1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic tán phét về võ thuật, chưởng bộ, kiếm hiệp chờ hiệp 2

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi nuadieuthuoc, 15/10/2018.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.672
    Đã được thích:
    1.889
    BA LOẠI NHÀ VĂN
    Cả hai nhà văn gối đầu giường của tôi, Kafka và Nabokov, đều không và sẽ không bao giờ lọt tầm ngắm của Giải Nobel Văn chương nữa. Những nhà văn mà tôi khâm phục cũng thế: James Joyce, Robert Musil, Jorge Luis Borges, Thomas Bernhard, Roberto Bolaños. Chưa kể những bậc thầy kinh điển: Lỗ Tấn, Lev Tolstoy, Marcel Proust. Lấy tôn chỉ ấn định trong di chúc của Alfred Nobel năm 1895 ra xét thì hai tác giả văn học duy nhất - trong đó một người đã tự vẫn - tôi đọc trong năm vừa rồi, David Foster Wallace với Infinite Jest và Mark Z. Danielewski với Only Revolutions đều đại diện cho văn học ngoài hành tinh, cách Viện Hàn lâm Thụy Điển vài năm ánh sáng.
    Liệt kê dài dòng như vậy và với ưu thế của một người biết chắc mình không bao giờ thắng xổ số, tôi có thể thoải mái tuyên bố rằng Nobel Văn chương rơi vào đầu ai thì người đó phải chịu, chẳng liên quan gì đến tôi; không thay đổi vận mệnh văn chương nhân loại đã đành, lại càng không ảnh hưởng đến tình yêu văn chương của từng cá nhân. Miễn không phải là một ông Hoàng Quang Thuận nào đó, còn lại mọi lựa chọn đều xứng đáng như nhau. Có thể bạn ưu tiên Bob Dylan, tôi ưu ái Thomas Pynchon, nhưng tôi không có gì bất mãn khi cuối cùng Mạc Ngôn thay vì Ngũgĩ wa Thiong’o hay Murakami Haruki được chọn.
    Thế giới này có nhiều nhà văn đáng đọc hơn một đời đọc của chúng ta có thể kham nổi.
    Tác gia văn chương, chung quy có ba loại:
    Loại dành cho đồng nghiệp, tác gia của tác giả. Loại dành cho công chúng, tác gia của độc giả.
    Và loại dành riêng cho sự tự mê hoặc của những tác giả tự phong.
    Loại thứ nhất hiếm hoi, là những người không thể thay thế, mất một ai trong số họ là cơ thể văn chương nhân loại tàn phế một bộ phận trọng yếu. James Joyce, nói theo lời đồng nghiệp Đức Tucholsky của ông, vô cùng khó nhằn, nhưng chẻ ra thật nhỏ thì mỗi viên cũng nấu được một nồi súp đầy chất lượng. Kafka là mẫu mực. Nabokov là trường đào tạo. Borges là kho tàng văn hóa. Thomas Berndhard là vòi phun cảm hứng… Người không thể thay thế trong văn học Việt Nam theo tôi là Nguyễn Du, nhà hậu cần ngôn ngữ.
    Loại thứ hai đông hơn và là đối tượng chính của các nhà điểm sách, phê bình và nghiên cứu văn học. Đánh giá về tài năng và tầm cỡ của họ là việc phụ thuộc chủ yếu vào khí hậu và môi trường văn hóa. Từ Balzac, Dostoevsky, Sartre, George Orwell đến Günter Grass, Paul Auster, Dư Hoa, Murakami…, tất cả đều chung số phận được công chúng này ngưỡng mộ, bị công chúng kia chê bai. Mạc Ngôn là nhà văn của công chúng, một công chúng về số lượng thậm chí có thể vượt qua cộng đồng độc giả của cả Harry Potter lẫn Fifty Shades of Grey gộp lại. Sau khi trúng giải, riêng độc giả Trung Quốc của ông đã có thể chấp thêm cả cộng đồng Chạng vạng (Twilight) vào đó.
    Gu văn chương của tôi không thật hạp với những bàn tiệc ú hụ mà tác giả phong nhũ phì đồn thường dọn, đầy ắp đến bội thực hình ảnh, hình tượng, phúng dụ, ngoa dụ, không từ cả những món đẫm “nước chảy thành mương” đầy khêu gợi, hay những đặc sản sởn gai ốc như nguyên một chú bé nướng ròn bày trên khay bạc. Nhưng các món mà ông chế biến tài ba không chỉ khoái khẩu với giới bình dân. Người đọc khe khắt hơn cũng được ông phục vụ tận tình. Ông là một nhà kể chuyện xuất sắc. Thành tựu của ông, theo Ủy ban Nobel, một “hiện thực huyễn giác pha trộn cả cổ tích, lịch sử và hiện tại“, tôi thừa nhận không bàn cãi, chỉ xin thay Faulkner bằng Gabriel García Márquez, Rabelais bằng Tây du kí trong “kết hợp của Faulkner, Dickens và Rabelais” được nhắc đến. Giải Nobel Văn chương năm nay không hề làm văn chương xuống giá. Văn học Trung Quốc đương đại hoàn toàn có quyền tự hào với Mạc Ngôn.
