1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topic YÊN LẬP nào

Chủ đề trong 'Phú Thọ' bởi habaoh, 21/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Những đóng góp thầm lặng của một cô giáo
    PTO- Cô giáo Dương Thị Bình sinh ra và lớn lên ở làng quê đặc biệt khó khăn của xã Thượng Long, huyện Yên Lập - nơi có hơn 90% dân số là người Mường và người Dao. Khi còn nhỏ, Bình đã chứng kiến nỗi lao động vất vả vì cuộc sống sinh nhai hàng ngày dẫn đến thất học của những thế hệ anh chị và các bạn cùng trang lứa. Là người con cả trong gia đình có bảy người con, Bình phải phụ giúp bố mẹ lao động để nuôi các em ăn học. Song với ý thức hiếu học, nỗ lực cố gắng vươn lên, khắc phục thiếu thốn về vật chất, Bình đã học hết cấp III (THPT). Ước mơ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, Bình muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình để cho trẻ em ở miền núi đều được đến trường học hành.
    Năm 1979, chiến tranh biên giới phía Bắc xảy ra. Theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, Bình tình nguyện lên đường nhập ngũ tạm gác lại giấc mơ trở thành cô giáo. Hoàn thành nghĩa vụ quân sự, Bình ôn luyện thi đỗ vào Trường Trung học sư phạm 10+2 Phú Thọ. Tốt nghiệp năm 1982, cô giáo trẻ dân tộc Mường- Dương Thị Bình được phân công đến giảng dạy tại Trường tiểu học Trung Sơn. Cầm quyết định trên tay, Bình rất phấn khởi là được đem những kiến thức đã học ở trường về để dạy con em các dân tộc vùng cao. Nơi đó, còn khó khăn hơn quê cô rất nhiều, trẻ em chưa nói được tiếng Kinh, đi học không có cặp, không có sách giáo khoa. Hiểu được ngôn ngữ của các em, cô Bình càng có điều kiện gần gũi, thân mật, gắn bó với học sinh hơn. Trong giảng bài, cô thường sử dụng những câu, từ dễ hiểu và kết hợp với việc sử dụng ?osong ngữ Việt - Mường? để hướng dẫn các em. Cô luôn chăm chút, thương yêu học sinh như con của mình, hướng dẫn các em từ việc ăn mặc đến cách đọc, cách viết, được nhiều học sinh và phụ huynh yêu quý.
    Sau 3 năm công tác tại xã vùng cao, cô Bình được chuyển về công tác tại Trường tiểu học Thượng Long. Với những tri thức đã học được ở trường và kinh nghiệm giảng dạy ở Trung Sơn, cô Bình đã đem hết tâm huyết nghề nghiệp để truyền đạt cho trẻ em quê nhà. Hằng năm, nhà trường đã tin tưởng phân công cho cô giảng dạy các lớp có nhiều học sinh nhận thức chậm, học lực yếu. Cô Bình đã nghiên cứu, tìm tòi phương pháp giảng dạy để phụ đạo các em nắm chắc kiến thức, giúp cho học sinh có đủ hành trang tri thức khi học ở lớp cao hơn.
    Năm học 2006-2007, hưởng ứng cuộc vận động: ?oNói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục?, cô Bình càng trăn trở, lo lắng hơn khi được giao chủ nhiệm lớp 3D. lớp có 18 học sinh đều là người dân tộc thiểu số, trong đó có 3 em khuyết tật hòa nhập. Đa số các em có hoàn cảnh kinh tế quá khó khăn, gia đình đông anh em, bố mẹ không quan tâm đến việc học hành của con cái, phó mặc cho nhà trường. Cá biệt có học sinh, bố mẹ đi làm ăn xa lâu nay không có tin tức, ở với ông bà đã già, thường xuyên lại ốm đau, mọi công việc anh em phải tự lo. Một trở ngại rất lớn đối với học sinh ở miền núi là: Đường đến trường vừa xa, lại phải qua nhiều khe suối, hễ mưa là các em không đi học được. Qua khảo sát chất lượng đầu năm học, số học sinh có học lực trung bình là: 8 em, học lực yếu là: 10 em.
    Trước thực trạng đó, cô Bình đã tiến hành chia nhóm, phân loại theo lực học để có phương pháp phụ đạo cho phù hợp với từng học sinh. Cô thường xuyên sử dụng đồ dùng thiết bị của nhà trường và những đồ dùng do cô sưu tầm hoặc tự làm bằng vật liệu sẵn có ở địa phương để giúp học sinh có trực quan sinh động, dễ hiểu, dễ nhớ. Những học sinh nghỉ học do mưa to, nước suối lớn hoặc nghỉ ốm cô đều bố trí dạy bù để cho các em theo kịp chương trình chung của lớp. Ngoài thời gian quy định của nhà trường, cô đã xin phép ban giám hiệu phụ đạo không thu tiền cho các em có học lực yếu. Những lúc rảnh rỗi, cô thường đến kiểm tra góc học tập, thăm nơi ăn, ở và sinh hoạt của các em. Trong lớp có một số em hoàn cảnh khó khăn, học yếu có nguy cơ bỏ học cao, cô kịp thời đến tận gia đình vận động bố mẹ cho các em tiếp tục theo học. Cô thường tâm sự: ?oChỉ lo các em không đi học, còn các em cứ đi học đều thì dốt đến mấy dạy mãi cũng phải biết?. Những em không đủ sách vở, bút mực và quần áo, cô đã vận động các bạn trong lớp và trích một phần thu nhập của mình để ủng hộ các em. Kết thúc học kỳ I, lớp do cô giáo Bình chủ nhiệm không có học sinh nào bỏ học, chất lượng đã được nâng lên rõ rệt. Số học sinh yếu đã giảm từ 10 em xuống còn 4 em. Mọi phong trào văn hóa văn nghệ của lớp được duy trì đều đặn. Tập thể lớp đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau trong học tập và lao động. Trải qua hai mươi năm trong nghề, cô Bình luôn luôn dành tình thương yêu, gắn bó với học sinh và đã để lại những kỷ niệm tốt đẹp cho nhiều thế hệ học sinh.
    Tuy không có những học sinh giỏi đạt giải cấp huyện, cấp tỉnh song những đóng góp của cô giáo Dương Thị Bình đã góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà và tình trạng học sinh ngồi ?onhầm lớp? hiện nay.



