1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic tán phét về võ thuật, chưởng bộ, kiếm hiệp chờ hiệp 2

Chủ đề trong 'Bóng đá Việt Nam' bởi nuadieuthuoc, 15/10/2018.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.664
    Đã được thích:
    1.889
    Tất nhiên là có vô vàn sách hay nhưng nó là quyển nào trong cả biển sách, thì em ko biết vì cái này em mù tịt chẳng lẽ mua lung tung may rủi

    Có mấy quyển Tam Quốc, Bố Già thì ai cũng biết rồi
  2. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    Có 1 số tác giả đọc 1 quyển thì không cảm hiểu được cả văn nghiệp của người ta, ví dụ Dos, ổng viết tới 5 cuốn đều hơn 1000 trang, từ Đầu xanh tuổi trẻ, Lũ người Quỷ ám, Gã Khờ, tội ác và trừng phạt; cho đến đỉnh cao là Anh em nhà Karamazov, cuốn ấy là tổng hòa, rút tỉa từ 4 đại tác phẩm trước đó. Ngoài ra còn 1 lô tác phẩm truyện ngắn trước đó.
    Ngoài tác phẩm, còn cần phải tìm hiểu về tiểu sử tác giả, ví dụ Solzhenistyn. Ông này bị kết án tử hình, ra đến pháp trường mới được ân xá, cho nên chất liệu viết sách sẽ có điều khác biệt; hay Dos thì bị chứng động kinh, những trường hợp phải nói là cận kề cái chết, hoặc Yukio Mishima, tự vẫn mổ bụng vì nhu cầu chính trị, mặc dù tp ấn tượng của ông là về vấn đề khai phóng, giải thoát tinh thần.

    Tác phẩm tôi được chỉ để tìm đọc, ban đầu là Dục tính và Văn Minh, Chuyện kể Genji, Alexis Zorba, từ đó moi móc trên net cả thôi. Hoặc search theo nhu cầu mình cần đọc
    --- Gộp bài viết: 07/01/2019, Bài cũ từ: 07/01/2019 ---
    Hình như tôi còn dư Lũ người quỷ ám bản trước 75, nhưng đang đi xa nhà vài hôm rồi
    --- Gộp bài viết: 07/01/2019 ---
    1 quyển tiểu thuyết khai thác về mặt trái của giáo hội mà tôi thích là Bí ẩn Tông đồ thứ mười ba. Hay ho và thú vị
    nuadieuthuoc thích bài này.
  3. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    Bài viết của fanpag Câu lạc bộ sách Dostoevski:

    GIỚI THIỆU ANH EM NHÀ KARAMAZOV.

    Gửi các bạn phần giới thiệu mình viết cho cuốn Anh em nhà Karamazov mà bên mình sắp tái bản. Ngoài việc biên tập và nhuận sắc lại từ bản in đầu sau 75 (bản Phạm Mạnh Hùng) đối chiếu theo bản tiếng Anh, một điểm nhỏ là mình đã chuẩn hóa lại các tên Nga phiên âm theo hệ Anh ngữ để bạn đọc tiện tra cứu nếu cần (những cái tên phiên âm luôn là nỗi khổ thường thấy khi đọc văn học Nga, do vốn không có quy chuẩn cố định nào trong việc chuyển văn tự Kirin qua hệ Latin, và hầu hết dịch giả phải chọn cách phiên âm, gây bất tiện khi tra cứu trên mạng). Cùng phần giới thiệu của dịch giả và mấy bài phụ lục về Dos (hiệu đính lại từ mấy thứ mình đã viết trên này thôi), hy vọng bạn đọc sẽ có một ấn phẩm Anh em nhà Karamazov trọn vẹn nhất.

