1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic tán phét về võ thuật, chưởng bộ, kiếm hiệp chờ hiệp 2

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi nuadieuthuoc, 15/10/2018.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. lam_mai_anh

    lam_mai_anh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2005
    Bài viết:
    3.953
    Đã được thích:
    175
    Cái này bác có nhầm k, e nhớ Bố đâu có nắm thiên hạ lệnh chư hầu đâu.
  2. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    6.238
    Đã được thích:
    2.690
    Cơ bản là Bố bất nhân giết Đinh Nguyên, xong giết Trác, nên lòng quân không theo, tứ tán. Chứ khéo được thế thì đã ngon. Nhất là giết Đinh Nguyên, ai chả ngán ngẩm.
  3. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.665
    Đã được thích:
    1.889
    Phù Kiên Thiên Vương - vị Vương kiệt xuất xếp thứ 5 , chỉ đứng sau 4 vị Thiên Cổ Nhất Đế : Tần Thuỷ Hoàng, Hán Vũ Đế, Lý Thế Dân và Khang Hi



    Sao ít bác biết Phù Kiên nhỉ...
  4. nobikami

    nobikami Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/04/2006
    Bài viết:
    1.258
    Đã được thích:
    680
    Xuất thân ngoại tộc, sự nghiệp không viêm mãn, di sản nát tan, tên tuổi không được vinh danh trong văn học. Phù Kiên nổi tiếng vì bại trận chứ không phải vì công lao. So với Tào Tháo còn không bằng chứ chưa nói gì đến những hoàng đế khác có thành tựu vẻ vang hơn như Tùy Văn Đế, Triệu Khuông Dẫn, Chu Nguyên Chương, Hoàng Thái Cực...
    nuadieuthuoc thích bài này.
  5. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.665
    Đã được thích:
    1.889
    Trong bài viết này, chúng ta sẽ “vinh danh” 11 bộ phim võ thuật ít tiếng tăm hơn, song chắc chắn vẫn xứng đáng để bạn thưởng thức sau khi đã “nghiền” hết các tác phẩm kinh điển.

    Bất cứ fan chân chính nào của phim võ thuật đều nhẵn mặt những cái tên như Thành Long, Lí Liên Kiệt, Chân Tử Đan, … Song cứ mỗi một bộ phim “bom tấn” có sự góp mặt của những siêu sao này ra đời, thì cùng lúc là hàng tá sản phẩm với chi phí thấp hơn cũng tấn công thị trường. Tuy không phổ biến bằng, nhưng chúng không hề kém chất lượng, thậm chí một số còn hay chẳng kém gì những tác phẩm nổi tiếng kia.

    Trong bài viết này, chúng ta sẽ “vinh danh” 11 bộ phim võ thuật ít tiếng tăm hơn, song chắc chắn vẫn xứng đáng để bạn thưởng thức sau khi đã “nghiền” hết các tác phẩm kinh điển. Một số bộ phim khá “bựa”, một số khác lại rất dữ dội, nhưng điểm chung là chúng đều mang đến những pha hành động đáng “đồng tiền bát gạo” hơn doanh thu thật của mình.

    Tam Sấm Thiếu Lâm (1983)

    [​IMG]

    Là một bộ phim võ thuật “hardcore” của đạo diễn Đường Giai, “Tam Sấm Thiếu Lâm” mang tới cốt truyện đầy kịch tính với những pha đối kháng căng thẳng và hấp dẫn nhất mà bạn từng xem. Đỉnh cao là màn tỉ thí giữa hai diễn viên Nhĩ Đông Thăng và Cao Phi, mà theo nhiều người đánh giá là một trong những màn biên đạo võ thuật “ẩn dật” đỉnh cao nhất trong lịch sử điện ảnh.

    Phú Quý Liệt Xa (1986)

    [​IMG]

    Còn được biết đến với cái tên “Chuyến tàu Thượng Hải”, bộ phim này của Hồng Kim Bảo là một nồi “lẩu thập cẩm” nhiều thể loại song không hề lung tung chút nào. Câu chuyện xoay quanh kế hoạch phá đám một chuyến tàu của các đại gia để giúp người dân tại thị trấn nghèo của nhân vật chính. Bộ phim có diễn biến liên tục, với những cảnh đấu võ liên tiếp nhau, chắc chắn sẽ khiến bạn không thể rời mắt khỏi màn hình.

