1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic YÊN LẬP nào

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi habaoh, 21/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    chào quê!!!! hehe, tui ở xã Đồng Thịnh, xóm Tân Hoa đó, nhà ở gần cầu Ao Sen. Khi nào về bác qua nhà tui chơi. chứ tết ve buồn cũng chẳng đi chơi nhiều. Cám ơn bác đã lập cửa sổ này .
  2. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
  3. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  4. noreallymatter

    noreallymatter Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    140
    Đã được thích:
    0
    Đâu có đâu ! Đưng giân. không biết thật mà
  5. thichem

    thichem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  6. ngogialinh

    ngogialinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2007
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    8
    Hay quá! Tớ ở Hưng Long, Xóm Mè đây này
  7. ngogialinh

    ngogialinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2007
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    8
    Hay quá! Tớ ở Hưng Long, Xóm Mè đây này
  8. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    O Hưng Long có những chỗ nào đẹp có thể tụ tập bạn bè được, có đặc sản gì. Mà hình như ở HL có rất nhiều người theo Đạo Thiên Chúa thì phải. Tớ có nhiều bạn ở HL lắm xóm Đình Cả sinh năm 86 :Hà Thu Nguyệt, Kim Định, Kim Anh, Lan, ...
    Được tournesol86 sửa chữa / chuyển vào 09:40 ngày 22/07/2007
    Lâm trường Yên Lập
    Địa chỉ: Huyện Yên Lập, xx Đồng Thịnh , Tỉnh Phú Thọ
    Điện thoại: 0210 870 188
    Giấy chứng nhận kinh doanh giống: Có
    Loài cây đăng ký sản xuất:Bạch đàn caman,Bạch đàn lai ,Bạch đàn têrê,Bạch đàn urô,Bồ đề,Keo lai nhân tạo,Keo lai tự nhiên,Keo tai tượng,Lát hoa,Lim xanh,Lim xẹt,Quế,Ràng ràng,Re hương
    Yên Lập (Phú Thọ): Bão lốc làm đổ và tốc mái 28 ngôi nhà ((6/27/2007 4:01:52 PM))
    Đêm 26 rạng sáng ngày 27-6, tại Yên Lập đã xảy ra mưa lốc cục bộ tại 4 khu hành chính: Vượng, Dần, An Thọ 1 và An Thọ 2 (xã Xuân An). Theo ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Chủ tịch UBND huỵện: Bão lốc xảy ra bất ngờ kèm mưa lớn đã làm đổ hoàn toàn 5 nhà, trong đó có 1 nhà cấp 4 và 4 nhà gỗ; làm tốc mái và hư hỏng 23 nhà, hỏng 2km đường điện hạ thế và điện dân dụng, làm đổ gãy hàng trăm cây xanh. Rất may không có thiệt hại về người. Ước tính tổng thiệt hại về tài sản gần 160 triệu đồng.
    Ngay khi mưa lốc cục bộ xảy ra, UBND huyện Yên Lập và Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão huyện đã kịp thời xuống hiện trường, cùng phối hợp với chính quyền, nhân dân xã Xuân An khắc phục khó khăn và giúp đỡ những gia đình bị nạn. Huyện Yên Lập đã trợ cấp cho những gia đình bị đổ, sập nhà với số tiền 1,5 triệu đồng/nhà cấp 4 và 1 triệu đồng/nhà gỗ.

    Được tournesol86 sửa chữa / chuyển vào 09:44 ngày 22/07/2007
    Mã Tên trường Khu vực Địa chỉ
    15034 Trường THPT Yên Lập 1 Thị trấn Yên lập huyện Yên lập
    15035 Trường THPT Lương Sơn 1 Xã Lương Sơn huyện Yên Lập
    15036 Trung tâm GDTX Yên Lập 1 Thị trấn Yên lập huyện Yên lập
    Huyện Yên Lập có 17 xã: TT Yên Lập, Thượng Long, Đồng Thịnh, Phúc Khánh, Nga Hoàng, Lương Sơn, Xuân Viên, Xuân Thuỷ, Hưng Long, Ngọc Lập, Minh Hoà, Đồng Lạc, Ngọc Đồng, Xuân An, Trung Sơn, Mỹ Lung, Mỹ Lương.

