1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic tán phét về võ thuật, chưởng bộ, kiếm hiệp chờ hiệp 2

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi nuadieuthuoc, 15/10/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.013
    Đã được thích:
    1.845
    Chơi sách với Đoàn Tử Huyến là tìm được những cuốn sách đích đáng để dịch, in ra cho bạn đọc thưởng thức. Làm sách đẹp, sách sang trọng, sách bình dân phục vụ từng lớp độc giả.
    ---
    TAY CHƠI
    ĐOÀN TỬ HUYẾN
    Nói về anh, người đồng hương, “đồng hao” (theo nghĩa ngoại hình hao hao nhau), đồng nghiệp (dịch văn), tôi gọi anh là một "Tay chơi". Đoàn Tử Huyến đã sống một đời 70 năm với một chữ "chơi" phóng túng và đẹp đẽ.
    Chơi "Chữ" Văn Chương
    Anh chơi "chữ". Những con chữ có hình hài và số phận. Những con chữ làm nên những bản thảo không cháy. Những con chữ sống lâu hơn con người viết ra chúng. Những con chữ lưu giữ ký ức văn hóa lịch sử của một đời người, đời dân tộc, đời nhân loại. Những con chữ Nga và chữ Việt.
    Anh giỏi thứ tiếng của nước người bên dòng Volga và giỏi thứ tiếng của nước mình bên dòng Hồng Hà. Anh có khí chất xứ Nghệ và tâm hồn người Thăng Long.
    Tất cả hòa chảy trong anh thành một mạch dịch văn chương để hiện ra trên trang giấy những con chữ Việt chở hồn Nga qua những tác phẩm của A. Ivanov (Tiếng Gọi Vĩnh Cửu, 1986), V. Tendryakov (Nguyệt Thực, 1986; Sáu Mươi Ngọn Nến, 1987; Đêm Sau Lễ Ra Trường, 1994), M. Bulgakov (Nghệ Nhân Và Margarita, 1988; Trái Tim Chó, 1988), M. Prishvin (Giọt Rừng, 2011)…
    Và không chỉ văn chương Nga.
    Nhưng các bản dịch văn chương Nga đã làm nên tên tuổi Đoàn Tử Huyến dịch giả. Bản dịch Nghệ Nhân Và Margarita của anh đã được nhận giải thưởng Hội Nhà Văn Việt Nam (1990) và Giải Sách Hay là một sự chứng thực cuộc chơi chữ của anh.
    Văn anh dịch kỹ lưỡng và tinh tế, đọc nó thấy sự dụng công của người dịch trên từng câu chữ. Anh biết nâng niu, quý trọng chữ, biết nâng lên đặt xuống những ý nghĩa hàm ẩn trong từ, trong câu.
    Khi anh dịch là vậy. Khi anh làm biên tập bản thảo của những người khác cũng vậy. Điều này thấy rõ khi anh làm tờ tạp chí Văn Học Nước Ngoài tái lập năm 1995 của Hội Nhà Văn Việt Nam. Một cuốn tạp chí dày vài ba trăm trang khổ to in nhiều thơ, văn, tiểu luận, phê bình của nhiều nhà văn thuộc nhiều nền văn học, nhiều phong cách bút pháp khác nhau.
    Để làm rõ ra được sự đa dạng phong phú của các cây bút qua các bản dịch khác nhau thì sự chăm chút câu chữ không hề là chuyện nhỏ nhặt và đơn giản. Những ngày tháng đó, tôi đã biết một Đoàn Tử Huyến chơi ra chơi, làm ra làm.
    Có những bản thảo anh và tôi đã vật lộn đúng nghĩa đen từ này khi nhắc lên đặt xuống một từ, một câu dịch sao cho đúng nghĩa nhất có thể so với bản gốc. “Nghề chơi cũng lắm công phu” mà, huống nữa đây là chơi với "chữ", lại là "chữ văn chương"!
