1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic về đội tuyển bóng đá Việt Nam: Buổi ra mắt không được như ý của Tavares - tân HLV đội tuyển VN

Chủ đề trong 'MUFC Sài Gòn' bởi AlexFr, 10/10/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. KIENTRUNGTK21

    KIENTRUNGTK21 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.847
    Đã được thích:
    0
    Cựu tuyển thủ quốc gia Đặng Gia Mẫn:


    ?oChúng ta đã có một trận đấu quá đau tim?


    [​IMG]

    Quốc Vượng - Người ghi bàn đầu tiên cho Olympic VN
    Chắc hẳn đó không chỉ là cảm xúc của riêng ông Mẫn, mà của tất cả những ai dù trực tiếp hay gián tiếp chứng kiến trận đấu hết sức tuyệt vời, đáng nhớ, nhưng cũng hết sức đau tim vừa rồi. Ông Gia Mẫn cho biết cảm xúc của mình sau trận đấu.

    ?oOlympic VN như một thiếu nữ trẻ đẹp, được nhiều người yêu mến, nhưng mà cô nàng này lại đỏng đảnh quá. Vì thế, chúng ta, những người yêu mến ?ocô gái? đó phải biết chấp nhận hạnh phúc lẫn đau khổ khi đã ?ovướng? vào ?olưới tình? của cô ấy.
     
    Nhưng quả thật phải thú nhận rằng không gì sung sướng hơn khi được nghe tiếng còi của trọng tài kết thúc ở phút thứ 92. Một cảm giác vui sướng vỡ oà khi Thanh Bình ghi bàn ấn định tỉ số cuối cùng của trận đấu.
     
    Chắc hẳn mọi người đểu nghĩ rằng có lẽ mọi sự đã kết thúc ở bàn thắng thứ 3 của Malaysia. Trong trường hợp này, chúng ta có thể nói rằng Chúa đã thử thách lòng kiên nhẫn của người VN.
     
    Theo tôi, trận bóng này đúng là trận đi vào lịch sử bóng đá VN, và có lẽ trận thắng Thái Lan 3-0 ở Tiger 98 cũng không sướng bằng.
     
    Thế nhưng, cũng phải nói rằng các cầu thủ của chúng ta chơi không thật tập trung và ổn định. Hi vọng đó chỉ là một tai nạn hi hữu, và vì thế, ông Riedl rất cần phải có biện pháp động viên tinh thần các cầu thủ để họ có thể chơi tốt hơn trong trận chung kết. Nhưng dù sao, tôi nghĩ rằng cơn sốc sẽ qua nhanh thôi, và các cầu thủ của chúng ta sẽ tự tin bước vào trận chung kết.
     
    TintucVietnam.com
    Every day I think about you.All the time crazy for you.Tell myself again and again.I''ll be patience but then.I feel you deep in my heart.Sell my soul for just one part.Could it be ohh...that is there....What happen to me?!
  2. KIENTRUNGTK21

    KIENTRUNGTK21 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.847
    Đã được thích:
    0
    5 Gương mặt vàng của Bóng đá VN


    Minh Phương vững vàng bên hành lang phải ĐT Olympic
    Chắc chắn người hâm mộ vẫn chưa thể quên được những gương mặt vàng các cầu thủ Olympic VN trong SEA Games 22 vừa qua, một tiền đạo Văn Quyến với những cú đá hiểm hóc như làm đóng băng thủ môn đối phương, hay tiền vệ Hữu Thắng với kỹ thuật cá nhân khá hoàn chỉnh... Hãy điểm qua 5 gương mặt vàng của bóng đá VN.
    Tiền đạo Phạm Văn Quyến: sinh năm 1984, cao 1,66m, nặng 61kg. Cầu thủ có năng khiếu bẩm sinh với những cú đi bóng lắt léo, xoay trở rất nhanh trong phạm vi hẹp, để rồi tiếp đó là một cú sút thần sầu xoáy vào góc cao khung thành đối phương. Hai tháng trước lúc dự SEA Games 22, Quyến đã từng sút tung lưới đội Hàn Quốc bằng bàn thắng đẹp mắt ở vòng đấu loại Giải vô địch châu Á diễn ra tại Oman. Với 4 bàn thắng ghi được ở SEA Games 22 trong hai trận gặp Thái Lan và bán kết với Malaysia, Phạm Văn Quyến xứng đáng được bình chọn ở vị trí số một của đội tuyển Olympic quốc gia.
    Tiền đạo Phan Thanh Bình: sinh năm 1986, cao 1,73m, nặng 63kg. Tên tuổi của anh được người hâm mộ Đồng Tháp nhắc đến kể từ lượt về V-League 2003 sau bàn thắng vào lưới Võ Văn Hạnh (Hoàng Anh) ngay trong lần đầu tiên xuất trận. Vào đội tuyển U-18 VN, Bình góp công lớn đưa đội lọt vào bán kết. Nhờ vậy, anh được gọi vào đội tuyển Olympic quốc gia dự SEA Games 22. Ở trận bán kết gặp Malaysia, sau lúc VN bị gỡ hòa 3-3, Phan Thanh Bình đã có cú đánh đầu ngược về phía sau khá hiểm hóc làm bó tay thủ môn đối phương, ghi bàn thắng 4-3 dọn
    đường cho đội nhà vào đá trận chung kết.
    Tiền vệ Nguyễn Hữu Thắng: sinh năm 1980, cao 1,82m, nặng 70 kg. Thủ lĩnh và là đội trưởng của đội tuyển Olympic quốc gia. Ngoài lợi thế về mặt thể hình, Thắng còn có kỹ thuật cá nhân khá hoàn chỉnh. Không chỉ phát động tấn công từ giữa sân bằng những đường chuyền dài vượt tuyến, Thắng còn là cầu thủ càn quét hiệu quả ngay trước mặt cặp trung vệ cùng tên Hoàng. Anh là con cựu danh thủ CSG Nguyễn Văn Thòn, xuất thân từ Trường Năng khiếu nghiệp vụ và từng khoác áo các CLB Bưu Điện, Quân Khu 7, Thể Công và Bưu Điện (mùa bóng 2003). Kết thúc SEA Games 22, Thắng sẽ về đầu quân cho CLB Becamex Bình
    Dương.
    Tiền vệ Phan Văn Tài Em: sinh năm 1982, nặng 64kg, cao 1,69m, nổi lên từ Tiger Cup 2002 qua sự phát hiện và rèn giũa tài năng của HLV Calisto. Đây là một tiền vệ đa năng, sức bền thể lực tốt. Nếu như ở CLB Gạch Đồng Tâm Tài Em thủ vai tiền vệ tấn công thì khi khoác áo đội tuyển quốc gia hoặc Olympic, anh thường được bố trí đá tiền vệ biên trái, tiền vệ biên phải hoặc tiền vệ trung tâm. Tại SEA Games 22, Tài Em có ba đường chuyền dẫn tới bàn thắng, trong đó có 2 bàn của Phạm Văn Quyến đều vào lưới Thái Lan.
    Hậu vệ Nguyễn Minh Phương: sinh năm 1980, cao 1,69m, nặng 62kg. Là dân Bình Phước. Sau khi cùng CSG đăng quang ngôi vô địch mùa bóng 2002, Phương xin chuyển về thi đấu cho Gạch Đồng Tâm. Năm ngoái, Phương cùng đội tuyển VN đoạt HCĐ Tiger Cup. Tròn một năm sau anh lại có thêm chiếc HCB SEA Games. Đây cũng là giải đấu cuối cùng của Phương và Nguyễn Hữu Thắng trong màu áo đội tuyển Olympic quốc gia.
    Theo Tuổi Trẻ