    Hà Thị Liên
  2. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Đảng bộ Hưng Long 60 năm xây dựng và trưởng thành
    PTO- Trước cách mạng tháng 8-1945, xã Hưng Long (Yên Lập) thuộc làng Hạ Long, tổng Thượng Long. Sau cách mạng tháng 8-1945, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, cấp tổng được xóa bỏ, các làng: Hạ Long, Thượng Long, Thượng Khê và phố Tân An sát nhập lại lấy tên là xã Hưng Long. Năm 1953, theo chủ trương của Đảng và Chính phủ, xã Hưng Long được thành lập trên cơ sở đất đai, dân số của một nửa làng Hạ Long. Trước cách mạng tháng 8-1945 nhân dân xã Hưng Long cũng như các xã khác trong huyện Yên Lập đời sống vô cùng cực khổ, khó khăn do bị áp bức bóc lột thậm tệ. Dưới sự lãnh đạo của các sỹ phu yêu nước, nhiều người dân trong xã đã tham gia đấu tranh nhưng đều thất bại. Đầu năm 1945, tuy chưa có tổ chức Đảng ở huyện nhưng nhiều người dân trong xã đã tham gia cuộc vận động cách mạng do ********************** và mặt trận ********* lãnh đạo. Ngày 18 tháng 8 năm 1945, nhân dân xã Hưng Long đã tham gia khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân ở huyện, lập ra Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời huyện Yên Lập.
    Sau khi cách mạng tháng 8 thành công, vào cuối năm 1946, Tỉnh ủy Phú Thọ đã cử đồng chí Nguyễn Đan Thành về huyện Yên Lập tuyên truyền, giác ngộ thanh niên để phát triển đảng viên trên địa bàn huyện. Sau một thời gian giác ngộ, tuyên truyền, giao nhiệm vụ thử thách, các cán bộ của Tỉnh ủy Phú Thọ đã kết nạp được các đồng chí: Hoàng Kiến, Đinh Viết Nghị, Đinh Viết Thể, Nguyễn Trung Thiết, Thẩm Bá Thiệm, Đinh Viết Sứ vào Đảng và thành lập chi bộ Hưng Long do đồng chí Nguyễn Đan Thành làm bí thư. Đây là chi bộ Đảng đầu tiên của huyện Yên Lập.
    Phát huy truyền thống của mình, chi bộ Hưng Long không ngừng phấn đấu vươn lên lãnh đạo nhân dân trong xã hoàn thành các nhiệm vụ Đảng và nhân dân giao phó qua các thời kỳ cách mạng. Chi bộ đã trưởng thành về các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức, số lượng đảng viên được kết nạp ngày một tăng. Tháng 2 năm 1963, chi bộ Hưng Long được Huyện ủy Yên lập chuẩn y thành lập Đảng bộ xã. Đến nay toàn Đảng bộ xã có 200 đảng viên sinh hoạt ở 11 chi bộ trong đó có 3 chi bộ trường học, 1 chi bộ y tế xã.
    Dưới ngọn cờ bách chiến, bách thắng của Đảng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng bộ huyện Yên Lập, Đảng bộ và nhân dân các dân tộc xã Hưng Long đã hòa mình vào cùng nhân dân cả nước xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Ngay từ những ngày đầu của chính quyền cách mạng, nhân dân xã Hưng Long đã thực hiện xuất sắc nhiệm vụ vừa sản xuất, xây dựng quê hương vừa chiến đấu và phục vụ chiến đấu, góp phần giành thắng lợi trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, thống nhất đất nước. Trong 2 cuộc kháng chiến vĩ đại của dân tộc, Đảng bộ và nhân dân xã Hưng Long đã có 305 người tham gia vào bộ đội (chống Pháp 85, chống Mỹ 220); có 270 người đi dân công trong thời kỳ chống Pháp, có 14 người đi thanh niên xung phong, 40 người đã anh dũng hy sinh trên các chiến trường, 22 người là thương bệnh binh. Để ghi nhận công lao của Đảng bộ và nhân dân xã Hưng Long, Đảng và Nhà nước đã tặng cho 167 gia đình Bảng vàng danh dự và Bảng vàng gia đình vẻ vang; tặng 606 huân huy chương kháng chiến các loại cho tập thể và cá nhân trong xã; một người được tặng danh hiệu chiến sỹ thi đua ngành nông nghiệp toàn quốc trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp. Xã được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Ba trong thời kỳ đổi mới.
    Đảng bộ đã lãnh đạo nhân dân trong xã thực hiện thắng lợi các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế ?" xã hội qua các thời kỳ. Từ cuộc vận động nông dân vào làm ăn tập thể cho đến xây dựng HTX nông nghiệp, xã HưngLong luôn luôn là một trong những xã dẫn đầu của huyện. Mức tăng trưởng kinh tế khá và tương đối toàn diện theo hướng nông ?" lâm ?" tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ; bình quân 5 năm 2000-2005 mức tăng trưởng đạt 12,62%. Sản xuất lương thực đã đạt được năng suất và sản lượng lớn. Năm 2006, với diện tích cây lúa 279,2ha, năng suất bình quân 46,4 tạ/ha, tổng sản lượng 1.219 tấn. Diện tích cây ngô 95,6 ha, năng suất 37 tạ/ha, sản lượng 353 tấn. Bình quân lương thực đạt 375,9kg/ người/năm. Tổng thu nhập đạt 15.848 triệu, bình quân thu nhập đạt 3,5 triệu/người/năm, vượt chỉ tiêu 3%. Trên địa bàn xã Hưng Long hiện nay đã có 2 xí nghiệp chè, 1 xưởng cơ khí sửa chữa máy móc, một số cơ sở chế biến gỗ, sản xuất đồ mộc dân dụng, sản xuất vật liệu xây dựng và các cửa hàng dịch vụ nông nghiệp và đời sống. Chợ Hưng Long được mở từ năm 1989 đã góp phần đắc lực vào tiêu thụ sản phẩm cho nông dân và giao lưu hàng hóa với các vùng lân cận. Tỷ trong kinh tế của xã đến năm 2006 đã đạt: Nông ?" lâm nghiệp 60%; tiểu thủ công nghiệp 27%; dịch vụ 13%. Ngoài cây lương thực, Đảng bộ đã trú trọng chỉ đạo phát triển và duy trì các loại cây trồng phù hợp với đất đai, thổ nhưỡng của địa phương. Cây chè