1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic tán phét về võ thuật, chưởng bộ, kiếm hiệp chờ hiệp 2

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi nuadieuthuoc, 15/10/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.668
    Đã được thích:
    1.889
    [​IMG]

    Những Vì Sao là chuyện trẻ con Pháp được học ngày thơ ấu .
    Alphonse Daudet là một văn sĩ Pháp vào thế kỷ thứ 19. Sinh tại Nime, miền Nam nước Pháp vào ngày 13 tháng 5 năm 1840. Văn phong của Daudet giản dị, nhưng lưu lại cho độc giả những cảm giác nhẹ nhàng, lắng sâu với những câu chuyện kể như chuyện cổ tích, với các nhân vật mà độc giả cảm thấy rất gần gũi. Thế nên các tác phẩm đầu đời của ông được liệt vào khuynh hướng thiên nhiên, còn các tác phẩm sau thuộc vào trường phái hiện thực.
    Ông diễn tả sự việc một cách xác thực, mà không yếm thế, hay có giọng văn mỉa mai, tàn bạo như các đồng nghiệp cùng thời trước sự thay đổi quá nhanh của thời cuộc.

    ________________________________________

    Nhắc đến văn học nước ngoài, không thể không kể đến tác phẩm "Lá thư hè" của nhà văn người Pháp - Alphonse Daudet.
    Những câu chuyện trong tác phẩm dường như luôn ẩn chứa những nỗi buồn sâu sắc. Thế nhưng qua giọng văn của tác giả những đau đớn, buồn khổ đó lại trở nên nhẹ nhàng đến thế.
    Mở đầu quyển sách là một nhà văn rời bỏ Paris hoa lệ để tìm đến một vùng quê yên bình. Tại đây ông đã viết những lá thư hè, đôi khi là những truyện kể của những người khác, đôi khi lại là những trải nghiệm của chính ông.
    Những truyện ngắn làm người ta dễ liên tưởng đến những câu chuyện ngụ ngôn, khiến người ta phải thắc mắc, trăn trở. Chẳng phải là một tập truyện tình thế nhưng "Lá thư hè" vẫn có được sự lãng mạn vốn có trong văn chương Pháp.
    Có thể nói đây là một quyển sách làm nhẹ những nỗi đau và đôi khi là những trăn trở, châm biếm vào thời cuộc: Những người tu hành quan tâm đến lợi ích cá nhân hơn đời sống cộng đồng. Những hi sinh và mất mất của người lao động nghèo lại không được vinh danh xứng đáng mà nhiều khi họ phải trả bằng chính mạng sống của mình, sự mù quáng trong tình yêu và những hoài niệm tuổi trẻ...
    Những "Lá thư hè" cũng qua đó cho người ta thấy tác giả dường như chạy trốn bản thân mình... Chạy trốn khỏi Paris mà vẫn luôn nghĩ về nơi đó... sống ở một nơi yên tĩnh có khiến lòng được bình yên?
    Nói chung đây là một tập truyện ngắn buồn và đẹp. Khi đọc ta không còn thấy nỗi buồn nào quá buồn, những mất mát lớn như cũng chỉ là một gia vị cho cuộc đời bớt "nhạt". Thế nhưng những nỗi buồn và mất mát nào cũng có vẻ đẹp của riêng nó.
    "Sớm ngày, trở dậy, nàng Margoton
    Đã mang chén bạc đi tìm nước trong
    Ba chàng kỵ mã thong dong
    Một chàng lên tiếng: mỹ nhân, chào nàng."

