1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic YÊN LẬP nào

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi habaoh, 21/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Minh thực sự vui vì bạn bè khắp nơi trong tỉnh nhà đã hỏi thăm về huyện Yên Lập. Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất nghèo khó vì kiến thức nền tảng chung của cư dân nơi đây không thể bằng được các huyện hàng xóm, mình chưa đủ điều kiện đi hết những con suối, những ngọn đồi, ngọn thác quê hương để giới thiệu cùng các bạn. Công dân Yên Lập ai cũng thiết tha rằng con em của họ được học tại những ngôi trường chất lượng như tiểu học thị trấn, trường THCS thị trấn II,...Trân trọng và tự hào có những người con hiếu học, hiếu thảo vượt khó học tốt. Nâng niu những tài năng đang phát triển ở các trường THPT CHV , Đại học Hùng Vương, ĐH QG Hà Nội, ĐH Thái Nguyên... Dưới mái trường THPT Yên Lập, bạn bè mình đã học tập,tu dưỡng; họ dám khẳng định tài năng, kiến thức bản thân tại các lớp ĐH toán Hùng Vương, Văn-Địa Hùng Vương như Nguyệt, Mai, Hiên,Hương, Hà ... Nhưng thực tế là có nhiều người bằng mọi giá đưa con em ra học trọ ở huyện ngoài mà không fải Yên Lập.Vài năm gần đây, các thầy cô giáo của trường cũng chuyển công tác tại TX Phú Thọ, TP Việt Trì, như cô Hương dạy Hoá, thầy Sáng dạy Toán,... và năm học 2006-2007, trong toàn huyện tỉ lệ đỗ tốt nghiệp THPT là khoảng 30%. Phải nói rằng, Yên Lập thực sự có người tài, nhưng hiện giờ người con của mảnh đất an toàn khu không khoe tài năng trên chính bầu trời Yên Lập, góp phần nhỏ bé đưa Yên Lập kết nối với các huyện và các tỉnh thành trên mọi phương diện... Học tập - Ứơc vọng lớn.....
  2. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Hình như là người quen, anh Linh ah!!! anh có biết Ngô Kim Định không ah? chắc chắn anh là con trai thầy Kiệm dạy hoá roài. bây giờ công việc của anh thế nào rồi ah?
  3. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Chuyện của giáo viên cắm bản

    Lớp học của học sinh Khe Nhồi trong giờ học nhạc của thầy giáo Nguyễn Như Quý, giáo viên cắm bản.
    (PTĐT) Giáo viên cắm bản ?" cái từ này là nỗi sợ của bao người khi mình được giao nhiệm vụ. Thế nhưng, tại các xã vùng sâu, vùng xa của tỉnh, hàng ngày đang có hàng trăm các thầy cô giáo cắm bản vẫn bất chấp khó khăn, gian khổ và những thiệt thòi, dù mưa hay nắng, đang hàng ngày tận tâm, tận tụy lên lớp, bám bản, bám trường, bám học sinh? để truyền thụ cho các em những kiến thức đầu đời, giúp cho các em đi tìm và tìm ra ?onguồn sáng? của chính mình?
    Người đầu tiên tôi quen ở xã Trung Sơn (Yên Lập) đó là thầy giáo Vi Công Thúy. Sau đó mỗi lần vào công tác tôi thường tìm đến ?otá túc? qua đêm, còn cơm nước thường thì kệ vợ chồng anh, cho gì ăn nấy. Thúy không phải quê gốc ở Trung Sơn, mà ở mãi tận ngoài Mỹ Lung kia, nơi đấy cũng xa xôi và vất vả không kém gì quê hương thứ hai của anh, như có lần anh đã tâm sự. Tốt nghiệp 10+2, chẳng hiểu duyên số thế nào với vùng đất khó này mà anh lại vào tận đây công tác, và cũng tại đây, anh lại lập gia đình với cô bác sỹ cắm bản, từ đó cho đến nay đã ngót nghét chục năm, hai vợ chồng anh dường như có ý định ?ochốt chặt? ở nơi này. Nhà ở thì làm tạm, cái gì cũng tạm, có thời, để cho tiện cả vợ cả chồng, cả hai đã ra ngoài trạm xá của xã để ở nhờ, coi đây như ngôi nhà hạnh phúc. Nay thì cũng đỡ, chị Vinh, vợ anh giáo Thúy bảo, bọn này vừa được xã cho mượn một thửa đất thế là đã có chỗ cắm dùi, ba gian nhà nhỏ như cái lán đốt nương đã được dựng lên trên mảnh đất đó. Trong nhà, nhìn quanh đã thấy có cái ti vi, đầu Trung Quốc để xem ca nhạc. Nhiều lần vào đêm nằm nghe tôi gợi chuyện giáo viên cắm bản, Thúy bảo ?" khổ nhất giáo viên cắm bản, toàn chuyện buồn, có gì mà kể, cứ chịu khó lên đây ở vài tuần là biết ngay mà, không lại bảo bọn này ở đây chỉ hay kêu khổ. Biết Thúy là một trong những người đầu tiên có mặt và lặn lội đem cái chữ lên cho con trẻ nơi đây, nên tôi cứ gạ gẫm, vì biết anh là một cái ?okho? chuyện về giáo viên cắm bản và cũng chính anh là một kẻ ?otiên phong? ở trong cái trường tiểu học Trung Sơn này dám ?ođem chuông đi đánh xứ người? khi một mình, một đèn, từng đêm cặm cụi làm bản kiến nghị thay đổi sách giáo khoa, cách dạy và trình bày của sách lớp 4-5 tiểu học, rồi được mời đi hội thảo, đi tập huấn tận trên Bộ? Kỳ kèo mãi, rồi Thúy cũng kể cho tôi chuyện cuộc sống của giáo viên cắm bản, nhiều chuyện vui, cười nổ như ngô rang nhưng cũng có chuyện buồn như mưa núi, mưa rừng. Trong ánh lửa bập bùng của bếp lửa, tôi đã được Thúy kể cho nghe nhiều câu chuyện. Chuyện rằng một lần, khi vào dạy lớp cắm bản ở bản Mông, khe Nhồi, một bản toàn người Mông di cư từ bên Văn Chấn (Yên Bái) sang, người lớn thì không