đến nay đã có tổng diên tích là 113,8 ha, trong đó 98 ha chè kinh doanh, năng suất 36 tạ/ha, sản lượng 352,8 tấn, đồng thời trồng mới được 11,8 ha chè giống mới theo dự án. Cây lạc, với diện tích 148,9 ha, năng suất 15 tạ/ha, sản lượng 223,35 tấn. Cây ăn quả trồng ở các hộ gia đình với tổng diện tích 37 ha. Các loại cây mầu khác được trồng, khai thác triệt để tiềm năng và quỹ đất hiện có. Thực hiện chương trình phát triển kinh tế trang trại, kết hợp trồng và bảo vệ rừng, đến nay xã đã có một số trang trại kết hợp trồng rừng và chăn nuôi. Tổng diện tích rừng của xã hiên nay là 333,8 ha, độ che phủ đạt 59%. Chăn nuôi phát triển mạnh, năm sau cao hơn năm trước. Số hộ giàu đã tăng từ 10,03% năm 2000 lên 15% năm 2006. Tỷ lệ hộ nghèo giảm còn 8% theo tiêu chí cũ, 30,9% tiêu chí mới. Toàn xã có 29,8 km đường giao thông nông thôn đạt tiêu chuẩn. Điện lưới đã được phủ kín toàn xã; 99,7% số hộ được dùng điện. Số máy điện thoại cố định đã có trên 260 máy.
    Về văn hóa - xã hội, Đảng bộ xã đã cụ thể hóa các chủ chương, nghị quyết của các cấp ủy Đảng, xây dựng các chương trình hoạt động, tổ chức thực hiện từng bước đưa nghị quyết vào cuộc sống. Thực hiện cuộc vận động ?oToàn dân tham gia xây dựng đời sống văn hóa mới ở khu dân cư?; xã Hưng Long đã đạt được những thành tích đáng khích lệ. Các tập tục lạc hậu, nạn mê tín dị đoan, cờ bạc... cơ bản được loại bỏ. Toàn xã có 6/7 khu dân cư đạt khu dân cư văn hóa, xã đạt danh hiệu văn hóa cấp tỉnh. Một số thiết chế văn hóa được củng cố và xây dựng. Phong trào văn nghệ, thể dục thể thao được duy trì và phát triển. Đội văn nghệ của xã với các tiết mục đặc sắc đã nhiều lần phục vụ nhân dân trong xã và tham gia hội diễn ở cấp huyện và cấp tỉnh. Các chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước đến với các đối tượng chính sách, người có công với cách mạng, người nghèo, người bị nhiễm chất độc màu da cam, người tàn tật đều được Đảng bộ, chính quyền xã thực hiện theo đúng quy định của Nhà nước. Với truyền thống ?oUống nước nhớ nguồn?, ?olá lành đùm lá rách?, Đảng bộ xã, chính quyền và các đoàn thể nhân dân đã sử dụng các nguồn kinh phí, huy động đóng góp của nhân dân xây dựng được 4 nhà tình nghĩa, xóa được 46 nhà tạm, tu bổ, chính trang bảo quản nghĩa trang liệt sỹ.
    Về giáo dục ?" đào tạo, thực hiện các nghị quyết của Trung ương về phát triển giáo dục và khoa học công nghệ, Đảng bộ xã đã có nhiều nghị quyết chuyên đề và tổ chức thực hiện có hiệu quả. Xã đã hoàn thành phổ cập THCS. Trường tiểu học xã Hưng Long đã đạt tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia. Đội ngũ cán bộ chuyên trách và chuyên môn của xã được đào tạo cơ bản.
    Công tác dân số, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe cho nhân dân trong xã đã có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ sinh con thứ 3 giảm đáng kể, có khu dân cư nhiều năm liền không có gia đình sinh con thứ 3. Tỷ lệ sinh năm 2006 của xã là 1,04%. Trạm y tế xã đã làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân. Cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế, đội ngũ cán bộ của trạm được củng cố, hoạt động có hiệu quả; xã Hưng Long đã đạt chuẩn quốc gia về y tế. Công tác quốc phòng, an ninh chính trị trật tự an toàn xã hội được duy trì ổn định.
    Công tác xây dựng Đảng, chính quyền và các đoàn thể quần chúng được Đảng bộ hết sức chú trọng. Thấm nhuần quan điểm ?oXây dựng Đảng là then chốt? hơn nửa thế kỷ qua Đảng bộ đã không ngừng xây dựng Đảng bộ vững mạnh trên các mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức. Để làm tốt công tác này, những năm vừa qua Đảng bộ đã đặc biệt trú trọng tới việc tuyên truyền, giáo dục cán bộ, đảng viên thực hiện tốt việc học tập và tổ chức thực hiện các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Thông qua tuyên truyền, giáo dục cán bộ đảng viên có nhận thức đúng đắn về các quan điểm, đường lối cách mạng của Đảng, tạo nên sự đoàn kết nhất trí cao tin tưởng vào sự lãnh đạo của **********************. Đảng bộ tạo điều kiện cho cán bộ, đảng viên phát huy vai trò lãnh đạo của mình, tích cực rèn luyện và cống hiến xứng đáng cho Đảng cho nhân dân.
    60 năm xây dựng và trưởng thành, Đảng bộ xã Hưng Long ngày nay có 200 đảng viên sinh hoạt ở 11 chi bộ. Toàn Đảng bộ có 53 đảng viên được tặng thưởng Huy hiệu 40 năm, 50 năm tuổi Đảng. Đảng bộ đã trải qua 23 kỳ đại hội. Đảng bộ đạt danh hiệu ?oTổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh tiêu biểu? hai năm liền, trong Đảng bộ có 90% chi bộ đạt danh hiệu trong sạch vững mạnh.
    Ngày nay thực hiện đường lối đổi mới của Đảng vì mục tiêu ?oDân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh?, sự phát triển của xã đặt ra cho Đảng bộ xã Hưng Long và nhân dân các dân tộc trong xã nhiệm vụ rất nặng nề nhưng cũng rất vinh quang. Phát huy truyền thống 60 năm, Đảng bộ cùng toàn thể nhân dân trong xã sẽ tập trung mọi nguồn lực, tranh thủ thời cơ, vượt qua thử thách, thực hiện thành công công cuộc đổi mới của Đảng, xây dựng xã Hưng Long thành một xã tiêu biểu trong thời ky mới.



