiến hành các hoạt động khiêu khích tại một số cao điểm. Đây là hành động khiêu khích, đánh chiếm có chủ ý ( áp đặt thế mạnh quân sự ở biển Đông) và ko ngai gây chiến trừng phạt hạn chế như năm 79 hoặc mở rộng (do phái diều hâu Trung cộng chủ chiến cần chiến tranh để trấn áp trong nước). Nói thêm là tình hình ngoại giao ko tốt, LHQ,Nga, Mỹ phản đối nhưng thỏa thuận ngầm với TQ sẽ ko hành động, Asian im lặng. Chỉ còn ta và "bạn". Trong trường hợp giả định như vậy mất 1 đảo, hoặc chiến tranh (như các năm 88,90), ta có nên đánh và đánh có dc ko?
  4. alo_cho_anh

    alo_cho_anh Thành viên gắn bó với ttvnol.com Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    08/02/2011
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    268
    Tớ thấy vụng nhận dạng phòng không của thằng bựa là vô cùng thâm hiểm, thực ra nó lập vùng nhận dạng phòng không chỉ là cái cớ thôi, mục đích của nó là dương đông kích tây nhắm vào biển đông. Ai cũng biết ở vùng biển hoa đông nó chủ yếu là võ mồm, nó không ngu gì dây vào thăng Nhật và mẽo ở đây. Một bài toán rất là lôgich nó chủ yếu xem phản ứng của các nước ASIAn thế nào, nhất là phản ứng của Vịt nhà ta và Philipin ( mấy nước như Úc,Anh,Pháp.... Nó không quan tâm). Nếu ta không công nhận (vn air line không thông báo ) thì khiến cho người láng giềng "tốt" nổi giận, nếu ta công nhận thì sau này nó lập vùng phòng không ở biển đông thì tính sao đây.??? Mà hình như nó chuẩn bị rồi đấy. Máy bay dân dụng của ta thì không khai báo nhung thằng tàu nó không quan tâm mày bay dân dụng của ta mà là máy bay dân dụng các nước khác, rồi máy bay Dân dụng của bạn nhật bay vào vùng nhận dạng biển đông thì sao. Nếu các máy bay dân dụng của các nước bay vào biển đông mà khai báo thì coi đúng ý của thằng Tàu khựa rồi mà theo tôi ngoại bạn nhật, bạn Phi ra thì 98% các máy bay dân dụng các nước khác xẽ khai báo. Nếu ta khai báo ở biển Hoa Đong thì bạn Nhật cũng khai báo ở biển đong====> cuối cùng còn mỗi bạn Phi thân yêu thôi.
    Mấy hôm nay thằng Tàu giả vờ to mồm với Nhật ở hoa đong nhưng thưc tế nó cho cả hạm đoi và lần đau tiên cho cả cái tàu SB second hand ra tập trận, ta biết điều đó cay lắm nhưng không dám phản đối.
    Ngoại trưởng mỹ vừa ở chỗ ta cũng đã cảnh báo điều đó.
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Khỏi cần lập vùng kiểm soát bay > khựa có truyền thống sáng chế ra các vi rút cúm ... cứ thả vi rút mới ra + khói bụi bẩn là chẳng ai dám đi ngang qua ... khà khà .... :rolleyes::P
    =================================
    Ca nhiễm cúm H10N8 đầu tiên tử vong tại Trung Quốc
    Ngày 18/12, Sở Y tế Hong Kong cho biết một phụ nữ 73 tuổi tại tỉnh Giang Tây của Trung Quốc nhiễm cúm gia cầm H10N8 đã tử vong.


    [​IMG]

    Người phụ nữ tử vong trước đó đã tới một khu chợ gia cầm ở địa phương - Ảnh: Krugloff/iStockphoto

    Một kênh truyền hình cáp của Hong Kong đưa tin đây là trường hợp người nhiễm chủng cúm H10N8 đầu tiên trên thế giới. Bản tin của Trung tâm Bảo vệ Sức khỏe của Sở Y tế Hong Kong nói rằng chủng cúm này đã xuất hiện sau hàng loạt trường hợp nhiễm H7N9, hầu hết tại Trung Quốc Đại lục từ đầu năm nay.

    Theo thông cáo báo chí của Sở Thông tin Hong Kong, người phụ nữ trên nhập viện hôm 30/11 trong tình trạng bị ốm, hệ miễn dịch suy giảm và bị chẩn đoán viêm phổi nặng, sau đó qua đời hôm 6/12.