    Every day I think about you.All the time crazy for you.Tell myself again and again.I''ll be patience but then.I feel you deep in my heart.Sell my soul for just one part.Could it be ohh...that is there....What happen to me?!
  3. KIENTRUNGTK21

    KIENTRUNGTK21 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.847
    Đã được thích:
    0
    Chuyện "Hậu SEA Games 22":
    Cần phải xử lý thích đáng, cho dù người đó là ai



    Việc bố trí trọng tài của BTC SEA Games 22 là "vô tiền khoáng hậu" trong làng bóng đá
    Thất bại của ĐT Olympic Việt Nam trong trận CK bóng đá SEA Games 22 để lại nỗi đau cho hàng triệu người hâm mộ Việt Nam, và nó càng trở nên nhức nhối hơn khi có lý do để cho rằng thất bại này là hậu quả của những công tác yếu kém của một bộ phận lãnh đạo...
    Trong cuộc họp tổng kết mang tính chất nội bộ của đội tuyển Olympic Việt Nam trước lúc chia tay nhau sau SEA Games 22, Trưởng đoàn Nguyễn Sỹ Hiển tuyên bố: ?oTại SEA Games 21, đội Olympic VN bị loại khỏi vòng đấu bảng, nên việc lọt vào đến trận chung kết lần này là một thành công. Hơn thế, chỉ tiêu đặt ra cho đội bóng là có huy chương chứ không nói là huy chương vàng, nên tấm huy chương bạc cũng được xem là vượt chỉ tiêu? (!!). Lời tuyên bố ấy trước tập thể cầu thủ trong đội chỉ mang tính xoa dịu.
    Trên thực tế, khi ta bị loại khỏi sân chơi SEA Games 21 là ở tư thế đội khách và không đủ thời gian và điều kiện chuẩn bị cho sự thay đổi từ đội tuyển U23QG sang đội tuyển. Trong khi đó, với tư cách nước chủ nhà, với sự chuẩn bị suốt gần 2 năm qua, tham dự nhiều giải đấu lớn trong khu vực, mà thành tích thắng Hàn Quốc 1-0 ở vòng loại Asian Cup đã không cho phép chúng ta nghĩ đến một mục tiêu khiêm tốn.
    Việc lọt vào đến trận chung kết gặp Thái Lan là một thành công, nhưng lòng dân không muốn đội bóng chấp nhận rời sân trong thế người thua cuộc. Ước vọng của người hâm mộ mong muốn đội tuyển của mình giành được tấm huy chương vàng bóng đá là một ?opháp lệnh? của nhân dân, mà bất cứ ai trong đội bóng cũng hiểu điều đó.
    Vì vậy, không ngạc nhiên khi các cầu thủ của chúng ta như đổ sụp xuống thất vọng, có người bật khóc sau bàn thua ở hiệp phụ. Họ thất vọng vì đã làm người hâm mộ thất vọng. Điều đó không cho phép chúng ta chấp nhận cách diễn đạt buông xuôi của vị Trưởng đoàn hay bất cứ quan chức bóng đá nào trong bộ máy Liên đoàn để che giấu sự ngụy biện về những sai lầm của mình.
    Trở lại việc phân tích nguyên nhân thua trận chung kết, nhiều người có đặt thêm vấn đề về trọng tài chính và giám sát trọng tài trong trận đấu ấy. Điều không thể có ở bất cứ giải đấu chính thức nào trên thế giới lại diễn ra ở Việt Nam, diễn ra ngay trước mắt 4 vạn người hâm mộ trên sân Quốc gia và hàng chục triệu người hâm mộ cả nước: trận đấu đặt dưới sự giám sát của một trọng tài người Thái Lan và do trọng tài người Malaysia điều khiển chính, trong khi Thái Lan là đối thủ của chúng ta trong trận đấu và Malaysia là đội vừa bị chính chúng ta đánh bại trong trận bán kết thứ hai.
    Ai đã sắp đặt việc này? Đó là do Liên đoàn bóng đá châu Á (AFC) có trụ sở đặt tại Kuala Lumpur và do hai người Malaysia làm Chủ tịch và Tổng thư ký. Nước chủ nhà vì vậy đã lâm vào thế kẹt chăng? Nhưng cho dù nước chủ nhà không có quyền xếp lịch làm nhiệm vụ của trọng tài, vẫn có quyền nêu ý kiến như bao thành viên tham dự khác.
    Hơn thế, trong số này, chúng ta vẫn có 2 đại diện là ông Trần Duy Ly, Phó Chủ tịch LĐBĐVN, Trưởng BTC giải bóng đá tại SEA Games 22 và ông Phạm Ngọc Viễn, Tổng thư ký LĐBĐVN, điều phối viên AFC tại giải, người thường đi nước ngoài làm giám sát các giải quốc tế. Điều đó có nghĩa, chúng ta có đủ quyền và thời gian đề nghị những thay đổi chính đáng và đúng thể lệ nhằm không có hại cho đội nhà, ngoại trừ có ai đó không muốn như vậy hoặc không nhận ra điều đó (?).
    Thời gian qua, giới hâm mộ rất bức xúc về cách làm việc của một số thành viên cao cấp của Liên đoàn, nay vụ việc này như ?ogiọt nước làm tràn ly?. Mọi người đòi hỏi Ủy ban TDTT Việt Nam không dừng lại ở mỗi việc yêu cầu những người có liên quan viết tờ kiểm điểm nộp lại theo chiếu lệ, mà cần có những động thái tích cực hơn nhằm qui trách nhiệm rõ ràng với từng người.
    Tất nhiên, cơ quan quản lý Nhà nước về thể thao không thể can thiệp quá sâu vào tổ chức thể thao mang tính xã hội hóa, nhưng trong một giới hạn cho phép, những vị như Phó Chủ tịch thường trực Trần Duy Ly và Tổng thư ký Phạm Ngọc Viễn đều là cán bộ ngành được biệt phái sang làm việc tại Liên đoàn và do đó cần xem xét xử lý tinh thần trách nhiệm.
    Nếu Việt Thắng và Lương Trung Tuấn chỉ chơi cá cược bóng đá quốc tế mà phải bị treo giò, thậm chí bị tước quyền lao động nghề nghiệp cả một quãng đời thanh xuân thì việc thiếu tinh thần trách nhiệm của các quan chức cao cấp Liên đoàn gây tác hại nghiêm trọng đến thành tích của đội tuyển quốc gia, làm thất vọng hàng chục triệu người hâm mộ, mất uy tín nền bóng đá sẽ đáng xử mức phạt nào đây?
    Người hâm mộ bóng đá chân chính đang chờ câu trả lời từ phía lãnh đạo ngành TDTT.
    Theo Sài Gòn Giải phóng

