1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Toppic giới thiệu các Món Ăn ngon - Đặc Sản - Các Địa Điểm Du Lịch của quê hương Yên Bái - Lào Cai!

Chủ đề trong 'Lào Cai - Yên Bái' bởi huke, 18/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. huke

    huke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2005
    Bài viết:
    1.136
    Đã được thích:
    0
    Toppic giới thiệu các Món Ăn ngon - Đặc Sản - Các Địa Điểm Du Lịch của quê hương Yên Bái - Lào Cai!

    Lang thang trên mạng tìm về các đặc sản và món ăn ngon của quê mình thấy có rất nhiều thứ hay muốn chia sẻ cùng mọi nguời ! Ai biết những món hoạc đặc sản nào khác thì cùng post nhé !
    Lưu ý : hạn chế Spam lạc chủ đề

    Đầu tiên :

    1) Dẻo thơm Nếp Tú Lệ
    ( trích Nhocyeuanh của TTYB )

    YBĐT ?" Bắt đầu từ thị xã Nghĩa Lộ (Yên Bái), gạo nếp Tú Lệ đã trở thành một món hàng quen thuộc và được ưa chuộng. Trong các bến xe, các cửa hàng ăn uống, các thúng quà ăn sáng thì xôi nếp Tú Lệ là món vừa rẻ vừa ngon nhất. Sáng sớm se lạnh, được cầm trên tay nắm xôi nghi ngút khói và ngào ngạt hương thơm thì còn gì sung sướng cho bằng.


    Thung lũng Tú Lệ mới cuối thu mà đã lạnh se sắt, cái hơi lạnh phả ra từ 3 ngọn núi Khau Phạ, Khau Thán và Khau Song vây quanh. Đất Tú lệ có nhiều điều kì lạ lắm, mùa đông sương mù che phủ, mặt trời chỉ kịp ló ra khi đã trưa muộn, mùa hè thì không khí mát lành trong suốt. Con gái ở đây cô nào cũng có nước da trắng ngần, mái tóc đen nhánh trở thành câu cửa miệng "Con gái Tú Lệ. Nhưng kì lạ nhất là không nơi nào xôi lại ngon như thứ gạo nếp của đất này....

    Tôi còn nhớ một truyền thuyết kể rằng: Ngày xưa, có một tộc người Thái được tiên hiện lên cho một coóng thóc quý và dặn rằng phải tìm được mảnh đất phù hợp thì thóc quý mới mọc và cho nhiều gạo dẻo thơm. Người Thái hành trình đi khắp vùng Tây Bắc, đến nơi nào thấy đất tốt cũng gieo trồng thử nhưng hạt thóc không nảy mầm. Không nản chí, người Thái vẫn tiếp tục đi. Đến chân đèo Khau Phạ, họ xuống suối Mường Lùng uống nước, thấy dòng nước mát trong và ngọt lịm, đất trong thung lũng tươi tốt lạ lùng. Gieo hạt giống xuống thấy nảy mầm xanh tốt và cho gạo dẻo thơm. Thế là người Thái dừng lại, cất nhà dựng bản và trồng lúa nếp từ thuở ấy...

    Một cảm giác linh thiêng khi đặt chân lên đất Tú Lệ. Sáng sớm, khi núi rừng còn ngà ngà một màu trắng đục của sương mù thì khắp các nương lúa nếp, màu áo chàm đen của bà con đi gặt đã thấp thoáng. Hương thơm vương vít khắp không gian, đậu vào từng nhánh cây ngọn cỏ, khiến người khách xa thấy lòng xốn xang. Thưởng thức món xôi nếp ở đây quả là một ấn tượng không thể quên. Chỉ cần mua 2000 đồng tiền xôi thì cũng đủ no cả ngày. Đặc biệt là mùi thơm, dù đã ăn xôi nếp rất nhiều lần nhưng chưa bao giờ tôi cảm nhận thứ gạo này khoe đầy đủ mùi thơm như ở trên chính quê hương của nó. Vị ngọt ngào, vừa đủ ngậy mà không quá béo, vừa đủ độ mềm dẻo mà không quá ướt hay quá khô để người thưởng thức khó tính nhất cũng phải tấm tắc.