    ***

    Trong Mùa xuân đen, Henry Miller viết ra một ý thu gọn ấn tượng của ông về văn hào Nga Fyodor Mikhailovich Dostoevsky, và có lẽ cũng là ấn tượng của khá nhiều nhà văn trên văn đàn thế giới thế kỷ 20: “Hẳn bạn vẫn nhớ cái buổi chiều khi bạn lần đầu tiên đọc Dostoevsky.” Lẽ thường, văn vô đệ nhất, khó mà xác định cho thỏa đáng ai là tác giả xuất chúng nhất trong suốt chiều dài lịch sử. Nhưng người ta luôn có thể dễ dàng liệt Dostoevsky vào hàng những văn hào vĩ đại nhất mà nhân loại từng sản sinh ra, một thiên tài kỳ dị hiếm hoi mà càng về cuối đời bút lực càng hùng hậu thêm.

    Ấn tượng về tài năng và di sản của Dostoesky thường là tổng hòa giữa sự thán phục và rợn ngợp, cái rợn ngợp gợi lên niềm phấn khích, cảm giác muốn thách thức lẫn ý hướng buông xuôi khuất phục đối với những con người sáng tác như Henry Miller, sự buông xuôi khi chứng kiến một ranh giới tột cùng mà trong thâm tâm kẻ sáng tác biết mình không bao giờ có thể vượt qua. Đồng thời trong cái buông xuôi cay đắng đó dường còn có niềm an ủi, khi kẻ lãng du nơi những miền miên viễn nhất của văn chương có thể được tự do với bản ngã cá nhân mà quên đi nghĩa vụ với nhân quần, biết rằng những sứ mệnh cao cả nhất đã được những bậc thầy như Dostoesky hoàn thành rồi. Nhưng tựu trung thì vẫn là niềm cay đắng, là sự bất lực thẫn thờ khi đứng trước cái vời vợi mà tâm hồn kẻ lãng du không cách nào thâu gồm vào mình nổi. Con người và văn chương Dostoevsky thường không đem lại cảm giác gần gũi dễ chịu. Chẳng thế mà Henri Troyat đã viết: “Bước vào vườn văn Nga, thấy ngay một ngọn núi sừng sững là Tolstoy. Nhưng đưa mắt nhìn xa xa, sẽ thấy một ngọn núi mờ ảo còn cao và lừng lững hơn, áp chế hẳn, đó là Dostoevsky.” Dù chỉ là một nhận xét cá nhân, nhưng hẳn Troyat có cái lý của ông.

    Vậy bàn quá nhiều về sự vĩ đại của Dostoevsky dường như là điều thừa thãi. Để nhìn nhận thấu đáo về ông, cần thiết có những cái nhìn trái chiều. Tất nhiên không phải ai cũng đồng ý với những lời ngợi ca, và một số nhà văn, ngay cả khi thừa nhận tầm vóc của Dostoevsky, vẫn có thể chỉ ra vài hạn chế nhất định trong văn ông, dù đó chỉ là một nhận xét mang tính bông đùa như Albert Camus đã làm. Trong buổi phỏng vấn nhân dịp ra mắt vở kịch Lũ người quỷ ám mà ông chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của Dostoevsky, Camus đã phê bình văn hào Nga một cách hóm hỉnh trìu mến: “Ông ấy cho các nhân vật đứng lên nói, nhưng không bao giờ thấy để họ ngồi xuống.” Lời nhận xét tinh tế này đã khái quát một cách ngắn gọn vài nét chung thường thấy nhất trong các sáng tác của Dostoevsky: lời thoại giữ vị trí ưu nhiệm, gần như thống trị; tập trung phần lớn tư tưởng truyện vào trong thoại, mà mỗi nhân vật đóng một vai trò riêng trong việc truyền đạt tư tưởng chung đó, nhưng mỗi người họ lại có những tư tưởng riêng, lắm khi độc lập với tác giả, mỗi nhân vật đều có khao khát nội tại muốn bộc lộ những tư tưởng đó ra qua những đoạn thoại dài hơi như những diễn viên dưới ánh đèn sân khấu, một đặc điểm được gọi là tính đa thanh mà Mikhail Bakhtin đã chỉ ra. Nhân vật của Dostoevsky thường không ngồi xuống sau khi đã nói xong. Họ mải nói và quên, và có thể tác giả cũng quên cho họ ngồi xuống. Mọi thứ đều gấp gáp, kịch tính chực chờ được đẩy lên cao. Camus nhận ra tính kịch đặc trưng đó trong tiểu thuyết Dostoevsky - không ngẫu nhiên mà ông chuyển thể Lũ người quỷ ám sang địa hạt sân khấu. Ông ngưỡng mộ và chịu nhiều ảnh hưởng từ Dostoevsky, như chính ông từng thừa nhận.