    Every day I think about you.All the time crazy for you.Tell myself again and again.I''ll be patience but then.I feel you deep in my heart.Sell my soul for just one part.Could it be ohh...that is there....What happen to me?!
  4. KIENTRUNGTK21

    KIENTRUNGTK21 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.847
    Đã được thích:
    0
    HLV Alfred Riedl chào tạm biệt VN


    20g30 ngày 21-12, HLV đội tuyển Olympic VN Alfred Riedl và phu nhân đã lên đường về Áo đón Giáng sinh 2003 và năm mới 2004. Thông qua báo chí, ông bà Riedl đã gửi đến khán giả hâm mộ bóng đá VN lời chúc sức khỏe và thành đạt nhân dịp năm mới?
    Mở đầu cuộc trò chuyện cuối cùng trước khi rời VN, ông nói: ?oTôi thật sự quí trọng tình cảm mà khán giả hâm mộ VN dành cho tôi và gia đình. Có thể nói tôi đã có những ngày tháng tốt đẹp nhất trong sự nghiệp huấn luyện của mình ở VN. Và chỉ ở VN tôi mới tận hưởng được không khí bóng đá tuyệt vời. Xin chúc bóng đá VN thành công hơn trong nỗ lực hòa mình vào ngôi nhà bóng đá thế giới?.
    Ông Riedl cũng nhắn nhủ thế hệ cầu thủ Olympic VN do ông dẫn dắt hãy nỗ lực luyện tập nhiều hơn để trở thành những cầu thủ chuyên nghiệp trong tương lai: ?oTôi rất buồn khi phải xa những cầu thủ tuyệt vời như Văn Quyến, Thanh Bình, Tài Em, Hữu Thắng, Quốc Vượng? Với tôi, họ là những cầu thủ giỏi, là tương lai của bóng đá VN. Có thể nhiều người trong số họ đã xem chiếc HCB giành được ở SEA Games 22 là một cột mốc đánh dấu sự thành công trong sự nghiệp cầu thủ, nhưng tôi mong họ đừng ngủ quên trong chiến thắng?.
    Ông Riedl cũng gửi lời cảm ơn đến ông Mai Liêm Trực - chủ tịch Liên đoàn Bóng đá VN. Ông Riedl cho rằng ông Trực là vị chủ tịch mà ông kính trọng nhất trong gần bốn năm gắn bó với bóng đá VN.
    Bao giờ người hâm mộ bóng đá VN sẽ tái ngộ với ông? Trả lời câu hỏi này ông Riedl nói: ?oTrước mắt phải sau một năm nữa, khi hết hạn hợp đồng với Liên đoàn Bóng đá Palestine tôi mới có thể trả lời được câu hỏi này. Có thể sau đó tôi sẽ quay lại VN trong vai trò HLV đội tuyển hoặc một CLB nào đó. Vừa qua đã có một số CLB chuyên nghiệp ở VN ngỏ lời mời và tôi chưa hứa hẹn điều gì với bất cứ một ai. Tuy nhiên, tôi xác định nếu làm HLV một CLB thì đó chỉ là một đội bóng ở Hà Nội hoặc TP.HCM bởi tôi rất thích hai nơi này?.
    Theo Tuổi Trẻ

    Every day I think about you.All the time crazy for you.Tell myself again and again.I''ll be patience but then.I feel you deep in my heart.Sell my soul for just one part.Could it be ohh...that is there....What happen to me?!
  5. KIENTRUNGTK21

    KIENTRUNGTK21 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.847
    Đã được thích:
    0
    Bóng đá Việt Nam trước thềm 2004: Cuộc sống mới, làn sóng mới