    Về những gì đáng bàn ngoài vòng hiện thực huyễn giác của ông, xin đề cập trong một dịp khác.
    Loại thứ ba đông hơn cả, nhưng chỉ đáng quan tâm ở khía cạnh họ là những kẻ làm ngôn ngữ xói mòn nhanh nhất, ngốn nhiều giấy mực và byte nhất, và là thủ phạm chính khiến văn chương bị xóa thành công khỏi danh sách nhu yếu phẩm tinh thần của con người. Trong khi nhà văn loại thứ nhất có khi cần đến 10 năm, 20 năm để bỏ dở một tác phẩm thì nhà văn loại thứ ba mỗi ngày đều đẻ nóng vài ba đứa con tinh thần rồi đem máu thịt của mình đi rải trong thiên hạ, với phương châm thà bị tống vào thùng rác còn hơn không tồn tại. Tác phẩm của ông Hoàng Quang Thuận thuộc loại thứ ba này. Đề cử một tác giả như vậy vào Giải Nobel Văn chương không khác việc đoàn Việt Nam đăng ký mức xà nhảy cao 1m70, là mức Thế vận hội không biết đến. Thơ ngẩn ngơ nhập đồng đến từ Việt Nam cũng là thứ mà Giải Nobel Văn chương trong 111 năm lịch sử của mình không lường đến. Câu chuyện Hoàng Quang Thuận cho thấy nhà văn loại thứ ba ở Việt Nam đã đạt đủ thành tựu để văn chương ở đất nước này trở thành một tồn tại thứ yếu, không còn đáng đếm xỉa ngay cả cho các nhà kiểm duyệt.
    Tôi tự thấy mình may mắn đã ra mắt ở một thời điểm mà văn chương còn quan yếu, có lẽ quan yếu hơn vai trò thật của nó.
    Trong bối cảnh hiện thời, kẻ thù đáng sợ nhất của nhà văn Việt Nam không phải là chế độ kiểm duyệt - tuy vẫn tùy tiện và ngu xuẩn như bao giờ, nhưng đã chểnh mảng và lỏng tay hơn xưa nhiều - mà là sự thờ ơ chính đáng của xã hội dành cho cái được coi là văn chương quốc gia.
  2. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.672
    Đã được thích:
    1.889
    “Những ai nghiên cứu tác phẩm của François Mauriac sẽ bị ấn tượng ngay từ đầu khi thấy nhà văn trước sau như một chỉ hiến mình cho việc miêu tả một nơi cụ thể, một mảnh đất mà người ta có thể chỉ ra trên bản đồ nước Pháp. Hành động trong tiểu thuyết của ông gần như luôn luôn diễn ra ở Gironde, thuộc vùng Bordeaux, một miền nông thôn trồng nho nơi đất đai thuộc quyền sở hữu của các lâu đài và nông trại nhỏ, hoặc ở Landes, một miền quê với những cây thông và cánh đồng chăn thả cừu, nơi bài ca những chú ve sầu rung lên trong không gian hiu quạnh và Đại Tây Dương ầm ì như sóng ở xa xa.
    Đây là quê hương của Mauriac. Ông cảm thấy thiên mệnh của mình là miêu tả miền quê đặc sắc này và người dân ở đó, đặc biệt là những người chủ đất; và có thể nói, phong cách riêng của ông đã dự phần vào nguồn năng lượng ẩn mình uốn cong những dây nho và những tia nắng chói chang đổ xuống từ bầu trời nóng như thiêu đốt. Trong ý nghĩa đó, không thể chối cãi rằng nhà văn được đọc trên toàn thế giới này là một người dân tỉnh lẻ chính cống, nhưng tính cách tỉnh lẻ của ông hề không loại trừ những vấn đề lớn lao của con người trên phạm vi toàn cầu. Nếu muốn đào sâu, người ta trước hết và luôn luôn cần phải có một nền đất để thọc cuốc xuống.
    Thời thơ ấu Mauriac hầu như chỉ quanh quẩn bên mẹ; ông lớn lên trong một môi trường mà ở đó ảnh hưởng của người mẹ lấn át mạnh mẽ. Ảnh hưởng đó vẫn không ngừng tác động đến tính nhạy cảm của ông khi đã tới tuổi thanh niên. Có lý do để tin rằng về sau ông đã bị ngỡ ngàng một cách đau đớn khi tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Cho đến khi ấy chỉ được dẫn dắt bởi những lời răn đạo hạnh, ông đã không ngờ rằng cái ác thống trị thực tại đến nỗi nó xuất hiện ngay trong sự đơn điệu và ơ hờ lãnh đạm của cuộc sống hàng ngày.
    Sinh ra là tín đồ Cơ đốc giáo, được giáo dưỡng trong bầu không khí Cơ đốc giáo, cái đã trở thành thế giới tinh thần của ông, nói ngắn gọn, ông đã không bao giờ phải quyết định đi theo hay chống lại Giáo hội. Nhưng cũng có đôi lần ông xem xét lại và công khai xác định quan điểm Cơ đốc giáo của mình, trên hết là để đặt câu hỏi liệu có thể dung hòa chăng những đòi hỏi của quan điểm hiện thực chủ nghĩa đối với nhà văn với những lời răn của chúa và những cấm kỵ của nhà thờ. Ngoài những mâu thuẫn không thể tránh và không thể hoà giải được đó, Mauriac, với cương vị nhà văn, dùng tiểu thuyết để giãi bày một khía cạnh cụ thể của cuộc sống con người mà trong đó tư tưởng và tình cảm Cơ đốc giáo vừa là nền tảng vừa là yếu tố chủ đạo.