    Chơi Sách
    Anh chơi sách. Giã từ nghề đứng lớp dạy tiếng Nga ở Đại học Sư phạm Ngoại ngữ Hà Nội, Đoàn Tử Huyến ra làm ở Nhà xuất bản Lao Động. Từ đó anh bước vào lĩnh vực làm sách, làm xuất bản.
    Chơi sách với anh nghĩa là tìm được những cuốn sách đích đáng để dịch, để in ra cho bạn đọc thưởng thức. Làm những cuốn sách đẹp, sách hay, sách sang trọng, sách bình dân phục vụ từng lớp độc giả riêng biệt và cho chung cả nhiều người là điều anh theo đuổi thực hiện.
    Anh đã làm những bộ sách riêng về các nhà văn nhà thơ được giải Nobel dày dặn. Anh cũng làm những tập thơ mỏng gọn nhẹ 36 bài thơ của từng tác giả.
    Thương hiệu “Nhà sách Đông Tây” và sau này là “Trung tâm Đông Tây” một thời đã được bảo chứng trong lòng người đọc và trên thị trường sách bằng tên tuổi của tay chơi Đoàn Tử Huyến.
    Anh chơi 'Văn hóa". Cùng những người đồng chí hướng lập ra Trung tâm Văn hóa Ngôn ngữ Đông Tây (trực thuộc Hội khoa học Nghiên cứu Đông Nam Á) đầu thế kỷ XXI anh muốn xây dựng một địa chỉ cho trí thức, văn nghệ sĩ và những ai ham hiểu biết có một nơi gặp gỡ trò chuyện trao đổi giao lưu.
    Từ Trung tâm đã lan ra những cuộc nói chuyện về lịch sử, về văn hóa văn chương, về những vấn đề hôm qua và hôm nay. Từ Trung tâm đã in ra những cuốn sách có chất lượng cao. Từ Trung tâm đã lan tỏa những hoạt động kết nối văn hóa với các nước đúng như tên gọi của nó. Đoàn Tử Huyến làm các việc đó của Trung tâm chu đáo, cẩn thận, mà cũng nhẹ nhàng, thoải mái như chơi.
    Một thời Trung tâm Đông Tây đã trở thành mái nhà đi về của nhiều người học thức và quần chúng. Tinh thần cuộc chơi này hiện nay vẫn đang được cố gắng duy trì và phát huy ở Không gian văn hóa Đông Tây do người em anh, Đoàn Tử Hoan, tiếp nối.
    Anh chơi "bạn". Tay chơi Đoàn Tử Huyến ngoài đời trông thực tay chơi khi thường ngao du đây đó với dáng người cao tóc râu xõa dài điệu phong trần, với ai cũng có thể ngồi bia rượu chịu trận, dù anh không phải người ưa nói ở chốn đông người và thường rất lặng trầm bên trong.
    Bạn bè quý anh, trọng anh, thích chơi với anh. Anh và tôi cùng với nhà sử học Dương Trung Quốc được gọi là “ba gã đầu bạc” vì tóc trắng mặt nhìn nhang nhác nhau. Nhưng với thầy Văn Như Cương thì anh và tôi lại kết thành ba gã “bạch phát tu” (râu tóc trắng).
    Trưa 19.11.2020, tôi mời Đoàn Tử Huyến đến nhà chơi dự cuộc gặp mặt một số người “quê choa” nhân nhà thơ Hoàng Thị Minh Khanh ra tập thơ mới Tằm Tơ. Chị Khanh quê Hà Nội quý người quê tôi vì hồi trẻ chị có bài thơ Gửi Sông La gửi gắm một tình yêu sau này được nhạc sĩ Lê Việt Hòa phổ nhạc thành bài hát cùng tên nổi tiếng.
    Anh đến ngồi vui cùng mọi người, nghe vợ chồng nhạc sĩ ca sĩ Ngọc Thịnh - Thái Bảo hát về quê mình, đi lại chụp ảnh. Cầm hai tập thơ của Bùi Minh Quốc và Hoàng Thị Minh Khanh tặng anh còn bảo là mình giờ còn đọc được đâu mà lấy sách. Tôi bảo ai cũng có phần sách mang về cả, anh cứ cầm về cho tủ sách ở nhà sau này con cháu đọc.