    Sức sống của bóng đá VN trong lòng người hâm mộ
    ĐT Olympic VN đã đem lại hạnh phúc cho người hâm mộ. Họ đã có trận thắng lịch sử 1-0 trước Hàn Quốc- đội hạng tư World Cup 2002 - tại vòng loại cúp châu Á 2004. Những gì thể hiện tại SEA Games 22 đã đem lại vị thế khác cho bóng đá VN trong khu vực Đông Nam Á. Họ chính là thế hệ mới được rèn luyện trong môi trường ngày một hoàn thiện?
    Giao ca thiên niên kỷ
    Cột mốc buồn cho BĐVN khi xếp hạng tư tại cúp Tiger 2000, lần đầu tiên đội tuyển quốc gia Việt Nam trắng tay ở cúp Tiger (HCĐ giải 1996, HCB giải 1998), và cũng là dấu chấm hết cho một thế hệ tài năng Hồng Sơn, Công Minh, Hoàng Bửu, Huỳnh Đức? Cùng năm 2000 này, BĐVN gây tiếng vang tại giải U-16 châu Á khi đội U-16 quốc gia vào đến vòng bán kết với trận thắng đẹp 3-2 trước Trung Quốc. Riêng Phạm Văn Quyến được trao danh hiệu cầu thủ xuất sắc nhất giải.
    Cuối năm 2000, giải bóng đá chuyên nghiệp (BĐCN) ra đời, tạo cột mốc mới khi để lại phía sau con đường 20 năm bóng đá nghiệp kể từ giải vô địch Việt Nam lần thứ nhất tổ chức vào năm 1980.
    Lớn dần
    Cho đến hôm nay, sau ba mùa bóng chuyên nghiệp vừa làm vừa điều chỉnh, dù còn không ít vấn đề phải khắc phục, song không thể phủ nhận: BĐVN đang ngày càng chuyên nghiệp hơn.
    Nói đến BĐCN là nói về đến bóng đá kiếm ra tiền. Nhưng, trong cơn lốc bóng đá thị trường ngày nay, BĐCN lại không dễ sinh lợi. Lương cầu thủ cao ngất trời, giá chuyển nhượng kỷ lục đã dẫn đến tình trạng các câu lạc bộ ngâp nợ. Thế giới bóng đá, cụ thể là châu Âu với gần 100 năm chuyên nghiệp vẫn còn không ngừng thay đổi cho phù hợp trước sự tiến hoá của BĐCN, huống chi là BĐVN làm sao có thể đòi hỏi tuyệt đối chỉ sau tuổi lên ba mùa.
    Cuộc cách mạng bóng đá của những doanh nghiệp
    Hai người có công lớn trên con đường chuyên nghiệp hoá của BĐVN không ai khác là hai nhà doanh nghiệp Võ Quốc Thắng (Gạch Đồng Tâm) và Đoàn Nguyên Đức (Hoàng Anh Gia Lai).
    Nếu bầu Thắng là người khai hoả đặt nền tảng thế nào là một CLB BĐCN khi thành lập Công ty thể thao Đồng Tâm, đội bóng có cơ ngơi riêng để luyện tập, sinh hoạt, có chức danh Chủ tịch, Giám đốc điều hành, Giám đốc kỹ thuật, HLV trưởng; thì bầu Đức là người làm sôi động thị trường chuyển nhượng khu vực khi mời chân sút số một Đông Nam Á Kiatisak về Việt Nam thi đấu. Bầu Đức cũng là người thực hiện cuộc cải cách tiền lương cho các cầu thủ nội: thu nhập phải tương xứng với tài năng!
    Cũng hai doanh nghiệp này đã khiến cho những người điều hành BĐVN phải liên tục sửa đổi những thiếu sót trong quy chế BĐCN, đặc biệt liên quan đến điều luật chuyển nhượng cầu thủ. Với cách làm bóng đá của những doanh nghiệp, đời sống các cầu thủ khấm khá hơn, thu nhập cao hay thấp phụ thuộc vào tài năng, khác hẳn với sự cào bằng của bóng đá nghiệp dư. Vì thế mới nảy sinh hiện tượng: cầu thủ tích cực luyện tập để tranh nhau vị trí chính thức.
    Với quan điểm mới trong bóng đá, cùng sự chuẩn bị kỹ, hai đội HAGL, GĐT đã làm nên điều kỳ diệu chưa từng xảy ra trong lịch sử BĐVN. Đó là hai đội bóng hạng nhất vừa lên hạng chuyên nghiệp đã dành ngay hai vị trí vô địch và hạng nhì giải quốc gia 2003.
    Bóng đá chuyên nghiệp là thương mại
    Ở Việt Nam, BĐCN vẫn chưa thể kiếm ra đủ tiền để trang trải mọi chi phí và có lời. Ở Việt Nam, khi các doanh nghiệp làm bóng đá, họ muốn tên công ty gắn với tên cũ của đội bóng. Đơn giản bên cạnh niềm say mê bóng đá, họ bỏ tiền không ngoài mục đích đưa thương hiệu của họ đến với người tiêu dùng. HAGL, GĐT đã thắng đậm khi bước vào bóng đá. Họ tốn tiền cho bóng đá, nhưng ngược lại bóng đá giúp các sản phẩm của họ tiêu thụ mạnh trên thị trường không chỉ trong nước mà cả quốc tế.
    Sự thành công của HAGL, GĐT đã là hai mô hình để các đội còn lại trong nước noi theo. Ngân Hàng Đông Á đã giành được chữ ký của Therdsak Chaiman (Thái Lan) và cũng là cầu thủ xuất sắc nhất Champions League 2003.
    Sân cỏ Việt Nam hôm nay đã có năm HLV và 41 cầu thủ nước ngoài trong 11 câu lạc bộ V-League (ngoại trừ Thể Công). Điều đáng nói hơn, những mặt hàng ngoại đã ngày càng chất lượng hơn, cũng có nghĩa là người Việt Nam khi sắm hàng ngoại cũng đã biết chọn lựa và tránh chuyện buồn của quá khứ là thường mua hớ, mua lầm hàng dỏm với giá cao.
    BĐCN là thương mại, vì BĐCN có sôi động, có hấp dẫn, có hay đẹp thì khán giả mới đến sân vận động. Người xem đông, không khí bóng đá lan toả khắp nơi, truyền hình, báo chí cấp tập đưa tin tức, bình luận bóng đá, lập tức bóng đá sẽ buộc các doanh nghiệp phải đổ tiền vào bóng đá để các sản phẩm của mình xuất hiện trước công chúng.
    Cùng với sức sống này, trước mùa giải V-League 2004, ba đội NHĐA, Đồng Tháp và Hải Phòng đã có được nhà tài trợ mới, và thế là V-League 2004 có ba câu lạc bộ có tên gọi mới là: NHĐA-Thép PominaTPHCM, Delta-Đồng Tháp và Thép Việt Úc- Hải Phòng.
    Nhưng cái vòng tròn logic ấy cũng có luật chơi khắc nghiệt sòng phẳng: không chấp nhận sống chung với tiêu cực. Quả thật, nếu đội CATPHCM không chuyển thành Ngân Hàng Đông Á, sẽ không thể có chuyện ?oquyền lực đen? được bàn công khai trên báo chí. Và nữa, nếu không có sự cạnh tranh gay gắt sắm hàng nội chất lượng cao nhằm tăng cường sức mạnh, thì làm gì tuyển thủ quốc gia Trường Giang từ Tiền Giang về Bình Dương với giá chuyển nhượng là? 1 tỉ đồng!
    ***
    Trong bối cảnh chuyển động đi lên này, giải vô địch quốc gia cũng phát triển theo chiều tỉ lệ thuận, và V-League 2004 hứa hẹn vượt trội về mọi mặt so với ba mùa chuyên nghiệp trước.
    Trong môi trường tốt đẹp này, một thế hệ mới Văn Quyến, Thanh Bình, Thế Anh, Huy Hoàng, Minh Phương, Tài Em, Hữu Thắng, Văn Trương? tràn đầy sinh lực và khát vọng đã ra đời. Dĩ nhiên Việt Nam ngay thời điểm này chưa phải là số một Đông Nam Á, cũng như Đông Nam Á vẫn còn là vùng trũng của bóng đá thế giới, nhưng, nếu lấy SEA Games 22 làm cú dậm nhảy bay xa, bay cao, BĐVN vẫn đủ lực để đem lại cho người hâm mộ niềm tin: BĐVN rồi cũng có ngày vươn ra khỏi cái vỏ Đông Nam Á?
    Theo Tuổi Trẻ