    [​IMG]

    [​IMG]


    Chuyện chàng chăn cừu xứ Provence
  2. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.668
    Đã được thích:
    1.889
    Paustovsky là một nhà văn Nga nổi tiếng với thể loại truyện ngắn. Ông được đề cử Giải Nobel Văn học năm 1965.
    Tại Việt Nam, các truyện ngắn của Paustovsky được tập hợp trong hai tập sách Bông hồng vàng và Bình minh mưa.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tác phẩm: MỘT MÌNH VỚI MÙA THU (tiểu luận, chân dung văn học)
    Tác giả: Konstantin Paustovsky
    - Konstantin Paustovsky sinh năm 1892 tại thành phố Moskva của Đế quốc Nga. Bố ông là một nhân viên đường sắt gốc Cozak Zaporizhia, còn mẹ ông xuất thân từ một gia đình trí thức người Ba Lan vì vậy gia đình nhà Paustovsky sử dụng cùng lúc ba thứ tiếng, tiếng Nga, tiếng Ba Lan và tiếng Ukraina. Konstantin lớn lên ở Ukraina, ông học trung học tại Kievvà là bạn cùng lớp của Mikhail Bulgakov. Học được một thời gian thì bố của Paustovsky rời bỏ gia đình và ông phải đi làm gia sư thêm để có tiền ăn học.
    Năm 1912 Paustovsky trở thành sinh viên Khoa Lịch sử tự nhiên của Đại học Kiev, đến năm 1914 thì ông chuyển sang Khoa Luật của Đại học Moskva nhưng rồi Thế chiến thứ nhất nổ ra, ông phải bỏ dở việc học để đi làm nhân viên đường sắt giống cha mình. Năm 1915 ông ra mặt trận trên một chiếc tàu hỏa bệnh viện nhưng sau khi hai người anh đều chết trên mặt trận, Paustovsky trở về sống với mẹ ở Moskva một thời gian rồi lại ra đi để kiếm việc. Đầu tiên ông trở thành công nhân trong những nhà máy luyện kim ở Yekaterinoslav (nay là Dnepropetrovsk, Ukraina) và Yuzovka (nay là Donetsk, Ukraina). Đến năm 1916 Paustovsky lại chuyển đến thành phố Taganrog bên bờ Biển Azov để làm công nhân trong nhà máy hơi nước, rồi thử sức với nghề đánh cá cũng ở thành phố này. Năm 1917 ông trở về Moskva làm nghề nhà báo và chứng kiến thắng lợi của Cách mạng tháng Mười.
    Trong Nội chiến Nga, Paustovsky chiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân. Sau đó ông lại tiếp tục đi khắp Liên bang Xô viết, từ Kiev đến Odessa, sau đó là Sukhumi, Batumi, Yerevan rồi Baku. Ông về Moskva năm 1932 và làm biên tập viên cho Hãng thông tấn Nga (GROWTH) trong vài năm trước khi trở thành nhà báo của tờ Pravda (Sự thật).

    ______________

    G. Paustovsky là một nhà văn Nga nổi tiếng với thể loại truyện ngắn. Những tác phẩm vừa hiện thực vừa trữ tình, chất thơ trong văn xuôi cùng lối kể chuyện nhẹ nhàng của Paustovsky đánh thức những rung động mỏng manh, khẽ khàng của tâm hồn, mở ra chiều sâu thăm thẳm của cái đẹp ẩn giấu sau những điều bình dị, giản đơn. Mỗi câu chuyện của Paustovsky là một bài ca ngọt ngào về tình yêu con người và cuộc sống.

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  3. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.668
    Đã được thích:
    1.889
    [​IMG]