    Đó có lẽ là hai cuốn sách cuối cùng mà người yêu sách, chơi sách Đoàn Tử Huyến cầm trong tay. Khi chở anh về nhà tôi còn hẹn lần sau đón anh đi chơi nữa. Nào có ngờ ba hôm sau tay chơi đã lặng lẽ làm một chuyến chơi xa vô cùng sau một giấc ngủ lại vào buổi sáng Chủ Nhật đầu ngày.
    Cuộc chơi của Đoàn Tử Huyến ở cõi nhân gian đã dừng lại. Nhưng cái tinh thần chơi, văn hóa chơi của anh thì còn mãi trong cõi nhân sinh. Tôi và bạn bè hay tin anh mất có tiếc thương nhưng vẫn tự hào có được một tay chơi như anh và sẽ chơi tiếp cuộc chơi văn hóa văn chương của anh.
    Vậy thì anh Huyến ạ, về Trời vẫn cứ là một tay chơi nhé!
    23.11.2020
    Phạm Xuân Nguyên
  2. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.013
    Đã được thích:
    1.845
    Ngẫm cái sự đọc sao mà gian truân quá chừng, một sự hành hạ vắt kiệt, một chặng đường dài.
    —————
    18 tuổi đọc Jaspers, Franz Kafka, Shakespeare, Saul Bellow, Michel Tournier, J.W von Goethe, Henry Miller, Arthur Rimbaud, George Orwell, Italo Calvino, Henryk Sienkievich, Oscar Wilde, Vladimir Nabokov...
    19 tuổi đọc Samuel Beckett, William Faulkner, Jean Paul Sartre, Albert Camus , José Saramago, J.L.Borges, Yasunari Kawabata, Georges Bernanos, Milan Kundera, Roland Barthes, Don Delillo, Didier Decoin, Günter Grass, Knut Hamsun, Schopenhauer, Hegel, Octavio Paz, Georges Pérec, Haruki Murakami, Dino Buzzati, Romain Gary, Stefan Zweig, ...
    20 tuổi đọc Heinrich Böll, Simone de Beauvoir, Martin Heidegger, Claude Farrère, Julien Gracq, Claude Simon, Kant, L.F.Céline, Diêm Liên Khoa, François Mauriac, Pär Lagerkvist, Márai Sándor, M.Bulgakov, Thomas Bernhard, Pascal Lainé, Paul Claudel, Sören Kierkegaard, Sylvie Germain, ...
    Và trải dài năm nào cũng có điểm mặt vài tác giả Việt Nam, từ Nhân Văn Giai Phẩm đã cũ rồi đến các tác giả đầy tiềm năng nội lực như Nguyễn Nguyên Phước, Phạm Thị Hoài, .. (tôi không đọc VHVN nhiều, thú thật là thế, nhưng có chọn lọc).
    —————
    Chắc chắn từ nay sẽ đi theo một con đường nhất định, không chệch lung tung bốn phương tám hướng nữa, tất cả vì M.Heidegger. [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 05/03/2021, Bài cũ từ: 05/03/2021 ---
    Bột mì vĩnh cửu là loại bột mà sau một đêm nó sẽ nở ra gấp đôi. Và nếu như thứ bột mì này được phát minh ra thì loài người sẽ không còn lo sợ bị đói nữa. Ai cũng được ăn no.
    Nhưng liệu rằng khi có loại bột này, cuộc sống của con người có trở nên tốt đẹp hơn không, hay nó sẽ hủy hoại loài người?
    "Bột mì vĩnh cửu" của Belyaev chưa đạt đến tầm của "Animal farm", nhưng hay hơn "Trái tim chó" của Mikhail Bulgakov.
    Bột mì vĩnh cửu là một ngụ ngôn cho nhận định, không phải ý tưởng tốt đẹp nào cũng dẫn đến một kết quả tốt đẹp. Những ý tưởng tốt đẹp lúc ban đầu, dưới lòng tham và sự vô minh của con người, đã khiến kết quả nhận được là sự xấu xa, tệ hại.