    Gạo nếp Tú Lệ chẳng cần phải thêm đỗ, thêm dừa cho đậm đà mùi vị. Chỉ xôi gạo không thôi mới thấy hết sự mộc mạc của núi rừng, sự tinh túy của trời đất. Ngoài thổi xôi, gạo nếp Tú Lệ dùng để gói bánh chưng, giã bánh dày hay chế biến các món bánh khác cũng đặc biệt thơm ngon. Sẽ thú vị hơn khi trong mỗi mâm cỗ ngày lễ tết hay trong mỗi túi quà quê biếu người đi xa, có thêm hương vị của nếp Tú Lệ - đặc sản của một vùng quê hương Yên Bái.


    2 ) Vài món ăn khác

    Cơm lam:

    Trên tuyến du lịch đến Miền Tây, du khách sẽ được thưởng thức món cơm lam đặc sản từ những hạt gạo nếp Tú Lệ tròn mẩy nướng trong ống nứa hoặc hóp tươi. Cơm chín với vị thơm của hạt gạo quyện với mùi thơm tự nhiên của nứa tươi khiến du khách khó lòng quên một món ăn vùng sơn cước.

    Thịt trâu nướng:

    Thịt trâu cắt hình chữ nhật, to bản, dày 0,5cm ướp cùng các gia vị và hạt sẻn - một trong những gia vị riêng có trong các món ăn của người Thái. Sau khi thịt ngấm gia vị, đem nướng trên than củi. Thịt chín có màu vàng và vị thơm. Khi ăn, khách du lịch được thưởng thức vị thơm đặc trưng của hạt sẻn.

    Xôi ngũ sắc:



    Xôi ngũ sắc ở miền Tây Yên Bái được làm từ gạo nếp Tú Lệ. Gạo được ngâm với nước lá vắt từ các loại cây có màu sắc tự nhiên như: đỏ, tím, vàng, xanh?, sau đó đem đồ trên bếp lửa hồng. Khi chín xôi được cho vào coóng khẩu (một đồ dùng của người dân tộc Thái) hoặc đơm trên đĩa. Khách du lịch sẽ bị quyến rũ bởi màu sắc, độ dẻo và vị thơm đặc trưng. Đây là một món ăn dân tộc được khách du lịch ưa chuộng.

    Thịt gà xôi:

    Người Thái có câu ?omổ gà mái ghẹ đãi khách ăn?. Đây là cách thể hiện lòng kính trọng, quý mến mỗi khi có khách tới chơi nhà. Gà chặt thành từng miếng nhỏ, thìa là, rau húng rừng, ớt bột, muối?.Sau đó dùng lá ngõa, lá dong gói lại cho vào chõ tre đặt trên ninh đồng xôi. Đây là món ăn thường để đãi khách quý.

    Măng chua héo:

    Những chiếc măng tre trắng và to, có vị he được bóc vỏ, rửa sạch thái vát mỏng dọc thớ, dài khoảng 5 đến 6 cm. Măng ngâm nước lã trong chum từ 20 đến 25 ngày cho có mùi chua, sau đó đem ra phơi. Nấu với thịt, gà, cá?.rất ngon. Kết thúc một ngày du lịch, du khách được thưởng thức món ăn mang hương vị đặc trưng của núi rừng.

    Rêu đá vùi than:

    Một loại rêu thường mọc ở suối nơi có nhiều đá. Sau khi lấy về rửa sạch và vắt hết nước. Sau đó tẩm với các gia vị như sả, gừng, hạt sẻn, bột ớt?.gói vào lá dong và vùi trong than hồng. Đây là một món ăn lạ, thu hút sự tìm hiểu và khám phá về văn hóa ẩm thực các dân tộc Yên Bái đối với khách du lịch.