    Vì vậy, độc giả không phải người Cơ đốc giáo có thể cảm thấy ở mức độ nào đó rằng họ đang nhìn vào một thế giới xa lạ đối với họ; nhưng để hiểu được Mauriac, người ta phải nhớ một điều mà thiếu nó thì không một kết luận nào về ông có thể hoàn chỉnh: ông không thuộc về lớp nhà văn cải đạo. Chính ông ý thức rõ về cái sức mạnh mang lại cho ông những cội rễ mà nhờ nó ông có thể viện đến một truyền thống lớn lao và nghiêm khắc trong khi khảo sát những linh hồn trĩu nặng tội lỗi và khảo sát chi li những ý định thầm kín của họ.
    Mauriac đã được đảm bảo một vị trí trung tâm trong văn học hiện đại suốt một thời gian dài và một cách hiển nhiên đến nỗi hàng rào tôn giáo đã mất hết tầm quan trọng. Trong khi nhiều nhà văn cùng thế hệ với ông từng có một vinh quang ngắn ngủi nhưng nay hầu như đã bị lãng quên, hình ảnh ông ngày càng nổi bật cùng với năm tháng. Trong trường hợp của ông, đó không phải là chuyện danh tiếng đạt được bằng cái giá của sự thỏa hiệp, bởi vì nhãn quan u ám và khắc nghiệt của ông về thế giới chẳng hề được tạo ra để làm hài lòng những kẻ đồng thời với ông.
    Ông luôn có nhiều cao vọng. Với tất cả sức mạnh, tất cả sự nhất quán của những gì thuộc khả năng mình, ông cố gắng tiếp nối truyền thống của những nhà đạo đức Pháp vĩ đại như Pascal, La Broyére và Bossuet trong tiểu thuyết của ông. Ở đây chúng tôi xin nói thêm rằng ông đại diện cho một khuynh hướng nhằm tới cảm hứng tôn giáo, khuynh hướng mà đặc biệt ở Pháp đã luôn luôn là yếu tố cực kỳ quan trọng của sự định hình tâm linh.
    Nếu trong ngữ cảnh này tôi có thể nói một vài lời về Mauriac như một nhà báo xuất sắc thì, vì lợi ích của tư tưởng Châu Âu, chúng ta không được quên những tác phẩm của ông trong lĩnh vực này, những lời bình của ông về các sự kiện hàng ngày, toàn bộ một khía cạnh khác trong hoạt động văn học của ông, xứng đáng nhận được sự kính trọng của công chúng.
    Nhưng nếu ông là người được nhận giải Nobel văn học năm nay thì hiển nhiên, trên tất cả là do những tiểu thuyết đáng khâm phục của ông. Chúng tôi chỉ cần kể tên vài tác phẩm như Sa mạc tình yêu (Le Dêsert de l'amour, 1925), Thérèse Desqueyroux (1927), tiếp theo là Đêm tàn (La Fin de Nuit, 1935), Người phụ nữ thuộc giáo phái Pharisien (La Pharisienne, 1941) và Búi rắn (Le Noeud de vipères, 1932) chứ không định nhắc tới giá trị nghệ thuật của những tác phẩm này, những giá trị đã đặt hẳn chúng vào một hạng riêng biệt; bởi vì ở mọi nơi, trong toàn bộ các tiểu thuyết của Mauriac ta đều tìm thấy những khung cảnh, những đối thoại, những tình huống phô bày [thực tại] một cách huyền bí và tàn nhẫn.
    Sự nhắc lại cùng một số chủ đề có thể tạo nên sự đơn điệu nào đó, nhưng ở mỗi tiểu thuyết, những phân tích sắc bén và bút pháp dứt khoát của Mauriac đều khơi dậy [ở người đọc] lòng ngưỡng mộ như nhau. Không ai vượt qua được Mauriac trong tính súc tích và sức biểu đạt của ngôn ngữ; văn của ông có thể chỉ một vài dòng khơi gợi là có thể rọi ánh sáng vào những sự việc khó khăn và phức tạp nhất. Các tác phẩm xuất sắc nhất của ông có đặc trưng là sự thuần khiết duy lý và cách diễn đạt tiết chế một cách cổ điển gợi ta nhớ đến bi kịch Racine.
    Sự lo lắng không nói nên lời của tuổi trẻ, vực thẳm của cái ác và mối đe dọa thường trực về sự hiện diện cái ác, sự cám dỗ lọc lừa của xác thịt, sự thống trị của lòng tham trong cuộc sống vật chất, sự tàn ác của thói ích kỷ và đạo đức giả, tất cả là những mô-tip thường xuyên trở lại dưới ngòi bút của Mauriac. Chẳng đáng ngạc nhiên rằng khi sử dụng một bảng màu như vậy, ông đã bị buộc tội là bôi đen chủ đề một cách vô cớ, là viết như một kẻ thù ghét con người.
