1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Topology và kiến trúc ngày nay

Chủ đề trong 'Kiến Trúc' bởi beyond_S, 02/06/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    2 cái hình trên là ý miêu tả / giải thích ví dụ tạo hình (formation) của thuật topo trên công cụ của hệ toạ độ 2 chiều.
  2. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    HH để ý nhé, công trình trong topic Free as Imagination của em đến đoạn phân tích 5-intergration&composition mà em áp dụng topology để cải thiện chất lượng design thì mới gọi là đã đời. Tiếc là em đã chuẩn bị kĩ nguyên liệu mà đến đoạn nấu cỗ thì lại dừng.
    @Adamour: người ta nói khi anh hiểu cái gì thì anh phải giải thích được cái đó. Có hình minh họa thì dễ hiểu hơn, nhưng lại làm cho đầu óc lười tưởng tượng và mất khả năng khái quát. Anh nghĩ là cố diễn đạt bằng lời thì tốt hơn.
    Tất nhiên ta cũng không nên hy vọng tất cả kts VN đều hiểu. Các bạn ấy còn bận 3D concept.
    Được A_Y_A sửa chữa / chuyển vào 17:05 ngày 08/06/2007
  3. beyond_S

    beyond_S Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Bài viết:
    539
    Đã được thích:
    1
    Có thể xác định một số chiến lược mà nhà thiết kế sử dụng trên bàn vẽ. Một trong những chiến lược đó là ?oleo dốc? ?" trong đó một phần của giải pháp được tạo ra, sau đó là thực hiện bước tốt nhất tiếp theo, rồi bước tiếp theo, và cứ như vậy. Chiến lược này có thể mắc phải việc đi chệch hướng hay làm lại, điều làm hầu hết các nhà thiết kế rất thất vọng. Nó có thể mắc phải tình trạng đi lòng vòng - tức là bị rẽ chệch hướng mà hầu như không có thành công nào rõ ràng trong việc tìm ra một giải pháp hoàn chỉnh (Wickelgren 1974). Mối nguy hiểm lớn nhất là nhà thiết kế leo nhầm dốc! Các kỹ thuật tạo ra-và-kiểm chứng cũng được nhà thiết kế sử dụng một cách cảm tính. Một mô thức là may rủi - tức là được chọn và kiểm chứng một cách may rủi; một mô thức khác được chọn, và nếu tốt hơn thì sẽ được giữ lại, nếu không sẽ bị bác bỏ. Thuật toán dựa trên máy tính áp dụng quy trình này là dựa vào quy trình toán học cho việc đưa ra quyết định. Người giải quyết vấn đề của con người thì có tự do lớn hơn.
  4. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Ngoài phương pháp "chính thống" (đi từ khái quát đến chi tiết), có một cách để đỡ mất thời gian hơn trong thiết kế, đó là prototyping, trong đó lần lượt từng kiểu mẫu được phát triển nhanh và kiểm chứng để rút ra những thông tin có ích, hoặc được chọn để đi đến hoàn thiện thiết kế. Cách này có vẻ "hấp tấp", "thiếu toàn diện" nhưng nhanh, mau được kiểm chứng, người sử dụng có thể nhận xét kịp thời, và như đã nói ở trên, tiết kiệm thời gian và công sức hơn là đi từ vòng ngoài vào vòng trong. Tất nhiên khi dùng trong thiết kế nó có nhược điểm của nó như Beyond_S đã nêu ở trên, nhưng sẽ chẳng mất gì cả nếu dùng cách này trong học hỏi, khi muốn nhanh chóng khái quát một vấn đề rộng nhưng chưa có cái nhìn sắc bén về những lát cắt của nó.
    Như Beyond_S viết ở trên: "Thuật toán dựa trên máy tính áp dụng quy trình này là dựa vào quy trình toán học cho việc đưa ra quyết định." Đối với các kiến trúc sư Kỹ thuật số, một hình dạng nào đó trên máy tính có thể áp vào đó các script biến hình hoặc các tham số nào đó vd địa chất, nguồn nước, gió máy, thể tích không gian, mật độ sử dụng ... (những quy tắc Tôpồ) để biến dạng nó thành một hình dạng khác sử dụng được, và quá trình thử và sai này nhanh, đỡ mất thời gian. Việc nghiên cứu quy tắc Tôpồ đó, từ việc tính toán công thức phức tạp bằng óc, trở thành các thao tác click chuột hoặc nhập số đơn giản. Máy làm thay để đầu óc làm các việc đánh giá này nọ.
    Ví dụ về kiến trúc kỹ thuật số này hơi bị hiếm, các anh ấy giấu nghề dữ quá.
    Về Tôpồ trong kiến trúc bên ngoài phạm vi kiến trúc kỹ thuật số, các bạn có ý gì thì đóng góp thêm nhé.
  5. A_Y_A

