1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic về các loại tên lửa đất đối đất ( surface-to-surface missile )

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi Su35FlankerE, 30/04/2009.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tombuys

    tombuys Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    06/08/2007
    Bài viết:
    4.447
    Đã được thích:
    3.371
    Dạo này sao thấy topic nào cũng bị "ế" thế nhỉ? Thấy các bác vào cũng nhiều, nhưng chủ yếu cưỡi ngựa xem hoa. Em thì lại hơi rảnh nên sưu tầm rát nhiều đồ chơi, góp với bác thêm cái nữa cho vui topic:
    Tên lửa đất-đối-đất Shahab-3 (Iran):
    [​IMG]
    Shahab-3 được nghiên cứu và phát triển từ mẫu tên lửa Nodong của Bắc Triều Tiên. Với tầm bắn từ 1.300 km-2.000 km, nó có khả năng mang một đầu đạn hạt nhân và bắn tới bất cứ địa điểm nào trên lãnh thổ Israel hay 32 căn cứ quân sự của Mỹ tại Trung Đông. Tên lửa tầm trung Shahab-3 sử dụng nguyên liệu rắn.
    -Action:
    [​IMG]
    -Bán kính tiêu diệt:
    [​IMG]
  2. thtcaymamtep

    thtcaymamtep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2008
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    1
    Chuện này bình thường: các bác già chơi mãi cũng chán hay hết vốn. Có bác thì bận, có bác thì giận :D....Trông chờ vào tài năng của newbie thôi
  3. huntercuccu

    huntercuccu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/03/2008
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    1
  4. Su35FlankerE

    Su35FlankerE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO CHIẾN LƯỢC- CHIẾN THUẬT TẦM NGẮN ISKANDER
    [​IMG]
    Iskander ( NATO gọi là SS 26 Stone) là hệ thống tên lửa đạn đạo di động tầm ngắn tân tiến của Nga, sử dụng nhiên liệu rắn, được bắt đầu trang bị trong quân đội Nga từ năm 2006.
    Hiện nay, có Iskander có 2 phiên bản chính là Iskander M ( phiên bản cho quân đội Nga ) và Iskander E ( phiên bản để xuất khẩu ), ngoài ra còn có phiên bản mới nhất- Iskander K vẫn đang trong quá trình thử nghiệm .
    Tên lửa Iskander được đặt trong bộ phóng thẳng đứng cơ động, có khả năng đem cùng lúc 1-2 tên lửa. Tên lửa được trang bị công nghệ "tàng hình"plazma (hoàn toàn khác với công nghệ ?otàng hình? của người Mỹ ) và có khả năng tự thay đổi quỹ đạo bay.
    Tên lửa Iskander còn được lắp hệ thống điều khiển đặc biệt, nên có thể cơ động rất linh hoạt. Vì thế, hệ thống phòng không của đối phương rất khó đánh chặn, nếu không muốn nói là không thể, bởi trong khi ?obay lượn như chim?, độ quá tải của Iskander có thể vượt quá 20-30 lần sức hút của Trái Đất, trong khi đó những kiểu tên lửa phòng không đánh chặn của Mỹ và NATO chỉ có thể chịu được mức độ quá tải 3-4 lần. Để xác định mục tiêu bắn cho tổ hợp tên lửa Iskander, có thể sử dụng vệ tinh do thám bay trên quỹ đạo quanh Trái Đất, máy bay trinh sát, hoặc thậm chí cả những người lính đặc nhiệm hoạt động đơn lẻ.
    [​IMG]
    [​IMG]