    Quỷ Mã Thiên Sư (1984)

    [​IMG]

    Rất nhiều bộ phim võ thuật lấy cảm hứng từ thần thoại Trung Quốc, song đi “quá đà” như “Quỷ Mã Thiên Sư” thì lại rất ít. Nhân vật chính là một nhà sư say rượu lái chiếc xe tí hon bằng tre, với sứ mệnh tìm ra một cậu “trai tân” để đẩy lùi thảm họa diệt vong. Kể từ đó, mọi thứ ngày càng trở nên kì cục hơn, với đủ nhân vật quái thai như Tinh Túc Lão Ma, Túy Đạo Nhân, những người đàn bà béo phì và vài cây kiếm khổng lồ… Tất cả làm nên một bộ phim điên rồ và cũng tác phẩm đầu tay của đạo diễn Viên Tường Nhân nhưng cũng đầy thú vị với nhiều cảnh chiến đấu sáng tạo nhất mà bạn từng thấy.

    Xung Tiêu Lầu (1982)

    [​IMG]

    Có không ít bộ phim võ thuật nổi tiếng nói về Ngũ Độc Giáo, và lần cuối cùng chúng ta được chứng kiến cả 5 giáo phái này xuất hiện cùng nhau là trong “Xung Tiêu Lầu” năm 1982. Câu chuyện xoanh quanh một nhóm hộ vệ hoàng gia cố gắng lấy lại bức tượng ngọc bích từ tay tên thái tử độc ác, và phải vượt qua hàng loạt cạm bẫy trong ngôi nhà mà hắn cất giữ vật báu. Bộ phim được đạo diễn Trương Triệt thực hiện trong thời kỳ đỉnh cao của sự nghiệp, cực kỳ hấp dẫn với diễn biến kịch tính và nhiều cảnh máu me kinh hoàng.

    Hỏa Thiêu Hồng Liên Tự (1994)

    [​IMG]

    Bộ phim của đạo diễn Lâm Lĩnh Đông từng tạo nên một cơn địa chấn tại phòng vé khi ra mắt vào năm 1994, và ngày nay nó vẫn thành công trong việc mang đến cho người xem cái nhìn toàn cảnh về thế giới võ thuật trong giai đoạn giữa thập niên 90. Nam diễn viên Lí Thiên Sênh vào vai võ sư huyền thoại Phương Thế Ngọc, người phải giao tranh với bọn Mãn Châu để bảo vệ cho chùa Thiếu Lâm Tự. Những cảnh đuổi bắt, né tránh cạm bẫy và tỉ thí võ thuật ngoạn mục làm nên tiết tấu liên hoàn, kịch tính của bộ phim.

    Hiệp Nữ (1971)

    [​IMG]

    “Ngọa Hổ Tàng Long” là tác phẩm đã mang phim võ hiệp đến với khán giả phương Tây. Song bên cạnh đó còn có rất nhiều bộ phim võ hiệp xuất sắc mà rất ít người biết tới, điển hình là “Hiệp Nữ”. Bộ phim xoay quanh một họa gia trẻ tình cờ kết giao với một nữ nhân đang bỏ trốn khỏi tên hoạn quan xấu xa và tay sai của hắn. Bên cạnh những pha hành động đẹp mắt, bộ phim còn mang ý nghĩa tượng trưng sâu sắc, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người xem và ảnh hưởng lên cả thể loại võ hiệp nói chung.

