1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic tán phét về võ thuật, chưởng bộ, kiếm hiệp chờ hiệp 2

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi nuadieuthuoc, 15/10/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.671
    Đã được thích:
    1.889
    [​IMG]

    [​IMG]

    Stefan Zweig là một nhà văn huyền thoại người Áo. Tác phẩm của ông rất hay, đặc biệt là truyện ngắn

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
  2. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.671
    Đã được thích:
    1.889
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021, Bài cũ từ: 06/03/2021 ---
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    [​IMG]
  3. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.671
    Đã được thích:
    1.889
    [​IMG]
    [​IMG]

    “Những ai nghiên cứu tác phẩm của François Mauriac sẽ bị ấn tượng ngay từ đầu khi thấy nhà văn trước sau như một chỉ hiến mình cho việc miêu tả một nơi cụ thể, một mảnh đất mà người ta có thể chỉ ra trên bản đồ nước Pháp. Hành động trong tiểu thuyết của ông gần như luôn luôn diễn ra ở Gironde, thuộc vùng Bordeaux, một miền nông thôn trồng nho nơi đất đai thuộc quyền sở hữu của các lâu đài và nông trại nhỏ, hoặc ở Landes, một miền quê với những cây thông và cánh đồng chăn thả cừu, nơi bài ca những chú ve sầu rung lên trong không gian hiu quạnh và Đại Tây Dương ầm ì như sóng ở xa xa.
    Đây là quê hương của Mauriac. Ông cảm thấy thiên mệnh của mình là miêu tả miền quê đặc sắc này và người dân ở đó, đặc biệt là những người chủ đất; và có thể nói, phong cách riêng của ông đã dự phần vào nguồn năng lượng ẩn mình uốn cong những dây nho và những tia nắng chói chang đổ xuống từ bầu trời nóng như thiêu đốt. Trong ý nghĩa đó, không thể chối cãi rằng nhà văn được đọc trên toàn thế giới này là một người dân tỉnh lẻ chính cống, nhưng tính cách tỉnh lẻ của ông hề không loại trừ những vấn đề lớn lao của con người trên phạm vi toàn cầu. Nếu muốn đào sâu, người ta trước hết và luôn luôn cần phải có một nền đất để thọc cuốc xuống.
    Thời thơ ấu Mauriac hầu như chỉ quanh quẩn bên mẹ; ông lớn lên trong một môi trường mà ở đó ảnh hưởng của người mẹ lấn át mạnh mẽ. Ảnh hưởng đó vẫn không ngừng tác động đến tính nhạy cảm của ông khi đã tới tuổi thanh niên. Có lý do để tin rằng về sau ông đã bị ngỡ ngàng một cách đau đớn khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Cho đến khi ấy chỉ được dẫn dắt bởi những lời răn đạo hạnh, ông đã không ngờ rằng cái ác thống trị thực tại đến nỗi nó xuất hiện ngay trong sự đơn điệu và ơ hờ lãnh đạm của cuộc sống hàng ngày.
    Sinh ra là tín đồ Cơ đốc giáo, được giáo dưỡng trong bầu không khí Cơ đốc giáo, cái đã trở thành thế giới tinh thần của ông, nói ngắn gọn, ông đã không bao giờ phải quyết định đi theo hay chống lại Giáo hội. Nhưng cũng có đôi lần ông xem xét lại và công khai xác định quan điểm Cơ đốc giáo của mình, trên hết là để đặt câu hỏi liệu có thể dung hòa chăng những đòi hỏi của quan điểm hiện thực chủ nghĩa đối với nhà văn với những lời răn của chúa và những cấm kỵ của nhà thờ. Ngoài những mâu thuẫn không thể tránh và không thể hoà giải được đó, Mauriac, với cương vị nhà văn, dùng tiểu thuyết để giãi bày một khía cạnh cụ thể của cuộc sống con người mà trong đó tư tưởng và tình cảm Cơ đốc giáo vừa là nền tảng vừa là yếu tố chủ đạo.
