1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic: Thực phẩm với Sức khỏe và sắc đẹp!

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi BachHop, 07/05/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Topic: Thực phẩm với Sức khỏe và sắc đẹp!

    hi, các bạn.
    ăn theo Tháng hành động về an toàn, vệ sinh thực phẩm của các ngành chức năng! chúng ta cùng xây dựng topic này nhé! những vấn đề tương quan giữa thực phẩm đối với sức khỏe và sắc đẹp thì nhiều vô vàn, nhưng BH mong các bạn cùng nhau chắt lọc những gì được gọi là "cấp bách và báo động" nhé!
    thân ái,
    --------------------------------------------------------------------------

    Các bạn cũng đã biết nước rất quan trọng đúng không nào, ko cần học về sinh mới thấy điều này, hôm nay BH xin post 1 bài về NƯỚC!
    Chính xác hơn là 1 cuộc trao đổi của ông Nguyễn Văn Dũng, Trưởng phòng Đăng ký & Chứng nhận, Cục Quản lý Vệ sinh an toàn thực phẩm (Bộ Y tế)

    Nước chứa quá nhiều khoáng chất có thể gây hại sức khỏe
    Theo báo cáo tại hội thảo về nước khoáng mới đây, nhiều sản phẩm nước khoáng đóng chai không đảm bảo độ an toàn vì có lượng chất rắn hòa tan quá cao
    - Theo quy định, hàm lượng chất rắn hòa tan (DTS) trong nước khoáng là bao nhiêu?

    Chất rắn hòa tan trong nước khoáng bao gồm các ion vô cơ như đồng, kẽm, mangan, cyanua, thạch tín, thủy ngân, chì, fluor... Nếu vượt quá giới hạn cho phép, chúng có thể gây hại cho sức khỏe.
    - Quyết định 1626 ban hành năm 1997 của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về nước khoáng thiên nhiên đóng chai không giới hạn về hàm lượng DTS tối đa và tối thiểu. Điều này dẫn đến hiện tượng sản phẩm có hàm lượng khoáng quá cao không được cảnh báo, không có hướng dẫn cụ thể trên nhãn cho người tiêu dùng.

    Hiện tại, Bộ Y tế chưa có quy định cụ thể về tiêu chuẩn phân biệt nước khoáng giải khát và nước khoáng chữa bệnh, nhưng căn cứ quy định về hàm lượng TDS trong nước uống (không quá 1.000 mg/lít), có thể hiểu rằng:

    + Những sản phẩm với hàm lượng DTS dưới 1.000 mg/lít có thể dùng để giải khát thường xuyên, không giới hạn số lượng.

    + Những sản phẩm chứa hơn 1.000 mg DTS/lít có thể dùng để chữa một số bệnh, hoặc bổ sung chất khoáng cho người lao động nặng và vận động viên (vì họ mất một lượng muối khoáng lớn qua mồ hôi). Tuy nhiên, nước này sẽ nguy hiểm cho người bị bệnh thận, sỏi túi mật. Ngay người bình thường cũng không nên uống quá 500 ml/ngày.

    - Người tiêu dùng có thể dựa vào dấu hiệu nào để nhận biết loại nước khoáng thích hợp với mình?

    - Nhiều loại nước khoáng phổ biến trên thị trường hiện nay có hàm lượng DTS trên 1.500 mg/lít (thậm chí 2.000-3.000 mg/lít), như một số loại nước của Vĩnh Hảo, Quang Hanh, Đa Kai... Theo quyết định 1626, những loại nước khoáng có hàm lượng DTS dưới 500 mg/lít phải ghi trên nhãn bao bì là "hàm lượng khoáng thấp", trên 1.500 mg/lít thì ghi là "hàm lượng khoáng cao". Tuy nhiên, người tiêu dùng khó mà biết được khoáng cao hay khoáng thấp thì có tác dụng như thế nào. Vì vậy, chúng tôi đang kiến nghị để có quy định mới về nhãn mác, trên nhãn phải ghi hướng dẫn sử dụng rõ ràng: người bình thường uống bao nhiêu ml/ngày, chỉ định và chống chỉ định cho những ai...