    Nguyễn Công Chính
  3. thichem

    thichem Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/02/2007
    Bài viết:
    35
    Đã được thích:
    0


    Cảm ơn Bạn Tournesol86 rất nhiều vì nhg đóng góp của bạn!
    mong bạn tiếp tục đóng góp cho Topic này nhé!
    Chúc bạn hạnh phúc, học giỏi!
    Được thichem sửa chữa / chuyển vào 22:19 ngày 14/08/2007
  4. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Kết quả triển khai đề tài phục hồi giống lúa nếp đặc sản Gà gáy Mỹ Lung tại huyện Yên Lập

    PTO- Giống lúa nếp Gà gáy có nguồn gốc từ xã Mỹ Lung thuộc huyện Yên Lập, là giống lúa quý hiếm có từ lâu đời và được coi là giống lúa đặc sản của huyện Yên Lập. Cơm nếp rất thơm, dẻo, vị ngon, chỉ cần ngâm gạo trong vòng 2 giờ có thể đồ xôi được.
    Tuy là giống lúa đặc sản, nhưng hiện nay trên địa bàn xã Mỹ Lung, số hộ gieo trồng giống lúa này không nhiều, chỉ duy trì ở một số hộ gia đình có truyền thống sản xuất lúa nếp với diện tích gieo cấy hàng năm từ 4 - 5 ha và đang có nguy cơ bị mai một và mất giống. Năm 2006, được sự hỗ trợ của Sở Khoa học và Công nghệ, Trạm Khuyến nông huyện Yên Lập đã phục hồi thành công và mở rộng sản xuất giống lúa nếp đặc sản này trên diện tích 7 ha.
    Nghiên cứu về đặc điểm sinh học của giống lúa nếp trên cho thấy đây là giống lúa cao cây, lá và bông dài mỏng, bản lá nhỏ, thân cây mềm, hạt bầu, số hạt/bông thưa và ít, khả năng sinh trưởng, phát triển và đẻ nhánh khoẻ. Thời gian sinh trưởng từ 155 - 160 ngày và không phản ứng với ánh sáng ngắn ngày. Thời gian và thời vụ gieo trồng của cây vào vụ mùa và đúng dịp lập hạ, cho năng suất cao, đồng thời cũng giữ được các đặc tính quý hiếm của nếp. Với việc kết hợp ứng dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, năng suất lúa tăng gấp 1,4 - 1,6 lần so với kỹ thuật truyền thống, đạt 38,2 tạ/ha, mang lại thu nhập cho người dân cao gấp 2,5 đến 3 lần so với giống lúa khác. Cơm nếp rất dẻo, thơm và ngon hơn hẳn các giống lúa nếp khác.
    Ngoài việc phục hồi thành công giống lúa nếp đặc sản, góp phần bảo tồn giống lúa nếp quý hiếm của người dân xã Mỹ Lung, đề tài cũng đã tạo được mô hình sản xuất 3 vụ với công thức luân canh: lúa xuân - lúa mùa trung - rau mùa vụ đông muộn trên diện tích quy hoạch sản xuất lúa nếp Gà gáy, góp phần thay đổi cơ cấu cây trồng, cơ cấu sản xuât, tăng thêm thu nhập trên một diện tích đất canh tác cho người dân, giúp người dân tiếp thu được những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới và ứng dụng vào thực tiễn, tạo sản phẩm đặc sản quý hiếm với khối lượng lớn, có giá trị cao, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân xã Mỹ Lung huyện Yên Lập.
    Kết quả nghiên cứu, phục tráng của đề tài, đồng thời cũng là cơ sở khoa học để Trạm Khuyến nông huyện Yên Lập tiến hành triển khai dự án khoa học phát triển mở rộng sản xuất lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung với quy mô 30 ha trong năm 2007 với mục tiêu quy hoạch được vùng sản xuất lúa nếp Gà gáy Mỹ Lung trên địa bàn các xã có truyền thống, bổ sung giống nếp quý hiếm này vào cơ cấu sản xuất lúa trên địa bàn các xã vùng thượng huyện và phát triển thành hàng hóa.