    Every day I think about you.All the time crazy for you.Tell myself again and again.I''ll be patience but then.I feel you deep in my heart.Sell my soul for just one part.Could it be ohh...that is there....What happen to me?!
  6. KIENTRUNGTK21

    KIENTRUNGTK21 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.847
    Đã được thích:
    0

    Bóng đá Việt Nam từ A đến Z




    Cuối năm thường là dịp để người ta suy ngẫm, chiêm nghiệm những gì đã qua mang ý nghĩa tổng kết lại một quá trình. Bóng đá VN năm 2003 có không ít những sự kiện để chúng ta suy ngẫm. Chúng tôi đã "hệ thống" lại những sự kiện của bóng đá nước nhà qua các chữ cái - từ A đến Z.
    A: Thế Anh - thủ môn xuất sắc của đội tuyển Olympic Việt Nam đã quyết định chia tay SLNA để đến đầu quân cho NHĐA - Thép Pomina TP.HCM ngay sau khi kết thúc SEA Games 22. Giá trị chuyển nhượng của Thế Anh là 750 triệu đồng.
    B: Bình Định lần đầu tiên giành được Cúp quốc gia sau một mùa bóng rất thành công.
    C: Cảng Sài Gòn - một tượng đài của bóng đá Việt Nam lần đầu tiên trong lịch sử bị rớt hạng. Tuy nhiên, thất bại của CSG đã chỉ ra nhiều điều bổ ích đối với những nhà lãnh đạo CLB giàu truyền thống này.
    D: Nguyễn Mạnh Dũng - con trai của cựu danh thủ Thể Công Nguyễn Trọng Giáp đã lên tiếng tố cáo đồng đội Nguyễn Việt Thắng lôi kéo anh bán độ tại Cúp C1 Đông Nam Á. Sự kiện này gây chấn động làng bóng đá VN vì từ trước đến nay chưa có ai làm được như Dũng "Giáp".
    E: Phan Văn Tài Em - tiền vệ chơi ổn định nhất của bóng đá VN và ĐT Olympic QG trong suốt năm 2003. Xuất hiện trên mọi mặt trận, từ V-League, Cúp QG đến đội tuyển... ở đâu, Tài Em cũng thể hiện được vai trò không thể thay thế của mình.
    F: Dominique Fernandez - HLV trưởng người Pháp của ĐT Olympic Lào đã viết bài bình luận về trận đấu khai mạc bảng A SEA Games 22 giữa Việt Nam - Thái Lan. Điều đáng chú ý là trong khi dư luận đều khen Văn Quyến thì ông lại chỉ ra rằng Quyến công - "tội" song hành. Nhận xét của ông đã gây ra những cuộc tranh luận khá thú vị trong dư luận.
    G: Gian lận tuổi - một trong những sự kiện tồi tệ nhất của BĐVN trong năm 2003 khi hàng loạt các "cụ" nhi đồng, thiếu niên đã được báo chí phơi bày ra ánh sáng. Theo đó, có tới 6 đội bóng đã phải nhận bản án kỷ luật nặng của LĐBĐ VN.
    H: Hoàng Anh - Gia Lai, tân binh của V-League đã đăng quang ngay ở mùa đầu tiên "xỏ giầy" chuyên nghiệp. Nhưng kết quả của đội bóng phố Núi không gây ngạc nhiên, nó xuất phát từ một tư duy làm bóng đá chuyên nghiệp thật sự của "bầu" Đức và GĐKT Nguyễn Văn Vinh.
    I: Indra Putra - nhạc trưởng của Olympic Malaysia, một trong những tiền vệ hay nhất SEA Games 22. Cầu thủ này đã tung cú sút tung lưới thủ môn Thế Anh vào phút 86 cân bằng tỷ số 3-3 ở trận bán kết. Sau bàn thắng của Indra, suýt nữa tai hoạ đã ập xuống đầu ĐT Olympic nếu không có giây phút xuất thần của Thanh Bình.
    K: Nguyễn Đức Kiên - ông "bầu" nhiều tiền và giàu tham vọng của LG.ACB đã phải ngậm ngùi nhìn đội bóng của mình "trôi" trở về vị trí hạng Nhất của mình sau từng vòng đấu. 22 trận, LG.ACB chỉ giành được vỏn vẹn 2 chiến thắng trước HA.GL (3-2) và CSG (3-2), một thành tích kém cỏi nhất từ trước đến nay trong số các đội bóng chuyên nghiệp. Sau khi LG.ACB rớt hạng, "bầu" Kiên đã chuyển hướng bằng cách đưa đội bóng của mình sáp nhập cùng HKVN để thi đấu V-League 2004. Liệu nước cờ thứ hai của ông có thành công?
    L: Thái Lan vẫn là một thách thức lớn nhất của bóng đá Việt Nam ở sân chơi khu vực. Hoà trên thế thắng trước đội bóng này ở trận ra quân, chúng ta tưởng rằng sẽ vượt qua họ trong trận chung kết nhưng rốt cục trật tự lại được sắp xếp đâu vào đó. Việt Nam đã thu ngắn khoảng cách, nhưng chưa thể san bằng khoảng cách.