    - Hiện có một số loại nước khoáng không được đóng chai tại nguồn. Điều này có gây hại gì cho sức khỏe người tiêu dùng ?

    - Nếu như nước khoáng không được đóng chai tại nguồn mà được dẫn theo đường ống về nơi khác để chế biến thì các chất trong ống và các mối hàn ống có thể tan vào nước (vốn nóng đến hơn 50 độ C), dễ gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây không phải là điều đáng lo ngại vì các cơ sở sản xuất nước khoáng đều xử lý nước bằng ôzon và tia cực tím (cách xử lý này không ảnh hưởng đến bản chất tự nhiên của nước khoáng). Quy định đóng chai tại nguồn được đưa ra là để tránh gian lận thương mại, chẳng hạn như tình trạng làm hàng giả.

    - Theo ông, để đảm bảo an toàn cho người dùng nước khoáng, cần có những biện pháp gì?

    - Cơ quan chức năng cần đưa ra những tiêu chuẩn rõ ràng để phân biệt nước khoáng giải khát và nước khoáng chữa bệnh. Đối với các sản phẩm có hàm lượng một số chất khoáng hay tổng lượng chất khoáng cao, Bộ Y tế cần có quy định bắt buộc ghi trên nhãn các khuyến cáo, chỉ định, hướng dẫn sử dụng cụ thể để người tiêu dùng có thể chọn lựa sản phẩm thích hợp với mình.

    Ngoài ra, cũng cần có định nghĩa rõ ràng thế nào là nguồn nước khoáng, nhằm tránh trường hợp lợi dụng sự thiếu tiêu chuẩn cụ thể về DTS để biến một nguồn nước ngầm bất kỳ thành nguồn nước khoáng.

    Nước khoáng thiên nhiên đóng chai có sự khác biệt rõ ràng với các loại nước uống thông thường bởi một số đặc trưng:
    - Chứa một số muối khoáng nhất định với các tỷ lệ tương đối giữa chúng, có mặt các nguyên tố vi lượng hoặc thành phần khác.
    - Lấy trực tiếp ở các nguồn tự nhiên từ giếng khoan của các mạch nước ngầm.
    - Bền vững về thành phần, ổn định về lưu lượng và nhiệt độ cho dù có các biến động tự nhiên.
    - Khai thác dưới các điều kiện đảm bảo duy trì độ sạch về vi sinh tại nguồn.
    - Đóng chai tại nguồn với các yêu cầu vệ sinh nghiêm ngặt.
    - Được xử lý bằng các phương pháp quy định và đáp ứng các yêu cầu chất lượng, vệ sinh quy định.
    - Không pha đường, bổ sung chất khoáng, hoặc bất kỳ một chất phụ gia nào khác, trừ khí CO2.

    (Cục Quản lý Vệ sinh An toàn Thực phẩm)

    ---------------------------------------------------------------------------------bi giờ hông biết là ăn uống như thế nào là an tòan đây?







    BachHop
  2. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Trà làm tăng cơ hội sống của người bị đau tim