biết chữ, họa hoằn có người biết thì cũng lõm bõm, mà trẻ con thì bẩn kinh người, ăn ngủ lê la đầy sân, mọi góc nhà có thể, đàn bà Mông khi hỏi thì chỉ biết cười và rúc đầu vào góc bếp mà lắc đầu, quanh năm ở nhà, ngồi bậu cửa đan váy, mùa hè thì cởi trần ngồi bên bếp lửa, cây rau không trồng, cây đu đủ chờ cho có hoa, ra quả và hái xuống ăn, không cần biết quả to, quả nhỏ, con lợn con gà ở cùng người, ăn cùng một bếp? cuộc sống của họ lạc hậu đến vậy lặn lội vào dạy học, đâu có dễ gì dạy được ngay, còn phải làm quen, phải học tiếng, phải đi vận động từng nhà, mỏi hết cả miệng, chùn cả đôi chân vì lội suối, trèo đèo? Thế rồi lớp học đầu tiên ở Khe Nhồi cũng được mở, ban đầu chỉ vài đứa học sinh, cóc cáy, bẩn thỉu, chỉ rình trốn học theo bố mẹ lên rừng, mà dạy đâu có dễ, mãi mới được một chữ, nay học mai quên, dường như cái việc học là một việc hoàn toàn xa lạ, xa lạ như lần đầu cầm bút, dở vở, hay lần đầu tiên ngọng ngịu ghép vần? hình như chúng chỉ quen đi nương, đi rẫy, cái tay chỉ thích chặt cây, đào củ hay sao ấy. Thúy nhớ lại, mới dạy được vài buổi thì lần ấy, khi huyện yêu cầu mượn hộ hơn chục cái váy Mèo để đem làm mẫu chụp ảnh cho nó có không khí ?odân tộc? thế là Thúy lặn lội vào tận bản mượn và đem váy ra, mà đâu có phải dễ mượn, vì đàn bà con gái Mông không như người miền xuôi, ai cũng có vài bộ quần áo, ở đây, họ chỉ có hai đến ba bộ là cùng, và quanh năm ngày tháng ?odiễn? hai bộ ấy, váy Mông thì đâu có nhẹ, nặng từ 2 đến 3kg, cho con gái Kinh mặc thử thì chỉ có nước? bò vì quá nặng, quá rườm rà những dây dợ lằng nhằng, mượn được rồi, hình cũng chụp song, Thúy lại đem vào trả cho dân. Và lần này mới là lần đáng nhớ nhất trong đời giáo viên cắm bản của anh, chẳng hiểu ai vào trước, tung tin là Thúy cho mượn mỗi bộ váy được hai chục, thế là dân bản ùa ra, túm lấy anh? đòi tiền thuê váy, tiền thì không có, giải thích không ai hiểu, mặc dù đã nhận mình là thầy giáo, nói không ai tin, người lớn thì đi nương chưa về, người quen thì không thấy, Thúy đành ?othúc thủ? trong nhà của một người dân và ngồi im trước những ánh mắt dữ dằn của đám thanh niên, nhìn anh như nhìn con gấu, con nai khi về phá rẫy, phá nương? mãi đến tận 8 giờ tối, vừa sợ, vừa đói, vừa rét, vì không được ăn cơm, thì may quá có bố của đứa học sinh đi rừng về, cũng sang xem mặt cái thằng ?olừa? bà con, nhìn thấy thầy giáo, ông ta mới ồ lên ?" không phải cái thằng xấu đâu, cái thầy giáo nó dạy trẻ con ta đấy? và thế là nhờ sự ?obảo lãnh? của ông ta, Thúy mới được thả ra, và ?ohành trình? quay ra là gần 5km đường rừng nhỏ như sợi chỉ với hai bó đuốc, bụng đói, vừa đi vừa dò đường, nhiều lúc như là bò ra đường mà đi, nghĩ mà thấy mình khổ thế? về được đến nhà hôm ấy là gần 12 giờ đêm, đói, rét, sợ? bao nhiêu cảm giác ập vào, tưởng là sau đận ấy sẽ không bao giờ dám vào bản Mông? Thế nhưng vẫn vào, mà lại còn vào nhiều hơn, thường xuyên hơn, nay thì cũng như các thầy cô giáo khác, bản Mông ai cũng biết Thúy và quý các thầy cô giáo cắm bản, lợn mổ đem cho vài miếng, lỡ mưa quá không ra được đem cho vài ang gạo, nhà ai có việc là các thầy cũng được một chân uống rượu như người nhà?Tôi nói đùa với Thúy: Các giáo viên cắm bản sau này khi ?ohết hạn? Trung Sơn mà chuyển sang làm cán bộ dân vận thì chỉ có mà nhất.
    Giáo viên cắm bản thì đúng là có đủ thứ chuyện vui, chuyện buồn, có chuyện có chuyện như là bịa nhưng lại thật, thật đến? thắt lòng. Cô giáo Huệ, năm ngoái còn dạy ở Khe Đâng, ở một mình một phòng, nhớ lại ?o? nếu mưa thì có khi cả tháng mới nhìn thấy mặt chồng, mặt con vì có ra được ngoài đâu, chợ thì cứ một tuần đi một buổi, mua ăn cho cả tuần luôn??, nhiều khi học sinh còn phải đến ngủ cùng cô giáo cho vui và đỡ trống trải, cô Huệ bảo, học sinh ở đây đi học vất vả lắm, nhiều em khi đến lớp, thấy cứ xỉu đi, hỏi ra mới biết là đói quá, cô giáo lại phải cho ăn mỳ tôm mới có sức học tiếp, nhiều đứa bỏ học mấy hôm, khi đi học lại, mới biết vì nhà đói quá, phải đi xoi tắc kè cùng bố bán lấy tiền mua gạo. Đường xa và khó đi, học sớm, có em đi từ khi còn tờ mờ, tay cầm theo cây đuốc xoi đường. Học sinh có đứa còn phải đến nhà năm lần bẩy lượt vận động mới đi học kia. Thầy Đinh Văn Chức ?" một thầy giáo trẻ chưa vợ, là một trong những người đầu tiên vào dạy ở Khe Nhồi hồi mới thành lập lớp cắm bản tới giờ nhớ lại ?o? Trước đây học sinh không đi học vì đều là con em người Mông từ bên Yên Bái sang, từ khi họ định cư ở đây thì mới cho trẻ con đi học, mà có phải bảo cái là đi học ngay đâu, phải đi vận động, đi học rồi các thầy còn phải đi làm giấy khai sinh cho nữa chứ? vất vả lắm?. Cả bản Mông hồi mới sang chỉ có bà Thắng ?" phó bản là biết chữ thôi, còn hầu như là mù tịt (mà bà Thắng là người Kinh lấy chồng người Mông mãi tận bên Văn Chấn kia). ?oCắm bản? quá lâu nên bây giờ thầy Chức đã như người Mông rồi, tiếng Mông thạo lắm, cả phong tục nữa, cả bản ai cũng quý, cũng thương. 