    Bích Thủy - trích báo Phú Thọ online
  5. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Linh hồn của điệu múa trống đu

    PTO- Khi được thưởng thức tiết mục múa trống đu của đội văn nghệ dân gian xã Đồng Thịnh huyện Yên Lập, người xem thật sự có ấn tượng với người gõ trống cái bởi những động tác gõ trống, xoay trống, lăn trống, vần trống, ôm trống khéo léo, mềm dẻo. Người gõ trống cái được xem như là linh hồn của múa trống đu, vì thiếu vắng người đánh trống cái thì điệu múa sẽ không thể thực hiện đựợc. Và người giữ trọng trách quan trọng đó của điệu múa là ông Nguyễn Mạnh Hoạch 56 tuổi ở xóm Hạ Bạc xã Đồng Thịnh.
    Ông Hoạch có vóc dáng nhỏ bé nhưng toát lên sự dẻo dai, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Cha đẻ của ông là một người rất ham mê hoạt động văn nghệ và thường cho ông đi cùng mỗi khi biểu diễn, vì vậy dòng máu văn nghệ cũng ngấm vào ông từ khi ông còn rất nhỏ tuổi. Theo cha đi biểu diễn ông Hoạch đặc biệt yêu thích múa trống đu, về nhà ông cũng say sưa luyện tập. Vì thế lên 9 tuổi ông đã được chọn tham gia vào đội múa trống đu của địa phương. Ông Hoạch kể: Múa trống đu của người Mường ở Đồng Thịnh bắt nguồn từ múa trống đu của người Mường Thanh Sơn. Cụ Nguyễn Văn Yết được lưu truyền là người múa trống đu rất dẻo.
    Cụ thường biểu diễn bằng cách quặp 2 chân vào cột nhà uốn người sang bên phải rồi sang bên trái để múa trống, đến nay vẫn chưa có ai múa dẻo, múa đẹp bằng cụ. Tục truyền ngày xưa múa trống đu là để báo hiếu cho cha mẹ, chỉ những người thọ trên 60 tuổi mới được múa trống đu để mừng tuổi già và điệu múa chỉ được thực hiện vào thời điểm đêm khuya ngày rạng (giáp canh). Dần dần điệu múa được vận dụng vào các dịp lễ hội đình làng, mừng nhà mới, ở các đám hiếu người cao tuổi và trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người Mường trong đời sống hàng ngày... Đội múa trống đu phải có 1 người đánh trống cái, 1 người đánh trống con, 2 anh mõ lộn (đánh thượng đánh hạ), 6 cô sinh tiền để cho điệu múa vui nhộn và nhịp nhàng làm cho người xem hứng thú với điệu múa hơn (trong đám hiếu người cao tuổi không có 6 cô sinh tiền) và một thợ kèn.
    Khi bắt đầu cuộc vui người đánh trống cái ra sân khấu nghiêng mình chào khán giả rồi dập trống, sau đó hạ thế xuống gõ 3 hồi trống liên tục đội múa sẽ từ 2 bên cánh gà ra chào khán giả. Khi đó người gõ trống cái sẽ nổi trống lên theo nhịp để thành viên trong đội múa với các tư thế theo đúng tư cách, phong cách, đường nét của người dân tộc Mường và đây cũng là lúc tiếng kèn bắt đầu nổi lên. Tiếng kèn trong múa trống đu phải vừa bộc lộ được lời chúc mừng vừa mang tính kể lể ân oán, vừa có ý trả nghĩa cho cha mẹ. Người thổi kèn phải theo nhịp trống cái mới có thể lột tả được hết ý nghĩa đó.
    Phải là kèn của người Mường, trống của người Mường mới bắt nhịp với nhau được. Người đánh trống cái khi đùa trống đi các góc, khi vào giữa, khi nằm ngửa quay đầu về phía khán giả rồi bồng trống lên chân đánh, sau khi quay vòng người lại dùng 2 chân hất trống lên tay để ôm trống và gõ. Người đánh trống cái phải thực hiện hài hoà cho đẹp cả hai bên, nhịp điệu trống phải đều theo nhịp ?o3 tinh 1 chát?. Điệu múa trống đu còn thêm phần hấp dẫn khi trang phục của đội múa trống đu được tô điểm bởi con gái mặc váy, áo cóm, yếm hồng, khăn chít đầu màu đỏ; con trai mặc quần áo Mường màu nâu, đai ngang và khăn chít đầu màu đỏ. Riêng người đánh trống cái là mặc quần hồng, áo đỏ, đai ngang màu xanh, khăn chít đầu màu đỏ. Ông Hoạch được coi là người múa trống đu dẻo nhất của huyện Yên Lập nhưng ông bảo ông vẫn chưa bằng được cụ Yết còn phải tập luyện nhiều nữa.
    Ông Hoạch tâm sự: ?oMúa trống đu được coi là niềm hãnh diện, tự hào của người Mường bởi đấy là nét tinh hoa của văn hoá dân tộc Mường, chúng tôi phải dạy bảo cho con cháu biết yêu quí và giữ gìn cho muôn đời sau?. Hiện ông Hoạch vẫn đang miệt mài truyền dạy cho các thành viên trong đội diễn xướng dân gian và các cháu thanh thiếu niên trong xã yêu thích múa trống đu. Con trai ông cũng tham gia múa trống đu những vẫn chưa làm được như bố.
    Năm 2006 khi đội văn nghệ của xã Đồng Thịnh được công nhận là đội diễn xướng dân gian cấp tỉnh ông Hoạch và các thành viên trong đội mừng lắm, vì cấp trên đã quan tâm tạo điều kiện để cho ông và các thành viên trong đội văn nghệ lưu truyền và quảng bá rộng rãi hơn điệu múa cổ truyền của dân tộc mình tới mọi miền quê hương.



    Kim Dung
  6. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Sôi nổi phong trào đoàn ở Yên Lập

    Thanh niên tình nguyện tham gia phong trào trồng cây, bảo vệ môi trường.