    Các thành phần cấu tạo nên 1 hệ thống Iskander
    Tại một cuộc họp báo được tổ chức ở Moscow gần đây, Cục trưởng Cục vũ khí tên lửa và pháo binh của quân đội Nga, thượng tướng Zariski, tuyên bố rằng, tên lửa Iskander sẽ được đưa vào sản xuất hàng loạt trước năm 2010.
    Theo số liệu của chính các chuyên gia trong Hiệp hội các nhà khoa học Mỹ, tên lửa Iskander có những tính năng độc nhất vô nhị, khả năng ưu việt và hiệu quả gấp 5-8 lần so với các tên lửa cùng loại của các nước ngoài.
    Các chuyên gia quân sự của Mỹ nhận xét rằng, họ không thể phát hiện được bất kỳ thành phần nào trong toàn bộ tổ hợp tên lửa, từ dàn phóng cơ động, đến xe vận tải làm nhiệm vụ lắp đạn và chỉ huy cũng như trạm cơ động thu thập thông tin.
    Để xác định mục tiêu bắn cho tổ hợp tên lửa Iskander, có thể sử dụng vệ tinh do thám bay trên quỹ đạo quanh Trái Đất, máy bay trinh sát, hoặc thậm chí cả những người lính đặc nhiệm hoạt động đơn lẻ.
    Theo đánh giá của các chuyên gia quân sự Mỹ, chỉ cần vài tổ hợp tên lửa Iskander cũng có khả năng thay đổi so sánh lực lượng trong bất kỳ cuộc xung đột khu vực nào. Hiện nay, tổ hợp tên lửa Iskander đã được nhiều nước chú ý như Malaysia, Syri, Các tiểu vương quốc Ảrập thống nhất , Vênezuela, Ấn Độ...... Nga đang xem xét xuất khẩu loại tên lửa này tới Singapore, Nam Hàn, Việt Nam , Kuwait, Algeria......
    [​IMG]
    Các thông số kĩ thuật cơ bản :
    Loại : tên lửa đạn đạo chiến lược -chiến thuật tầm ngắn
    Đưa vào biên chế : 2006
    Quốc gia : LB Nga.
    Thiết kế : KBM (KB Mashynostroyeniya (Kolomna))
    Nặng : 3,800 kg
    Dài : 7200 mm
    Đường Kính : 950 mm
    Bệ phóng nặng : 40 tấn .
    Cơ số tên lửa mang theo : 1-2 quả tên lửa.
    Tải trọng mang vác của mỗi tên lửa : 450 kg ( Iskander E )

    Tầm bắn tuỳ từng phiên bản :
    -Iskander-M missile: min : 50km , max :400 km
    -Iskander-E missile: 280 km
    Độ lệch : 5-7 m ( Iskander M )
    30 - 70 m ( với Iskander-E nếu ko có homing system )
    Thời gian chuẩn bị phóng : 4-16 phút
    Thời gian chuyển giữa 2 lần phóng : 1 phút .
    Tuổi thọ : 10 năm.
    Được Su35FlankerE sửa chữa / chuyển vào 21:02 ngày 23/05/2009
  5. Su35FlankerE

    Su35FlankerE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Đổi không khí 1 chút với hàng Ấn :
    GIA ĐÌNH TÊN LỬA AGNI của ẤN ĐỘ
    [​IMG]
    Agni là một gia đình các tên lửa đạn đạo tầm trung được phát triển trong chương trình IGMDP (Integrated Guided Missile Development Program ) của Bộ Quốc Phòng Ấn Độ .Tính đến hết năm 2008, gia đình Agni gồm 3 biến thể chính đã đi vào hoạt động : Agni I/ II/ III.

    Agni I : tên lửa đạn đạo tầm ngắn , tầm bắn khoảng 700-800 km.
    Agni II : tên lửa đạn đạo tầm trung , tầm bắn khoảng 2500 km
    Agni III : tên lửa đạn đọa tầm trung- xa ,có tầm bắn vào khoảng 3500 km
    Trong tương lai, sẽ có thêm biến thể Agni V ( đang được phát triển ) , đây sẽ là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đầu tiên của Ấn Độ với tầm bắn khoảng 5000- 6000 km .
    Agni-I lần đầu tiên được thử nghiệm tại Chandipur trong năm 1989, và có khả năng mang theo một đầu đạn nặng 1000 kg hoặc một đầu đạn hạt nhân . Đây là tên lửa đạn đạo 1-2 giai đoạn ( tùy theo phạm vi mà nó vươn tới ).