28 tuổi chưa vợ và cũng không biết đến bao giờ được ra ngoài, nên nhiều khi ý định lập gia đình bị cái khó, cái khổ của giáo viên cắm bản nó ?odìm? xuống, không còn đầu óc đâu mà nghĩ tới nữa, mặc dù ông bà ngoài nhà đã nhiều lần giục. Chức đùa với tôi ?ocon gái nó dại gì mà lấy em, vừa khổ, vừa nghèo lại vất vả xa xôi thế này...?. Mà đúng là khổ thật, chỗ ở thì chật, toàn rệp, tôi ngủ cùng Chức một đêm ở bản mà khi về, hơn một tuần sau mới hết vết rệp cắn, ăn hai bữa cơm thì không quen thức ăn, đi ngoài rỗng cả ruột ra? Chức bảo hồi mới vào khổ lắm, tiếng không biết, bà con còn e dè, đường thì khó đi nên ra vào vô cùng vất vả, có khi vài tuần mới ra ngoài một lần, mà toàn đi bộ thôi, rau thì đầu tuần có, cuối tuần không, toàn cá khô ăn rát cả ruột, đi xin cũng không được vì bà con không trồng rau như người Kinh? hai thầy giáo trẻ, một nồi cơm, đĩa cá khô nát? cứ nhìn nhau mà ?oứa nước mắt?, nhưng nay thì? khổ mãi quen rồi, cái khổ, cái vất vả dường như đã lặn sâu vào trong nhường chỗ cho sự vui tươi của tuổi trẻ và tình yêu nghề, hỏi Chức đã có người yêu chưa, Chức bảo ?otrước có rồi, nhưng sau thì họ bỏ mình vì thấy mình vất vả quá??. Thầy Quý, nhà tận Việt Trì vào đây đã mấy năm rồi cũng trong hoàn cảnh tương tự, tuần đi, tuần về. Mưa gió có khi cả tháng không ra được Việt Trì, năm nay đã băm? mấy mà chưa có ai, thi thoảng gặp ở Việt Trì chỉ thấy một mình một xe, hỏi tới chuyện vợ con chỉ thấy lắc đầu quầy quậy! Một câu chuyện làm tôi nhớ mãi về cái sự khó khăn vất vả của các thầy cô giáo nơi đây, đó là lần vào bản, gặp trên đường thầy Nguyễn Kim Đính và cô Bùi Thị Thu đang vào lớp cắm bản trường khu Nhồi, là ngày đầu tuần nên đồ đạc mang theo cũng lỉnh kỉnh, nào mướp, rau, hành, măng, cá khô, nước mắm? mỗi thứ một tý, thầy Đính còn mang theo một con chó con nằm ngật ngưỡng trong giỏ xe máy, chắc cu cậu mệt vì đường vừa xa vừa xóc, hỏi thì thầy bảo trong này buồn lắm, mang nó đi vào nuôi cho đỡ buồn, các thầy cô mời chúng tôi vào chơi. Nhớ lời hẹn, chiều hôm đó chúng tôi quay vào trường, vào nơi ăn ở của các thầy cô, chỗ ở là một cái trái nhà ngay đầu lớp học, hỏi có mấy người ở, thầy Đính bảo 4 người, không tin được vào tai mình khi thầy ?ogiới thiệu? là tôi đang ở cùng với? ba cô giáo, trong cùng một phòng vì có chỗ ở đâu mà chẳng phải chịu như vậy. Thật là quá khổ, quá bất tiện và đây cũng là câu chuyện hy hữu trong làng giáo viên khi mà căn phòng chưa đầy 15m2, vách là những tấm ván ghép, nhà nền đất, có mỗi hai cái giường mà chứa tận 4 người, vừa là chỗ ăn, chỗ ngủ, chỗ soạn giáo án? tất tần tật.
    Giáo viên cắm bản có điều lạ là giáo viên vùng ngoài vào dạy thì được hỗ trợ thêm tiền, còn chính giáo viên ở đây thì không! giáo viên cắm bản ?" dường như nghề này chỉ dành cho những người kiên nhẫn, chịu khó, chịu khổ và họ luôn là những người thiệt thòi nhất trong mọi lĩnh vực, từ chuyện trau rồi kiến thức, cơ hội học tập, cuộc sống khó khăn đến chuyện tình cảm? thế nhưng vượt lên tất cả, hàng ngày nơi núi rừng heo hút, họ vẫn cặm cụi, vẫn tận tụy vì sự nghiệp trồng người, đem cái chữ cho con trẻ vùng cao và dạy cho chúng làm người, làm những điều tốt đẹp mà bố mẹ chúng chưa có cơ hội được làm.
  4. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]Người thầy trong khe núi

    Vi Công Thúy đang dạy học sinh lớp ghép 4,5 tại khe Dâng
    TTCN - Thật khó thể tưởng tượng nổi ở một nơi mà liên lạc với thế giới bên ngoài chỉ bằng sóng radio, có một người ngồi dạy học trong một khe núi của núi rừng Trung Sơn (huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) có những ý kiến xác đáng đóng góp cho sự nghiệp giáo dục...
    ?Người hay cãi? là biệt danh mà các đồng nghiệp cùng nghề dạy học ở huyện miền núi Yên Lập đặt cho Vi Công Thúy, 32 tuổi, người dân tộc Mường, giáo viên Trường tiểu học Trung Sơn. Là con thứ ba trong một gia đình có sáu anh em, bố mẹ làm ruộng ở một bản nhỏ thuộc xã Mỹ Lương (huyện Yên Lập), ngay từ bé Thúy đã say mê môn toán. Thời học phổ thông, duy nhất ở huyện có Thúy là con em dân tộc đi thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Tốt nghiệp THPT năm 1989, cũng duy nhất ở xã Mỹ Lương có Thúy thi đậu Đại học Nông - lâm Thái Nguyên.
    ?oNgười hay cãi?
    ?oTôi học được ba năm thì hoàn cảnh gia đình khó khăn quá không thể theo tiếp được. Trong khi đó ở xã tôi các trường học đều thiếu giáo viên, tôi bèn rẽ ngang sang sư phạm. Năm 1993, tôi thi đậu vào Trường trung học Sư phạm Phú Thọ, sau khi tốt nghiệp tôi vinh dự được về dạy học tại quê hương mình, Trường tiểu học xã Mỹ Lương?.