    Bại Gia Tử (1981)

    [​IMG]

    Nguyên Bưu là một trong những cái tên được yêu thích trong làng phim võ thuật Hồng Kông, cùng lò đào tạo với Hồng Kim Bảo và Thành Long, mặc dù không “Mỹ tiến” thành công như hai người kia. Ông nổi tiếng với thể chất vượt trội, từng khởi đầu sự nghiệp là làm diễn viên đóng thế cho Lí Tiểu Long. Bộ phim xuất sắc nhất của Bưu có lẽ phải kể tới “Bại Gia Tử”, khi ông vào vai Lương Tán, một thiếu gia ăn chơi, chiến thắng những cuộc tỉ thí võ thuật nhờ bố mình dùng tiền mua chuộc đối thủ, cho tới khi thực sự bị làm cho muối mặt và bắt đầu trở nên nghiêm túc từ đó.

    Thiết Quyền Toàn Phong Thoái (1972)

    [​IMG]

    Trong thời kỳ hoàng kim của phim võ thuật, những nữ võ sư được thủ vai chính nhiều không kém gì nam giới. Nữ diễn viên Mao Anh được khán giả phương Tây biết đến nhiều nhất qua vai em gái của Lí Tiểu Long trong “Long Tranh Hổ Đấu”, nhưng có lẽ ít người biết rằng bản thân bà cũng là một võ sĩ đáng gờm, từng thủ vai chính trong bộ phim võ thuật “Thiết Quyền Toàn Phong Thoái”. Trong phim, bà vào vai Điền Lệ Quân, một người phụ nữ đi báo thù, một tay “xử” hết cả đám côn đồ Nhật Bản trong nháy mắt. Mặc dù cốt truyện đơn giản, nhưng những pha biên đạo võ thuật đã mắt là điểm làm nên hấp dẫn của bộ phim này.

    Thiên Tàm Biến (1983)

    [​IMG]

    Bộ phim võ hiệp được sản xuất bởi anh em nhà họ Thiệu này quả thực là một kiệt tác bị lãng quên. Nội dung xoay quanh cuộc giao đấu phân cao thấp mười năm một lần của hai môn phái Võ Đang và Vô Địch Môn. Song lần này, mọi thứ đã thay đổi khi nhân vật chính của chúng ta đã học được tuyệt kỹ thất truyền “Thiên Tàm Công”, biến cuộc chiến thành một sự kiện ác liệt hơn rất nhiều. Bộ phim đã kết hợp xuất sắc yếu tố siêu nhiên với võ thuật, gây ảnh hưởng lớn tới nhiều tác phẩm sau này.

    Ngũ Độn Nhẫn Thuật (1982)

    [​IMG]

    Mô típ triệu hồi những võ sư xuất sắc nhất trên khắp thiên hạ về một địa điểm để chống lại một thế lực độc ác to lớn rất được ưa chuộng với khán giả Trung Quốc, và “Ngũ Độn Nhẫn Thuật” đã triển khai rất tốt ý tưởng này. Khi một giáo phái tà ác mang những võ sư Nhật Bản đến để chiếm lấy Trung Hoa, những nhân vật chính diện của chúng ta buộc phải học nhẫn thuật để “lấy độc trị độc”. Đạo diễn Trương Triệt đã kết hợp phong cách châm biếm hài hước của ông với những pha chiến đấu đẫm máu, tàn bạo, làm nên một bộ phim đầy giải trí và hấp dẫn bất kể kinh phí sản xuất thấp.

    Đào Thái Lang Đại Hiển Thần Uy (1988)

    [​IMG]

    Câu truyện ngụ ngôn nổi tiếng Nhật Bản về Momotaro, cậu bé phép thuật sinh ra từ quả đào và chiến thắng quỷ chúa đã được chuyển thể vô số lần, và “Đào Thái Lang Đại Hiển Thần Uy” hay “Khu Ma Đồng” có lẽ là phiên bản “dị” nhất từ trước tới nay bởi nó được sản xuất theo phong cách phim Hồng Kông. Dưới bàn tay của đạo diễn Triệu Trung Hưng, bộ phim đã mở ra thêm vô số chi tiết … ngoài sức tưởng tượng, diễn biến phim mau lẹ tới mức cảnh này chưa hết cảnh kia đã nhào tới! Chắc chắn rằng đầu bạn sẽ xoay như chong chóng khi theo dõi bộ phim võ thuật/hài hước/kinh dị này.