    PTO- Thi đua tình nguyện xây dựng và bảo vệ Tổ quốc là một trong các phong trào Đoàn được đoàn viên thanh niên (ĐVTN) huyện Yên Lập sôi nổi hưởng ứng. Dưới sự lãnh chỉ đạo của huyện đoàn, tuổi trẻ Yên Lập đã thi đua đi đầu trong học tập và khoa học công nghệ.
    Ở khối trường học, đơn vị hành chính sự nghiệp, lực lượng vũ trang, nông- lâm trường và các vùng nông thôn đâu đâu cũng thấy khí thế của tuổi trẻ thi đua ?oHọc tập rèn luyện vì ngày mai lập nghiệp?; đặc biệt là phong trào thi đua ?o2 tốt?,? đã diễn ra sôi nổi ở khối thanh niên trường học. Thời gian qua các đoàn trường tiếp tục duy trì hoạt động và thành lập mới 5 CLB môn học thu hút 355 ĐVTN tham gia; tổ chức hoạt động ngoại khoá về học tập, xây dựng quỹ khuyến học, khuyến tài, quỹ vì bạn nghèo với số tiền 7.500.000 đồng, trao 75 xuất quà cho ĐVTN có thành tích học tập xuất sắc và có hoàn cảnh khó khăn, nhằm góp phần thúc đẩy phong trào thi đua học tập.
    Đoàn thanh niên các trường học đã phối hợp với tổ chuyên môn nhà trường tổ chức các lớp giáo dục hướng nghiệp dạy nghề cho 100% ĐVTN lớp cuối cấp. Tổng kết phong trào đoàn năm 2006 có 100% ĐVTN khối trường học đạt danh hiệu lao động giỏi, lao động tiên tiến, trong đó 15 đồng chí đạt danh hiệu giáo viên giỏi các cấp, các tấm gương tiêu biểu như Hà Thành Hưng, Dương Văn Trọng (THPT Yên Lập), Nguyễn Địch Long (THPT Lương Sơn), Nguyễn Thành Phong (TTGDTX)?; và 96% ĐVTN học sinh đạt hạnh kiểm khá, tốt, 32,87% đạt học lực khá, giỏi. Đoàn viên thanh niên khối cơ quan, các đơn vị sản xuất đã tập trung đẩy mạnh học tập nghiệp vụ, tin học văn phòng, cải cách hành chính, ứng dụng KHCN vào sản xuất, công tác nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công việc, tiêu biểu như ĐVTN Lâm trường Yên Lập, khối Đảng- Đoàn thể, UBND huyện, Công an huyện,? Đối với thanh niên nông thôn, huyện đoàn Yên Lập đã phối hợp với các ngành chức năng tổ chức 23 lớp, buổi tập huấn KHKT về chăn nuôi, trồng trọt, trồng cây ăn quả cho 1.146 ĐVTN.
    Trong phong trào thi đua lập nghiệp, lao động sáng tạo, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động, từng bước giải quyết việc làm cho ĐVTN, các cơ sở đoàn đã đảm nhận 67 công trình thanh niên như tập trung làm mới và nạo vét kênh mương, làm đường giao thông nông thôn, san sân vận động, làm đường băng cản lửa, bảo vệ rừng,? với tổng trị giá trên 52 triệu đồng, thu hút trên 5.000 ĐVTN tham gia, góp phần phát triển kinh tế- xã hội của địa phương và gây quỹ đoàn được gần 15.000.000 đồng.
    Điển hình cho những cơ sở đoàn có nhiều hoạt động đạt kết quả tốt là đoàn thanh niên xã Lương Sơn, Minh Hoà, Thượng Long, Xuân Viên, Mỹ Lương? Nhằm giúp đỡ thanh niên nông thôn lập nghiệp, huyện đoàn Yên Lập đã phối hợp với Trung tâm hoạt động thanh thiếu niên và dạy nghề Hùng Vương mở lớp dạy nghề gò hàn cho 35 ĐVTN tại cụm thượng huyện; chỉ đạo các cơ sở đoàn tiếp tục duy trì 146 tổ, nhóm giúp nhau phát triển kinh tế; đã giúp nhau hơn 24 triệu đồng và 2.550 công lao động; thu hồi 40 triệu đồng vốn Dự án 120 tại xã Mỹ Lung. Huyện đoàn đã đẩy mạnh các hoạt động phối hợp với Ngân hàng CSXH huyện cho ĐVTN vay vốn phát triển kinh tế, năm 2006 dư nợ gần 3 tỷ đồng. Được giúp đỡ, nhiều đoàn viên thanh niên đã đầu tư xây dựng, phát triển các mô hình kinh tế bước đầu có hiệu quả.