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 05/03/2021 ---
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG][​IMG]
    --- Gộp bài viết: 05/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 05/03/2021 ---
    [​IMG]

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 05/03/2021 ---
    Đời nghệ sĩ
    Tiểu thuyết của William Somerset Maugham, tác giả "Kiếp người", "Mặt trăng và đồng xu"...
    Nxb VHSG, 2007.
    70ngan /c

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]

    [​IMG]
  3. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.013
    Đã được thích:
    1.845
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021, Bài cũ từ: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
  4. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.013
    Đã được thích:
    1.845
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021, Bài cũ từ: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
  5. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.013
    Đã được thích:
    1.845
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.013
    Đã được thích:
    1.845
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    Dịch phẩm của ông xuất bản sau 1975 gồm có: Chúa tể đầm lầy của Michel Tournier, Sư Vương của Joseph Kessel, Nadja của André Breton, và Truyện ngắn thế giới hiện đại

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    VỠ MÔNG(1911)
    Nguyên tác : Isabelle hay La desillusion de l'Amour của André Gide (1869-1951), chủ nhân giải Nobel văn chương 1947
    Bản dịch của Bửu Ý
    Giá 38k
    Albert Camus từng thừa nhận: “Gide ngự trị trong thời thanh niên của tôi… Gide đối với tôi như một kiểu mẫu nghệ sĩ, người bảo vệ, con của vua chúa, người canh giữ ở các cánh cửa của khu vườn nơi tôi muốn sống ở đó”.
    Với sự nghiệp sáng tác rất đồ sộ với trên sáu mươi đầu sách gồm nhiều thể loại, Gide được đánh giá là một trong những tiểu thuyết gia vĩ đại của Pháp thế kỷ XX. Một số tác phẩm quen thuộc của ông như: Những ghi chép của André Walter (1891), Dưỡng chất trần gian (1897), Kẻ vô luân (1902), Khung cửa hẹp (1909), Những gian hầm của Vatican (1914), Khúc giao hưởng đồng quê (1919)...
    Bứu Ý (1937) - người mở cánh cửa văn chương
    Từ năm 1963, bản dịch đầu tiên của Bửu Ý - “Nhật ký” của Ann Frank do An Tiêm phát hành đã xôn xao văn đàn miền Nam bởi văn phong chuyển ngữ tinh tế, đẹp, bay **** nhưng chính xác, tôn trọng văn phong của tác giả. Sau đó, Bửu Ý tiếp tục chuyển ngữ hàng chục tác phẩm văn học qua tiếng Pháp, trong đó nhiều cuốn trở thành sách “gối đầu giường” của bao thế hệ yêu văn học người Việt như: “Đứa con đi hoang trở về” (Le retour de l’enfant prodigue, 1907) của André Gide, “Vỡ mộng” (Isabelle, 1911) của André Gide, “Dostoievski” (Dostoievski, 1923) của André Gide , “Bọn làm bạc giả” của André Gide (Nobel 1947); “Chúa tể đầm lầy” (Le Roi des Aulnes, 1970) của Michel Tournier; “Con lừa và tôi” (Platero y yo, 1914 ) của Juan Ramón Jiménez (Nobel 1956); “Thư gửi con tin” (Lettre à un otage, 1943) của Antoine de Saint-Exupéry…Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư có lần nói, cuốn sách ghi dấu ấn đậm nhất cho thời thanh niên của cô là cuốn “Con lừa và tôi” của dịch giả Bửu Ý.
    Năm 1992, Đại học Paris VII mời ông sang giảng về văn học Pháp.
    Năm 2015, Đại sứ Pháp vào Huế trao cho ôngi Huân chương Cành cọ Hàn lâm Pháp vì những đóng góp của ông về văn hóa, văn học nổi bật trong khối Pháp ngữ mấy chục năm qua.