    M: Lưu Ngọc Mai - tiền đạo kỳ cựu của đội tuyển nữ Việt Nam. Tại SEA Games lần này, cô vẫn là người ghi nhiều bàn thắng nhất cho ĐT nữ VN với 5 lần phá lưới đối thủ. Mai đã có một kết thúc có hậu bởi sau SEA Games 22, cô đã nói lời từ giã đội tuyển cùng 7 cầu thủ khác.
    N: Ngân hàng Đông Á - Thép Pomina TP.HCM, đội bóng có cái tên dài nhất trong số các đội bóng chuyên nghiệp Việt Nam hiện nay. Ngày 27/12/2003, lãnh đạo NHĐA và Thép Pomina đã ký kết hợp đồng hợp tác, quyết tâm đưa đội bóng lấy lại hình ảnh xứng đáng của bóng đá VN trên sân cỏ nước nhà, khởi đầu là V-League 2004.
    O: Olympic VN gây ''''sốc'''' với chiến thắng ngoạn mục 1-0 trước ''''ông lớn'''' Hàn Quốc trong khuôn khổ lượt về vòng loại Asian Cup 2004 diễn ra tại Oman.
    P: Phan Thanh Bình, ''''cậu út'''' của Olympic VN đã có một năm thi đấu cực kỳ thành công cả trong màu áo Đồng Tháp ở V-League, giải U-18 và cuối cùng là tại SEA Games 22. Cả 2 bàn thắng của Thanh Bình tại SEA Games đều có tính chất quyết định. Đầu tiên là bàn vào lưới Indonesia giúp đội nhà thắng 1-0 và pha đánh đầu nhanh như tia chớp ở những giây cuối trận bán kết với Malaysia đã đưa Việt Nam vào trận chung kết.
    Q: Quyến ''''béo'''' - Cầu thủ VN xuất sắc nhất SEA Games 22. Cái tên Phạm Văn Quyến khiến nhiều HLV, cầu thủ đối phương phải dè chừng. Quyến ''''béo'''' đã có một năm tuyệt vời với 4 bàn thắng tại SEA Games 22, trong đó có 2 bàn tung lưới Thái Lan và bàn thắng hạ gục "người khổng lồ" Hàn Quốc trên đất Oman ngày 19/10.
    R: Alfred Riedl - người đàn ông nước ngoài xuất hiện nhiều nhất trên các trang báo thể thao tại Việt Nam trong năm 2003. Ông đã có sự trở lại tuyệt vời khi đưa ĐT Olympic VN đạt được những chiến tích phi thường, đặc biệt là trận thắng lịch sử trước Hàn Quốc, đội bóng từng xếp thứ tư tại World Cup 2002. Rất tiếc, ông đã một lần nữa ra đi sau SEA Games 22 bởi sự nhùng nhằng trước đó của LĐBĐ VN.
    S: SLNA, CLB đóng góp nhiều cầu thủ nhất cho Olympic VN với 9 người: thủ môn Thế Anh, Dương Hồng Sơn, hậu vệ Huy Hoàng, Lâm Tấn, Hải Nam, tiền vệ Quốc Vượng, Như Thuật, tiền đạo Văn Quyến, Công Vinh
    T: Thắng ''''đội trưởng'''', tân cầu thủ Bình Dương Nguyễn Hữu Thắng thật chững chạc và mẫu mực trong vai trò thủ quân Olympic VN. Không những thế, anh chàng này còn lọt vào top 3 ''''cạnh tranh'''' danh hiệu Cầu thủ VN xuất sắc nhất.
    U: Một năm thi đấu tương đối thành công với các đội hình U của bóng đá VN. Đó là chiếc HCĐ U-14 Đông Nam Á, lọt vào đến bán kết U-18 Đông Nam Á, U-20 VN đoạt vé vào VCK U-20 châu Á 2004 và cuối cùng là U-23 (Olympic VN) trình diễn một lối chơi đẹp mắt, tự tin tại SEA Games 22.
    V: Văn "tiểu tướng". Đó là biệt danh trìu mến mà giới báo chí đặt cho Văn Thị Thanh, nữ tuyển thủ được giới chuyên môn và người hâm mộ nhận xét là Cầu thủ nữ VN chơi hay nhất tại SEA Games 22. Có người cho rằng, cách ghi bàn của Thanh còn điêu luyện, kỹ thuật hơn cả phái mày râu.
    X: Xuống đường. Đó là hình ảnh thường thấy trên các đường phố ở khắp mọi miền đất nước tại SEA Games 22 sau những trận đấu bóng đá có Olympic VN tranh tài.
    Y: Yên lặng. Đó là khoảnh khắc trên SVĐ quốc gia Mỹ Đình và với tất cả những người Việt Nam đang ngồi trước màn hình tivi sau khi Nattaporn Phanrit (29) ghi bàn thắng vàng vào lưới thủ môn Thế Anh trong trận chung kết bóng đá SEA Games 22.
    W: Weigang, cựu HLV đội tuyển quốc gia VN, tưởng có thể cùng Malaysia lội ngược dòng trong trận bán kết gặp chủ nhà Việt Nam tại SEA Games 22. Tuy nhiên, mong mỏi ấy của vị chuyên gia ''''cáo già'''' này đã bất thành.
    Z: Zainizam Barjan, người đã sút tung lưới thủ môn Thế Anh giúp Malaysia rút ngắn cách biệt xuống còn 2-3 trước khi Indra Putra quân bình 3-3 ở 4 phút sau đó. Nhưng cuối cùng chủ nhà đã thắng nhờ công của Phan Thanh Bình để vào chung kết tái ngộ Thái Lan.
    Theo VietnamNet