    Một văn hào Nga cùng thời lại không giữ nhiều hảo cảm lắm với nghệ thuật tiểu thuyết của Dostoevsky, ấy là Turgenev. Sau một cuộc tranh cãi vì mâu thuẫn tư tưởng (Turgenev có tư tưởng thân phương Tây, còn Dostoevsky nhìn chung là người bảo thủ, muốn quay về với những giá trị Nga), hai nhà văn lớn của nhân loại đi đến chỗ tuyệt giao, về cuối đời mới nối lại quan hệ. Turgenev từng viết: “Khi một người đang yêu, tim anh ta đập nhanh; khi tức giận, anh ta đỏ mặt v.v… Đấy là những chuyện tất nhiên. Với Dostoevsky thì mọi thứ ngược lại. Ví dụ một người nhìn thấy con sư tử. Anh ta làm gì đây? Theo lẽ tự nhiên, anh ta sẽ tái mặt, cố mà chạy hoặc tìm chỗ trốn. Trong bất cứ câu chuyện nào của bất kỳ ai, như truyện của Jules Verne chẳng hạn, sự việc sẽ xảy ra chính xác như thế. Còn Dostoevsky thì sẽ viết ngược lại: anh chàng đỏ mặt và đứng chôn chân ở đó. Đó là một kiểu nghịch đảo của điều hiển nhiên… Rồi trên mọi trang truyện, các nhân vật của Dostoevsky không sốt nóng thì cũng lên cơn mê sảng hoặc cuồng hứng. Nhưng ‘đời không phải như thế’.” Turgenev nói không sai, nhưng có lẽ ông chỉ nhìn thấy được cái bề ngoài (hoặc cố tình phớt lờ bản chất vì những tị hiềm cá nhân). Với xuất thân quý tộc và đời sống giàu sang phong lưu của tác giả Cha và con, ta không chắc được liệu Turgenev có thật sự hiểu cảnh khổ của những người nghèo bất hạnh hay chăng. Trong khi đó Dostoevsky xuất thân từ khu nghèo ở Moskva, thời thơ ấu không mấy êm đềm, cha hung bạo, mẹ mất sớm, thường ngày trong bệnh viện Marina vẫn thấy bao con người với đủ cung bậc đắng cay trong số phận đã ảnh hưởng đến sáng tác của ông về sau. Cái bề ngoài có vẻ kịch và vô lý đó trong các tình tiết truyện của Dostoevsky thật ra không hề giả dối hay trái thực tế; chúng nhất quán với con người và cuộc đời ông. Ông thực sự viết từ những điều đã nhìn thấy, và trên hết là từ trải nghiệm bản thân. Ông thực sự hiểu con người, đặc biệt là những kẻ bất hạnh, ở cả bình diện thân phận tủi nhục của họ đến phần nội tâm sâu kín nhất của họ. Với Dostoevsky đó chính là đời. Và điều đó cũng làm nên thiên tài của ông trong khả năng miêu tả tâm lý con người, cũng như tính kịch, tính carnival, tính trào phúng menippe trong hầu hết tác phẩm của ông nói chung và Anh em nhà Karamazov nói riêng. Cuộc đời như những tuyến kịch hằng hà sa số vừa tồn tại riêng lẻ vừa hòa quyện vào nhau mà người ta chỉ có thể bắt gặp những khoảnh khắc của cao trào ngưng đọng trong những áng văn chương vĩ đại, mà Dostoevsky chính là nghệ sĩ bậc thầy của những cao trào như thế. Một nghệ sĩ đào sâu tới tận cùng cái bi kịch cuộc đời và cái vực thẳm trong nội tâm con người, cái “nghịch đảo của điều hiển nhiên” mà Turgenev vô tình hoặc cố ý không nhận ra.