    Ngay năm đầu đứng trên bục giảng, Vi Công Thúy đã làm không ít đồng nghiệp bị ?ochoáng?. Anh giáo viên trẻ đã bồi dưỡng học sinh đoạt giải cấp tỉnh. Đây là sự kiện lạ vì lâu nay ở các trường học miền núi học trò đến lớp đọc thông viết thạo là giáo viên đã mừng rồi. Những lần trường tổ chức hội giảng cho giáo viên thăm lớp dự giờ, Vi Công Thúy bao giờ cũng hăng hái bàn về phương pháp giảng dạy, cách truyền thụ... và ?ongười hay cãi? chết tên từ đó.
    Trong khi giảng dạy, thầy giáo trẻ Vi Công Thúy đã phát hiện trong sách giáo khoa toán lớp 4 và toán lớp 5 có những lỗi gây lúng túng cho giáo viên và học sinh. Theo Thúy, để việc dạy và học đạt kết quả tốt thì giáo viên phải có phương pháp giảng bài cũng như bài giảng phải phù hợp với từng độ tuổi học sinh. Học sinh phải được học những bài có nội dung phù hợp khả năng nhận thức và tư duy ở lứa tuổi của mình. Trong khi đó nội dung và trình tự các bài học trong sách toán 4, 5 chưa phù hợp và lôgic với nhau. Lượng kiến thức hiện nay của toán 4 và toán 5 quá nặng. Hơn nữa nội dung bài có sự trùng lặp ở giữa hai quyển toán 4 và toán 5, đem lại không ít khó khăn cho giáo viên và học sinh.
    Với nỗi trăn trở, bức xúc ấy, Vi Công Thúy đã bỏ nhiều thời gian để hoàn thiện tập ?oý kiến xây dựng sách giáo khoa toán 4, toán 5? gồm 14 trang giấy khổ A4 rồi đem nộp ban giám hiệu nhà trường. Ban giám hiệu thấy vấn đề này ?ovĩ mô? khuyên Thúy gửi về phòng GD-ĐT huyện, phòng GD-ĐT huyện lại hướng dẫn Thúy về Sở GD-ĐT tỉnh và Sở GD-ĐT tỉnh Phú Thọ đã chuyển ý kiến của Vi Công Thúy về Viện Nghiên cứu giáo dục.
    Chuyện Thúy khăn gói về huyện, sở để góp ý kiến cải tiến xây dựng sách giáo khoa loang khắp trong và ngoài huyện. Ở Yên Lập, không ít người cười Thúy rằng ?ogái góa sao lo việc triều đình?; mình là giáo viên chỉ biết dạy là dạy thôi, cuối tháng lĩnh lương là được, công sức tiền nong đâu để đi lo việc ấy. Mà đúng là tốn công, tốn của thật, mấy năm đi dạy hầu hết tiền lương Thúy dành để... mua sách nghiên cứu và đi lại về huyện, sở. Ngay cả cô vợ làm ruộng của Thúy cũng hết chịu nổi chồng mình vì ngoài giờ lên lớp về nhà chỉ loay hoay tính toán, chong đèn đến tận khuya. Sau gần hai năm chung sống, chị đã ?oôm cầm sang thuyền khác? để lại cho Thúy một đứa con gái nhỏ mới tập đi.
    Tôi muốn hiến kế

    Những thư từ trao đổi của Vi Công Thúy với Viện Khoa học giáo dục, Nhà xuất bản Giáo Dục.
    Năm 1999, không hiểu vì lý do gì Thúy được điều lên giảng dạy ở Trường tiểu học Trung Sơn B, một xã vùng 3 của huyện Yên Lập, nơi 100% bà con là người dân tộc thiểu số. Nơi đây chỉ có sóng radio là liên lạc được với thế giới bên ngoài. Gần năm năm nay, Vi Công Thúy dạy học trong một hẻm núi tên gọi là khe Dâng. Khe núi này có 43 hộ dân tộc Mường. Lớp học của Vi Công Thúy có 12 em, trong đó có năm em học lớp 5 và bảy em đang học lớp 4. ?oThầy dạy hai lớp một buổi à??- Tôi hỏi. ?o Vâng, ở đây học sinh ít, tôi dạy lớp ghép mà? - Vi Công Thúy trả lời.
    Biết tôi là người ở dưới xuôi lên, Vi Công Thúy vui lắm, anh dẫn tôi về nhà ở khe Cày, khe núi này có 14 hộ người Dao sinh sống. Gọi là nhà cho oai chứ đó là một túp lều lợp lá cọ, vách đan bằng phên nứa xen với những tấm gỗ tạp. Anh kêu đứa con gái nhỏ đi hái rau cải nương, còn mình thì đi rửa miếng thịt lợn ướp muối nấu lên đãi khách.
    Trong thời gian bốn năm qua kể từ khi Vi Công Thúy về khe núi dạy học, anh theo học lớp đại học hệ từ xa do Trường ĐHSP Hà Nội 1 tổ chức và đã tốt nghiệp vào dịp hè vừa qua. Vi Công Thúy là người đầu tiên của Trường tiểu học Trung Sơn B có trình độ đại học.
    Sau khi được điều lên khe núi giảng dạy Thúy vẫn không nguôi việc góp ý xây dựng sách giáo khoa. Anh lại cặm cụi, soạn sửa bản thảo đóng góp ý kiến và thứ bảy, chủ nhật đi bộ ra phố huyện cách khe núi 25 km để gửi thư bảo đảm về Hà Nội. Hè năm 2000, anh nhận được thư của PGS.TS Đỗ Đình Hoan, ở Viện Khoa học giáo dục. Trong thư, ông Hoan ghi: ?oTôi đã nhận được thư và bản góp ý kiến về dạy học số thập phân lớp 5 của ông... Nói chung ý kiến của ông về việc sắp xếp lại nội dung chương số thập phân là hợp lý... Hè này chúng tôi có một số hội thảo, mời giáo viên góp ý kiến cho sách tiểu học. Tôi sẽ trao đổi với Sở GD- ĐT Phú Thọ để mời ông về đóng góp ý kiến, cùng chăm lo sự nghiệp chung?.
    Hè năm ấy, thầy giáo trẻ Vi Công Thúy lần đầu tiên được ?ohạ sơn? về Hà Nội dự hội thảo tập huấn theo giấy mời của Bộ GD- ĐT. Gửi con cho bố mẹ, Thúy về Hà Nội với hành trang là những bài tham luận... và 1 triệu đồng, trong đó được phòng GD-ĐT huyện ứng chi 800.000 đồng. Về dự hội thảo, Thúy được gặp những giáo sư, tiến sĩ mà trước đây anh chỉ nhìn thấy tên ở bìa sách. 28 tuổi, Vi Công Thúy là đại biểu trẻ nhất hội thảo và cũng là người có bằng cấp... thấp nhất hội thảo. ?oCó người hỏi tôi công tác ở trường đại học nào, có học vị gì rồi? Tôi trả lời là tôi tốt nghiệp THSP, là giáo viên dạy tiểu học ở miền núi, nhiều người không tin. Khi ông Hoan giới thiệu tôi lên tham luận thì mọi người mới ồ lên?.