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021, Bài cũ từ: 06/03/2021 ---
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
  7. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.013
    Đã được thích:
    1.845
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG][​IMG]
    Tập phỏng vấn các tác giả nổi tiếng thế giới
    Với những: Haruki Murakami, Orhan Pamuk, Italo Calvino, Pablo Neruda, Paul Auster, G.Marquez...
    Phụ lục là Nhật ký đi Mỹ của Italo Calvino năm 1959-1960
    Phan Triều Hải dịch
    Ấn bản ko bán ngoài thị trường

    KHÔNG THỂ SỐNG MÀ KHÔNG VIẾT
    Ta gặp lại trong cuốn sách những con người xuất chúng: Raymond Carver, Gabriel Garcia Marquez, Chinua Achebe, Pablo Neruda, Carlos Fuentes, Paul Auster, Orhan Pamuk, Toni Morrison, Haruki Murakami, Ted Hughes, Sylvia Plath, Harold Pinter và Italo Calvino, với chuyện nghề và chuyện đời thường của họ.
    Đó là những trò chuyện giúp ta hiểu thêm nhiều điều về tuổi thơ của các nhà văn, con đường đưa họ đến với văn chương, những ai gây ảnh hưởng đến họ lúc mới vào nghề, thế giới nội tâm, cuộc sống cá nhân, phong cách và cả quá trình rèn luyện kỷ luật để trở thành những tác gia nổi tiếng toàn cầu.
    Ta cũng hiểu thêm ý nghĩa của việc viết văn với họ, cách họ đối mặt với sự danh tiếng, con cá mập truyền thông và rất nhiều thứ lý thú khác. Ngoài nỗi tò mò của độc giả được lấp đầy, đấy còn là những bài học vô cùng bổ ích dành cho những người muốn theo đuổi con đường văn chương.
    Khi được hỏi về việc từ bỏ các giá trị của thời thơ ấu và trải nghiệm để viết thứ cao xa như chính ông từng làm thuở ban đầu vào nghề văn (cũng là đặc điểm chung của những người viết trẻ), Marquez, trong bài phỏng vấn năm 1981 (một năm trước khi ông được trao giải Nobel văn chương cho tiểu thuyết Trăm năm cô đơn), trả lời: “Nếu phải nói với người viết trẻ một điều gì đấy, lời khuyên của tôi sẽ là: Hãy viết về những gì xảy ra với mình; bao giờ cũng dễ khi kể một câu chuyện gì đó đã xảy ra với mình, hay mình đã được nghe, được đọc”.
    Marquez đề cao kỷ luật của nhà văn: “Tôi không nghĩ có ai viết được một cuốn sách xứng đáng mà không ép mình vào kỷ luật khắc nghiệt”. “Thế còn các chất kích thích?”. Marquez trả lời: “Tôi rất ấn tượng với một ý của Hemingway đã viết khi ông so sánh viết văn với đấm bốc.
    Ông ấy phải giữ gìn sức khỏe và sự sảng khoái. Mọi người biết tiếng tăm của Faulkner là một tay say sưa, nhưng trong các cuộc phỏng vấn ông đều khẳng định không thể viết lấy một dòng nếu ông say. Hemingway cũng nói thế.
    Có những người đọc kém cỏi hỏi tôi có dùng ma túy khi viết tác phẩm nào không. Điều đó cho thấy họ chẳng hiểu gì về nghề viết hay chất kích thích. Để trở thành một người viết giỏi, anh cần tuyệt đối sáng suốt trong từng khoảnh khắc làm việc, và sức khỏe phải tốt.
    Tôi cực lực phản đối thứ quan niệm lãng mạn cho rằng viết là một sự hi sinh, rằng nghèo khốn hay trắc trở tình cảm thì sẽ giúp viết hay hơn. Với tôi, người viết cần phải ở trong trạng thái cực tốt về thể lực cũng như tình cảm. Sáng tạo văn học đòi hỏi sức khỏe, và các nhà văn thuộc “Thế hệ bỏ đi” hiểu rõ điều này. Họ đều là những người viết yêu quý cuộc sống”.