    Agni I có tầm bắn 700-800km trong khi Agni II có tầm bắn 2,000 ?"2,500 km , được thiết kế để khống chế các mục tiêu ở Pakistan và phía Tây , Tây Nam TQ .Với sự thành công của các lần bắn thử Agni III , với tầm bắn 3500 km, nhiều thành phố chính của TQ trong đó có cả Bắc Kinh và Thượng Hải rơi vào tầm bắn của tên lửa Ấn Độ .
    [​IMG]
    Tầm hoạt động của tên lửa Agni III

    Agni-III là tên lửa thứ 3 trong gia đình tên lửa Agni . Nó đã được thử nghiệm vào tháng bảy 9, 2006 từ đảo Wheeler ngoài bờ biển đông của bang Orissa. Sau khi khởi động, nó đã được thông báo rằng giai đoạn thứ hai của tên lửa đã không thể tách rời và tên lửa đã giảm mục tiêu ngắn hạn của nó. Agni-III đã được thử nghiệm trên một lần nữa tháng 4/ 2007, lần này thành công, từ đảo Wheeler ngoài bờ biển Orissa. Năm 2008, Ấn Độ lại bắn thử thành công tên lửa này . Điều này đã giúp cho Ấn độ nâng cao đáng kể tầm hoạt động của lực lượng hạt nhân chiến lược .
    [​IMG]
    Gia đình Agni
    ( còn tiếp )

  6. Su35FlankerE

    Su35FlankerE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    ( tiếp theo )

    Các đợt thử nghiệm về sau đã cho thấy sai số vòng tròn của tên lửa AGNI III so với mục tiêu chỉ có 40 m . Nếu điều này được xác nhận, AGNI III sẽ trở thành tên lửa đạn đạo độ chính xác cao nhất so với các tên lửa đạn đạo cùng loại trên thế giới , điều này có ý nghĩa vô cùng lớn vì nó sẽ tăng thêm khả năng tiêu diệt của tên lửa , cho phép Ấn Độ chỉ cần sử dụng những đầu đạn hạt nhân cỡ nhỏ cũng có thể hủy diệt được mục tiêu . Và như vậy, với tải trọng nhỏ hơn ( tức là dầu đạn mang theo nhỏ hơn ), tên lửa AGNI III hoàn toàn có thể vươn xa và tiêu diệt tốt những mục tiêu chiến lược bên ngoài phạm vi 3500 km .

    AGNI I
    Là tên lửa đạn đạo đầu tiên và cũng là loại có tầm bắn ngắn nhất trong các tên lửa AGNI ( 700- 800 km )
    [​IMG]

    Agni-I lần đầu tiên được thử nghiệm tại Chandipur trong năm 1989, và có khả năng mang theo một đầu đạn 1000 kg hoặc một đầu đạn hạt nhân . Tên lửa có 1-2 giai đoạn ( tùy theo phạm vi nó vươn tới ) .
    Đây là tên lửa nhiên liệu rắn , đơn tầng , thuộc loại tên lửa đạn đạo tầm ngắn . Nó được thiết kế để sử dụng cho các mục tiêu ở Pakistan , sự cần thiết phải phát triển 1 loại tên lửa như AGNI I đã được ẤN Độ nhận thấy sau chiến tranh Kargil với Pakistan . DRDO ( Defence Research and Development Organization ) đã mất 18 tháng để phát triển AGNI I . Tên lửa cao 15 m , nặng 12 tấn cho phép nó mang cả đầu đạn thông thường ( 1000 kg ) và đầu đạn hạt nhân .
    Các thông số kĩ thuật cơ bản :
    Loại : tên lửa đạn đạo tầm ngắn .
    Quốc gia : Ấn Độ .
    Đưa vào biên chế : tháng 11/ 1999.
    Thiết kế : DRDO, BDL.
    Chi phí cho 1 quả tên lửa : 5.6-7.9 million (USD)
    Nặng : 12,000 kg
    Dài : 15m
    Đường kính : 1.0 m
    Đầu đạn : hạt nhân ( 15-250 KT ) hoặc đầu đạn thông thường
    Số tầng : 1

    Tầm bắn : 700- 800 km .
    Hệ thống dẫn đường : INS (Inertial Navigation System) hoặc GPS .
    Tên lửa phóng trên bệ phóng di động .
    ( còn tiếp )
  7. Su35FlankerE

    Su35FlankerE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    AGNI II Missile.