    Nhưng câu trả lời của ông là: ngược lại, nếu toàn bộ khái niệm về thế giới của một nhà văn là dựa trên lòng thương, và nếu nhà văn đó nhìn thấy sự cứu rỗi tối hậu của con người ở tình yêu của Chúa, anh ta sẽ luôn luôn làm việc trong hy vọng và niềm tin. Chúng ta không có quyền nghi ngờ sự chân thật của tuyên ngôn này, nhưng rõ ràng, nó cũng chứng minh rằng trên thực tế, tội lỗi hấp dẫn ông hơn là sự ngây thơ vô tội.
    Ông ghét những gì khuyên răn giáo hóa, và trong khi không bao giờ mệt mỏi trong việc mô tả linh hồn gắn liền với cái ác và đang trên đường sa hỏa ngục, nhìn chung ông thích hạ màn ngay tại thời điểm ý thức về thống khổ sắp sửa đẩy linh hồn về phía ăn năn cứu rỗi. Nhà văn tự giới hạn trong vai nhân chứng cho giai đoạn tiêu cực của quá trình tiến hóa này, còn toàn bộ mặt tích cực, ông để lại cho thầy tu, người không phải viết một cuốn tiểu thuyết nào.
    Chính Mauriac có lần nói rằng mọi người là tự do trong việc tìm kiếm sự thoả mãn trong văn học, cái làm đẹp cho đời và cho phép ta thoát khỏi thực tại, nhưng sự ưa chuộng mà hầu hết mọi người dành cho loại văn học này không nên khiến chúng ta có những định kiến bất công đối với những nhà văn có khuynh hướng [tìm tòi để] biết về con người. Không phải chúng ta ghét cuộc sống.
    Những kẻ duy nhất ghét cuộc sống là những ai không có khả năng nhìn thẳng vào nó, bóp méo nó. Những người thực sự yêu cuộc sống yêu nó như nó vốn có. Họ đã lột bỏ dần dần những mặt nạ của nó và dâng trái tim họ cho con quái vật cuối cùng đã lộ rõ chân tướng này. Một trong những cuộc tranh luận của ông với André Gide, ông trở lại quan điểm cốt lõi của mình và khẳng định rằng sự chân thành trọn vẹn nhất chính là dạng thức danh dự gắn liền với nghề văn.
    Thường khi, Tartuffe được cho xuất hiện dưới lốt thầy tu, nhưng Mauriac khẳng định với chúng ta rằng nhân vật này thường có mặt nhiều hơn giữa những kẻ ủng hộ học thuyết về tiến hóa duy vật. Rất dễ nhạo báng những nguyên tắc đạo đức, nhưng Mauriac phản đối sự chế nhạo này; như ông đã tuyên bố rất đơn giản rằng “Mỗi chúng ta đều biết mình có thể ít xấu (ác) hơn chính mình hiện tại”.
    Câu văn giản đơn này có lẽ là chìa khoá mở ra bí ẩn về điều thiện trong tác phẩm của Mauriac, bí ẩn về sự nồng nàn u tối của chúng và sự không hài hoà tế vi của chúng. Sự đào sâu của ông vào những nhược điểm và thói xấu của con người không đơn giản chỉ do lòng ham muốn hoàn thiện tài văn. Thậm chí, ngay cả khi phân tích hiện thực không chút thương xót, Mauriac vẫn dành lại một điều tất định sau cùng rằng có một sự khoan dung nằm ngoài mọi [trí năng] hiểu biết.
    Ông không đòi cái tuyệt đối; ông biết rằng cái tuyệt đối không tồn tại với đức hạnh trong trạng thái thuần khiết, và ông nhìn không chút độ lượng những kẻ tự gọi mình là đạo hạnh. Trung thành với sự thật mà ông đã biến thành của chính mình, ông phấn đấu miêu tả những nhân vật của ông sao cho, khi nhìn thấy chính mình như họ vốn có, họ sẽ bị sốc mạnh bởi nỗi ăn năn và mong muốn nếu không trở thành tốt hơn thì ít nhất cũng bớt phần ác. Các tiểu thuyết của ông có thể so sánh với những cái giếng hẹp nhưng sâu, mà dưới đáy ta có thể thấy lấp lánh một làn nước huyền bí trong bóng tối.
    Thưa Ngài và các đồng nghiệp, trong vài phút phát biểu, tôi chỉ có thể nói về sự nghiệp của ngài một cách sơ lược. Tôi biết nó xứng đáng nhận được ngưỡng mộ như thế nào; tôi cũng biết rằng, nói về nó một cách thích đáng, cũng như tuyên bố vài lời chung chung mà không bỏ sót những đặc trưng cụ thể trong tác phẩm của ngài là việc khó nhường nào. Năm nay, Viện Hàn Lâm Thụy Điển đã quyết định trao giải Nobel văn học cho ngài “cho nhận thức tâm linh sâu xa và sức mạnh nghệ thuật mà cùng với nó, trong tiểu thuyết của mình, ngài đã thâm nhập vào vở kịch nhân sinh”.