    02/10/2006
    Múa trống Đu, nét văn hoá truyền thống tiêu biểu của người Mường ở Yên Lập
    Ngôi nhà nhỏ nằm khiêm nhường sát con đường nối liền với trung tâm xã. Chủ nhân ngôi nhà là ông Lê Văn Bản, năm nay ngót gần 60 tuổi sống cùng vợ và hai đứa con trai. Cuộc đời của ông cũng giống như bao trai Mường khác, một đời lam lũ, vất vả bên mấy sào ruộng khoán và mấy con trâu gầy. Nhưng ít ai ngờ rằng giấu sau cái vẻ khắc khổ, lam lũ ấy, người đàn ông này là người duy nhất hiện có lưu giữ được một nghệ thuật truyền thống, một di sản văn hoá phi vật thể đắc sắc của dân tộc Mường ở Yên Lập, đó là điệu múa trống Đu.
    Năm 13 tuổi, trong một lần đi dự hội làng, cậu bé Bản đã được chứng kiến hình ảnh một ông cụ râu tóc bạc phơ, mình trần lưng khố; bên cạnh là một cậu bé, người nhỏ thó nhưng nhanh nhẹn. Hai người với một chiếc trống vừa đánh, vừa biểu diễn những màn xoay người rất tượng. Cậu bé Bản đã bị hút hồn ngay từ giây phút đó. Và đến khi tan hội, theo chân bố con ông cụ, Bản đã năn nì xin cụ truyền dạy cho mình một môn nghệ thuật đánh trống này.
    Múa trống Đu còn có tên gọi là trống đua hay trống đùa. Ý nghĩa của nó được xuất phát từ một câu chuyện có thật trong dân gian. Chuyện kể rằng: Có hai vợ chồng người Mường đang sống với nhau rất hạnh phúc. Không may người vợ đột nhiên lâm bệnh nặng qua đời. Người chồng rất đau khổ, nỗi thương nhớ vợ không lúc nào nguôi; lại thêm đứa con trai nhỏ cứ kêu khóc gọi mẹ. Thương con, anh bèn sang làng bên tìm mua một chiếc trống mang về để đánh cho con nghe và cho đỡ nhớ người vợ xấu số. Từ đó, chiếc trống trở thành niềm an ủi, gắn bó với hai bố con khi người cha mất đi, người con đua cái trống ra để tiễn biệt cha về nơi chín suối. Tên gọi trống Đu xuất phát từ đó. Từ gõ trống làm vui, múa trống đã trở thành nghệ thuật. Những động tác gõ trống . Những động tác gõ trống, xoay trống, lăn trống, vần trống, ôm trống đã diễn tả nổi nhớ của người chồng với vợ, tình thương người cha với người con. Tiếng trống thúc dục rộn rã như tiễn người đi xa, chào đón người trở về. Từ chỗ chỉ để mang ý nghĩa phục vụ cho gia đình, trải qua thăng trầm của thời gian và tích cực của nó, múa trống Đu đã được phổ biến, nâng cao trở thành hình thức sinh hoạt văn hoá cộng đồng không thể thiếu của đồng bào Mường xã Hưng Long, huyện Yên Lập.