    Qua đánh giá cho thấy mô hình cải tạo 10 ha cây ăn quả tại xã Thượng Long với 23 hộ ĐVTN tham gia, đạt kết quả tốt, 98% số cây trồng sinh trưởng tốt; mô hình ngô lai 999 tại xã Đồng Thịnh với 60 hộ ĐVTN tham gia, ngô sinh trưởng tốt cho năng suất cao,? Từ thực hiện phong trào đã xuất hiện nhiều gương ĐVTN là người dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi, có thu nhập hàng năm từ 45- 50 triệu đồng trở lên như: Dương Đức Tài (chi đoàn Lương Động, xã Đồng Thịnh) với mô hình tổng hợp đồi rừng và chăn nuôi; Nguyễn Đăng Yên (chi đoàn Mơ 13, Thị trấn Yên Lập) với mô hình trồng, chăm sóc và bảo vệ rừng kết hợp với chăn nuôi; Nguyễn Đức Nhuận (chi đoàn Thắng Lợi, xã Đồng Lạng) với mô hình trang trại chăn nuôi bò, gà, cá,? kết hợp với trồng rừng và dịch vụ; Nguyễn Văn Chiến (chi đoàn Đồng Chung, xã Hưng Long) với mô hình sản xuất gạch hàng năm đã thu hút 6- 7 lao động ổn định?
    Nhằm đẩy mạnh các hoạt động thi đua trong phong trào thanh niên tình nguyện vì cuộc sống cộng đồng, xung kích tình nguyện tham gia phát triển kinh tế- xã hội, ở những nơi địa bàn khó khăn, các cơ sở Đoàn trong huyện đã tổ chức cho ĐVTN tham gia Tết trồng cây; tổ chức ?o Tháng thanh niên? với hàng ngàn ĐVTN tham gia. Ở cấp cơ sở đã có 21 đơn vị ra quân Tháng thanh niên tổ chức tu sửa đường giao thông nông thôn ở Ngọc Đồng, Đồng Thịnh, Thượng Long, Hưng Long, Xuân Thuỷ; làm đường vào tượng đài liệt sĩ ở Mỹ Lương,? thu hút gần 5.000 lượt ĐVTN tham gia.
    Trong các dịp lễ tết, các cơ sở đã giúp đỡ và tặng quà cho 34 gia đình chính sách, gia đình nghèo, cựu TNXP với trị giá 2.380.000 đồng. Thực hiện cuộc vận động giúp đỡ các xã đặc biệt khó khăn và xây nhà tình nghĩa cho cựu TNXP, BTV Huyện đoàn đã trao 2 chiếc ti vi màu trị giá 3.100.000 đồng cho 2 cựu TNXP khó khăn là Đoàn Thị Phương Hồng (xã Hưng Long), Hà Thị Trang (Thị trấn Yên Lập). Trong ?oChiến dịch TNTN hè 2006? đã tổ chức cho 1.500 ĐVTN tham gia lao động vệ sinh, chỉ đạo 9 cơ sở đoàn phối hợp với 9 đội TNTN của tỉnh tổ chức tốt các hoạt động tình nguyện như tổ chức các lớp ôn tập hè, tập huấn KHKT, tư vấn chăm sóc sức khỏe.
    Cùng với các hoạt động trên, ĐVTN Yên Lập còn xung kích trong thực hiện nhiệm vụ bảo vê Tổ quốc, tích cực đấu tranh phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội. Đoàn viên thanh niên cơ quan Công an, Quân sự huyện thực hiện tốt phong trào ?o2 thi đua, 2 tình nguyện thực hiện 6 điều Bác Hồ dạy CAND?, ?oThanh niên Quân đội mẫu mực xây dựng chính quy?, tích cực tham gia phổ biến pháp luật, bám nắm cơ sở, giữ gìn an ninh trật tự trên địa bàn, tham gia xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân;? duy trì hoạt động kết nghĩa 2- 3 lực lượng giữa các đơn vị LLVT và đoàn TN địa phương, tiêu biểu như đoàn xã Mỹ Lung và đoàn TN Trại giam Tân Lập, trường THPT Yên Lập và chi đoàn Công an huyện,? Đoàn thanh niên còn tích cực tham gia các hoạt động phối hợp đấu tranh phòng chống tội phạm và TNXH trong TTN, đẩy mạnh tuyên truyền phổ biến pháp luật cho TTN; đồng thời, chỉ đạo các cơ sở tuyên truyền, động viên ĐVTN tham gia khám tuyển thực hiện nghĩa vụ quân sự.