    Giờ đây, tôi xin gửi tới ngài lời chúc mừng chân thành nhất của Viện Hàn Lâm Thụy Điển, người anh em của Viện Hàn Lâm Pháp đáng kính của ngài, và xin mời ngài lên nhận phần thưởng từ tay Hoàng thượng.”
    ( Tuyên dương của Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển, Tân Đôn dịch )

    [​IMG]
  3. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.672
    Đã được thích:
    1.889
    đọc Dostoievski
    Đầu tiên là cảm ơn ạ. Cảm ơn các anh, chiến hữu đã tài trợ sách đọc. Từ lúc biết con dở hơi quyết định đọc Dostoievski đã động viên, quản thúc [hành hạ tới nơi tới chốn]… để một đứa ba ngơ có thể nuốt hết Dostoievski [lúc đọc 2/3 Demons thực sự cảm thấy mệt tinh thần, không hiểu sao mình không vứt quách quyển sách bị bửa gáy vừa dày vừa có yếu tố chính trị này đi, hơn ngàn trang đầu nghiêng cổ ngoẹo để đọc chủ nghĩa hư vô rồi tư tưởng đấu tranh quyền lực các thứ nhức hết cả đầu]
    Thôi cười cái [​IMG], vậy là tôi đã kết thúc chạy khởi động bằng Dostoievski, từ cuối tháng 5 tới giờ là gần 2 tháng rưỡi [​IMG], chưa bao giờ việc đọc lại có thể dài như thế. Sáng mở mắt dậy nhìn thấy chồng sách, tối với tay tắt đèn cũng vẫn thấy chồng sách, cứ ngồn ngộn đập vào mắt những quyển ngàn trang, hơn ngàn trang, ngàn trang khổ to [sau này nhận ra mình thích những tác phẩm mà thiên hạ coi là nhỏ, là không nổi bật hơn là những tác phẩm được xem là đồ sộ]. Dostoievski bị động kinh, câu chuyện thường các nhân vật cũng ốm to, sốt, động kinh, phát điên [như bị quỷ ám]… và việc đọc liền tù tì, đọc bằng hết một mạch cũng chính là việc nhìn đằng đẵng hàng tháng hai tháng “những người cùng một chứng điên”, làm sao để tránh việc nhìn người hóa điên người động kinh mà không “lây” không phát điên phát sốt lên
    Tôi khóc cả buổi chiều với hơn trăm trang cuối Những kẻ tủi nhục, cô bé Nellie hút mất gì đấy của tôi và ngay sau khi kết thúc, tôi ngây ngấy sốt cả chiều; Đọc Tội ác và hình phạt cũng lạnh gáy khi nhát rìu bổ xuống đầu hai bà già và nhân vật chịu trừng phạt tinh thần như thế nào thì tôi cũng sốt một đêm như thế, tự nhiên cứ sốt thôi; rồi khi kết thúc Gã khờ thì mắt cứ trân trân nhìn trang sách; kết thúc Anh em nhà Karamazov thì thấy hình như thiếu [về sau này mới biết tác phẩm chỉ mới là 1/3 bộ khung ý tưởng của Dostoievski] nhưng bỗng nhiên như nhìn thấy bàn tay Đấng Cứu Thế đuổi quỷ…
    Tôi định đọc theo trình tự viết của tác giả [như mọi lần đọc thôi] nhưng suốt bao năm tôi không hề nghĩ mình sẽ đọc Dostoievski nên phải lục nhà có gì, rồi phải đợi các nhà tài trợ lục sách cho đọc, cuối cùng là theo trình tự dưới đây, kiếm được bản nào tôi đọc bản í, có mấy đầu là tôi đọc cả 2 bản dịch:
    1, Là bóng hay là hình [1846] Đất sống 1973 Đinh Đắc Phúc dịch từ bản Anh văn
    2, Những kẻ tủi nhục [1861] VHTT 2003 Anh Ngọc dịch [Thật ra nhan đề là: Những kẻ bị chà đạp và sỉ nhục]. Ngay khi đang đọc Những kẻ tủi nhục, mình nghĩ ngay là mình sẽ đọc bằng hết Dickens [được dịch ở Vn thôi, chứ đọc hết Dickens thì ngất]
    3,
    3.1 Những đêm trắng [1848] Nhã Nam 2017 Phạm Mạnh Hùng dịch từ bản Nga văn, có thêm Cô gái nhu mì [1876] tôi rất thích
    3.2 Đêm trắng, Đông Tây 2011, Đoàn Tử Huyến dịch từ bản Nga văn
    4,
    4.1 Hồi ký viết dưới hầm [1864], Nhã Nam 2018, Thạch Chương dịch theo bản Anh, Pháp, Đức
    4.2 Ghi chép dưới hầm, DTbooks 2017, Phạm Ngọc Thạch dịch theo bản Nga văn
    5, Tội ác và hình phạt [1866], Văn học 2010, Cao Xuân Hạo – Cao Xuân Phố dịch theo bản Nga văn, Phạm Vĩnh Cư giới thiệu [nhan đề phải là Tội ác và trừng phạt; cả sự trừng phạt tinh thần như vậy nếu để “hình phạt” thì thu nhỏ ý nghĩa rồi]