    Cho những ai mê văn chương, và mê Italo Calvino, Marquez, Paul Auster, Orhan Pamuk, Toni Morrison, … và đặc biệt là Haruki Murakami
    13 nhà văn nổi tiếng toàn cầu đã chia sẻ về công việc viết văn của họ qua những bài phỏng vấn đặc sắc trên tờ The Paris Review trong suốt vài thập kỷ gần đây.
    KHÔNG THỂ SỐNG MÀ KHÔNG VIẾT
    Ta gặp lại trong cuốn sách những con người xuất chúng: Raymond Carver, Gabriel Garcia Marquez, Chinua Achebe, Pablo Neruda, Carlos Fuentes, Paul Auster, Orhan Pamuk, Toni Morrison, Haruki Murakami, Ted Hughes, Sylvia Plath, Harold Pinter và Italo Calvino, với chuyện nghề và chuyện đời thường của họ.
    Đó là những trò chuyện giúp ta hiểu thêm nhiều điều về tuổi thơ của các nhà văn, con đường đưa họ đến với văn chương, những ai gây ảnh hưởng đến họ lúc mới vào nghề, thế giới nội tâm, cuộc sống cá nhân, phong cách và cả quá trình rèn luyện kỷ luật để trở thành những tác gia nổi tiếng toàn cầu.
    Ta cũng hiểu thêm ý nghĩa của việc viết văn với họ, cách họ đối mặt với sự danh tiếng, con cá mập truyền thông và rất nhiều thứ lý thú khác. Ngoài nỗi tò mò của độc giả được lấp đầy, đấy còn là những bài học vô cùng bổ ích dành cho những người muốn theo đuổi con đường văn chương.
    Khi được hỏi về việc từ bỏ các giá trị của thời thơ ấu và trải nghiệm để viết thứ cao xa như chính ông từng làm thuở ban đầu vào nghề văn (cũng là đặc điểm chung của những người viết trẻ), Marquez, trong bài phỏng vấn năm 1981 (một năm trước khi ông được trao giải Nobel văn chương cho tiểu thuyết Trăm năm cô đơn), trả lời: “Nếu phải nói với người viết trẻ một điều gì đấy, lời khuyên của tôi sẽ là: Hãy viết về những gì xảy ra với mình; bao giờ cũng dễ khi kể một câu chuyện gì đó đã xảy ra với mình, hay mình đã được nghe, được đọc”.
    Marquez đề cao kỷ luật của nhà văn: “Tôi không nghĩ có ai viết được một cuốn sách xứng đáng mà không ép mình vào kỷ luật khắc nghiệt”. “Thế còn các chất kích thích?”. Marquez trả lời: “Tôi rất ấn tượng với một ý của Hemingway đã viết khi ông so sánh viết văn với đấm bốc.
    Ông ấy phải giữ gìn sức khỏe và sự sảng khoái. Mọi người biết tiếng tăm của Faulkner là một tay say sưa, nhưng trong các cuộc phỏng vấn ông đều khẳng định không thể viết lấy một dòng nếu ông say. Hemingway cũng nói thế.
    Có những người đọc kém cỏi hỏi tôi có dùng ma túy khi viết tác phẩm nào không. Điều đó cho thấy họ chẳng hiểu gì về nghề viết hay chất kích thích. Để trở thành một người viết giỏi, anh cần tuyệt đối sáng suốt trong từng khoảnh khắc làm việc, và sức khỏe phải tốt.
    Tôi cực lực phản đối thứ quan niệm lãng mạn cho rằng viết là một sự hi sinh, rằng nghèo khốn hay trắc trở tình cảm thì sẽ giúp viết hay hơn. Với tôi, người viết cần phải ở trong trạng thái cực tốt về thể lực cũng như tình cảm. Sáng tạo văn học đòi hỏi sức khỏe, và các nhà văn thuộc “Thế hệ bỏ đi” hiểu rõ điều này. Họ đều là những người viết yêu quý cuộc sống”.
    Paul Auster, Orhan Pamuk, Toni Morrison, Chinua Achebe… và đặc biệt là Haruki Murakami cũng có quan điểm tương tự về tính kỷ luật trong sáng tạo và viết văn của họ, điều đó lý giải tại sao họ giữ được sự nghiệp bền bỉ đến vậy: “Nếu trong giai đoạn viết tiểu thuyết, tôi dậy lúc bốn giờ sáng và viết liên tục trong năm hay sáu tiếng. Buổi chiều tôi chạy mười kilômet hoặc bơi một ngàn năm trăm mét (hoặc thực hiện cả hai), rồi đọc một ít, và nghe nhạc gì đó.
    Tôi đi ngủ lúc chín giờ tối. Tôi duy trì lịch làm việc ấy một cách bất biến. Việc lặp đi lặp lại có vai trò quan trọng, vì đó là một kiểu thôi miên. Tôi tự thôi miên chính mình để đạt được trạng thái sâu thẳm của ý thức. Nhưng nếu kéo dài quá sự lặp lại ấy – trong sáu tháng đến một năm – thì cần có một sức mạnh đáng kể về thể chất và tinh thần. Có thể hiểu viết một cuốn tiểu thuyết dài giống như một cuộc rèn luyện sống còn. Sức mạnh thể chất cũng cần thiết như sự nhạy cảm nghệ thuật”.
    Một trong những chủ đề quan trọng khác trong các cuộc đối thoại với các nhà văn lớn là ý nghĩa của việc viết văn. Vào thời điểm phỏng vấn năm 2005, một năm trước khi đoạt giải Nobel văn chương, nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk đã viết được 7 cuốn tiểu thuyết, tên tuổi ông đã nổi tiếng toàn cầu và ông muốn viết thêm từng ấy cuốn nữa trước khi chết. Khi được hỏi “Ông viết cho ai?”, Pamuk đã trả lời rằng: “Tôi ngày càng ít tin vào sự vĩnh cửu của người viết.
    Chúng ta đọc rất ít các tiểu thuyết ra đời cách đây hai trăm năm. Mọi thứ thay đổi nhanh đến nỗi sách hôm nay sẽ bị quên lãng trong một trăm năm tới. Chỉ rất ít cuốn còn được tìm đọc. Hai trăm năm nữa, trong số sách thời đại này có lẽ chỉ còn năm cuốn sống sót được.
    Tôi có chắc mình có cuốn nào trong năm cuốn ấy không? Nhưng liệu đó có phải là ý nghĩa của việc viết văn? Tại sao ta phải bận tâm đến việc sách mình như thế nào sau hai trăm năm nữa. Tôi cứ nghĩ về những điều này và tôi tiếp tục viết. Không biết tại sao. Nhưng tôi không bao giờ dừng lại. Niềm tin rằng sách của mình sẽ có vai trò gì đó trong tương lai là niềm an ủi duy nhất để ta vui sống trong đời”.
    Ngắn gọn hơn, nhà văn, nhà viết kịch người Anh Harold Pinter (đoạt giải Nobel văn chương năm 2005) trả lời: “Nhà văn chỉ có một việc là viết, tiếp tục viết”.
    Lâm Hà