    Để xem xét một lời phê bình khác xác đáng hơn, ta có thể viện đến Vladimir Nabokov, nhà văn Mỹ gốc Nga giai đoạn sau này với những quan điểm hiện đại, tuy khắc nghiệt nhưng có phần khách quan hơn: “Sự thiếu gu của Dostoevsky, cách xử lý đơn điệu của ông với chứng nhiễu tâm của con người vào thời tiền-Freud, cái lối ông đắm chìm vào những bi kịch của nhân phẩm - tất cả những điều này thật khó để mà ngưỡng mộ. Tôi không ưa cái mánh mà những nhân vật của ông thường sử dụng, ‘đi theo tội lỗi để tìm tới Jesus’, hay nói huỵch toẹt ra như Bunin, ‘hắt Jesus tung tóe khắp nơi khắp chốn’.” Nhận xét này thật sự xác đáng, và không phải ai cũng thích điều đó ở Dostoevsky. Có thể xem đó là hạn chế của ông không?

    Như đã biết, qua thế kỷ 20, nhiều nhà phê bình đã xem xét lại tầm vóc của Dostoevsky không chỉ với tư cách nhà văn, mà còn là một triết gia, và hầu hết đều đồng ý rằng cùng với Kierkegaard, Dostoevsky chính là nhà tiên khu của chủ nghĩa hiện sinh, một trong những hệ tư tưởng nắm vị trí chủ lưu trong triết học và văn học thế kỷ 20. Mở đầu bằng Bút ký dưới hầm (mà Walter Kaufmanm khẳng định là tác phẩm văn học hiện sinh chủ nghĩa hay nhất từng được viết ra), qua một loạt vò xé nội tâm khi đứng trước tự do lựa chọn tuyệt đối như của Raskolnikov trong Tội ác và trừng phạt hay Kirilov trong Lũ người quỷ ám, qua niềm tin “Cái đẹp cứu rỗi thế giới” của hoàng thân Myshkin trong Chàng ngốc, Dostoevsky đã đưa chủ nghĩa hiện sinh vô thần của mình lên đến tận cùng trong Anh em nhà Karamazov, cụ thể là qua những đối thoại và độc thoại nội tâm của nhân vật Ivan Karamazov. Ở đây ta nhìn thấy được một mâu thuẫn nội tại của Dostoevsky, một mâu thuẫn giữa điều ông nghĩ và cái ông có thể viết ra bằng ngòi bút thiên tài của mình. Là người theo chủ nghĩa bảo thủ muốn quay về với những giá trị Nga, ông lại mở màn và báo trước sự trỗi dậy của một luồng tư tưởng cấp tiến ảnh hưởng xuyên suốt sân khấu tư tưởng thế giới trong thế kỷ 20. Căm ghét chủ nghĩa hư vô, ông lại là một trong những ông tổ của chủ nghĩa hiện sinh vô thần, thoạt nhìn có vẻ tương tự tư tưởng hư vô, mà người ta hoàn toàn có thể đánh đồng chúng với nhau bằng những nhận định hời hợt. Có một trái tim nồng nhiệt, ông lại viết ra những viễn tượng có thể khiến kẻ bàng quan thấy rợn ngợp đến lạnh người, tưởng như mọi nền tảng giá trị đều đã thành đất đá sụp lở dưới chân. Một người dường như muốn lật đổ Nhà thờ và ám sát Chúa Kitô lại được Berdyaev đánh giá là nhà văn đậm chất Cơ Đốc nhất mà mình biết, còn Nabokov và Bunin, với ít hảo cảm hơn, nói thẳng ra là “hắt Jesus tung tóe khắp nơi”. Trong chính Anh em nhà Karamazov, ta có thể thấy rõ mâu thuẫn này qua một số thất bại của ông trong việc xây dựng hình tượng nhân vật theo đúng chủ đích nghệ thuật. Trưởng lão Zosima mà Dostoevsky định xây dựng thành một bậc thông thái trong câu chuyện (qua một số thư từ cá nhân của Dostoevsky, ta có thể chắc chắn về dụng ý này) lại trở thành một ông gia thao thao những giáo điều nhạt nhẽo. Ivan Karamazov vốn đại diện cho chủ nghĩa hư vô lại trở thành nhà tư tưởng lôi cuốn nhất với bản trường ca Viên đại pháp quan tôn giáo và thiên triết luận Đại biến động địa chất. Trái tim của một vị thánh và tài năng của quỷ, dường như đó là Dostoevsky và Anh em nhà Karamazov. Ta phải hiểu những mâu thuẫn này như thế nào?