    Every day I think about you.All the time crazy for you.Tell myself again and again.I''ll be patience but then.I feel you deep in my heart.Sell my soul for just one part.Could it be ohh...that is there....What happen to me?!
  7. KIENTRUNGTK21

    KIENTRUNGTK21 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.847
    Đã được thích:
    0
    Đi tìm HLV cho ĐT Bóng đá VN năm 2004: Calisto, Peter Withe hay Riedl?


    Cựu HLV Calisto sẽ trở lại?
    Đã qua bao nhiêu lần kiểm nghiệm, không dám nói là do kém trình độ, nhưng rõ ràng các HLV nội đã không hiệu quả bằng HLV ngoại. Thế thì ai sẽ dẫn dắt đội tuyển bóng đá VN tham dự vòng loại World Cup 2006 khu vực châu Á sẽ bắt đầu trong tháng hai tới, rồi Tiger Cup 2004 vào cuối năm?
    Chúng tôi đã đặt vấn đề này lên bàn các ông Phạm Ngọc Viễn - tổng thư ký Liên đoàn Bóng đá VN (VFF) và Nguyễn Sỹ Hiển - trưởng ban các đội tuyển quốc gia...
    + Trong cuộc họp ban chấp hành VFF vào tuần trước, nghe nói chuyện tìm HLV ngoại vẫn chưa được đặt ra. Liệu VFF lại đợi nước đến chân mới nhảy trong vấn đề này?
    - Ông Hiển: Không. Ngay sau lúc nhận được thông tin HLV Riedl ra đi, chúng tôi đã lên kế hoạch chuẩn bị tìm người thay thế. Hiện nay chúng tôi đang tích cực lên danh sách các ứng cử viên.
    - Ông Viễn: Hiện nay chúng tôi đang tập trung vào ba nhân vật: thứ nhất là mời lại HLV Calisto, rồi ông Peter Withe (HLV người Anh, đã từng dẫn dắt đội tuyển Thái Lan trong một thời gian dài) và HLV Riedl.
    + Sao lại có cả ông Riedl?
    - Ông Viễn: Trước khi rời VN, ông Riedl có nói với chúng tôi rằng ngày 6-1 chính thức đến Palestine. Tuy nhiên, ông hẹn một tháng sau khi thử việc ở đây sẽ liên lạc với tôi để trả lời có thể tiếp tục ở Palestine hay không. Ông ấy cho biết nếu Palestine không đáp ứng được những yêu cầu do ông đặt ra thì sẽ sớm chấm dứt hợp đồng, và khi ấy ông sẽ liên lạc với chúng tôi để bàn thảo kế hoạch tương lai.
    + Tại sao trong mấy năm gần đây VFF không bao giờ ký hợp đồng dài hạn ba hoặc năm năm với các HLV ngoại? Việc ký hợp đồng ngắn hạn đã khiến các HLV ngoại khi đến VN làm việc đều không thể xây dựng một kế hoạch dài hơi.
    - Ông Hiển: Tôi hi vọng là điều đó sẽ đến. Chúng tôi dự định mời và ký hợp đồng trong hai năm 2004 và 2005. Ngoài những giải lớn của năm 2004 ra, HLV ngoại này còn phải làm nhiệm vụ cho SEA Games 23 tại Philippines.
    - Ông Viễn: VFF gặp khó khăn về vấn đề tài chính. Chi phí cho một HLV ngoại, dù thuộc vào loại dễ chịu như ông Riedl, mỗi năm cũng phải tốn khoảng 130.000 USD. Trong khi đó, đội tuyển quốc gia mỗi năm chỉ dự có một giải thật sự quan trọng là Tiger Cup hoặc SEA Games mà thôi.
    Chúng tôi biết nếu thuê dài hạn thì sẽ thuận lợi hơn cho đội tuyển, nhưng quả tình rất khó khăn. Năm 2004 chúng tôi sẽ kêu gọi và nhận được sự hỗ trợ tích cực của các doanh nghiệp trong vấn đề kinh phí thuê HLV ngoại cho đội tuyển, nhằm khắc phục tình trạng thuê ngắn hạn như lâu nay.
    + Bao giờ thì VFF có thể công bố HLV ngoại chính thức cho đội tuyển?
    - Ông Viễn: Chúng tôi phấn đấu sẽ có quyết định chính thức vào tháng 4-2004.
    + Nghĩa là dẫn dắt đội tuyển VN dự vòng loại World Cup 2006 sẽ là HLV nội?
    - Ông Hiển: VFF chỉ định ông Nguyễn Thành Vinh làm HLV trưởng tạm thời cho đội tuyển VN dự vòng loại World Cup 2006 khu vực châu Á. Những cộng sự trong ban huấn luyện sẽ do ông Vinh chọn theo như quyền hạn được giao của HLV.
    + Chúc VFF sớm tìm được người như ý muốn.
    - Ông Viễn: Chúng tôi cũng mong và nỗ lực làm điều đó. Tuy nhiên, nhân đây có thể thông tin thêm rằng hiện nay các HLV nước ngoài đã từng biết bóng đá VN đều rất ngại làm HLV trưởng đội tuyển VN. Như ông Riedl trước khi rời VN đã tâm sự với tôi rằng làm HLV ở VN cực kỳ mệt mỏi, vì người hâm mộ đặt kỳ vọng quá lớn vào đội tuyển mà bất chấp thực tế như thế nào.
    Lúc nào mọi người cũng đòi hỏi đội tuyển phải thắng, bất kể đó là một trận giao hữu, một trận đấu không quan trọng hay một trận đấu giải thật sự. Tuy nhiên, ông ấy cũng bảo rằng nếu thắng lợi thì chẳng ở đâu hạnh phúc bằng làm HLV ở VN!
    Theo Tuổi Trẻ

    Giải Vô Địch TTVNOL.COM Miền Nam Mở Rộng Lần III
    Vào đây: http://ttvnnet.com/musg/313161.ttvn hoặc http://ttvnol.com/musg/313161.ttvn để biết thêm chi tiết!
  8. KIENTRUNGTK21

    KIENTRUNGTK21 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.847
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam sẽ tổ chức 1 bảng vòng loại Tiger Cup 2004



    Đó là khẳng định của Tổng thư ký LĐBĐ VN, ông Phạm Ngọc Viễn, vào sáng nay sau khi Campuchia xin rút lui quyền đăng cai một bảng đấu loại Tiger Cup 2004 cùng Malaysia.
    Hôm qua (27/1), LĐBĐ Campuchia đã có công văn chính thức gửi tới LĐBĐ Đông Nam Á (AFF) và LĐBĐ VN (VFF) thông báo về việc quốc gia này từ chối quyền đăng cai một bảng đấu loại Tiger Cup 2004, do quỹ thời gian không đủ để chuẩn bị các điều kiện cơ sở vật chất và an ninh cho các trận đấu.
    Trước đây, VFF cũng đã từng đề nghị xin được đăng cai một bảng đấu loại của Tiger Cup 2004 nhưng AFF đã ưu tiên chọn Campuchia, bởi nước này chưa một lần có vinh dự được làm chủ nhà của giải đấu quan trọng nhất khu vực và Việt Nam được chọn là quốc gia dự phòng.
    Sáng nay, Tổng thư ký LĐBĐ VN Phạm Ngọc Viễn cho biết có tới 99% quyền đăng cai một bảng đấu Tiger Cup 2004 đã thuộc về Việt Nam. Vấn đề còn lại chỉ là sự xác nhận cuối cùng của AFF. Tháng 7 tới, AFF sẽ tổ chức bốc thăm chia bảng đấu loại và Tiger Cup 2004 khởi tranh vào tháng 12/2004. Từ vòng bán kết (cuối tháng 12), các trận đấu diễn ra theo thể thức lượt đi - lượt về. Cũng theo ông Viễn, một bảng đấu loại tại Việt Nam sẽ được tổ chức ở TP.HCM.
    Theo VNN

    Giải Vô Địch TTVNOL.COM Miền Nam Mở Rộng Lần III
    Vào đây: http://ttvnnet.com/musg/313161.ttvn hoặc http://ttvnol.com/musg/313161.ttvn để biết thêm chi tiết!
  9. KIENTRUNGTK21