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    Andrei Platonov Đầm Cạn

    [​IMG]

    [​IMG]
  4. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.668
    Đã được thích:
    1.889
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  5. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.668
    Đã được thích:
    1.889
    [​IMG]

    Yukio Mishima - Kim Các Tự
    Kim Các Tự là tuyệt phẩm văn chương được Yukio Mishima viết dựa trên sự kiện có thật vào năm 1950. Ngôi chùa hơn 500 năm tuổi ở Kyoto bị một tiểu tăng tên Hayashi Yoken đốt cháy.
    Từ sự kiện này, vào năm 1956, tác giả Yukio Mishima đã viết Kim Các Tự mang tính triết học sâu sắc để giải thích động cơ của kẻ đốt chùa, chính là vì yêu cái đẹp.
    Kim Các tự đã trở thành cuốn tiểu thuyết được mọi người biết đến nhiều hơn là bản thân sự kiện có thật này.
    Ấn bản lần nhất năm 1970
    Bản dịch của Đỗ Khánh Hoan - Nguyễn Tường Minh
    An Tiêm xuất bản tại Sài Gòn

    [​IMG]

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 04/03/2021, Bài cũ từ: 04/03/2021 ---
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  6. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.668
    Đã được thích:
    1.889
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  7. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.668
    Đã được thích:
    1.889
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  8. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.668
    Đã được thích:
    1.889
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 04/03/2021, Bài cũ từ: 04/03/2021 ---
    [​IMG]
  9. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.668
    Đã được thích:
    1.889
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  10. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.668
    Đã được thích:
    1.889
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

Chia sẻ trang này