    Nhìn lại cuộc đời Dostoevsky, có thể nói rằng không có mấy quãng thời gian trong đời ông thật sự biết đến hạnh phúc. Từng bị kết án tử thời còn trẻ vì tham gia hoạt động chống đối chính quyền, ông được Sa hoàng ân xá vào phút cuối, thay bằng bốn năm lao động khổ sai ở Siberia. Đoạn đời lưu đày này khiến chứng động kinh có mầm mống từ trước ở ông trở thành căn bệnh trầm kha sẽ theo ông suốt cuộc đời. Sau cuộc hôn nhân đầu nhìn chung là bất hạnh với bà Maria Dmitrievna Isaeva và vài mối tình thoáng qua khác, ông tìm được tình yêu sau cuối của đời mình ở tuổi xế chiều qua cuộc gặp gỡ bà Anna Grigorievna Snitkina, người đã giúp ông ghi tốc ký truyện Con bạc trong mười ngày để thanh toán một món nợ ác nghiệt do chính máu đổ bác của ông gây ra. Về sau khi đã thành vợ Dostoevsky, Anna Snitkina trở thành trợ thủ đắc lực giúp ông ghi lại những sáng tác của mình. Trước cuộc hôn nhân thứ hai này, cuộc đời ông đa phần chỉ gắn liền với lao động nghệ thuật miệt mài, cảnh nợ nần túng thiếu thường xuyên, không mấy khi biết đến an nhàn hạnh phúc. Lấy bà Anna được một thời gian, ông chịu một nỗi đau lớn khác khi đứa con gái đầu lòng sớm qua đời vì bệnh viêm phổi. Nỗi đau này càng khiến ông chuyên tâm vào công việc hơn. Những tác phẩm vào giai đoạn cuối đời này là những tác phẩm hay nhất của Dostoevsky; ông càng viết càng hay, mỗi cuốn càng về cuối càng kịch tính, dường như cứ cuốn sau lại hay hơn cuốn trước, cho đến đỉnh điểm là Anh em nhà Karamazov, thiên tiểu thuyết vĩ đại kết tinh những gì tinh hoa nhất trong văn tài và tư tưởng của ông. Nabokov có lẽ có lý khi phê bình Dostoevsky “thiếu gu”, vì Nabokov thích thứ văn đẹp đẽ tinh tế như ông đã thể hiện với câu chuyện của Humbert Humbert trong tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là Lolita. Dostoevsky cũng có một câu chuyện có nét giống như vậy với nhân vật Stavroghin trong Lũ người quỷ ám, dù chỉ là một tuyến nhỏ trong một câu chuyện lớn. Chỉ là ông không có thói quen viết ra thứ văn để người ta cảm nhận là đẹp đẽ tinh tế, và có lẽ đó cũng không phải thế mạnh của ông. Ông là người mang thiên hướng cực đoan, khí chất đặc dị, cộng thêm những bi kịch cuộc đời khiến nội dung và tư tưởng truyện ông thường là sự “đắm chìm vào những bi kịch của nhân phẩm” xuyên suốt và nhất quán. Tất cả được thể hiện bằng một sự “đơn điệu” trong giọng văn, luôn cuồn cuộn đến mức bức người, nhưng không hề đơn điệu về tư tưởng: mỗi nhân vật của ông, như Ivan Fyodorovich Karamazov hay viên Đại pháp quan trong Anh em nhà Karamazov, đều là một tư tưởng gia với tiếng nói rất riêng và độc lập, hoàn toàn khu biệt với tiếng nói của tác giả, và không hề kém cạnh về vị thế cũng như tầm quan trọng. Theo Bakhtin, Dostoevsky chính là người đã phát minh ra tiểu thuyết đa thanh – đa thanh về tư tưởng, nhất quán về giọng điệu và cấu trúc nội dung. Đỉnh cao nghệ thuật tiểu thuyết của ông đã tìm được một đề tài xứng đáng nhất với nó trong Anh em nhà Karamazov. Ở bình diện hẹp, câu chuyện về một bi kịch gia đình này là cũng là bản anh hùng ca về bi kịch của xã hội Nga vào đêm trước của những xoay chuyển thời đại sẽ diễn ra mấy chục năm sau đó, thể hiện chủ nghĩa dân tộc của Dostoevsky, khao khát tìm một lối đi cho “cỗ xe tứ mã Nga” để vươn mình cùng sự phát triển của thế giới phương Tây. Ở bình diện rộng hơn, và sâu hơn, Anh em nhà Karamazov đã đẩy những tư tưởng trong Bút ký dưới hầm, Tội ác và trừng phạt, Chàng ngốc, Lũ người quỷ ám, Đầu xanh tuổi trẻ… lên đến tận cùng, một sự thách thức triệt để trước những nền tảng thâm căn cố đế của luân lý và tôn giáo, làm lung lay những cội rễ chắc chắn nhất của đức tin thông thường đến mức khiến người ta có cảm giác như hụt chân bên bờ vực, đẩy họ rơi xuống địa ngục của tư tưởng để mong chờ một ngày sẽ tái sinh. Cùng với Kierkegaard, những tác phẩm của Dostoevsky chính là điềm triệu báo trước sự xuất hiện của chủ nghĩa hiện sinh trong thế kỷ 20, một cơn lốc tinh thần của những phản tư về số phận con người và ý nghĩa của tồn tại trong cõi nhân quần – cái bi kịch chung của nhân loại khi tỉnh thức khỏi giấc mộng xoa dịu của tôn giáo, không còn sự che chở của Chúa Trời và niềm tin. Vì ngắn gọn mà nói, như lời một nhà phê bình, Chúa Trời đã bị ám sát trong Anh em nhà Karamazov.