    Rồi Thúy lại được đi Hà Nội tập huấn dạy thử nghiệm môn toán 4. Sau đợt tập huấn này, Thúy sốt sắng đem tài liệu tập huấn về đưa cho những vị có trách nhiệm của phòng GD- ĐT huyện theo lời dặn của PGS.TS Đỗ Đình Hoan là phải triển khai cho giáo viên toàn huyện. Vị chuyên viên phòng GD- ĐT huyện tiếp nhận tài liệu cười nhạt bảo Thúy: ?oViệc này là việc của bộ, khi nào bộ triển khai đến thì phòng thực hiện, còn anh cứ về trường giảng dạy cho tốt?.
    ?oTôi lại càng buồn khi được biết phòng GD-ĐT huyện trừ lương của tôi bù vào số tiền đã ứng để tôi đi dự hội thảo, tập huấn. Trong khi công văn của bộ có ghi rõ: ?oKinh phí đi lại, ăn ở của đại biểu do địa phương chi theo qui định hiện hành?.
    Nhưng Vi Công Thúy không nản lòng. Qua Đài Tiếng nói Việt Nam, anh biết rằng ở ngoài khe núi nơi mình dạy học, dư luận vẫn sôi lên chuyện cải cách giáo dục, chuyện thay sách giáo khoa... Anh lại ngày đi dạy, đêm về chong đèn đem các sách giáo khoa ra đọc đi, đọc lại để tìm tòi, xây dựng các phương án giảng dạy sao cho hợp lý. Hiện nay anh đang tiếp tục hoàn thiện bản ?ogóp ý xây dựng sách từ ngữ - ngữ pháp của các lớp tiểu học?, mà theo anh, có nhiều chỗ bất hợp lý. ?oTôi muốn hiến kế để giúp các em học sinh, các đồng nghiệp của mình đỡ vất vả hơn trong công tác dạy và học. Nhưng...?.
    Thúy bỏ lửng câu nói, tôi cũng không hỏi thêm, ngoài kia mưa rừng tuôn về ào ạt do ảnh hưởng của không khí lạnh tràn từ phương Bắc xuống.
    ĐỖ HỮU LỰC



  5. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    [​IMG][​IMG]
  6. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Chuyển biến từ Phúc Khánh
    PTO- Cách đây vài năm tôi đã từng được biết đến vùng quê Phúc Khánh của huyện Yên Lập. Nơi đây ngoài rừng xanh, thác bạc, thiên nhiên còn tạo ra những mỏ đá là nguồn thu đáng kể, góp phần tăng giá trị thu nhập của địa phương.
    Tiếp chúng tôi tại trụ sở xã, ông Hoàng Kim Cương, Phó chủ tịch UBND xã cho biết: Phúc Khánh còn nhiều khó khăn lắm!. Nhưng quả thật so với vài năm trước đây, cuộc sống nơi này đã có nhiều đổi thay. Là xã miền núi nên luôn được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước hỗ trợ kinh phí xây dựng cơ sở vật chất hạ tầng; được giảm thuế nông nghiệp và hưởng một số chính sách ưu tiên. Những điều kiện này đã góp phần phát triển kinh tế xã hội chung của toàn xã, đưa đời sống của nhân dân ngày một đi lên. Phúc Khánh có 5 dân tộc anh em chung sống trên địa bàn xã, trong đó dân tộc Mường chiếm tới 80% dân số. Người dân nơi đây phấn khởi bởi tại xã có 2 con đường huyết mạch là tỉnh lộ 313 và đường D312 quốc phòng dân sinh chạy song song nối liền Phúc Khánh với xã Thượng Long. Đây cũng chính là điều kiện để người dân trong xã giao lưu thông thương ra bên ngoài địa bàn một cách thuận lợi. Song khó khăn có thể nhìn thấy rõ nhất là địa hình của xã khá phức tạp, cơ sở vật chất chưa đồng bộ, nhất là khi vào mùa mưa lũ, hệ thống giao thông thường bị chia cắt. Một số bất lợi như trình độ dân trí còn thấp, tỷ lệ đói nghèo cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế xã hội nơi đây. Tuy nhiên để khắc phục những khó khăn, đưa nền kinh tế của xã phát triển, ngay từ đầu năm, trên cơ sở kế hoạch của huyện giao, cấp ủy Đảng đã ra NQ chỉ đạo chính quyền xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cụ thể tới từng khu hành chính. Là xã thuần nông nên xã chú trọng phát triển kinh tế nông nghiệp. Mặc dù diện tích tự nhiên có tới trên 2.500ha, nhưng đất để sản xuất lâm nghiệp trong xã ít, bởi trên địa bàn đã có hơn 300ha đất lâm trường Yên Lập quản lý; trên 100ha nông trường chè quản lý. Hệ thống công trình tưới tiêu phục vụ cho sản xuất ít. Toàn xã có 16 đập dâng nước còn hầu hết phụ thuộc nước trời nên nước cho sản xuất vụ chiêm xuân rất khó khăn. Hiện tại xã mới có 3km kênh mương nội đồng. Hàng năm, xã tập trung gieo cấy 460ha lúa, trong đó trên 250ha lúa lai. Để phục vụ tốt công tác sản xuất, xã đã trọng tâm vào công tác khuyến nông. Tổ khuyến nông thường xuyên tổ chức tập huấn cho nhân dân về chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, phòng trừ sâu bệnh, chống dịch bệnh ở gia súc, gia cầm. Hàng vụ, tổ làm công tác tiếp nhận và cung ứng giống lúa, phân bón. Đặc biệt là duy trì tốt mối quan hệ với Công ty supe phốt phát và hoá chất Lâm Thao để đảm bảo cung cấp đủ, kịp thời nguồn phân chậm trả cho người nông dân. Địa bàn cũng thường xuyên được đưa vào trình diễn các giống lúa mới giúp nông dân thay thế các giống cũ và tăng năng suất, sản lượng, hiệu quả thu nhập trên dơn vị diện tích. Trong vụ chiêm xuân 2007, xã được tham gia trình diễn các giống lúa mới trên diện tích 10ha là SYN6, Thục Hưng 6, CNR36 năng suất bình quân đạt 53tạ/ha. Trong khi bình quân năng suất lúa toàn xã đang ở mức 34tạ/ha. Ngoài cây lúa, các cây trồng màu khác đã được người dân chú trọng gieo trồng như ngô chiếm 200ha/năm; cây lạc, sắn, khoai lang, rau đậu đỗ khác... Xác định đất lâm nghiệp xã quản lý ít đồng thời nhận thức cao về giá trị của cây chè nên địa phương tập trung khuyến khích người dân trồng chè. Hiện nay, toàn xã có 100ha chè, trong đó có gần 70ha chè kinh doanh đang thu hái, hơn 30ha chè trồng mới. Bình quân năng suất chè đạt 42tạ/ha, góp phần tăng thu nhập không nhỏ cho nhiều hộ tham gia trồng chè. Năm 2006, xã có 21 hộ tham gia vay vốn thuộc dự án chè AFD trồng mới 12,7ha. Sản phẩm chè của xã đã tìm hướng tiêu thụ ngoài địa bàn. Có thể nói cây chè đã giúp người nông dân có thêm nguồn thu đáng kể trên con đường phát triển kinh tế hộ. Cùng với phát triển trồng trọt, chăn nuôi của xã đang có những chuyển biến mới. Tổng đàn gia súc với 995 con bò, tăng 10-15% hàng năm, trong đó có 549 con bò nái, 164 bò nái lai sind nền. Sự phát triển đàn bò cho thấy nhận thức về chăn nuôi theo hướng làm giàu đã được dấy lên trong nhân dân. Nhờ vậy hiệu quả kinh tế cũng tăng rõ rệt.