    Vì vậy, độc giả không phải người Cơ đốc giáo có thể cảm thấy ở mức độ nào đó rằng họ đang nhìn vào một thế giới xa lạ đối với họ; nhưng để hiểu được Mauriac, người ta phải nhớ một điều mà thiếu nó thì không một kết luận nào về ông có thể hoàn chỉnh: ông không thuộc về lớp nhà văn cải đạo. Chính ông ý thức rõ về cái sức mạnh mang lại cho ông những cội rễ mà nhờ nó ông có thể viện đến một truyền thống lớn lao và nghiêm khắc trong khi khảo sát những linh hồn trĩu nặng tội lỗi và khảo sát chi li những ý định thầm kín của họ.
    Mauriac đã được đảm bảo một vị trí trung tâm trong văn học hiện đại suốt một thời gian dài và một cách hiển nhiên đến nỗi hàng rào tôn giáo đã mất hết tầm quan trọng. Trong khi nhiều nhà văn cùng thế hệ với ông từng có một vinh quang ngắn ngủi nhưng nay hầu như đã bị lãng quên, hình ảnh ông ngày càng nổi bật cùng với năm tháng. Trong trường hợp của ông, đó không phải là chuyện danh tiếng đạt được bằng cái giá của sự thỏa hiệp, bởi vì nhãn quan u ám và khắc nghiệt của ông về thế giới chẳng hề được tạo ra để làm hài lòng những kẻ đồng thời với ông.
    Ông luôn có nhiều cao vọng. Với tất cả sức mạnh, tất cả sự nhất quán của những gì thuộc khả năng mình, ông cố gắng tiếp nối truyền thống của những nhà đạo đức Pháp vĩ đại như Pascal, La Broyére và Bossuet trong tiểu thuyết của ông. Ở đây chúng tôi xin nói thêm rằng ông đại diện cho một khuynh hướng nhằm tới cảm hứng tôn giáo, khuynh hướng mà đặc biệt ở Pháp đã luôn luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng của sự định hình tâm linh.
    Nếu trong ngữ cảnh này tôi có thể nói một vài lời về Mauriac như một nhà báo xuất sắc thì, vì lợi ích của tư tưởng Châu Âu, chúng ta không được quên những tác phẩm của ông trong lĩnh vực này, những lời bình của ông về các sự kiện hàng ngày, toàn bộ một khía cạnh khác trong hoạt động văn học của ông, xứng đáng nhận được sự kính trọng của công chúng.
    Nhưng nếu ông là người được nhận giải Nobel văn học năm nay thì hiển nhiên, trên tất cả là do những tiểu thuyết đáng khâm phục của ông. Chúng tôi chỉ cần kể tên vài tác phẩm như Sa mạc tình yêu (Le Dêsert de l'amour, 1925), Thérèse Desqueyroux (1927), tiếp theo là Đêm tàn (La Fin de Nuit, 1935), Người phụ nữ thuộc giáo phái Pharisien (La Pharisienne, 1941) và Búi rắn (Le Noeud de vipères, 1932) chứ không định nhắc tới giá trị nghệ thuật của những tác phẩm này, những giá trị đã đặt hẳn chúng vào một hạng riêng biệt; bởi vì ở mọi nơi, trong toàn bộ các tiểu thuyết của Mauriac ta đều tìm thấy những khung cảnh, những đối thoại, những tình huống phô bày [thực tại] một cách huyền bí và tàn nhẫn.
    Sự nhắc lại cùng một số chủ đề có thể tạo nên sự đơn điệu nào đó, nhưng ở mỗi tiểu thuyết, những phân tích sắc bén và bút pháp dứt khoát của Mauriac đều khơi dậy [ở người đọc] lòng ngưỡng mộ như nhau. Không ai vượt qua được Mauriac trong tính súc tích và sức biểu đạt của ngôn ngữ; văn của ông có thể chỉ một vài dòng khơi gợi là có thể rọi ánh sáng vào những sự việc khó khăn và phức tạp nhất. Các tác phẩm xuất sắc nhất của ông có đặc trưng là sự thuần khiết duy lý và cách diễn đạt tiết chế một cách cổ điển gợi ta nhớ đến bi kịch Racine.