    6, Bút ký từ nhà chết [1860], tôi đọc phần 1, Lê Đức Mẫn dịch, Phạm Vĩnh Cư hiệu đính và dẫn nhập trong tập Lửa thiêng – hợp tuyển thơ văn thế giới [tập này có tập hợp một số nhà thơ nữ như Emily Dickinson, Wislawa Szymborska (có câu thơ gì bà bảo bà thích mèo, thích Dickens hơn Dostoievski [​IMG])… nói chung tôi bị sa chân vào đọc khoảng 400 trang]. Mãi cách đây 1 tuần, do chủ quan nên hôm í mới đi hỏi han thì hóa ra Bút ký từ nhà chết được in chung với Làng Stepantsikovo và cư dân [1859] trong bộ VTB
    7, Gã khờ [1867-1869], Đông Tây 2002, Phạm Xuân Thảo dịch từ bản Pháp văn, Đoàn Tử Huyến hiệu đính từ bản Nga văn [còn có bản dịch khác là Thằng ngốc, Chàng ngây thì phải]
    8, Lũ người quỷ ám [1870 – 1872], Nguồn sáng 1972, Phùng Ngọc Minh dịch từ bản Pháp văn
    9,
    9.1 Anh em nhà Caramazov [1878 – 1880], Văn học 2011, Phạm Mạnh Hùng dịch
    9.2 Anh em nhà Karamazov, Nguồn sáng 1972 do Vũ Đình Lưu dịch từ bản Pháp văn, Nguyễn Hữu Hiệu giới thiệu [bài giới thiệu khoảng 150 trang, rất nên đọc, và tốt nhất là đọc khi đã đọc gần như đủ những gì của Dostoievski được dịch ở VN; có thêm một ít thư từ Dostoievski gửi cho anh trai giai đoạn đi đày, hình dung thêm về Bút ký từ nhà chết]
    10, Con bạc [1866], Cảo Thơm 1964, Trương Đình Cử dịch [Dostoievski viết Con bạc và Tội ác và trừng phạt song song nhau, đúng như một canh bạc lớn, đồng bạc cuối cùng ném ra và trong người thủ sẵn khẩu súng lục :P]
    11, Người chồng muôn thuở [1869 – 1870], Kẻ Sĩ 1969, Đỗ Kim Bảng dịch, Tô Thùy Yên viết lời bạt [Quyển này được tài trợ đọc, là 1 trong 30 bản đặc biệt, giấy đẹp lắm lắm, một Dostoievski rất khác, đặc biệt là câu kết, chính vì thế mình mới có suy nghĩ có một ai đó dịch Dostoievski trọn vẹn không nhỉ, chỉ người ấy dịch thôi :); bộ VTB để nhan đề là Người chồng vĩnh cửu thì phải, một nhan đề không liên quan đến văn bản :P]
    12, Tuyển tập truyện vừa và ngắn, VTB 2018, Phạm Mạnh Hùng dịch. Mình đọc chủ yếu vì Những người nghèo khổ [1846] sáng tác đầu tay của Dostoievski, bản VTB để tên Những người cơ cực. Ngoài ra còn 4 truyện nữa, trong đó Chúa hài đồng bên cây thông Đức Chúa đọc muốn khóc như Cô bé bán diêm ấy; Lão nông Marei lúc đọc mấy câu đầu nghĩ đến Bút ký từ nhà chết, đọc mấy câu tiếp đúng là tác giả nhắc đến Bút ký nhà chết thật…]
    13, Đầu xanh tuổi trẻ [1874 – 1875], Nguồn sáng 1974, Vũ Trinh dịch từ bản Pháp văn, Nguyễn Hữu Hiệu viết 2 bài giới thiệu, khoảng 30 trang và 60 trang. Do nhầm lẫn ghi chép nên mình đẩy Đầu xanh tuổi trẻ xuống đọc cuối cùng, may quá khi đọc gần như cũng đầy đủ Dostoievski ở Vn thì mình đọc bài Dostoievski và thế giới của Nguyễn Hữu Hiệu viết cuối sách. Mình thích cả mấy bài viết của ông ấy vì tính hệ thống và nhận định của ông về Dostoievski; với bài viết ở Đầu xanh tuổi trẻ thì người đọc có một nền tảng đọc tương đối tốt rồi sẽ thấy gợi hứng đọc kinh khủng [mình đọc bài này được an ủi tí, ít ra bao năm đọc linh tinh không có hệ thống thì mình cũng có cái nền tương đối, không ăn hại]
    Hôm rồi trong lúc xem thông tin ở bộ VTB ngoài chuyện họ có Bút ký từ nhà chết [in chung Làng Stepantsikovo] thì còn có Trái tim yếu mềm [in chung 3 truyện ngắn nữa, trong đó có Tiểu anh hùng chắc là Le Petit Heros (1849), không biết Tiểu anh hùng này có giống hình tượng mấy thằng bé con trong Anh em nhà Karamazov không nhỉ, thằng Kolia í]; bộ VTB lần này bỏ qua không đọc, mình thấy không vấn đề gì, vì nhiều khả năng đợt nào hâm lên lại đọc lại một lượt Dostoievski í mà [​IMG]
    Đọc Dostoievski lần này là do người bị ngứa ghẻ mèo đấy, như bị hành hạ tra tấn về thể xác với ngứa ngáy và nhất là bị ám ảnh luôn có cái gì đấy ở trên da thịt mình, cơ thể thì nở hoa tật bệnh ốm yếu luôn luôn hâm hấp sốt, tinh thần thì không biết bao giờ cơn điên này mới chấm dứt, con mèo thì bị cả nhà hắt hủi, nó nhìn mình như một kẻ phản bội [​IMG] [mày nói yêu thương tao bền bỉ khiêm cung mà giờ đây tao chạm lông vào người mày mày cũng né cũng nổi da gà cũng xua đuổi tao, đại loại vậy]; đang bị hành hạ thế mà đọc Dostoievski thì hợp quá rồi.