    Paul Auster, Orhan Pamuk, Toni Morrison, Chinua Achebe… và đặc biệt là Haruki Murakami cũng có quan điểm tương tự về tính kỷ luật trong sáng tạo và viết văn của họ, điều đó lý giải tại sao họ giữ được sự nghiệp bền bỉ đến vậy: “Nếu trong giai đoạn viết tiểu thuyết, tôi dậy lúc bốn giờ sáng và viết liên tục trong năm hay sáu tiếng. Buổi chiều tôi chạy mười kilômet hoặc bơi một ngàn năm trăm mét (hoặc thực hiện cả hai), rồi đọc một ít, và nghe nhạc gì đó.
    Tôi đi ngủ lúc chín giờ tối. Tôi duy trì lịch làm việc ấy một cách bất biến. Việc lặp đi lặp lại có vai trò quan trọng, vì đó là một kiểu thôi miên. Tôi tự thôi miên chính mình để đạt được trạng thái sâu thẳm của ý thức. Nhưng nếu kéo dài quá sự lặp lại ấy – trong sáu tháng đến một năm – thì cần có một sức mạnh đáng kể về thể chất và tinh thần. Có thể hiểu viết một cuốn tiểu thuyết dài giống như một cuộc rèn luyện sống còn. Sức mạnh thể chất cũng cần thiết như sự nhạy cảm nghệ thuật”.
    Một trong những chủ đề quan trọng khác trong các cuộc đối thoại với các nhà văn lớn là ý nghĩa của việc viết văn. Vào thời điểm phỏng vấn năm 2005, một năm trước khi đoạt giải Nobel văn chương, nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ Orhan Pamuk đã viết được 7 cuốn tiểu thuyết, tên tuổi ông đã nổi tiếng toàn cầu và ông muốn viết thêm từng ấy cuốn nữa trước khi chết. Khi được hỏi “Ông viết cho ai?”, Pamuk đã trả lời rằng: “Tôi ngày càng ít tin vào sự vĩnh cửu của người viết.
    Chúng ta đọc rất ít các tiểu thuyết ra đời cách đây hai trăm năm. Mọi thứ thay đổi nhanh đến nỗi sách hôm nay sẽ bị quên lãng trong một trăm năm tới. Chỉ rất ít cuốn còn được tìm đọc. Hai trăm năm nữa, trong số sách thời đại này có lẽ chỉ còn năm cuốn sống sót được.
    Tôi có chắc mình có cuốn nào trong năm cuốn ấy không? Nhưng liệu đó có phải là ý nghĩa của việc viết văn? Tại sao ta phải bận tâm đến việc sách mình như thế nào sau hai trăm năm nữa. Tôi cứ nghĩ về những điều này và tôi tiếp tục viết. Không biết tại sao. Nhưng tôi không bao giờ dừng lại. Niềm tin rằng sách của mình sẽ có vai trò gì đó trong tương lai là niềm an ủi duy nhất để ta vui sống trong đời”.
    Ngắn gọn hơn, nhà văn, nhà viết kịch người Anh Harold Pinter (đoạt giải Nobel văn chương năm 2005) trả lời: “Nhà văn chỉ có một việc là viết, tiếp tục viết”.
    Lâm Hà
  8. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.013
    Đã được thích:
    1.845
    [​IMG]
    Henryk Sienkievich (1846-1916) đại văn hào vĩ đại nhất đất nước Ba Lan
    Với tiểu thuyết Quo Vadis, ông đã giành giải Nobel Văn Chương 1905 cho sự nghiệp văn chương xuất chúng của mình và cho sự đóng góp xuất sắc trong lĩnh vực sử thi, mà cụ thể là tiểu thuyết Quo Vadis viết về cuộc đấu tranh của những người Thiên Chúa giáo với Nero bạo chúa
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021, Bài cũ từ: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.013
    Đã được thích:
    1.845
    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021, Bài cũ từ: 06/03/2021 ---
    [​IMG]

    [​IMG]
  10. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.013
    Đã được thích:
    1.845
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

Chia sẻ trang này