    A_Y_A Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    507
    Đã được thích:
    0
    Cách này gọi là brainstorming, được áp dụng nhiều trong các ngành đòi hỏi sự sáng tạo như quảng cáo, tạo mẫu, nghiên cứu khoa học...
    Kinh nghiệm thực tế của anh cho thấy brainstorming cực kì hiệu quả và tiết kiệm thời gian trong tìm ý kiến trúc. Tốt hơn nữa nếu các thành phần tham gia tương đối cạ với nhau và có background ở mức tương đương, khi đó có thể vừa uống cafe vừa cùng tìm ý mà không cần giấy tờ để vẽ gì cả, như kiểu đánh cờ mà không cần bàn cờ vậy.
    Phương pháp này người Việt cổ khó áp dụng được vì người Việt cổ có cái tôi quá lớn và quá rụt rè trong việc đưa ra ý kiến riêng.
  6. Jeus

    Jeus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2004
    Bài viết:
    987
    Đã được thích:
    0
  7. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    "Có những người họ thấy đủ tự do để có thể diễn tả cảm giác thật của mình. Những người nói thật cảm xúc của họ cho người khác. Điều đó cần một ý chí và sức mạnh to lớn ... Tự do biểu đạt phải đặt lên đầu tiên lúc bắt đầu bất kỳ quá trình thiết kế nào." (Jan Kaplicky - "Confession")
    Còn "cái tôi quá lớn" chắc là do chủ nghĩa cá nhân phát triển lệch mà ra. Cái này thì "em chịu". Mỗi người Việt cổ chắc tự "xử" lấy thôi các pác ạ!
  8. ndmt

    ndmt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/08/2003
    Bài viết:
    314
    Đã được thích:
    0
    có thể nguồn gốc của cái "miêu tả / giải thích ví dụ tạo hình (formation)" trên xuất phát từ đồ thị biểu diễn phương trình dòng Ricci (Ricci flow) tương tự phương trình dòng nhiệt của Laplace. Ricci flow (là một công cụ do S.Hamilton đặt ra) cho phép giải quyết các "điểm kỳ dị" và khi gắn vào các đa tạp (multifold?,đối tượng miêu tả và khảo sát của topology), nó sẽ làm cho các đa tạp có dạng hình học đồng đều hơn. hiểu nôm na là nó giống như phương trình nhiệt laplace, mô tả cách thức nhiệt độ phân bố đồng đều xuyên suốt một mẫu vật chất: ví dụ như nhiệt truyền từ phần nóng hơn sang phần lạnh hơn trong một tấm thép tạo nên một nhiệt độ đồng đều hơn.
    nghĩa là dòng Ricci (Ricci flow) làm cho tiến trình homeomorphism- đồng phôi (mà adamour viết là phép biến dạng liên tục deformation continue) được diễn ra.
    đó chỉ là nói một cách amateur theo ngôn ngữ của hình học tô-pô.
    Được ndmt sửa chữa / chuyển vào 15:06 ngày 09/06/2007
  9. Adamour

    Adamour Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.124
    Đã được thích:
    0
    Nghịch một tí, chưa rõ đúng sai, nhờ các bạn bình luận giúp.
    [​IMG]
  10. hot_heart

    hot_heart Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2003
    Bài viết:
    1.182
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]

Chia sẻ trang này