    Múa trống Đu khởi đầu chỉ có hai người tượng trưng cho người bố và người con; sau được nâng lên để phục vụ nhân dân trong những dịp sinh hoạt văn hoá hay khi Tết đến, xuân về nên đã được bổ sung từ 4-5 người. Trong đó một người múa chính, gõ chính; một người phụ hoạ; một người thổi kèn Sona, một người gõ phách và một người đánh trống giữ nhịp. Trống được làm từ da trâu, có đường kính khoảng 30cm, dài 45cm, đủ để người múa trống có thể tung trống, vần trống, xoay trống một cách dễ dàng. Khi múa, người múa chính và múa phụ hoạ đứng giữa, vừa múa vừa đánh trống đảm bảo sao cho nhịp trống phải khớp với động tác nhảy múa và các nhạc cụ hỗ trợ xung quanh. Trang phục dành cho nghệ thuật múa trống Đu rất đơn giản, được thiết kế trang phục thường ngày của những chàng trai Mường. Người múa chính mặc trang phục màu đỏ, chít khăn đỏ; người phụ hoạ mặc trang phục và chít khăn màu nâu đỏ . Tiết tấu của múa trống Đu khi dồn dập, khi uyển chuyển. Chỉ là những đạo cụ bình thường nhưng sự phối hợp ăn ý của chúng đã tạo nên những âm thanh mang đặc trưng sắc thái của dân tộc Mường, vừa da diết, vừa mãnh liệt. Nó thể hiện ước vọng về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc; là sự đoàn kết giữa tình làng nghĩa xóm, giảm đi ranh giới sang hèn trong xã hội; là khát vọng hướng tới tương lai hạnh phúc, an khang thịnh vượng của người dân lao động.
    Cái khó nhất trong múa trống Đu không chỉ ở trình độ nghệ thuật biểu diễn mà đòi hỏi người múa phải có một sức khoẻ dẻo dai, một sự cảm thụ sâu sắc về ý nghĩa của điệu múa mới có thể thực hiện nhiều động tác khố đến như vậy. Nghệ nhân Lê Văn Bản múa trống đã ngót trên nửa thế kỷ, nhưng với ông, mỗi lần thể hiện là một lần ông có thêm những trải nghiệm về cuộc đời. Nhìn ông múa trống, khi tung trống lên cũng như khi xoay vần trống, kỹ thuật điêu luyện. Những gọt mồ hôi của ông cũng như những đội viên văn nghệ xã Hưng Long đã cho thấy sự đam mê, khổ luyện của một lớp thế hệ với mong muốn bảo tồn và lưu giữ vốn di sản văn hoá đặc sắc và tiêu biểu này. Đội múa trống Đu của ông giờ không chỉ tham gia phục vụ các nhiệm vụ chính trị của địa phương, của huyện; không chỉ gói gọn trong trò diễn hội làng mà giờ nó đã vươn lên xa hơn, tham gia các kỳ liên hoan, hội diễn của tỉnh, của khu vực. Đó là niềm tự hào không chỉ của riêng ông Bản mà còn niềm tự hào chung của đồng bào dân tộc Mường ở Yên Lập.
    Nguyễn Thị Tuyết Chinh
    (Theo Văn Hoá - Số 9/2006)
    [H.T.N]