    KIENTRUNGTK21 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.847
    Đã được thích:
    0
    Bóng đá Việt Nam: Chưa có bao giờ trẻ như hôm nay
    Năm 2000, khi lứa Phạm Văn Quyến, Phan Như Thuật, Thế Anh, Lâm Tấn... làm náo động vòng chung kết U-16 châu Á bằng trận thắng Trung Quốc 3-2, nhiều nhà bình luận, chuyên gia có uy tín vẫn tỏ ra hoài nghi cho tương lai. Nhưng qua SEA Games 22 sự hoài nghi đó đã tan biến, và tất cả đều hồ hởi bảo rằng ?ochưa có bao giờ bóng đá VN tươi trẻ như hiện nay?...
    Có hai lý do khiến nhiều người hoài nghi về thế hệ Văn Quyến hồi năm 2000. Thứ nhất là khi chuyện tuổi tác không có gì đảm bảo chính xác! Ngay trên thế giới, hẳn chúng ta vẫn thường thấy những cường quốc bóng đá thật sự lại ít khi thắng ở các giải trẻ, mà thường nhường bước trước các quốc gia ở châu Phi.
    Ngay VN cũng thế, nạn gian lận tuổi là chuyện mà ai cũng thấy và ai cũng biết. Hay ở một vài giải trẻ Đông Nam Á gần đây, những VN, Thái Lan, Malaysia cũng đã phải lui bước trước Lào; nhưng chả ai bảo rằng bóng đá Lào khởi sắc! Đơn giản vì họ già dặn đến mức không thể tin nổi.
    Thứ hai, trong bóng đá không có chuyện U-16 đá hay là đồng nghĩa với sự trưởng thành theo thời gian. Cụ thể như người cùng đá cặp với Văn Quyến ở năm 2000 là tiền đạo Nguyễn Ánh Cường (Hà Tĩnh) cũng đã chơi rất xuất sắc, nhưng giờ đây thật sự mất dạng! Sự mất dạng của Cường ở đây được giải mã là do thiếu đầu tư. Nếu Quyến và một số đồng đội ở SLNA sau vòng chung kết U-16 châu Á vẫn tiếp tục được sống, được rèn luyện trong môi trường bóng đá SLNA luôn nóng bỏng, thì Cường đã phải về nhà treo giày lên xó bếp do không khí bóng đá Hà Tĩnh èo uột!
    Chính việc liên tục được cọ xát các trận đấu quốc tế lớn đã giúp thế hệ Văn Quyến trưởng thành. Có thể nói trong vòng ba năm sau khi nổi danh ở vòng chung kết U-16 châu Á, lứa Văn Quyến đã được thi đấu vô số giải quốc tế như U-18, U-20 Đông Nam Á, châu Á, Asiad 2002, Cúp châu á 2003. Chưa kể đội SLNA cũng đáng được ghi công vào sự phát triển của bóng đá VN khi đã mạnh dạn tung Quyến, Thuật, Lâm Tấn... vào đấu trường khốc liệt V-League. Sự cọ xát ấy không chỉ giúp họ trưởng thành về chuyên môn, mà quan trọng hơn là có được sự tự tin khi đối đầu với các đội bóng mạnh.
    Thăm dò ý kiến từ một loạt các chuyên gia tên tuổi, tất cả đều thừa nhận rằng trong đội tuyển VN dự Tiger Cup 2004, một loạt cầu thủ U-23 sẽ chiếm lĩnh các vị trí chủ chốt như Văn Quyến, Thế Anh, Huy Hoàng, Văn Trương, Tài Em, Minh Phương, Thanh Phương, Quốc Vượng, Hữu Thắng. Dĩ nhiên là phải kèm theo chữ ?onếu? đã được ông Riedl nhấn đi nhấn lại nhiều lần là phải tránh xa những chuyện không hay mà họ không phải đã không từng bị tai tiếng!
    Bóng đá VN không thiếu tài năng, nếu có thiếu chăng thì đó là sự đầu tư. Nhưng rõ ràng trong vòng ba năm gần đây lớp trẻ đã được đầu tư khá tốt, cụ thể qua những chuyến xuất ngoại liên tục. Nhờ đó lớp trẻ đã lớn, kịp để trẻ hóa bộ mặt bóng đá VN bằng một dòng máu mới, bừng bừng sức trẻ.
    Theo Tuổi Trẻ
    Giải Vô Địch TTVNOL.COM Miền Nam Mở Rộng Lần III
    Vào đây: http://ttvnnet.com/musg/313161.ttvn hoặc http://ttvnol.com/musg/313161.ttvn để biết thêm chi tiết!
  10. KIENTRUNGTK21

    KIENTRUNGTK21 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.847
    Đã được thích:
    0
    HLV ngoại cho ĐTVN: Thêm một loạt ứng cử viên sáng giá


    HLV Licka Vemer, ứng cử viên sáng giá
    Đến thời điểm này, VFF đã có trong tay không dưới 10 hồ sơ của các ứng cử viên vào vị trí HLV trưởng đội tuyển quốc gia. Tuy nhiên, HLV Licka Vemer đến từ Cộng hòa Czech là gương mặt đáng chú ý nhất với một bản thành tích khá ấn tượng.
    Vị HLV 40 tuổi này đã có bằng HLV chuyên nghiệp, thông thạo bốn thứ tiếng Czech, Anh, Pháp, Ba Lan. Khi còn là cầu thủ, Licka Vemer chơi ở vị trí tiền đạo tại CLB Banik Ostrava suốt từ năm 1976 - 1986 và đã cùng CLB này ba lần giành chức vô địch CH Czech, ba lần vô địch Cúp CH Czech và Slovakia.
    Thi đấu 260 trận tại giải hạng nhất, Licka Vemer đã ghi được 103 bàn thắng, trong đó có hai lần giành danh hiệu vua phá lưới vào các năm 1980 và 1984. Trên đấu trường quốc tế, Licka đã thi đấu 35 trận ở các cúp châu Âu và 28 lần khoác áo đội tuyển quốc gia, ghi được 9 bàn thắng. Năm 1980 là thời điểm huy hoàng nhất khi ông cùng CLB giành hạng 3 Cúp châu Âu và vô địch Olympic Moscow.
    Giã từ sự nghiệp cầu thủ năm 1991, Licka Vemer trở thành HLV tại các CLB Banik Ostrava, FC Zlin từ 1992 - 2000. Từ mùa bóng 2000 - 2002, Licka Vemer dẫn dắt CLB Poloniu Warsaw (Ba Lan) và đã đưa đội bóng này giành quyền tham dự Cúp UEFA. Trong hai năm 2002 và 2003, Licka Vemer là HLV của đội tuyển U-21 CH Czech.
    Một ứng cử viên đáng chú ý khác cũng đã lọt vào ?otầm ngắm? của VFF là HLV người Bỉ Walter Meeuws, 43 tuổi. Khi còn là cầu thủ, vị HLV này từng thi đấu ở nhiều CLB, trong đó nổi tiếng nhất là CLB Ajax Amsterdam mùa bóng 1984-1985. Walter Meeuws cũng đã thi đấu hơn 60 trận ở các cúp châu Âu và 46 lần khoác áo đội tuyển quốc gia Bỉ. Thành tích huấn luyện nổi bật nhất của ông là dẫn dắt đội tuyển quốc gia Bỉ tham dự vòng loại World Cup 1990, dẫn dắt CLB Antwerp vào tới trận chung kết Cúp C2 châu Âu năm 1993 (gặp Parma trên sân Wembley).
    Theo Tuổi Trẻ

    Giải Vô Địch TTVNOL.COM Miền Nam Mở Rộng Lần III
    Vào đây: http://ttvnnet.com/musg/313161.ttvn hoặc http://ttvnol.com/musg/313161.ttvn để biết thêm chi tiết!

Chia sẻ trang này