    Vậy những mâu thuẫn đó, có lẽ là vì chính Dostoevsky cũng không biết được di sản của ông sẽ làm lay động hậu thế đến như thế nào, vì tài năng và tinh thần của ông là điều gì đó phổ quát hơn những gì trái tim ông nghĩ. Di sản đó không chỉ dành cho “cỗ xe tứ mã Nga”, mà còn là di sản chung của toàn thế giới. Đọc Dostoevsky chính là diễu qua lịch sử ngắn gọn những bi kịch chung nhất của nhân loại, là leo lên những đỉnh cao tư tưởng, và đôi khi, thâm nhập vào những vỉa tầng sâu nhất trong nội tâm con người mà trước ông, không có mấy khi có ánh sáng rọi đến chốn ấy.

    Ta hãy đọc Anh em nhà Karamazov và trải nghiệm tất cả những điều ấy.

    (Tranh : Vienna Karlskirche in the morning mist - Ludwig Hans Fischer.)
    nuadieuthuoc thích bài này.
  4. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.664
    Đã được thích:
    1.889
    [​IMG]

    Tác giả này hay ko anh
    --- Gộp bài viết: 08/01/2019, Bài cũ từ: 08/01/2019 ---
    Em thấy nên đọc đa dạng 1 chút xen kẽ với cái gout của mình. Nhưng văn học em đọc ít quá chưa biết cụ thể mình thích gì. Nhưng đầu sách nổi tiếng là điều cần lưu ý. Vì 1 quyển sách rẻ nhất cũng 70k rồi.
  5. hoa_khanh