    Trước đó, bệnh nhân này đã tới một khu chợ gia cầm sống ở địa phương. Gia đình và những người tiếp xúc với bà hiện chưa có triệu chứng cúm gia cầm và đang được giám sát y tế.

    Vietnam+
  6. cu-bo

    cu-bo Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    03/05/2012
    Bài viết:
    388
    Đã được thích:
    322
    Kéo ra chi cho mệt,kh-35 uran UV,Brahmos và mấy em Kilo cũng đủ thịt toàn bộ các hạm đội của tung của rồi,nói chi chỉ có 2 cái hạm cùi bắp của chú em.
  7. haohoacongtu

    haohoacongtu Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    3.736
    Đã được thích:
    5.410
    *** ai ngu mà kéo tàu ra đấu pháo như thế kỷ 16. Cứ cho Yakhord, BHM, và kh- 35 uran mà phụt sống chúng mày cũng thành tật.
    Mấy con khu trục và TSB như thế là ổng rồi. Còn mấy con bò rừng và tàu rub gì đó thì bắn tên lửa phí đạn. Đánh thế này này.
    Khi nó trên biển vì cỡ nhỏ , tốc độ cao, số lượng lớn lên bắn rất khó. Cứ để chúng nó lên bờ. Bộ đội ta dùng tên lửa vác vai mang đầu đạn nhiệt áp. Khi bọn dừng đổ quân thì bắn phải bắn ngay lúc chúng nó đang đổ quân thì cả người lẫn tàu cháy rụi hết.
    Đấy là chưa kể chúng ta cài mìn và thủy lôi quanh đảo thì thôi rồi. Tàu địch đi vào nổ banh xác, cho dù chúng dùng tàu không người lái phá thủy lôi thì cũng báo động cho ta biết trước. Chưa kể chúng ta gài mìn trên các bãi biển ở đảo lớn. Mấy con bò rừng chạy qua bãi mìn nổ chắc đẹp lắm. Giống phim hành động của mỹ.
    muamuaha86 thích bài này.
  8. phaphai

    phaphai Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2004
    Bài viết:
    1.203
    Đã được thích:
    1.825
    Tung cẩu cứ ước mơ, nhưng có mỗi Đài Loan cũng còn lâu mới có cơ sờ vào!
  9. darkkainyn

    darkkainyn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/04/2012
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    201
    4rum không ai quản càng ngày càng like ****
  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/10/2013
    Bài viết:
    961
    Đã được thích:
    454
    Khựa là 1 loài quí hiếm sắp bị tuyệt chủng.
    Ơi chú khựa ơi - ta thương chú dắm .... :oops::P

    ===================================
    Myanmar: Doanh nghiệp Trung Quốc bị xua đuổi khắp nơi
    Chủ nhật 22/12/2013 06:00



    Tranh thủ lúc chính quyền quân sự Myanmar bị thế giới cấm vận và trừng phạt, Trung Quốc đã âm thầm thâm nhập hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế dựa trên tài nguyên thiên nhiên của nước này và đã thu được không ít “lợi lộc”. Người dân Myanmar biết điều này và họ đang tìm mọi cách để ngăn cản những kẻ trục lợi.





    [​IMG]
    Theo phân tích của tạp chí “Chính sách thế giới”, kể từ năm 1988 đến nay, Trung Quốc ra sức tìm cách bảo vệ chính quyền quân sự của Myanmar và từng bước thiết lập quan hệ chặt chẽ hơn. Ai cũng biết, sự “bảo vệ” này không phải vì sự an toàn của người dân Myanmar và mục đích cuối cùng của Trung Quốc là bảo vệ vị trí vô cùng lợi lộc của họ ở quốc gia này. Giới bình luận quốc tế còn nhận xét rằng, bất cứ khi nào có một cuộc thảo luận nghiêm túc nào về Myanmar tại LHQ là ngay lập tức người ta nhận được sự ngăn chặn quyết liệt của Trung Quốc. Có lẽ chính vì những lý do này mà các tướng lĩnh Myanmar đều coi Trung Quốc là “người hàng xóm tốt” cùng với những khoản đầu tư lớn giúp cho chế độ của họ tồn tại.

    Nhưng Trung Quốc chỉ che mắt được các tướng lĩnh. Người dân Myanmar từng phải chịu hậu quả từ sự hậu thuẫn của Trung Quốc đối với chế độ quân sự độc tài đã ngày càng thể hiện một thái độ chống Trung Quốc rất mạnh mẽ.