    [​IMG]
    Nếu như AGNI I là tên lửa đạn đạo tầm ngắn với 1 giai đoạn động cơ thì AGNI II là tên lửa đạn đạo tầm trung với tầm phóng lên đến 2500 km và có 2 giai đoạn động cơ sử dụng nhiên liệu rắn .
    Trong khoảng thời gian đầu những năm 90, mối đe dọa an ninh đến từ 2 nước láng giềng là TQ và Pakistan tăng lên do 2 nước này hợp tác, cùng đẩy mạnh chương trình hạt nhân của mình ( lúc đó, Pak chưa có vũ kí hạt nhân ), điều đó đòi hỏi Ấn Độ phải đẩy mạnh chương trình nghiên cứu và chế tạo tên lửa đạn đạo AGNI tầm xa hơn, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân để đủ sức răn đe, bảo vệ quền lợi quốc gia trong trường hợp cần thiết .
    Agni- II lần đầu tiên được bắn thử vào 11 Tháng tư 1999 lúc 9.47 am IST (giờ tiêu chuẩn Ấn Độ) và các lần thử sau đó được tiến hành cho tới năm 2001. Trong các lần bắn thử, tầm bắn của tên lửa đạt được từ 2000- 2100 km .
    [​IMG]
    Sự phát triển và triển khai nhanh của AGNI II chủ yếu dựa vào chương trình tên lửa AGNI-TD có từ trước đó đã cung cấp vật liệu , công nghệ, thiết kế cho các tên lửa tầm xa ( về cơ bản, 2 tầng nhiên liệu của AGNI II giống như của AGNI TD ). Vì vậy, khi quyết định sản xuất hàng loạt hệ các tên lửa đạn đạo AGNI được thông qua, một số thiết kế , điều chỉnh cơ bản đã được hoàn thiện ( trông đó có cả tầng nhiên liệu rắn thứ 2 cho tên lửa này ).
    Agni- IIAT là một phiên bản tiên tiến hơn của Agni- II với nguyên , nhiên liệu sử dụng phức tạp hơn , chế độ phụt lửa ,vận hành tiên tiến, tầm bắn xa hơn .
    Các tên lửa AGNI II có thể sẵn sàng phóng trong 15 phút ( ít hơn nhiều so với thế hệ các tên lửa AGNI TD ). Tháng 7/2001, bộ trưởng quốc phòng ẤN Độ Jaswant Singh thông báo tên lửa AGNI II đã sẵn sàng để sản xuất hàng loạt trong giai đoạn 2001-2002.
    Các thông số kĩ thuật cơ bản :
    Loại : tên lửa đạn đọa tầm trung
    Quốc gia : Ấn Độ
    Bắt đầu đưa vào biên chế : 2004
    Thiết kế, sản xuất : DRDO ( Defence Research and Development Organisation) & BDL ( Bharat Dynamics Limited )
    Nặng : 16,000 kg (Agni-II)
    Dài : 20 m
    Đường kính : 1.0 m
    Đầu đạn : hạt nhân ( 15- 250 kt ) hoặc đầu đạn thông thường .
    Hoạt động : 2 giai đoạn nhiên liệu rắn .
    Tầm bắn :2500 km
    Tốc độ : 7- 8 km /s
    Độ cao : > 90km
    Hệ thống định vị , chỉ dẫn : INS hoặc GPS .