    hoa_khanh Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    30/11/2003
    Bài viết:
    7.685
    Đã được thích:
    7.188
    Cái này chắc là vì nhu cầu sưu tập sách cũ, chứ nếu mua chỉ để đọc thì sao lại đắt như vậy?
  6. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    Cả 2, vì SĐH bản 75 của Trần Xuân Kiêm chưa tái bản. Bản dịch mới của Nhã Nam dịch giả là Lê Chu Cầu. Ông LCC lợi thế là sinh sống ở Đức, dịch theo bản Đức ngữ luôn, văn phong sáng sủa.
    Còn 1 số sách trước 75 người ta vẫn tìm mua, vì chưa được tb, hoặc khi tái bản, đã cắt bỏ hẳn những dính dáng đến chính trị
    Và chủ yếu nhất vẫn là giới buôn sách ém hàng, làm giá, tạo sách hot
    --- Gộp bài viết: 08/01/2019, Bài cũ từ: 08/01/2019 ---
    Quyển này sách sau này, 70k là đắt rồi. Bà này viết nhiều lắm, nhìn lô sách của bà là thấy ngán nên không đụng tới, nhưng cũng có nhiều quyển đạt giải nobel. Bả lấy bối cảnh Trung Quốc rất nhiều ví dụ Mấy người con trai của Vương Long... nên cũng không quan tâm.
    Bạn đọc "Zarathustra đã nói như thế" của Trần Xuân Kiêm dịch đi, có tái bản lâu rồi, trên mạng chắc cũng có.
    "Câu chuyện dòng sông" của H.Hess cũng là tp nên đọc. Cuốn này nhiều người dịch tb nhiều, nổi tiếng và phổ biến nhất là bản dịch của ni sư Trí Hải. Sư bà cũng dịch luôn Nhà khổ hạnh và gã lang thang của H.Hess. Còn có bản dịch khác là "Đôi bạn chân tình" của Vũ Đình Lưu dịch.
    Một số tp danh tiếng được ảnh ấn ở tu viện Huệ Quang:
    https://thuvienhuequang.vn/products/ke-la-o-thien-duong
    Lần cập nhật cuối: 08/01/2019
    nuadieuthuoc thích bài này.
  7. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.664
    Đã được thích:
    1.889
    Anh ko thích đọc sách Tầu à ? Sách Tầu ko có gì đáng để đọc sao ?
  8. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    Chắc là qua thời hứng thú với văn hóa tàu rồi. Về tàu thì mỗi giai đoạn nhìn về nó lại khác. Giờ có đọc thì cũng chỉ nghĩ về sách của các thiền sư Trung Hoa, hoặc Trang tử Nam Hoa kinh, quyển này trước 75 có 2 bản dịch của Nhượng Tống với Nguyễn Duy Cần. Tác phẩm mới được dịch lần đầu Phù sinh lục ký gần đây, cũng đáng chú ý.
    Ngoài ra còn nhà thơ Lý Hạ, thầy Tuệ Sỹ có viết giới thiệu với tựa Bàn tay của quỷ, nhưng chưa được in thành sách, chỉ đăng lẻ tẻ ở mấy tạp chí. Sau này có Huỳnh Ngọc Chiến viết cuốn Lý Hạ - Thi tài quỷ tài
    Tiểu thuyết hiện đại thì có Cao Hành Kiện với các quyển Linh Sơn, Thánh kinh của 1 con người.
    Hân Nhiên với Hảo nữ Trung Hoa, Thiên táng. Đàn Hương Hình của ai không nhớ, nghe nói viết về những trò tra tấn dã man của anh Tàu khựa
    Lần cập nhật cuối: 08/01/2019
    nuadieuthuoc thích bài này.
  9. nuadieuthuoc

    nuadieuthuoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/11/2015
    Bài viết:
    6.664
    Đã được thích:
    1.889
    Có gì để em quyển Ngàn Cánh Hạc
    --- Gộp bài viết: 08/01/2019, Bài cũ từ: 08/01/2019 ---
    [​IMG]


    Cho em hỏi quyển này hay bán trên mạng mà lại là sách chợ hả anh Bụt
  10. Blood_Buddha

    Blood_Buddha Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    08/12/2010
    Bài viết:
    3.041
    Đã được thích:
    2.031
    Tôi không bán. Bạn tự tìm thôi. Nếu bạn quan tâm đến văn hóa Nhật, có thể tìm thêm mấy cuốn như Samurai - Tinh thần võ sĩ đạo Nhật Bản, Kịch Nô (mới phát hành của Sao Bắc media) Mặt khác của trăng - khảo luận về Nhật Bản, của triết gia nhân học, dân tộc học Levi Struss. Về tiểu thuyết thì có bộ Ngũ luân thư, nghệ thuật làm vườn thì có cuốn Vườn Nhật, cuốn này lâu rồi, ít thấy. Lịch sử tư tưởng Nhật Bản - Thích Thiên Ân, mới tái bản theo bản trước 75