    Mặc dù sản xuất tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ thương mại không phải là một thế mạnh của Phúc Khánh, song xã được thiên nhiên ưu đãi cho 3 mỏ đá rộng 7,2 ha trên địa bàn. Các mỏ đá đã góp phần thu hút 200 -300 lao động địa phương lúc nhàn rỗi với mức thu nhập 700 nghìn đồng/người/tháng. Đồng thời tạo ra nguồn thu đáng kể vào ngân sách địa phương. Trong 6 tháng đầu năm, sản lượng các mỏ đá khai thác được 30.000 m3 đá sỏi phục vụ cho xây dựng. Nhìn chung, hoạt động thương mại dịch vụ đã đi vào hoạt động khá hiệu quả. Nhân dân đã từng bước thực hiện buôn bán hàng hóa đúng nơi quy định, giảm bớt việc họp chợ trên đường gây ách tắc giao thông. Hơn nữa các mặt hàng phục vụ ngày một phong phú, nhiều chủng loại; các đại lý phát triển ngày một nhiều đáp ứng nhu cầu của người dân trên địa bàn. Tính đến hết 6 tháng, giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp đạt 7 tỷ đồng; giá trị dịch vụ đạt 1,1 tỷ đồng; sản xuất công nghiệp - TTCN - XDCB đạt 1,6 tỷ đồng. Trong những năm qua, được đầu tư vốn từ các chương trình, dự án cho xây dựng cơ sở hạ tầng như: Điện, đường, trường, trạm nên đã tạo điều kiện phát triển kinh tế, văn hóa xã hội có sự chuyển biến, an ninh quốc phòng được giữ vững. Các công trình cơ sở vật chất như Trường Tiểu học đạt chuẩn GQ giai đoạn 1996 -2002; Trạm y tế đạt chuẩn QG năm 2003; trường THCS phấn đấu đạt chuẩn vào năm 2010. Mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng những chuyển biến bước đầu ở Phúc Khánh đang tạo ra thế và lực mới trên con đường xây dựng nông nghiệp nông thôn mới.



    Châu Anh
  7. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Trên 2 năm chưa xong công trình chợ Yên Lập
    PTO- Chợ là trung tâm mua bán giao thương của cộng đồng, có ý nghĩa lớn trong việc phát triển kinh tế - xã hội. Do vậy, việc xây dựng chợ luôn được mọi người dân ủng hộ. Tuy nhiên gắn với xây dựng phải có chiến lược duy trì sự tồn tại của chợ theo hướng phát triển. Bởi thế người dân ở thị trấn miền núi Yên Lập đã hân hoan khi thấy công trình chợ được khởi công xây dựng thay thế cho khu chợ cũ. Song hơn 2 năm qua, trái với những mong đợi của người dân - công trình vẫn dang dở.
    Đem những thắc mắc về tiến độ công trình chợ TT. Yên Lập được thi công quá chậm, chúng tôi được các ông Bùi Tiến Vỹ, Trưởng phòng Kinh tế; Phạm Văn Lịch, Trưởng phòng Hạ tầng - Kinh tế huyện cho biết là do thiếu vốn xây dựng. Công trình chợ TT. Yên Lập được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt đầu tư theo QĐ số 2821 ngày 3-9-2003; được phê duyệt thi công tại QĐ số 2055 ngày 3-8-2005 các hạng mục như nhà chợ chính + nhà điều hành; cổng, tường rào khu chợ ngoài trời; hệ thống phòng chống cháy. Công trình có tổng dự toán trên 3,4 tỷ đồng (trong đó hơn 3,1 tỷ đồng là phần xây lắp) bằng nguồn vốn Trung ương hỗ trợ 2 tỷ đồng, còn lại là ngân sách địa phương và đóng góp của người dân. Công ty cổ phần xây lắp điện nước Long Giang Phú Thọ là đơn vị thi công. Phòng Hạ tầng - Kinh tế được phân công tham gia Ban quản lý dự án xây dựng chợ. Theo hợp đồng, thời gian thi công của công trình là 175 ngày từ 15-8-2005 đến 10-2-2006. Chợ TT. Yên Lập xây dựng trên diện tích 6.140m
    Song có thể thấy, thực tế ngay khi đầu tư thiết kế chợ, huyện đã không xây dựng được một phương án quản lý, kinh doanh cụ thể để hoàn thiện và đưa công trình vào hoạt động. Theo ông Phạm Văn Lịch, Trưởng phòng Hạ tầng Kinh tế, khi xây dựng chợ, huyện đã chưa đề cập đến phương án kinh doanh. Chỉ sau khi chợ hoàn thành phần xây dựng cơ bản, thiếu vốn để hoàn thiện công trình, huyện mới tổ chức xây dựng các phương án quản lý chợ để thu hút các hộ, doanh nghiệp tham gia đầu tư vào kiốt tạo vốn trả cho nhà thầu và đầu tư các hạng mục còn lại. Tháng 5 vừa qua, huyện thành lập tổ tư vấn gồm các thành viên trưởng phòng Kinh tế, Tài chính, Hạ tầng- kinh tế để tìm ra phương án phù hợp nhất. Tổ cũng đã đi tham quan mô hình quản lý của chợ TX. Phú Thọ, song đến nay các phương án xây dựng chưa được chấp thuận do không mang tính khả thi. Điều này thể hiện rõ là vẫn chưa có cụ thể một phương án nào, mức giá nào hoặc dự kiến số hộ tham gia đầu tư mua kiốt. Chợ TT.