    Trà cũng có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh nhồi máu cơ tim.
    Nghiên cứu mới cho thấy, những người hay uống trà dễ sống sót sau cơn đau tim hơn những người không nghiền nó. Uống 19 tách trà mỗi tuần giảm được 44% nguy cơ tử vong. Tác dụng này là do chất chống ôxy hóa trong trà đem lại.
    Các đệ tử của trà (dù là trà đen hay trà xanh, trà nóng hay trà đá) đều ít bị chết trong vòng 3-4 năm sau khi bị cơn đau tim so với những người thích dùng các đồ uống khác. Kết luận này được các nhà khoa học Mỹ đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên 1.900 bệnh nhân ở độ tuổi 60 bị một cơn đau tim. Họ được theo dõi trong vòng 4 năm, bắt đầu khoảng 4 ngày sau tai biến nói trên và được chia làm 3 nhóm:
    - Nhóm 1: Không uống trà.
    - Nhóm 2: Uống trà vừa phải (dưới 14 cốc/tuần trong vòng 1 năm trước khi bị cơn đau tim).
    - Nhóm 3: Uống nhiều (hơn 14 cốc/tuần).
    Thống kê cho thấy, bệnh nhân thuộc nhóm 2 thường dùng 2 tách trà/tuần, còn những người thuộc nhóm 3 thường dùng 19 tách/tuần. Sau gần 4 năm, 313 người tham gia nghiên cứu đã chết (chủ yếu là vì bệnh tim mạch). Các tác giả nhận thấy, bệnh nhân càng uống nhiều trà thì nguy cơ tử vong trong 4 năm sau khi bị đau tim càng thấp: Nguy cơ tử vong giảm 28% ở nhóm uống trà vừa phải và 44% ở nhóm uống nhiều trà.
    Theo các tác giả, có thể việc sử dụng nhiều flavonoid (thành phần chính của trà) đã làm giảm nguy cơ bệnh mạch vành và nguy cơ tử vong ở những người bị bệnh tim mạch.
    Flavonoid là chất chống ôxy hóa tự nhiên có trong các đồ ăn có nguồn gốc thực vật như táo, hành và súp lơ xanh...
    (theo BBC)

    BachHop
  3. mymelody

    mymelody Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Những thực phẩm giúp giã rượu

    Cà phê đặc có thể giúp giã rượu.
    Khi bị say rượu, có thể ăn 2 lòng trắng trứng gà còn tươi. Chất cồn chưa bị hấp thu trong dạ dày khi gặp protein trong lòng trắng trứng sẽ bị kết tủa. Điều này không chỉ giảm bớt lượng rượu được hấp thu mà còn tránh hiện tượng bỏng niêm mạc dạ dày do rượu.
    Sau đây là một số cách giã rượu khác bằng đồ ăn thức uống:
    - Giấm 60 g, đường đỏ 15 g, gừng 3 lát giã nát, hòa lẫn rồi cho uống.
    - Búp rau cải trắng rửa sạch, thái sợi, cho đường và giấm để ăn, một lát sau sẽ giã rượu.
    - Củ cải sống giã nát, vắt lấy nước, thêm chút đường đỏ cho dễ uống, uống liên tục nhiều lần sẽ tỉnh ra.
    - Củ mã thầy rửa sạch, gọt vỏ, ăn sống hoặc giã lấy nước uống.
    - Mía rửa sạch, róc vỏ, ép hoặc nghiền nát, chắt lấy nước cho người say uống dần, vài lần sẽ tỉnh.
    - Đậu xanh 100 g, cam thảo 12 g ninh nhừ, ăn cả nước lẫn cái.
    - Mứt hồng ăn 2-4 quả một lần, uống nước nóng. Cũng có thể giã nát hồng cho ăn hoặc cho ăn cả quả.
    - Đậu chao (đậu phụ để chua) 30 g, hành khô 5 củ, nấu canh ăn cả nước lẫn cái.
    - Cà phê đặc cho uống nhiều lần, dùng khi người say có hiện tượng thiếp đi.
    - Trà đặc uống nhiều lần. Chất tanin trong trà có thể khử độc cồn cấp tính, chữa trị các hiện tượng hôn mê, ức chế hô hấp.
    - Uống nước cơm: Cồn gặp nước cơm sẽ tạo nên hiện tượng kết tủa, từ đó có thể giảm bớt lượng cồn bị hấp thu.
    - Củ sắn dây 25-50 g (hoặc hoa sắn dây 10-15 g) nấu nước uống.
    - Giã một ít khoai lang sống, trộn với một ít đường để ăn.
    - Ngó sen tươi thái thành sợi, thành miếng, trộn với đường và giấm để ăn. Cũng có thể giã ngó sen, vắt lấy nước uống.
    - Rau cần vắt lấy nước uống, không những có thể giã rượu mà còn giúp người say không bị choáng váng khi tỉnh rượu.
    - Cam hoặc quýt 5 quả vắt lấy nước uống.
    - Trứng muối một quả, ăn từ từ với giấm.
    - Ăn các loại quả chua như vải, táo tây, cam, quýt hoặc dâu tươi. Nếu không có quả tươi, có thể lấy quả khô đun với nước, cho đường vào uống.
    Không nên uống nước có ga
    Một số người cho rằng loại nước này cũng có thể hoá giải rượu tốt. Đây là quan niệm rất sai lầm vì ga có thể làm cho cồn nhanh chóng lan toả khắp người và sinh ra một lượng lớn CO2, rất có hại cho dạ dày, ruột, gan, thận. Ngoài ra, chất này còn ảnh hưởng đến tim và hệ thống thần kinh trung ương, gây nên tình trạng hưng phấn quá mức hoặc hôn mê, thậm chí dẫn đến tử vong. Vì vậy, khi say rượu, tuyệt đối không được uống nước có ga.
    Lao Động, Khoa Học & Phát Triển
    Mymelody
  4. BachHop