    Sự lo lắng không nói nên lời của tuổi trẻ, vực thẳm của cái ác và mối đe dọa thường trực về sự hiện diện cái ác, sự cám dỗ lọc lừa của xác thịt, sự thống trị của lòng tham trong cuộc sống vật chất, sự tàn ác của thói ích kỷ và đạo đức giả, tất cả là những mô-tip thường xuyên trở lại dưới ngòi bút của Mauriac. Chẳng đáng ngạc nhiên rằng khi sử dụng một bảng màu như vậy, ông đã bị buộc tội là bôi đen chủ đề một cách vô cớ, là viết như một kẻ thù ghét con người.
    Nhưng câu trả lời của ông là: ngược lại, nếu toàn bộ khái niệm về thế giới của một nhà văn là dựa trên lòng thương, và nếu nhà văn đó nhìn thấy sự cứu rỗi tối hậu của con người ở tình yêu của Chúa, anh ta sẽ luôn luôn làm việc trong hy vọng và niềm tin. Chúng ta không có quyền nghi ngờ sự chân thật của tuyên ngôn này, nhưng rõ ràng, nó cũng chứng minh rằng trên thực tế, tội lỗi hấp dẫn ông hơn là sự ngây thơ vô tội.
    Ông ghét những gì khuyên răn giáo hóa, và trong khi không bao giờ mệt mỏi trong việc mô tả linh hồn gắn liền với cái ác và đang trên đường sa hỏa ngục, nhìn chung ông thích hạ màn ngay tại thời điểm ý thức về thống khổ sắp sửa đẩy linh hồn về phía ăn năn cứu rỗi. Nhà văn tự giới hạn trong vai nhân chứng cho giai đoạn tiêu cực của quá trình tiến hóa này, còn toàn bộ mặt tích cực, ông để lại cho thầy tu, người không phải viết một cuốn tiểu thuyết nào.
    Chính Mauriac có lần nói rằng mọi người là tự do trong việc tìm kiếm sự thoả mãn trong văn học, cái làm đẹp cho đời và cho phép ta thoát khỏi thực tại, nhưng sự ưa chuộng mà hầu hết mọi người dành cho loại văn học này không nên khiến chúng ta có những định kiến bất công đối với những nhà văn có khuynh hướng [tìm tòi để] biết về con người. Không phải chúng ta ghét cuộc sống.
    Những kẻ duy nhất ghét cuộc sống là những ai không có khả năng nhìn thẳng vào nó, bóp méo nó. Những người thực sự yêu cuộc sống yêu nó như nó vốn có. Họ đã lột bỏ dần dần những mặt nạ của nó và dâng trái tim họ cho con quái vật cuối cùng đã lộ rõ chân tướng này. Một trong những cuộc tranh luận của ông với André Gide, ông trở lại quan điểm cốt lõi của mình và khẳng định rằng sự chân thành trọn vẹn nhất chính là dạng thức danh dự gắn liền với nghề văn.
    Thường khi, Tartuffe được cho xuất hiện dưới lốt thầy tu, nhưng Mauriac khẳng định với chúng ta rằng nhân vật này thường có mặt nhiều hơn giữa những kẻ ủng hộ học thuyết về tiến hóa duy vật. Rất dễ nhạo báng những nguyên tắc đạo đức, nhưng Mauriac phản đối sự chế nhạo này; như ông đã tuyên bố rất đơn giản rằng “Mỗi chúng ta đều biết mình có thể ít xấu (ác) hơn chính mình hiện tại”.