    Yên Lập cũ nay đang hoạt động được đầu tư xây dựng năm 1995 có 82 kiốt đã có 69 kiốt bán cho người kinh doanh với giá từ 8,5 -14 triệu đồng/20 năm, hiện vẫn còn 13 kiốt chưa bán. Ông Đặng Quang Dần, Trưởng BQL chợ cho biết, chợ Yên Lập đang có 78 hộ kinh doanh cố định các mặt hàng; 40 hộ kinh doanh không cố định và 30 hộ kinh doanh các mặt hàng tươi sống. Nếu các hộ đã kinh doanh cố định thì việc thu hút người vào chỗ mới chắc chắn gặp khó khăn. Như vậy, việc xây dựng phương án quản lý, kinh doanh chợ phải căn cứ vào điều kiện thực tế của địa phương, vừa đảm bảo vốn đầu tư xây dựng chợ vừa tạo điều kiện giải quyết việc làm cho các hộ kinh doanh. Bởi nếu mức giá của các kiốt mới cao hơn mức giá cũ quá nhiều sẽ gây tâm lý xáo trộn đối với người tham gia kinh doanh. Điều này cũng sẽ là trở ngại khi muốn thu hút các hộ kinh doanh tại khu chợ mới. Ngay từ ngày 4-7-2006, UBND huyện đã có thông báo số 51 tạm dừng thi công phần tường rào khu vực chợ ngoài trời để thi công phần đường đi, cống rãnh thoát nước, khu vực nhà vệ sinh nhà chợ chính... nhằm đưa chợ nhanh chóng đi vào hoạt động.
    Nhưng thông báo này cũng đã được 1 năm, các hạng mục cần thi công vẫn chưa khởi động do chờ vốn từ các phương án quản lý chợ đang tiếp tục được ?oxây dựng trên bàn giấy?. Theo ông Dần do tiến độ chợ xây dựng quá lâu làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các hộ. Nỗi bất bình này là phản ánh chung của các hộ đang kinh doanh tại những kiốt của chợ cũ. Chị Bình ở phố Tân An, là người kinh doanh hàng quần áo ở chợ đã 10 năm chỉ vào quầy hàng 14m2
    , được chia làm 2 giai đoạn, trong năm 2005 -2006 xây dựng cơ sở hạ tầng chợ chính; giai đoạn 2 làm tiếp phần ngoài trời để kinh doanh các mặt hàng tươi sống. Song đến nay là tháng 7-2007, công trình mới xây dựng nhà chợ chính 2 tầng rộng 1.240m2. Diện tích sàn bê tông cốt thép 1.948m2 gồm 108 chỗ bán hàng. Trong đó tầng 1 có 72 chỗ, tầng 2 có 36 chỗ; khu điều hành của BQL chợ 96m2. Các hạng mục như vách ngăn bằng lưới giữa các ô, hệ thống phòng chống cháy nổ; cổng, tường rào chưa được thi công.
    Trong khi thực hiện, nhà thầu xây dựng gặp không ít khó khăn do công trình thi công tại khu vực chợ đang hoạt động nên trở ngại trong việc giải phóng mặt bằng. Ngay trong năm 2005, khi thi công phần móng gặp mưa lớn cũng gây ảnh hưởng đến tiến độ. Đến hết năm 2006, Nhà nước đã giải ngân và thanh toán 2 tỷ đồng chủ yếu cấp cho xây lắp; phần đối ứng còn lại huyện không huy động được thêm. Vì không huy động được ngân sách địa phương và vốn góp của nhân dân nên các hạng mục còn lại đành phải tạm ngừng. Đây là nguyên nhân chính khiến cho việc xây dựng chợ TT. Yên Lập kéo dài thời gian quy định. 2 của mình cho biết: những kiốt này đã cũ bị thấm dột, không có rãnh thoát nước, không có công trình vệ sinh chung. Vì vậy, dự án xây dựng chợ mới được thi công thì mỗi khi có mưa lại gây ngập bẩn, khó khăn cho việc kinh doanh.Trước đây khi chưa xây dựng chợ, nhiều hộ kinh doanh hàng lưu động tràn ra mặt đường gây cản trở giao thông và mất mỹ quan thị trấn.
    Nay đã có chợ chính nhưng chưa đảm bảo đầy đủ cơ sở để hoạt động. Mặc dù các hộ kinh doanh lưu động đã được đưa vào khu chợ ngoài trời nhưng theo quan sát của chúng tôi phía bên ngoài cổng chợ chưa thông thoáng. Những cảnh hộ kinh doanh lấn chiếm mặt tiền cổng chợ bằng bạt căng che đã làm mất đi cảnh quan và ATGT. Đây cũng là do chợ chậm được đưa vào hoạt động. Được biết huyện đang phấn đấu đưa chợ chính vào sử dụng trong tháng 8 tới. Bởi vậy, những giải pháp đẩy nhanh tiến độ sử dụng chợ đòi hỏi sự nỗ lực của huyện, mọi tầng lớp nhân dân, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở một huyện miền núi.


    Châu Anh
  8. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0

    PTO- Vừa qua, tại thị trấn Yên Lập, Tỉnh Đoàn thanh niên đã tổ chức lễ ra quân chiến dịch ?oThanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện hè 2007?. Đại diện Ban Dân vận Tỉnh ủy, Sở Giáo dục và đào tạo, Huyện ủy Yên Lập cùng các sinh viên tình nguyện Trường Đại học Hùng Vương và gần 100 em học sinh trên địa bàn huyện đã tới dự lễ phát động.
    Phát huy kết quả phong trào thanh niên tình nguyện trong nhiều năm qua, BTV Tỉnh Đoàn tiếp tục phát động và triển khai chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè 2007 lập thành tích chào mừng Đại hội Đoàn toàn tỉnh lần thứ XIII, Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ IX, kỷ niệm 62 năm ngày thành lập nước CHXHCN Việt Nam. Chiến dịch ?o Thanh niên, học sinh, sinh viên tình nguyện? hè năm nay có sinh viên của ba trường đại học về làm việc tình nguyện tại tỉnh ta gồm: Đại học Bách khoa - Hà Nội; Đại học kinh tế quốc dân; Đại học Hùng Vương. Hoạt động của sinh viên tình nguyện chủ yếu tập trung vào việc ôn tập văn hóa hè cho TTN, học sinh ở các xã vùng sâu, vùng xa thuộc ba huyện Tân Sơn, Yên Lập, Cẩm Khê và diễn ra từ ngày 5-7 đến 30-7.