    Nhân tiện giới thiệu 1 quyển đáng đọc này, bài viết trên face của người bạn:

    * LE RETOUR DE L'ENFANT PRODIGUE | ANDRÉ GIDE.
    Bản Việt-ngữ: BỬU Ý.

    01. Trong tâm-trí tôi đang hiện ra hình-ảnh của một cậu học-sinh trong những ngày lớp 10 đang làm quen với ngôi trường cấp III nơi cậu vừa nhập học.

    2001, bao nhiêu nước đã trôi qua cầu...Cậu học-sinh lang thang trong thư-viện trường và cầm trên tay quyển sách mà hình-ảnh thứ hai trong chuỗi hình-ảnh đi kèm chỉ tới. Cái văn-phong mà lời tựa của dịch-giả Bửu Ý toát lên là một thứ văn-phong mà đối với cậu lúc ấy, nó tựa như một tiếng vọng từ một khung trời khác. Thì ra, người ta có thể viết như vậy:

    "Trở về là thất-bại của đứa con đi hoang, nhưng [là] một thất-bại động lòng người. Trên con đường tự-giác, thất-bại là chuyện thường-tình và được chia đều cho từng cá-nhân. Một lúc nào đó, đối với tôi, thất-bại có thể là một phần hình-hài bị hủy hoại; đối với anh, thất-bại có thể là một phần tâm-hồn chịu rách nát. Đối với hắn: một cuộc ra đi bất thành. Một cuộc ra đi ban đầu đầy kiêu-căng và tin-yêu của tuổi thanh-xuân, phút chốc bán đồ nhi phế, phải tiếp nối bằng một cuộc trở về tơi tả. Có ra đi, đến khi trở về, hắn mới biết mình không phải là người sinh ra cho những cuộc ra đi. Nhưng nỗi niềm hi-vọng, vốn vượt quá tri-thức và khả-năng con người, chẳng suy suyển trong lòng hắn. Hắn bây giờ hi vọng cho người khác:
    "Em hãy đi...Em mang theo tất cả hi-vọng của anh. Hãy mạnh: Quên những người ở lại; quên anh. Mong sao em chớ quay về..." " (C) Bửu Ý.

    02. 'Sự trở-về của đứa con đi-hoang' là một siêu-dụ|metaphore gồm 4|bốn màn kịch của André Gide để trình bày một vấn-đề muôn đời của nhân-loại: sự xung-đột, sự va-chạm giữa khát-vọng tự-do của tuổi trẻ với những yên-ấm bình-an của gia-đình, của truyền-thống, của sự vững-chắc của những gì đã thành. Những chiều-bề|dimension mà siêu-dụ này mang theo là vô cùng. Í-nghĩa của nó cứ thế triển nở dần theo quá-trình trưởng-thành của người đọc. Một vấn-đề không thể tát cạn, vì mỗi tình-thế cụ-thể của một thời-đoạn lại làm cho vấn-đề mang theo những sắc-diện khác. Vô cùng!

    Những độc-giả có đọc về Phật-giáo chắc chắn sẽ liên tưởng ngay đến hình-ảnh người cùng-tử trong kinh Pháp Hoa. Nhưng nếu có, thì đây cũng chỉ là một sự liên-tưởng mà thôi. Hai điển-tích này, về nội-hàm, không thể có được cái tương-ứng một-đối-một.

    03. Đơn-vị xuất-bản đã in lại bản dịch này quả đã có một cái gan cộng với sự tự-tin rất lớn vào khả-năng tiêu-thụ của sách khi ấn định cái mức phí-tổn 65.000 đVN cho một ấn-bản có đúng 68 trang sách (không tính bìa).
    nuadieuthuoc thích bài này.

Chia sẻ trang này