    Câu văn giản đơn này có lẽ là chìa khoá mở ra bí ẩn về điều thiện trong tác phẩm của Mauriac, bí ẩn về sự nồng nàn u tối của chúng và sự không hài hoà tế vi của chúng. Sự đào sâu của ông vào những nhược điểm và thói xấu của con người không đơn giản chỉ do lòng ham muốn hoàn thiện tài văn. Thậm chí, ngay cả khi phân tích hiện thực không chút thương xót, Mauriac vẫn dành lại một điều tất định sau cùng rằng có một sự khoan dung nằm ngoài mọi [trí năng] hiểu biết.
    Ông không đòi cái tuyệt đối; ông biết rằng cái tuyệt đối không tồn tại với đức hạnh trong trạng thái thuần khiết, và ông nhìn không chút độ lượng những kẻ tự gọi mình là đạo hạnh. Trung thành với sự thật mà ông đã biến thành của chính mình, ông phấn đấu miêu tả những nhân vật của ông sao cho, khi nhìn thấy chính mình như họ vốn có, họ sẽ bị sốc mạnh bởi nỗi ăn năn và mong muốn nếu không trở thành tốt hơn thì ít nhất cũng bớt phần ác. Các tiểu thuyết của ông có thể so sánh với những cái giếng hẹp nhưng sâu, mà dưới đáy ta có thể thấy lấp lánh một làn nước huyền bí trong bóng tối.
    Thưa Ngài và các đồng nghiệp, trong vài phút phát biểu, tôi chỉ có thể nói về sự nghiệp của ngài một cách sơ lược. Tôi biết nó xứng đáng nhận được ngưỡng mộ như thế nào; tôi cũng biết rằng, nói về nó một cách thích đáng, cũng như tuyên bố vài lời chung chung mà không bỏ sót những đặc trưng cụ thể trong tác phẩm của ngài là việc khó nhường nào. Năm nay, Viện Hàn Lâm Thụy Điển đã quyết định trao giải Nobel văn học cho ngài “cho nhận thức tâm linh sâu xa và sức mạnh nghệ thuật mà cùng với nó, trong tiểu thuyết của mình, ngài đã thâm nhập vào vở kịch nhân sinh”.
    Giờ đây, tôi xin gửi tới ngài lời chúc mừng chân thành nhất của Viện Hàn Lâm Thụy Điển, người anh em của Viện Hàn Lâm Pháp đáng kính của ngài, và xin mời ngài lên nhận phần thưởng từ tay Hoàng thượng.”
    ( Tuyên dương của Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển, Tân Đôn dịch )
  4. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.671
    Đã được thích:
    1.889
    [​IMG]

    [​IMG]

    Françoise Sagan là nhà văn, nhà biên kịch người Pháp. Sagan đã được nhà văn François Mauriac ca ngợi là "một tiểu quái quyến rũ" trên trang nhất của tờ báo Le Figaro, Sagan nổi tiếng về các tác phẩm với những chủ đề cực lãng mạn liên quan đến các nhân vật tư sản giàu có và bị vỡ mộng. Tiểu thuyết nổi tiếng nhất của Sagan là quyển tiểu thuyết đầu tiên của bà - Bonjour Tristesse (Buồn ơi, chào mi) (1954) - được viết khi bà còn là một thanh thiếu niên.
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
  5. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.671
    Đã được thích:
    1.889
    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021, Bài cũ từ: 06/03/2021 ---
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.671
    Đã được thích:
    1.889
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    A.I Solzhenitsyn(11/12/1908-3/8/2008) - Quần đảo Ngục tù - “Có quá khứ mà quên đi là mù cả hai mắt”.
    Nobel văn học 1970 - người mở mắt cho thấy toàn bộ hệ thống này, mở mắt cho toàn thế giới, và cái mà ông ấy đã làm trong thời đại của ông là vô giá.
    Đây là cuốn sáchTHẤY SAO VIẾT VẬY.