    Theo Geek
  6. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    6.238
    Đã được thích:
    2.690
    Năm 200 trận Tháo - Thiệu cũng quyết định 1 trong 2 sẽ nắm toàn miền Bắc. Không rõ Tháo có gì dám mang toàn lực vượt cả sông Hoàng Hà quyết đấu với Thiệu, điều này có vẻ không được logic lắm. Trừ khi có 1 chân trong hoặc 1 người vô cùng hiểu Viên Thiệu. Nên nhớ lúc đó Thiệu mới hạ Công Tôn Toản, người, ngựa, lương thực vốn cũ đã khỏe lại thêm được nhiều. Giá như Thiệu khá chỉ cần bằng Lưu Biểu ở nhân đức thì có khi Triệu Tử Long đã mất chủ - CT Toản mà theo Thiệu. Mặt khác, mặt dưới Tú + Giả Hủ vốn định quấy Tháo nhưng chính tay Biểu già đã không dám manh động nên khi Tháo xử xong Thiệu thì các cụ Kinh Châu xác định :)
    --- Gộp bài viết: 29/08/2024, Bài cũ từ: 29/08/2024 ---
    Vừa gúc chưa đọc
    "Tào Tháo chinh chiến mấy chục năm, đánh qua trăm trận lớn nhỏ. Trong những trận đại chiến quyết định vận mệnh thiên hạ, ông ta đều có thắng có thua. Bại trận tại Xích Bích, ông ta vỡ mộng nhất thống. Thua trận ở Hán Trung, ông ta đành chấp nhận sự tồn tại của Thục quốc. Chỉ có chiến thắng Quan Độ mới là chiến tích huy hoàng nhất trong đời binh nghiệp của Mạnh Đức, giúp ông ta xác lập địa vị bá chủ phương Bắc."

    https://nghiencuulichsu.com/2020/11/16/quan-do-dai-chien/
    --- Gộp bài viết: 29/08/2024 ---
    Đọc link trên mới thấy mình nhầm lúc này Giả Hủ đã về doanh trướng của Tào Tháo, chỉ có Trương Tú đã hàng âm thầm nằm đó thôi. Đúng là Tào Tháo đánh trận này không sai 1 mm nào và số đế vương nên các huynh đệ và quân binh dưới cũng vừa có trình độ vừa có năng lực thực hiện nên toàn cục đã chiến thắng. Những người như Tào Nhân tâm phúc vô cùng quan trọng trong những lúc khai cuộc mở thế trận ban đầu.
    nuadieuthuoc thích bài này.
  7. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.665
    Đã được thích:
    1.889
    Thằng Tào Nhân này danh tiếng của nó cũng bình thường , trong truyện chẳng miêu tả gì.

    Bên Ngô có Thái Sử Từ , Cam Ninh, Lã Mông ....còn nổi tiếng hơn anh em Hạ Hầu Đôn, Hạ Hầu Uyên
  8. Namdinh80

    Namdinh80 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    26/02/2003
    Bài viết:
    6.238
    Đã được thích:
    2.690
    Thì thế mới không phải đọc mỗi Tam quốc diễn nghĩa của ngài La hay bịp kkk, thực tế Tào Nhân và Hạ Hầu Đôn, Uyên, .... đều là anh em thân tín với Tháo, xả thân cả. Có Tào Hồng thì ít tuổi hơn hẳn nên còn phải theo học việc, như kiểu Trần Tự Khánh, Trần Thừa... với Trần Thủ Độ ấy.
    nuadieuthuoc thích bài này.
  9. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.665
    Đã được thích:
    1.889
    Tào Nhân chắc nó ko phải em họ Tào Tháo đâu nhỉ .

    Bên quân Nguỵ thì nó có 2 thằng Ác Lai là Điển Vi và Hứa Chử ....Ngang với Trương Fi và Mã Siêu
  10. lam_mai_anh

    lam_mai_anh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    19/08/2005
    Bài viết:
    3.953
    Đã được thích:
    175
    Điển Vi và Hứa Chử thì khủng thật nhưng vẫn dưới cơ Trương Phi và Mã Siêu.
    nuadieuthuoc thích bài này.

Chia sẻ trang này