    Cá sỉnh nướng (cá suối nướng):

    Đây là một loại cá chỉ có ở Văn Chấn ?" Nghĩa Lộ. Loại cá này sống ở suối không hề có vị tanh, là món ăn đặc trưng của các dân tộc nơi đây. Khi ăn chỉ nướng trên than hồng và ăn nóng thì mới thấy được vị thơm ngon của chúng. Trên mỗi bàn ăn của khách du lịch không bao giờ thiếu đĩa cá nướng thơm ngon này.
  2. chickkosoc

    chickkosoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/03/2007
    Bài viết:
    275
    Đã được thích:
    0

    còn khoản ghẹ miền núi thì sao . giới thiệu luôn cái đi
  3. huke

    huke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2005
    Bài viết:
    1.136
    Đã được thích:
    0
    Hồ Thác Bà
    [​IMG]

    Đảo lớn đảo nhỏ
    Cách Hà Nội 180km theo quốc lộ 2 về phía Tây, hồ Thác Bà không chỉ nổi tiếng với nhà máy thuỷ điện đầu tiên của Việt Nam mà còn là một trong ba hồ nước nhân tạo lớn nhất và được biết đến là điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Hồ Thác Bà được hình thành từ năm 1970, diện tích vùng hồ 23.400ha, diện tích mặt nước 19.050 ha, dài 80km, rộng từ 10 - 15km, độ sâu 45 - 60m.
    Hồ Thác Bà có hơn 1.300 đảo lớn nhỏ tạo nên nhiều hang động và cảnh đẹp sơn thuỷ hữu tình. Du khách có thể đến thăm động Thuỷ Tiên, động Xuân Long với muôn hình vạn trạng nhũ đá, núi Cao Biền, núi Chàng Rể, đảo Trinh Nam, đền Thác Bà?gắn với những huyền thoại bí ẩn. Thăm quan hồ Thác Bà, du khách được hòa mình với thiên nhiên trong những cánh rừng già xen kẽ với hàng ngàn đồi đảo, những dãy núi đá vôi trong bồng bềnh sông nước. Hồ Thác Bà không chỉ là một thắng cảnh đẹp mà còn là một di tích lịch sử nổi tiếng, tại mảnh đất này, năm 1285, đã diễn ra trận Thu Vật do Trần Nhật Duật chỉ huy đánh tan giặc Nguyên Mông và trong những năm kháng chiến chống Mỹ, động Thuỷ Tiên là nơi làm việc của Tỉnh uỷ Yên Bái. Thắng cảnh hồ Thác Bà đã được nhà nước công nhận là một di tích lịch sử - văn hoá và được Nhà nước xác định là một trong những trọng điểm phát triển du lịch của quốc gia. Hồ Thác Bà từ lâu đã trở thành biểu tượng, niềm tự hào của người dân Yên Bái.

    Xanh xanh trên hồ Thác Bà
    Vùng hồ Thác Bà là nơi sinh sống của 12 dân tộc anh em như Dao (quần trắng), Tày, Nùng, Cao Lan, Phù Lá?hội tụ sắc mầu văn hoá dân tộc với những lễ hội truyền thống độc đáo. Ngoài ra, du khách còn được thưởng thức đặc sản của hồ như cá vền, cá lăng, các quả, cá măng đậm, cá chiên, cá bống trắng?, hay tham quan các đảo cây ăn quả như bưởi Đại Minh từ lâu đã nổi tiếng với vị thơm, ngon và được ngắm nhìn đàn cò hàng ngàn con mỗi khi hoàng hôn buông xuống.
    Hiện nay tỉnh Yên Bái đang triển khai xây dựng một khu du lịch trung tâm hồ Thác Bà. Tổng diện tích quy hoạch của khu trung tâm là 206 ha, bao gồm 5 khu chức năng trung tâm đón tiếp - điều hành, khu vui chơi giải trí, khu khách sạn - dịch vụ - thương mại, khu nghỉ sinh thái, khu tháp viễn thông và thể thao mạo hiểm. Đây sẽ là một khu du lịch sinh thái đặc sắc của phía Bắc.
  4. huke

    huke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2005
    Bài viết:
    1.136
    Đã được thích:
    0
    Đất ngọc Lục Yên
    [​IMG]
    Huyện Lục Yên cách trung tâm thành phố Yên Bái khoảng 80km về phía Đông Bắc. Đất ngọc Lục Yên nổi tiếng bởi những mỏ đá quý vô giá tạo thành nơi giao thương buôn bán sầm uất. Hơn thế nữa, khách du lịch còn được chiêm ngưỡng những bức tranh đá quý với nhiều mầu sắc sinh động, rực rỡ, thưởng ngoạn những điểm du lịch hấp dẫn như quần thể di tích đền Đại Cại, bình nguyên xanh Khai Trung? hay thăm các hang động như hang Hùm, hang Diêm, hang São và chinh phục đỉnh núi Vua áo đen đầy huyền bí. Đến với Lục Yên, du khách còn được tìm hiểu phong tục tập quán, các lễ hội truyền thống và thưởng thức những món ăn đặc sản dân tộc độc đáo ?và nếm vị ngọt của cam sành, quýt sen, hồng không hạt ngon nổi tiếng.
  5. huke