    Kết thúc đọc Dostoievski thì nhảy ra vô số cái tên để đọc và đọc lại: Gogol, Dickens, Balzac, Berdiaeff, Kierkegaard, Turgenev, Mikhail Bakhtin, Schiller, George Sand, Nietzsche, Kafka, Thomas Mann [Doctor Faustus]… vô số vô số, cả đời không phải nghĩ về chuyện không biết đọc cái gì :))))
    NB. Nhìn cái note mấy chục cái gạch đầu dòng ghi trong lúc đọc, nhìn xong xóa luôn không có khai triển khai triếc gì nữa, khai khai thì có mà mọt đời không đi đọc sách tiếp được [một số ảnh vui chụp trong lúc đọc]

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 27/04/2021, Bài cũ từ: 27/04/2021 ---
    Tập phỏng vấn các tác giả nổi tiếng thế giới
    Với những: Haruki Murakami, Orhan Pamuk, Italo Calvino, Pablo Neruda, Paul Auster, G.Marquez...
    Phụ lục là Nhật ký đi Mỹ của Italo Calvino năm 1959-1960
    Phan Triều Hải dịch
    Ấn bản ko bán ngoài thị trường
    120k
  4. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.672
    Đã được thích:
    1.889
    VỠ MÔNG(1911)
    Nguyên tác : Isabelle hay La desillusion de l'Amour của André Gide (1869-1951), chủ nhân giải Nobel văn chương 1947
    Bản dịch của Bửu Ý
    Giá 38k
    Albert Camus từng thừa nhận: “Gide ngự trị trong thời thanh niên của tôi… Gide đối với tôi như một kiểu mẫu nghệ sĩ, người bảo vệ, con của vua chúa, người canh giữ ở các cánh cửa của khu vườn nơi tôi muốn sống ở đó”.
    Với sự nghiệp sáng tác rất đồ sộ với trên sáu mươi đầu sách gồm nhiều thể loại, Gide được đánh giá là một trong những tiểu thuyết gia vĩ đại của Pháp thế kỷ XX. Một số tác phẩm quen thuộc của ông như: Những ghi chép của André Walter (1891), Dưỡng chất trần gian (1897), Kẻ vô luân (1902), Khung cửa hẹp (1909), Những gian hầm của Vatican (1914), Khúc giao hưởng đồng quê (1919)...
    Bứu Ý (1937) - người mở cánh cửa văn chương
    Từ năm 1963, bản dịch đầu tiên của Bửu Ý - “Nhật ký” của Ann Frank do An Tiêm phát hành đã xôn xao văn đàn miền Nam bởi văn phong chuyển ngữ tinh tế, đẹp, bay **** nhưng chính xác, tôn trọng văn phong của tác giả. Sau đó, Bửu Ý tiếp tục chuyển ngữ hàng chục tác phẩm văn học qua tiếng Pháp, trong đó nhiều cuốn trở thành sách “gối đầu giường” của bao thế hệ yêu văn học người Việt như: “Đứa con đi hoang trở về” (Le retour de l’enfant prodigue, 1907) của André Gide, “Vỡ mộng” (Isabelle, 1911) của André Gide, “Dostoievski” (Dostoievski, 1923) của André Gide , “Bọn làm bạc giả” của André Gide (Nobel 1947); “Chúa tể đầm lầy” (Le Roi des Aulnes, 1970) của Michel Tournier; “Con lừa và tôi” (Platero y yo, 1914 ) của Juan Ramón Jiménez (Nobel 1956); “Thư gửi con tin” (Lettre à un otage, 1943) của Antoine de Saint-Exupéry…Nhà văn Nguyễn Ngọc Tư có lần nói, cuốn sách ghi dấu ấn đậm nhất cho thời thanh niên của cô là cuốn “Con lừa và tôi” của dịch giả Bửu Ý.
    Năm 1992, Đại học Paris VII mời ông sang giảng về văn học Pháp.
    Năm 2015, Đại sứ Pháp vào Huế trao cho ôngi Huân chương Cành cọ Hàn lâm Pháp vì những đóng góp của ông về văn hóa, văn học nổi bật trong khối Pháp ngữ mấy chục năm qua.