    Ngọc Lam
  7. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    Chuyện của những người thanh niên ở bản Khe Gầy

    Ảnh mang tính chất minh họa.
    PTO- Có một nơi ở huyện miền núi Yên Lập tên của các bản làng được đặt đúng như sự hiểm trở, heo hút của núi rừng: Khe Gầy, Ba Khe, Sáu Khe... Những bản làng chênh vênh nơi sườn núi cách nhau nửa ngày đường đi bộ. Đó là xã vùng cao đặc biệt khó khăn - Trung Sơn. Hoạt động của đoàn thanh niên nơi đây luôn gặp nhiều khó khăn do 100% đoàn viên thanh niên là những hộ nghèo, thậm chí có những hộ gia đình còn thiếu đói quanh năm nên hầu hết như không tham gia công tác đoàn, công tác thanh niên. Tuy nhiên, đó là câu chuyện của ba năm về trước, khi chưa có bước chân của những cán bộ ngân hàng chính sách xã hội đem đồng vốn ưu đãi của Nhà nước về với tuổi trẻ nơi này.
    Cũng như nhiều lần khác, lần này chúng tôi lại quay trở về Trung Sơn vào đúng ngày trực. Trời không còn mưa như lần đầu tiên những cán bộ ngân hàng chính sách vào trong bản Khe Gầy nhưng đường đi vẫn rất trơn do sương sớm còn ướt khiến con đường mòn chen lẫn đất và đá trở nên lầy lội. Vừa đi, anh Đinh Văn Lâm - Bí thư Đoàn xã, tổ trưởng tổ tiết kiệm và vay vốn đoàn thanh niên vừa hồ hởi nói với chúng tôi: ?oHôm nay sẽ là một ngày đặc biệt nhất trong những ngày các anh xuống tổ tiết kiệm vay vốn?. Sự đặc biệt ấy đến với chúng tôi thật bất ngờ khi anh Phùng Sinh Hào, tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn cho chúng tôi biết hôm nay chính là ngày anh Đinh Văn Lành tổ chức lễ hỏi vợ. Anh Lành là người chúng tôi nhớ nhất. Vì lần đầu tiên vào bản Khe Gầy vận động thành lập tổ tiết kiệm vay vốn anh đã hỏi chúng tôi rằng có phải chúng tôi là những người cán bộ ngân hàng mà như trên ?ocái đài? nói là cho người nghèo như anh vay tiền không cần thế chấp không? Anh muốn vay một ít tiền để cưới vợ. Chúng tôi không buồn cười vì lý do vay tiền ngồ ngộ của anh. Hơn lúc nào hết, chúng tôi biết nhiệm vụ của chúng tôi đến nơi đây không chỉ là cho vay tiền, mà còn phải là tuyên truyền, vận động, thuyết phục bà con thay đổi tập quán canh tác, thói quen sinh hoạt để đồng vốn vay có hiệu quả. Đa số bà con nơi đây đọc còn chưa thạo con chữ chứ nói đến chuyện nuôi con vật gì, trồng cây gì để cải thiện đời sống. Ước ao có được một chút tiền cưới vợ chỉ là một trong những ước mơ nhỏ nhoi trong số những ước mơ của các chàng trai trẻ chân chất của bản. Sau khi nghe chúng tôi tuyên truyền, giải thích về tổ tiết kiệm vay vốn, về những chế độ của Ngân hàng CSXH anh Lành đã nói với chúng tôi (tuy chưa thật tự tin nhưng cũng đã ánh lên niềm tin trong đôi mắt): ?oVậy thì tôi hẹn ba năm nữa, tôi sẽ hỏi vợ?. Ba năm, không kể lần này, đã hơn ba chục lần chúng tôi xuống Khe Gầy. Khi thì mang một quyển sách hướng dẫn nuôi lợn, khi thì một chút thuốc thú y, có khi chỉ là những lời động viên đối với hộ vay vốn mỗi khi gặp khó khăn trong sản xuất. Ba năm, từ một con trâu mua bằng số vốn vay ba triệu đồng, đến nay anh Lành đã có ba con trâu. Hôm nay họp tổ, cũng là một buổi sinh hoạt Đoàn, anh đã quyết định bán một con trâu. Một con trâu cũng đủ để anh trả nợ cho ngân hàng đúng hạn và còn dư ra hơn hai triệu để có buổi hỏi vợ mà chúng tôi được tham dự. Mỗi một đoàn viên ở Khe Gầy là một câu chuyện, một hoàn cảnh, nhưng giờ đây, trong buổi sinh hoạt này trong mắt ai tôi cũng thấy ánh lên niềm vui. Khi trả lời chúng tôi tại sao lại sinh hoạt Đoàn vào đúng ngày trực của chúng tôi, thì anh Phùng Sinh Thịnh cho biết: Hôm nay chính là ngày các đoàn viên Khe Gầy hiểu hết được lợi ích của việc sát cánh bên nhau trong đoàn thể. Làm kinh tế giỏi cũng chính là thành tích tốt mà các anh muốn báo cáo với Đoàn, với Đảng, với Chính phủ.
    Anh Đinh Văn Lâm phấn khởi nói với chúng tôi: ?oCác anh thấy không đoàn viên của chúng tôi bây giờ khác trước một phần cũng nhờ các anh. Họ mạnh dạn, dám cầm đồng vốn, dám làm. Vì họ biết, những cán bộ ngân hàng chính sách không chỉ là những cán bộ ngân hàng, họ còn là những người cán bộ gần dân, sẵn sàng hướng dẫn bà con cách sử dụng đồng vốn có hiệu quả?. Cũng theo anh Lâm, chuyên đề sinh hoạt Đoàn của các anh bây giờ cũng đa dạng hơn. Đó là những buổi sinh hoạt gắn với những câu chuyện làm ăn kinh tế xoay quanh việc hướng dẫn nhau sử dụng tối ưu đồng vốn ưu đãi của Nhà nước. Anh cho biết các phong trào của đoàn rất phong phú, đặc biệt là phong trào thanh niên lập nghiệp đang phát triển mạnh mẽ ở nhiều địa phương. Nhưng đối với Trung Sơn thì ?ocái khó bó cái khôn?. Cái khó ở đây chính là bài toán về kinh tế, sâu xa hơn đó chính là việc phát triển kinh tế nhưng phải gắn liền với việc thay đổi nhận thức ở bà con dân tộc. Những ưu đãi là chưa đủ, cái chính là tiếp cận và mang lợi ích sát thực nhất về cho bà con. Và ngân hàng chính sách đã làm được điều này.
    Sau ba năm, thời gian chưa đủ nhiều, nhưng cũng đủ làm ấm no những bản làng như Khe Gầy, Khe Đâng... ba năm cũng đủ làm ngời lên niềm tin trong những người thanh niên dân tộc, chân chất, nhiệt tình và giàu sức trẻ nơi này.



    Lê Thái Hùng
  8. tournesol86

    tournesol86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2007
    Bài viết:
    46
    Đã được thích:
    0
    hị hị, mình mày mò trên báo Phú Thọ online thấy có rất nhiều bài báo về huyện Yên Lập, khi đọc những bài phóng sự ngắn đó, mình thực sự tự hào về quê mình, tớ chỉ chia sẻ những thông tin đó cho công dân mạng netcizen và nhất là forum lớn nhất Việt Nam , tớ không có điều kiện trực tiếp viết những bài report văn hoá về đặc sản Yên Lập. chúc cho topic của chúng ta giàu có và thẫm đấm tính văn hoá nha
  9. ngogialinh

    ngogialinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/05/2007
    Bài viết:
    1.113
    Đã được thích:
    8
    Anh không biết Ngô Kim Định, mà anh cũng không phải là con thày Kiệm. Quê em ở đâu ta vậy? Comment allez-vous? Que faites-vous maintenant ?
  10. nguyet102

    nguyet102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/05/2007
    Bài viết:
    340
    Đã được thích:
    0
    vào đây hóng hớt lại được tặng thơ
    tớ là dân Thanh Sơn sang topic Thanh Thủy được tặng ảnh còn ở đây thì có thơ
    mà phải nói là thơ của bạn này hay thật mang đậm bản sắc Yên Lập cám ơn nhé!
    mấy cái bài của bạn gì gì ấy up dài thế ai mà có thời gian đọc chứ? giới thiệu ngắn gọn thôi chứ

Chia sẻ trang này