    huke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2005
    Bài viết:
    1.136
    Đã được thích:
    0
    Quần thể di tích đền Đại Cại
    [​IMG]
    Quần thể di tích đền Đại Cại thuộc xã Tân Lĩnh, bao gồm: đền Đại Cại, đình Bến Lăn, chùa Tháp đất nung Hắc Y và thành nhà Bầu. Bên tả là sông Chảy, bên hữu là núi Vua áo đen hùng vĩ.
    Tương truyền rằng vào thời vua Hùng Vương thứ 18 có một vị thần rắn hiện hình người mặc y phục đen giúp nhà vua đánh giặc. Nay, nhân dân lập miếu thờ dưới gốc cây sui cổ thụ trong khu vực đền Đại Cại. Du khách đứng dưới đền, ngước mắt nhìn núi Vua áo đen sừng sững với hình tượng của vị thần linh in trên vách đá lưng chừng núi. Phía sau đó là một thung sâu với nhiều vách đá cao thấp, có bàn cờ tiên, ao trời, nhiều động nhỏ và vườn cây ăn quả? cùng với những loại gỗ quý hiếm như: lý, đinh, sến ?và một số động vật như linh dương, khỉ? Có thể nói đây là một kiệt tác của tạo hoá, một kỳ quan hiếm có của thiên nh
  6. huke

    huke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2005
    Bài viết:
    1.136
    Đã được thích:
    0
    Bình nguyên xanh Khai Trung
    [​IMG]
    Cách trung tâm huyện Lục Yên khoảng 20 km về phía Tây, bình nguyên Khai Trung được được bao bọc bởi các dãy núi đá cao và rừng nguyên sinh tạo nên khí hậu quanh năm mát mẻ, cây cối xanh tốt.
    Khai Trung chào đón du khách với những vườn cam vàng trĩu quả, rừng sồi tự nhiên và không gian bao la, bằng phẳng với mầu xanh ngút ngàn bốn phía. Du khách lên Khai Trung sẽ được hoà mình trong cuộc sống sinh hoạt cộng đồng của người Tày, người Dao. Du khách sẽ tìm thấy điều giản dị, mộc mạc mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc ở một vùng cao. Ngồi bên bếp lửa trên nhà sàn, thưởng thức món ăn độc đáo như thịt lợn mắm, các món nướng cùng với hương vị rượu vùng cao. Sau giấc ngủ say nồng trong không gian yên tĩnh, du khách bắt đầu một ngày mới, mạo hiểm khám phá hang Diêm, thác Nậm Rù và chinh phục đỉnh núi Tắc Én với nhiều loài động, thực vật đặc hữu
  7. huke

    huke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2005
    Bài viết:
    1.136
    Đã được thích:
    0
    Du lịch Suối Giàng
    [​IMG]
    Trên độ cao gần 1.400m, Suối Giàng còn được gọi là Cổng Trời. Nơi đây có khí hậu trong lành, mát mẻ được ví như Sa Pa, Tam Đảo và là nơi duy nhất có chè Tuyết cổ thụ hàng trăm tuổi - một trong những loại chè đặc sản của Việt Nam. Lên Suối Giàng, du khách được thưởng thức hương vị chè thơm ngon ấm áp hoà cùng tiếng khèn, tiếng sáo, những điệu múa của các chàng trai, cô gái người Mông và nghe già làng kể chuyện mỗi khi đêm về.
  8. huke

    huke Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2005
    Bài viết:
    1.136
    Đã được thích:
    0
    Du lịch thành phố Yên Bái và dọc sông Hồng
    [​IMG]Thành phố Yên Bái là trung tâm kinh tế - văn hoá của tỉnh Yên Bái. Đến với thành phố, du khách được thăm các di tích nổi tiếng như chiến khu Vần - một địa danh lịch sử của nhân dân các dân tộc, căn cứ địa chống thực dân Pháp của tướng cờ đen Hoàng Tử Trung và cũng là nơi lập ra đội quân du kích Âu Cơ. Hay bến phà Âu Lâu lịch sử - nơi vận chuyển quân, lương phục vụ chiến dịch Điện Biên Phủ. Ngày nay, bên bến phà Âu Lâu còn uy nghi một tượng đài tưởng nhớ những người góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên.
  9. line85vn2006