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 27/04/2021, Bài cũ từ: 27/04/2021 ---
    Cần tìm:
    1) Michel Tournier, Chúa tể đầm lầy, Bửu Ý dịch, NXB Hội Nhà Văn, 1997
    2) Érik Orsenna, Triển lãm thuộc địa,Trịnh Xuân Hoành dịch, NXB văn học 1993
    3) Pierre Combescot, Những người con gái dòng chúa chịu nạn, Lê Hồng Sâm dịch, NXB Văn học, 1994
    4) Pascale Roze, Chiếc máy bay tiêm kích Zero, Vũ Xuân Thi dịch, NXB Phụ Nữ, 1997
    5) Paule Constant, Nỗi niềm, Hiệu Constant dịch, NXB Hội nhà văn,
    6) Julien Gracq, Bờ biển Syrtes, Hoàng Phong dịch, NXB Hội nhà văn, 1999
    7. Các nhà van giải Nobel. Đoàn Tử Huyến chủ biên, nxb Giáo dục (cuốn này dày độ 1000 trang)
    8. H Hesse: Hành trình sang Đông phương
    9 Buck: Đất lành
    10. C. Simon: Con đường xứ Flanderes
    11. Hoàng Lại Giang: Nỗi buồn Ly Tao
    --- Gộp bài viết: 27/04/2021 ---
    Tất cả hòa chảy trong anh thành một mạch dịch văn chương để hiện ra trên trang giấy những con chữ Việt chở hồn Nga qua những tác phẩm của A. Ivanov (Tiếng Gọi Vĩnh Cửu, 1986), V. Tendryakov (Nguyệt Thực, 1986; Sáu Mươi Ngọn Nến, 1987; Đêm Sau Lễ Ra Trường, 1994), M. Bulgakov (Nghệ Nhân Và Margarita, 1988; Trái Tim Chó, 1988), M. Prishvin (Giọt Rừng, 2011)…
  5. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.672
    Đã được thích:
    1.889
    "Ruồng bỏ" là tác phẩm điển hình cho thứ văn chương đầy hoài nghi nhưng đẹp đến đau lòng của J.M.Coetzee.
    Mọi cuốn tiểu thuyết của Coetzee đều nói với độc giả rằng cuộc đời là khắc nghiệt, và con người trong lòng luôn đầy hoài nghi, hoài nghi vào tất thảy mọi điều xung quanh. Nhưng không phải vì thế, những cuốn tiểu thuyết của ông thiếu đi những mảng miếng ấm áp, nên thơ, và tuyệt đẹp về con người.
    Đặc biệt trong Ruồng bỏ, có rất nhiều đoạn viết đẹp đến si mê về thơ ca, âm nhạc, về sự thăng hoa của xúc cảm, về những cánh đồng hoang dã, về lòng tử tế. Vâng, về lòng tử tế. Con người cần điều đó biết bao, sau đầy những tủi nhục, ruồng rẫy, và độc ác.
    Ruồng bỏ là một trong những cuốn tiểu thuyết xuất sắc của Coetzee, cùng với Người chậm, Giữa miền đất ấy hay Đợi bọn mọi… đã giúp Coetzee đứng vào danh sách những người có sách bán chạy nhất thế giới và lần thứ hai đoạt giải Booker (1999). Ông cũng đoạt giải Nobel văn học năm 2003.
    [​IMG]

    Máu lạnh
    Bản in đầu
    Sách tuyệt hay luôn
    Bán: 160k/1 bộ

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết: 27/04/2021, Bài cũ từ: 27/04/2021 ---
    [​IMG]

    Truyện ngắn Đức
    Tân Đôn sưu tầm và tuyển chọn
    Có truyện của Henrich Boll, Henrich von Kleist, Hermann Hesse, Erwin Strittmatter, B. Traven, E.T.A Hoffmann, Anna Seghers...
    Sách in năm 2002, dầy 448 trang.
    --- Gộp bài viết: 27/04/2021 ---
    Tuyển tập truyện ngắn các tác giả đoạt giải Nobel, O'henry, National Book...
    Nhiều tuổi lớn: R. Tagore, Pearl Buck, Luigi Piradello, Virgina Woolf, Henrich Boll, Cao Hành Kiện, Kobo Abe...
  6. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.672
    Đã được thích:
    1.889
    Alaska
    Chiến tranh lạnh
    WW 1 - WW 2
    --- Gộp bài viết: 27/04/2021, Bài cũ từ: 27/04/2021 ---
    Hawes & Curtis
    --- Gộp bài viết: 28/04/2021 ---
    [​IMG]
  7. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.672
    Đã được thích:
    1.889
    Chả xiên thổ quan ngõ 95
    --- Gộp bài viết: 28/04/2021, Bài cũ từ: 28/04/2021 ---
    --- Gộp bài viết: 28/04/2021 ---
    Chả nhái
  8. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.672
    Đã được thích:
    1.889
    --- Gộp bài viết: 30/04/2021, Bài cũ từ: 30/04/2021 ---
    Quả mướp
    --- Gộp bài viết: 30/04/2021 ---
    Huyền
    Trang anh
    Bạch Dương
    otofun
    --- Gộp bài viết: 30/04/2021 ---
  9. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.672
    Đã được thích:
    1.889






  10. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.672
    Đã được thích:
    1.889


    --- Gộp bài viết: 01/05/2021, Bài cũ từ: 01/05/2021 ---




Chia sẻ trang này