    Sau lễ ra quân, 20 sinh viên tình nguyện của Trường đại học Hùng Vương đã về ngay 5 xã của huyện Yên Lập là: Mỹ Lung, Mỹ Lương, Xuân An, Xuân Viên, Lương Sơn để nhận nhiệm vụ.



    Huy Thắng
  9. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Cầu Xuân An những ngày nước rút

    Ảnh minh họa của TPO
    PTO- Chúng tôi đến công trường xây dựng cầu Xuân An bắc qua Ngòi Giành của huyện Yên Lập vào đầu tháng 6-2007. Mặc dù không khí oi nồng vừa nắng vừa mưa những ngày giữa hè rất khó chịu nhưng không khí làm việc của cán bộ, công nhân trên công trường vẫn diễn ra hết sức khẩn trương. Đồng chí Phạm Hải Lăng, Phó giám đốc, kiêm đội trưởng đội 6 Công ty liên doanh Hữu nghị - đơn vị chủ thầu thi công cầu Xuân An dẫn chúng tôi thăm quan từng hạng mục. Đứng bên mố cầu bờ tả Ngòi Giành anh cho biết: Từ khi nhận được hợp đồng thi công cầu Xuân An, đơn vị xác định đây là công trình trọng điểm. Suốt từ ngày khởi công đến giờ, hơn nửa năm trừ mấy ngày Tết Đinh Hợi còn lúc nào công trường cũng thi công. Thời kỳ cao điểm tập trung đến vài trăm người cùng thi công 2 phía. Hiện tại khi đã hoàn tất phần mố trụ, trên công trường vẫn có gần 100 công nhân với 2 máy cẩu, 1 trạm trộn bê tông, 1 máy xúc, 1 xe míc chuyên phuc vụ lao dầm.
    Mặc dù điều kiện bố trí ăn ở, cung ứng vật tư, thiết bị thi công cho công trình rất khó khăn nhưng cán bộ, công nhân xác định tập trung mọi nỗ lực để thi công. Một công nhân còn rất trẻ nhà Hà Nội nói xen vào: Ở đây chúng em chỉ biết làm, còn việc vui chơi muốn cũng không có điều kiện. Ngay như ti vi thứ phương tiện rất phổ thông ở đây cũng bắt được rất ít kênh mà hình ảnh lại kém. Có lẽ thấy được khó khăn khách quan đó mà ở đây toàn bộ công nhân đều hướng về mục tiêu: Tất cả tập trung cho công việc. Vì vậy sau hơn nửa năm triển khai công trình cầu Xuân An đã vượt tiến độ. Ban quản lý công trình xây dựng Sở Giao thông vận tải, đơn vị thi công xác định đến mùa mưa (tháng 6-2007) hoàn thành các hạng mục dưới nước như mố, 2 trụ, để có thể lao dầm vào tháng 9-2007. Song đến tháng 4-2007 toàn bộ các hạng mục mố, trụ đã được thi công xong, cuối tháng 4 đơn vị thi công đã lao dầm đầu tiên bên bờ tả. Hiện đang tập trung đổ các dầm còn lại. Theo anh Lăng cho biết nếu không có gì trở ngại do thời tiết trong các tháng 6, 7 công ty sẽ hoàn thiện hợp lưu có thể thông xe vào dịp Quốc khánh 2-9-2007. Được như vậy việc thi công cầu Xuân An có thể hoàn thành sớm hơn dự kiến từ 2- 3 tháng.
    Trao đổi với đồng chí Trưởng ban Quản lý công trình xây dựng của Sở Giao thông vận tải được biết: Ngành GT-VT xác định cầu Xuân An là công trình trọng điểm năm 2006-2007. Do vậy sở, ban tập trung mọi sự chỉ đạo để giải quyết các vướng mắc để công trình thi công nhanh nhất. Ban quản lý dự án phối hợp với bộ phận giám sát kỹ thuật của Viện thiết kế thường xuyên bố trí 2- 3 cán bộ theo dõi chặt chẽ từng hạng mục. Ban cử 1 cán bộ định kỳ hàng tuần làm việc với đơn vị thi công, UBND 2 xã Xuân Viên, Xuân An, UBND huyện Yên Lập kịp thời giải quyết các vướng mắc về kinh phí, mặt bằng thi công. Đến nay khi toàn bộ công trình đã hoàn thành được 75% khối lượng (riêng phần cầu đạt trên 80% khối lượng) thì bên A đã thanh toán cho bên B được trên 70% kinh phí. Những vướng mắc về mặt bằng đều được giải quyết kịp thời nên đảm bảo phục vụ thi công. Đặc biệt công trình được sự ủng hộ của bà con các dân tộc địa phương, huyện Yên Lập càng làm cho tinh thần trách nhiệm của cán bộ, công nhân công trường thêm hăng hái.
    Làm việc với lãnh đạo đơn vị thi công và ban Quản lý mọi người đều chung ý nghĩ quyết tâm phấn đấu sớm đưa công trình vào hoạt động mặc dù khó khăn còn khá nhiều. Theo Phó giám đốc đội trưởng Phạm Hải Lăng đánh giá: Từ khi nhận thầu công trình đến nay giá vật tư chủ lực như sắt thép, xăng dầu vận chuyển biến động nhiều. Cộng vào đó là khó khăn bố trí ăn, ở, đi lại ở địa bàn vùng sâu. Đó là chưa kể đến khả năng diễn biến thời tiết lũ lụt có thể diễn ra vào mùa mưa ảnh hưởng đến tiến độ. Dù vậy đơn vị vẫn chủ động lo đủ vật tư nhất là các thiết bị nhập ngoại đúng như hợp đồng. Trong điều kiện giá cả biến động, đời sống khó khăn công ty xác định lấy năng suất, chất lượng công việc là chính. Do vậy việc đẩy nhanh tiến độ là giải pháp tích cực nhất. Hy vọng suy nghĩ và hành động của đơn vị thi công cũng là mục tiêu các đơn vị liên quan cùng hướng tới đưa công trình hoàn thành sớm nhất.



    Quốc Vượng
    [​IMG]
  10. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này