    Bệ phóng : di động

    Được Su35FlankerE sửa chữa / chuyển vào 13:08 ngày 28/05/2009
  8. Su35FlankerE

    Su35FlankerE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    AGNI III
    [​IMG]
    AGNI III là tên lửa đạn đạo tầm trung- xa , được phát triển từ AGNI II , tên lửa này có tầm bắn tới 3500 km , cho phép nó vươn tới hầu khắp các thành phố chính của TQ ( kể cả Bắc kinh Và Thượng Hải ) . Bởi vậy ,Agni- III được cho là sẽ trở thành tên lửa chiến lược của Ấn Độ chống lại các mối đe dọa hạt nhân từ phía TQ cũng như Pakistan
    Tên lửa này được thiết kế bởi DRDO ( Defence Research and Development Organisation ) , nó có 2 tầng đẩy , có khả năng mang vũ khí hạt nhân .
    [​IMG]
    2 tầng đẩy của AGNI III có đường kính là 2 m, tầng đẩy thứ nhất dài 7.7 m, nặng 32 tấn , tầng đẩy thứ 2 dài 3.3 m, nặng 10 tấn . Tầm bắn của tên lửa có thể lên đến trên 4500 km với tải trọng mang theo là 2490 kg
    DRDO đang thiết kế một phiên bản sử dụng cho tàu ngầm của AGNI III, dự kiến nó sẽ được thử trong thời gian tới .
    [​IMG]
    Lần thử tên lửa đầu tiên được tiến hành vào 9/ 7/ 2006 ở đảo Wheelers., nhưng kết quả của lần thử này ko như mong đợi của quân đội Ấn .Agni-III đã được thử nghiệm lại vào 12 tháng tư, 2007 vẫn từ đảo Wheeler ngoài bờ biển Orissa. Lần này,việc bắn thử thành công, tên lửa bay xa hơn 3000 km . Điều đó cho phép mở rộng tầm hoạt động của lực lượng hạt nhân Ấn Độ . Tiếp sau đó, Agni III đã được thử nghiệm thành công lần thứ ba vào tháng 7, 2008 ,ở Balasore, Orissa, tên lửa đã đáp ứng được tất cả các thông số như trong thiết kế .
    Ngoài ra , độ chính xác của AGNI III là khá cao , nếu được xác nhận, nó sẽ trở thành tên lửa đạn đạo có độ chính xác cao nhất so với các tên lửa đạn đạo cùng loại trên thế giới .
    [​IMG]
    Đợt thử nghiệm thành công vào tháng 7/ 2008 đã mở đường cho ẤN Độ nghiên cứu và phát triển tên lửa đạn đạo AGNI V có tầm bắn lên đến 5000- 6000 km trong tương lai .
    Các thông số kĩ thuật cơ bản :
    Loại : tên lửa đạn đạo tầm trung- xa .
    Quốc gia : Ấn Độ .
    Thiết kế, chế tạo : DRDO, BDL.
    Dài : 16 m
    Đường kính : 2.0 m
    Đầu đạn : hạt nhân ( 15- 250 kt ) hoặc đầu đạn thông thường .
    Tầm bắn : 3500 km - 5500 km
    Độ cao : trên 90 km
    Tốc độ : 5-6 km/s
    Hệ thống định vị : INS, GPS .
    Được Su35FlankerE sửa chữa / chuyển vào 13:00 ngày 29/05/2009
  9. Su35FlankerE

    Su35FlankerE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO TẦM NGẮN SS 21 Scarab
    [​IMG]
    [​IMG]
    OTR-21 Tochka hay SS 21 Scarab là một tên lửa đạn đạo chiến thuật tầm ngắn của Liên bang Xô viết, được đưa vào sử dụng từ năm 1976. Đây là tên lửa đạn đạo di động, được đặt trên xe 9P129 phóng theo chiều thẳng đứng .Nó sử dụng một hệ thống dẫn đường theo quán tính
    OTR-21 đã bắt đầu triển khai ở Đông Đức năm 1981, thay thế cho tên lửa Frog đã lạc hậu
    Hệ thống tên lửa OTR-21 rất cơ động, được thiết kế để có thể triển khai cùng các đơn vị khác của bộ binh trên chiến trường.Trong khi Frog-7 là loại tên lửa tương đối lớn và không chính xác thì OTR-21 là loại nhỏ gọn hơn nhiều, có thể tấn công một cách chính xác vào các vị trí chiến thuật của kẻ thù như :những trạm điều khiển, cầu, kho, bãi, những nơi tập trung quân ,sân bay.....v...v.. Tên lửa này có thể mang đầu đạn Hạt Nhân (cỡ nhỏ ), đầu đạn sinh học, hóa học. Việc sử dụng nhiên liệu rắn giúp nó bảo trì và triển khai dễ dàng .
    Các đơn vị tên lửa OTR-21 thường là cấp lữ đoàn. Có 18 người phóng , điều khiển tên lưả trong một lữ đoàn, mỗi người được cung cấp 2 -3 tên lửa . Các xe chở tên lửa có thể di chuyển cả trên cạn ( tốc độ 60 km/h ) và dưới nước ( 8 km/h )
    [​IMG]

    Có 3 biến thể Scarab đã được tạo ra :
    - Scarab A : được đưa vào phục vụ trong quân đội LX từ 1975 , có thể mang ba kiểu đầu đạn :