    Với sự hậu thuẫn của chính quyền, tập đoàn kinh tế UMEH của Myanmar đã hợp tác với một công ty khai khoáng của Trung Quốc để khai thác một lượng lớn đồng và bán cho Trung Quốc với giá rất rẻ. Đầu tháng 3/2013, Chánh văn phòng Tổng thống, Aung Min đã đến thăm khu mỏ này. Trong cuộc nói chuyện với dân địa phương, ông Min nói: “Chúng ta biết ơn Trung Quốc vì đã giúp đỡ khi chúng ta bị cô lập”.Nhưng cũng chính từ câu nói này mà một làn sóng biểu tình lớn đã nổ ra, bất chấp nhiều người đã bị đàn áp và bắt bớ.



    [​IMG]
    Trung Quốc còn là nhàtài trợ cho việc xây dựng đập thủy điện Myitsone trong vùng Kachin. Do sự phản đối mạnh mẽ của dân chúng, dự án này đã phải dừng lại vào năm 2011. Sau khi dự án bị đình chỉ, ông Thein Sein đã được báo chí địa phương ca ngợi như một vị “Tổng thống vĩ đại”. Có một thực tế nữa mà Trung Quốc không thể che giấu được là báo chí Myanmar rất hiếm khi ca ngợi Trung Quốc về việc đầu tư lớn vào Myanmar và triển vọng về tạo công ăn việc làm cho người dân, giống như những gì Trung Quốc thường khoe khoang.

    Liên tục phản đối và tẩy chay sự hiện diện của các doanh nghiệp Trung Quốc, người dân Myanmar tin rằng một ngày nào đó phương Tây sẽ là đối tác lớn và mang lại sự phát triển bền vững cho họ. Họ lập luận rằng, bất chấp các lệnh cấm vận của LHQ, phương Tây vẫn âm thầm viện trợ cho họ thông qua các tổ chức phi chính phủ hoặc các tổ chức nhân đạo của LHQ.

    Dân chúng Myanmar tin rằng, không chỉ lợi dụng mối quan hệ với chính phủ quân sự để trục lợi kinh tế, Trung Quốc còn bí mật can thiệp vào các vấn đề nội bộ của nước này, ví dụ như các vòng đàm phán hòa bình giữa chính phủ với nhóm nổi dậy ở Kachin. Có lẽ chính vì lý do này mà những vòng đàm phán gần đây đã được chuyển đến Myikyina, thủ phủ của bang Kachin nằm sâu trong lãnh thổ Myanmar nhằm hạn chế sự can thiệp của Trung Quốc.

    Trong thời gian gần đây, nhiều nhóm sắc tộc ở Myanmar cũng đã thẳng thừng lên tiếng phản đối và yêu cầu chính phủ hạn chế sự can dự của Trung Quốc vào tiến trình hòa bình cũng như các vấn đề chính trị nội bộ của nước này. Cũng cần phải nói rằng, tất cả các cộng đồng sắc tộc và các phe phái chính trị, kể cả cộng đồng sinh sống gần biên giới vốn có quan hệ gần gũi với Trung Quốc cũng ủng hộ việc đình chỉ dự án xây dựng đập Myitsone. Trong chiến dịch phản đối xây dựng con đập này tại Yangon, nhiều phe phái đã tuyên bố: “Trung Quốc khiến chúng ta thêm đoàn kết”.



    [​IMG]
    Dù đây mới chỉ là những sự phản đối mang tính tự phát và chưa hẳn là một phong trào mang tính liên tục nhưng nó cho thấy “bộ mặt trục lợi” của các doanh nghiệp Trung Quốc ở Myanmar đã dần dần bị lộ và nó trở thành bài học cho các nhà đầu tư nước ngoài khác trước khi vào làm ăn ở đất nước này: Không chỉ cứ làm việc xong với chính quyền là xong, mà các doanh nghiệp phải đảm bảo rằng họ tạo ra được niềm tin với công chúng bằng sự minh bạch.

    Những dự án liên tiếp bị dừng và những cuộc biểu tình phản đối Trung Quốc đã đặt ra một bài toán khá nan giải: Trung Quốc có thể sẽ mất hẳn sự ảnh hưởng của mình ở Myanmar trừ phi họ chứng minh được với người dân nước này rằng họ là những người bạn thực sự.

    Điều này thực khó.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này