    BachHop Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2001
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    1
    Súp lơ xanh giúp điều trị bệnh viêm loét và ung thư dạ dày

    Giáo sư Talalay cổ xúy cho việc dùng mầm súp lơ xanh.
    Thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy, thành phần sulforaphane trong cây súp lơ xanh và mầm của nó có thể giết chết vi khuẩn helicobacter pylori (HP) - thủ phạm chính gây loét dạ dày và phần lớn các ca ung thư ở bộ phận này.
    Khi nghiên cứu trên chuột, các nhà khoa học tại Đại học Johns Hopkins (Mỹ) phát hiện ra rằng, sulforaphane tiêu diệt được cả vi khuẩn HP vẫn kháng lại kháng sinh thông thường. Hóa chất này có thể truy quét vi khuẩn nằm ngoài lẫn nằm trong tế bào. Điều này rất quan trọng vì thông thường, HP hay ẩn nấp trong các tế bào lót của niêm mạc dạ dày, khiến bệnh khó lành.
    Jed Fahey, Trường Y Đại học Johns Hopkins, người chủ trì nghiên cứu, cho biết, nồng độ
    Mầm súp lơ xanh là những cây non 3 ngày tuổi.
    sulforaphane được dùng trong thử nghiệm hoàn toàn có thể đạt được bằng cách ăn rau súp lơ xanh hay mầm của nó. Hiện các nhà khoa học vẫn chưa biết rau có đem lại hiệu quả tương tự ở người hay không và nếu có thì phải dùng bao nhiêu rau mỗi ngày mới đủ. Kết luận này sẽ chỉ được đưa ra sau những nghiên cứu dài hạn trên người.
    Theo ông Fahey, tại một số vùng của Trung và Nam Mỹ, châu Phi và châu Á, có tới 80-90% người dân nhiễm HP - vi khuẩn liên quan đến đói nghèo và vệ sinh yếu kém. Bệnh có thể được chữa khỏi bằng kháng sinh nhưng với nhiều người, thuốc vẫn còn quá đắt. Đó là chưa kể tới những ảnh hưởng xấu của thuốc đối với sức khỏe người bệnh.
    Trước đó, bác sĩ Paul Talalay, giáo sư tại Đại học Johns Hopkins, đã chứng minh được rằng sulforaphane rất hiệu quả trong điều trị ung thư. Ông nói: "Tôi hoàn toàn tin tưởng khi đề nghị mọi người ăn nhiều rau và hoa quả, nhất là các rau họ cải như súp lơ xanh. Những thực phẩm này an toàn và có lợi cho sức khỏe"
    Bác sĩ Carlos Quiros, Đại học California, cho biết, sulforaphane có hàm lượng rất khác nhau trong các loại súp lơ xanh. Hiện ông đang phát triển những giống súp lơ giàu sulforaphane. Nghiên cứu đăng trên tạp chí Biên bản Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ, số ra hôm nay.
    (theo AP)

    BachHop

Chia sẻ trang này