    Sau đây hãy đến với khoảng thời gian 11 năm mà Solzhenitsyn bị cơ quan vồ, quần trong các đảo ngục tù:
    “Nói chung, chúng ta không công nhận sự khác biệt giữa ý định phạm pháp và chính sự phạm pháp. Đó là một điểm, một sự trên chân rõ rệt của luật pháp Xô-viết so với luật pháp của bọn tư bản đế quốc.”
    Nghề của những người đi bắt Solzhenitsyn:
    “Nghề của họ là một nghề đặc biệt, không cần giáo dục hay văn hoá. Hai thứ đó không có. Nghề của họ không đòi hỏi lý luận, suy nghĩ sâu xa. Họ không suy nghĩ. Nghề của họ chỉ cần nhắm mắt thi hành chỉ thị và đánh đập, hành hạ không nương tay. Quả thực họ đã làm đúng vậy. Nhân danh những người từng lọt vào tay họ, chúng tôi quả thực đã nghẹt thở mỗi khi nhớ tới đám người vô hồn, không tim chối bỏ hết tình cảm con người.”
    Cách mà cơ quan làm việc “phỏng vấn”, thực tế thì tôi thấy hiện nay có khá nhiều tội trạng vẫn còn bị hình thức này “sờ mó” tới:
    “Điều tra, thẩm vấn mà không cần chứng minh, lại buộc nạn nhân phải làm sao cho tin được thì quả là tối giản dị, tối cấp tốc xưa nay nhân loại chưa hề có.
    Và đây là luật của cơ quan:
    “Đừng hỏi ấm ớ! Sao không vậy được? Có luật chớ, nhưng luật rừng, luật thảo khấu! Còn công lý thì làm chó gì có? Nếu có, đã chẳng có Trại Cải tạo!”
    “Bằng chứng phạm tội không. Sự kiện cũng không. Lại không có đến một khoản phạm pháp luật định! Lịch sử sau này sẽ ghi chép thế nào?
    (Nhưng lịch sử quên hết, lịch sử có nói gì đâu?).
    Phản đối, khiếu nại làm gì, khi sự bóc lột, cưỡng đoạt có thể diễn ra trắng trợn như trường hợp ông bạn người Estonia có một chiếc răng vàng còn bị vài người anh em đè ngửa ra sàn xe. Không sẵn kềm nhổ thì ghè bật ra bằng búa!”(cái này thì tận cùng của ăn hôi rồi)
    Hình thức tra tấn thì đơn giản vô cùng:
    Thời Trung cổ con người đầu óc còn dã man thô sơ mới nghĩ ra những phương pháp tra tấn nặng phần trình diễn: nào căng da, nào cho vào bánh xe quay, nào cho nằm bàn chông, cùm kẹp, dí kềm nung đỏ vào người. Con người thế kỷ XX văn minh hơn nhiều, bao nhiêu hiểu biết rành rẽ về y khoa cũng như những kinh nghiệm ngục tù dày dạn đều được mang ra ứng dụng nhằm giản-dị-hoá tối đa những dụng cụ tra tấn lủng củng, cồng kềnh, không thích hợp với lề lối làm việc cả loạt, đại quy mô. Đừng quên rằng có người còn đệ trình cả một luận án tiến sĩ về ứng dụng y khoa và rút kinh nghiệm ngục tù vào công tác tra tấn.”(Hơn 100 trang đầu tiên chỉ để miêu tả các hình thức tra tấn)
    Tôi chỉ có thể đại khái sự man rợ của con người bằng vài trích, phần quan trọng nhất là sau đây. Sự thánh thiện thì tới đỉnh cao nào đó sẽ ngừng, còn tội ác thì nó là vực thẳm:
    “Lương tâm con người cũng có lằn ranh: Con người có thể suốt đời hoặc xấu hoặc tốt hay lúc xấu lúc tốt, nhưng miễn còn ở bên này ranh giới thì ác cũng còn có thể thành thiện, còn hy vọng cứu vãn nổi. Nhưng nếu tội ác chất chồng vì tính ác hoặc vì nhiều quyền thế tạo ra tội ác để đột ngột nhảy vọt qua lằn ranh, đứng hẳn sang bên kia biên giới của lương tâm thì con người vĩnh viễn chẳng bao giờ hồi đầu lại được.”