    +Đầu đạn HE 482 kg (1,060 lb)
    +Fragmentation ( bán kính phá huỷ 200m )
    +Hạt nhân
    Tầm bắn tối thiểu : 15 km, tối đa : 70 km, độ lệch vòng tròn : 150 m
    - Scarab B : xuất hiện năm 1989 , tầm bắn được nâng lên 120 km, độ lệch vòng tròn < 95 .
    - Scarab C :đã được phát triển trong những năm 1990, tầm bắn lên tới 185 km, độ lệch vòng tròn giảm , tên lửa nặng :1.800 kg
    Ngoài ra, Triều Tiên cũng có phát triển một biến thể khác của tên lửa này, loại KN 2
    Có ít nhất 15 tên lửa được Nga sử dụng trong thời gian chiến tranh Nam Ossetia năm 2008 . Ngoài ra còn có nghi vấn là Nga dùng nó trong chiến tranh Chechen năm 1999 gây ra nhiều tổn thất .
    Các thông số kĩ thuật cơ bản :
    Loại : tên lửa đạn đạo chiến thuật .
    Quốc gia : Nga .
    Trong biên chế : 1976 (Scarab A)
    1986 (Scarab B)
    Thiết kế, sản xuất : KBM (Kolomna)
    Nặng : 2,000 kg (4,400 lb) Scarab A
    2,010 kg (4,400 lb) Scarab B
    Dài: 6.4 m (21 ft)
    Đường kính :0.65 m (2 ft 2 in)
    Đầu đạn : hạt nhân ( 100 kt ), sinh học, hoá học.
    Tầm bắn : 70 km (43 mi) Scarab A
    120 km (75 mi) Scarab B
    Tốc độ : 1.8 km/s (1.1 mi/s)
    Hệ thống dẫn hướng :GLONASS
    Bệ phóng : xe di động .
    Được Su35FlankerE sửa chữa / chuyển vào 20:35 ngày 31/05/2009
  10. Su35FlankerE

    Su35FlankerE Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2009
    Bài viết:
    493
    Đã được thích:
    0
    Tiếp tục với hàng Ấn ,hình như VN đang ngỏ ý muốn mua con này .
    TÊN LỬA ĐẠN ĐẠO TẦM NGẮN PRITHVI
    [​IMG]
    Prithvi là một tên lửa đạn đạo tầm ngắn (SRBM) được phát triển bởi DRDO (của) Ấn Độ .
    Năm 1983, chính phủ ấn Độ giới thiệu chương trình phát triển tên lửa có điều khiển Tổng hợp nhằm mục đích cuối cùng là đưa Ấn Độ trở thành quốc gia có khả năng tự sản xuất hoàn toàn các loại tên lửa đạn đạo ,tên lửa đất đối đất, đất đối không..v..v...
    Prithvi là tên lửa đầu tiên trong chương trình chế tạo tên lửa trên. Trước đó, DRDO đã cố gắng cải tiến thử SA 2 ( tên lửa đất đối không ) theo dự án Devil . Công nghệ chế tạo động cơ đẩy của Prithvi là dựa trên thiết kế trước đó của SA 2 .
    Các biến thể của Prithvi sử dụng nhiên liệu lỏng, nhiên liệu rắn hoặc cả 2.Phát triển như một tên lửa chiến trường, nó đã có thể mang một đầu đạn hạt nhân trong vai trò như một vũ khí hạt nhân chiến thuật.
    [​IMG]
    Các tên lửa Prithvi phát triển ra 3 biến thể, được sử dụng bởi quân đội Ấn Độ, không quân và hải quân Ấn Độ . Khung dự án ban đầu của chương trình phát triển tên lửa có điều khiển Tổng hợp phác thảo các biến thể theo cách sau đây.
    [​IMG]
    Prithvi I (SS-150) : sử dụng cho quân đội Ấn Độ với tầm bắn 150 km, tải trọng mang theo đạt 1.000 kg
    Prithvi II (SS-250) : phiên bản cho không quân Ấn với tầm bắn 250km, tải trọng mang theo 500 kg )
    Prithvi III ( SS-350): phiên bản cho hải quân Ấn , tầm bắn 350 km cùng tải trọng mang theo 500kg .
    Dhanush là một phiên bản hải quân của Prithvi mà có thể duoc ban từ tàu. Một số nguồn cho rằng Dhanush là một hệ thống bao gồm nền tảng ổn định và co the ban cả Prithvi II lẫn Prithvi III từ tàu. Trong khi những người khác cho rằng Dhanush là một biến thể của Prithvi-II

    ( con tiep ) ,
    em tạm nghỉ vài ngày để thi tốt nghiệp .
    Được Su35FlankerE sửa chữa / chuyển vào 11:54 ngày 01/06/2009

Chia sẻ trang này