    line85vn2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    2.393
    Đã được thích:
    0
    chị muồn biết về lào cai hay yên bái
    thôi thicứ nói chung chung vậy
    Thành phố Lào Cai nằm ở toạ độ 22o25?T ?" 22o30?T vĩ độ Bắc và 103o37?T - 104o22?T độ kinh đông.
    - Phía Bắc giáp thị trấn Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam- Trung Quốc.
    - Phía Nam giáp huyện Bảo Thắng
    - Phía Tây giáp huyện Bát Xát và huyện Sa Pa
    - Phía Đông giáp huyện Mường Khương và Bảo Thắng.
    Thành phố Lào Cai có diện tích tự nhiên là: 22.150 ha (trong đó diện tích đất tự nhiên nội thị 2.600 ha). Trong đó;
    - Đất ở đô thị: 299 ha
    - Đất chuyên dùng: 2.499 ha
    - Đất ở nông thôn: 186 ha
    - Đất nông nghiệp: 2.485 ha
    - Đất lâm nghiệp: 10.038 ha
    - Đất khác: 6.643 ha (bao gồm đất chưa sử dụng)
    Lào Cai là thành phố duy nhất trong cả nước có 10,5 km đường biên giới với huyện Hà Khẩu- châu Hồng Hà - tỉnh Vân Nam- Trung Quốc, là cầu nối giữa vùng Tây Nam rộng lớn của nước bạn Trung Quốc với Việt Nam và các nước khu vực Đông Nam Á.
    Thành phố Lào Cai có quốc lộ 4D, 4E, quốc lộ 70 chạy qua, có đường sắt liên vận quốc tế Việt Nam- Trung Quốc, cách thủ đô Hà Nội về phía Bắc 385 km đường bộ và 296 km đường sắt. Có cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
  10. line85vn2006

    line85vn2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    2.393
    Đã được thích:
    0
    Rượu sứn lùng
    Xã Sán Lùng thuộc huyện Bát Xát tỉnh Lào Cai - là nơi có thứ rượu ngon nổi tiếng. Nếu như các loại rượu khác đều cất từ gạo, ngô hoặc sắn nấu chín và ủ men thì rượu San Lùng được ủ và cất theo một quy trình độc đáo và công phu.

    Nguyên liệu là thóc mẩy đều hạt, đem ủ cho nảy mầm, lúc đó tinh bột được chuyển hóa thành đường ở mức cao nhất. Người Mông đem thóc nảy mầm cho vào chõ đồ chín, tãi ra nong cho nguội, tới nhiệt độ thích hợp mới trộn đều với men, rồi ủ từ năm tới sáu ngày, khi tỏa mùi thơm thì đem cất rượu. Dù quy trình, nguyên liệu như vậy nhưng nếu nấu ở nơi khác, rượu sẽ không ngon bằng ở San Lùng. Bởi ngoài những bí quyết truyền đời, có lẽ nguồn nước và tiểu vùng khí hậu là những yếu tố không thể thay thế được đã tạo ra hương vị đặc biệt của rượu San Lùng.
    Thứ rượu này trong vắt hơi ngả xanh. Chén mới kề môi, thực khách đã cảm nhận hương thơm tinh khiết, nhẹ nhàng mà cuốn hút, uống khỏi miệng thấy ngọt dịu và hơi ngậy, khi ngà ngà thấy lâng lâng dễ chịu, không có cảm giác đau đầu.
    Khi những cơn gió mùa đông bắc đầu tiên tràn về, xúm quanh đống lửa, người ta nhâm nhi chén rượu San Lùng với thịt trâu sấy khô lùi tro nóng, đập tơi ra chấm tương ớt trộn một chút chanh, hoặc nhấm với cá suối sấy khô nướng than thì quả là thi vị.

    --------------------------------------------------------------------------------

Chia sẻ trang này