    Vài nét về ẩm thực của người Mường ở Phú Thọ
    Thứ sáu, 20/07/2007



    Ford vừa tung ra hình ảnh đầu tiên của Kuga, chiếc concept 4x4 dự kiến sẽ có mặt trên thị trường vào mùa xuân 2008.
    Người Mường ở Phú Thọ có "mẫu số chung" về văn hóa ẩm thực của cộng đồng Mường, thể hiện qua câu tục ngữ cổ "Cơm đồ, nhà gác, nước vác, lợn thui, ngày lui, tháng tới". Trong đó nổi lên những món ăn không thể thiếu của người Mường như: Cơm nếp, thịt lợn.
    Người Mường thường chế biến gạo nếp bằng cách "đồ" thành cơm nếp, có khi lại chế biến thành cơm lam theo một kiểu khác.
    Bên cạnh thức ăn chính là cơm, người Mường còn có nhiều món ăn khác. Đặc biệt ở vùng núi Phú Thọ, có nhiều động vật nuôi hay săn bắt được, có thể kể ra một vài món sau:
    Thịt lợn lửng từ một giống lợn còi mà trọng lượng tối đa của lợn lửng chỉ 15 đến 16kg.
    Do lợn chậm lớn, chặt thịt nên thịt lợn lửng ăn thơm, ngọt, không ngấy như thịt lợn nuôi thông thường. Chỉ những nhà giàu, có điều kiện mới nuôi lợn lửng để đãi khách quý, món lòng vừa đặc, vừa giòn chỉ to bằng cái đũa được coi là món đặc sản.
    Ngày nay ở Tân Lập vẫn có đôi ba nhà lúc nào cũng có lợn lửng nuôi trong chuồng. Thịt dúi được nhồi vào ống nứa bánh tẻ rồi cho vào than để đốt chín như đốt cơm lam. Mổ dúi, cắt tiết vào chai rượu để uống rượu dúi, tăng cường sức khỏe. Con dúi sau đó được làm lông, thui cho vàng đều, rồi mổ moi lòng gan. Phần thân băm ra thành các miếng nhỏ, bóp lẫn với rau chuối rừng cùng với gừng, củ sả, mẻ, mắm tôm, hạt tiêu, tỏi. Để thịt ngấm mắm muối, rồi nhồi vào ống nứa tươi. Nút chặt đầu ống nứa, rồi vùi ống vào bếp than cháy đượm để được một món thịt dúi lam thơm và ngon, thành một món ăn đặc sản hấp dẫn.
    Thịt tê tê mổ ra cũng ướp và đốt, làm như thịt dúi. Thịt thú rừng và thị bò, lợn, trâu nói chung thường có thêm cách làm thịt chua.
    Thịt trâu luộc đã thái thành miếng bóp với cơm nguội để làm dưa, gọi là "nhúc tưa" (thịt dưa). Món này cho vào lọ để ăn dần, thịt chua, ngon.
    Thịt pha thỏi, khía mỏng, sát muối ướp kín. Hai tháng sau bóp thịt với cơm hoặc bóp với bột thính (bột ngô rang).
    Cho thịt vào thính, phủ trên 1 lượt cơm nóng, rồi đậy kín bằng lá dong, úp miệng chính vào bồ gio, để hút ráo nước, dòi bọ không vào đẻ. Đấy là cách làm món "thịt chua" đặc sắc của người Mường.
    Món cá đốt: Ở huyện Yên Lập có nhiều suối có cá, chảy dọc các làng. Người ta bắt cá còn tươi nguyên, gói trong ba lượt bẹ chuối tươi. Đốt củi gỗ thành than rồi vùi than đỏ bao quanh gói cá. Khi cá chín, người ta cầm cả con, bóc dần phần thịt chấm với nước tương gừng ăn nóng. Đó là món ăn phổ biến dân dã ngon lành của người Yên Lập.
    Bên cạnh các món ăn, người Mường Phú Thọ còn một thức uống độc đáo là rượu "hoẵng".
    Theo CiNet
    Được tournesol86 sửa chữa / chuyển vào 10:06 ngày 22/07/2007
  9. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    đấy! dễ thương chưa nào?
    Được tournesol86 sửa chữa / chuyển vào 18:46 ngày 26/07/2007 [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    Được tournesol86 sửa chữa / chuyển vào 18:51 ngày 26/07/2007 [​IMG][​IMG][​IMG][​IMG][​IMG]
    Được tournesol86 sửa chữa / chuyển vào 18:54 ngày 26/07/2007
  10. thichem

    thichem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0

    có ai có ảnh không ???
    post lên cho mọi người coi nào......
    xen Yên lập có ai nhìn được ko.
    Boy có đẹp trai ko and Girl có xinh ko nào hay toàn cá sấu

    Cảm ơn Mr_Beer đã quan tâm tới Quê tớ!
    Chưa có nhiều anh về Quê tớ. Bạn xem tạm mấy cái này nhé! Khi nào có dịp chup đc tớ post tiếp!
    Đây là đội văn nghệ của làng
    [​IMG]
    Cô gái mường
    [​IMG]
    Mấy ả dưới thị trấn [​IMG]

Chia sẻ trang này