    Lằn ranh thiện ác - đây là 1 đoạn quan trọng nhưng vì vấn đề dịch nên đã làm thiếu đi sự hấp dẫn và chính xác ý của tác giả:
    “Con đường phân ranh giữa thiện và ác, trái và phải, chao ôi lại nằm đúng con tim của chúng ta. Đụng đến quả là đau đớn! Con đường đó đâu chịu đứng y chỗ. Nó có thể bị sự tàn ác chen lấn, ép hẳn sang một bên mà cũng có thể tự nó chạy nép sang bên nhường chỗ cho thánh thiện nảy mầm. Con người ta biến dạng thành người khác hẳn là thường. Chỉ vì thời gian, hoàn cảnh mà con người có thể cực xấu hay cực tốt. Xấu tốt lại có thể lẫn lộn, dù con người vẫn mang cùng một tên.”
    Cũng may mà thần tượng Dostoyevsky của tôi sinh sớm hơn cái thời hãi hùng này (dù rằng họng súng đã kê vào đầu ông):
    “Ở cái thế giới Nga lưu lạc đó Dostoyevsky hiện còn đang được phân tích sâu rộng trong khi “chính quốc” thì cấm ngặt. Ở đó viết văn lếu láo như Nabokov – Sirin cũng góp mặt cũng như hai chục năm rồi Bunin vẫn còn sống, còn sáng tác.”
    Phe chiến thắng và chiến bại:
    “Sự thực cay đắng của cõi đời này chỉ đau khổ mới nhận ra: Chiến tranh thắng chớ mừng, thà bại còn hơn! Nghĩa là chính phủ cần thắng, mà dân cần thua. Thắng chỉ mong thắng nữa nhưng thua thì con người sẽ cần một thứ là Tự do. Cần Tự do là phần nhiều đạt được. Một dân tộc cần chiến bại cũng như một con người cần nếm mùi thất bại, đau khổ, có vậy mới thấm thía và cất đầu lên nổi.
    Ôi, còn gì vẻ vang cho phe thắng bằng nắm vững cả tương lai lẫn quá khứ trong tay, có quyền khoác tấm áo Công lý chói sáng để hạch hỏi, luận tội những thằng thất trận? Cái gì cũng luận tội được hết, có thể công nhiên trừng phạt trước toà được hết.”
    Nếu bạn đã biết Hitler thì đừng có quên tên của Lenin và Stalin,.....và hãy chú ý về việc miêu tả lương tâm con người của Solzhenitsyn.
    ps1: Theo tìm hiểu của tôi thì bản tiếng việt này chỉ là bản tóm tắt trong tất cả 7 chương. Vì cuốn sách thực gần 700 trang (PDF) mà ông Ngọc Thứ Lang chỉ dịch có 380 trang (PDF) là kết. Và hình như là 2100 trang khổ 16x24cm.
    ps2: hãy giữ cái đầu lạnh khi đọc cuốn sách này, vì hoàn toàn đây có thể là một cuốn tiểu thuyết được phương Tây “bắt lấy” ngay lúc đang dầu sôi lửa bỏng! Còn bạn nào muốn làm so sánh thì ở dưới cmt tôi có 1 cái nhỏ.
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021, Bài cũ từ: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
  7. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.671
    Đã được thích:
    1.889
    [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021, Bài cũ từ: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    [​IMG]
  8. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.671
    Đã được thích:
    1.889
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021, Bài cũ từ: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021 ---
    [​IMG]

    [​IMG]
  9. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.671
    Đã được thích:
    1.889
    [​IMG][​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
  10. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.671
    Đã được thích:
    1.889
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 06/03/2021, Bài cũ từ: 06/03/2021 ---
    [​IMG]

Chia sẻ trang này