1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Toppic giới thiệu các Món Ăn ngon - Đặc Sản - Các Địa Điểm Du Lịch của quê hương Yên Bái - Lào Cai!

Chủ đề trong 'Lào Cai - Yên Bái' bởi huke, 18/03/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. line85vn2006

    line85vn2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    2.393
    Đã được thích:
    0
    Cơm lam đậm đà hương vị núi rừng
    Người miền núi có câu: ''Ngon nhất cơm, thơm nhất con''. Trong các thứ cơm, ngon nhất là cơm lam. Nhiều khi những món Zn ngon, những thành tựu của con người lại xuất phát từ những điều kiện khó khZn, thiếu thốn. Món cơm lam của người miền núi cũng vậy. Cơm Lam có lẽ đã xuất hiện từ khi con người biết tạo được lửa và tồn tại đến ngày nay, trong sinh họat của các dân tộc ở vùng cao, như một di sản văn hóa ẩm thực của Việt Nam.

    Những già làng cho biết vào tháng 9, tháng 10 âm lịch, cơm Lam mới có đầy đủ hương vị đặc trưng của nó. Vào thời điểm này, lúa chín vàng khắp nương rẫy, tre nứa trong rừng cũng chuyển sang màu ngà. Dụng cụ để lam chính là ống nứa, hoặc ống tre non, vừa trải qua thời kỳ măng. Tre nứa để nấu cơm lam nhất thiết phải là loại tươi, non bánh tẻ, có màng tre, còn hơi ẩm khi được đốt sẽ thấm vào gạo tạo thành một hương vị quyến rũ của thiên nhiên.
    Kỹ thuật nấu cơm lam không phải là quá phức tạp. Người ta thường vo gạo, lèn vào một ống nứa hở một đầu, bịt lại bằng lá chuối rồi đốt. Có khi người ta dùng ngay nước mưa đọng trong ống nứa cho cơm mang vị ngọt thiên nhiên. Mỗi ống cơm thường đủ cho một người ăn. Người ta gác một cái kiềng để có thể đặt được vài ống cơm và có thể xoay đi xoay lại cho cơm khỏi cháy và chín đều. Thường phải mất khoảng một tiếng đồng hồ cơm mới chín.
    Khi ăn, chẻ bỏ lớp cháy đen bên ngoài, người ta lại vót cho tới khi bao bọc chung quanh phần ruột cơm chỉ còn lại một lớp tre mỏng. Cắt mỗi ống ra thành khoảng 7 - 8 khúc. Người ta dễ dàng tách lớp tre mỏng đó để lại lớp màng tre mỏng như tờ giấy pô-luya.
    Ai đã một lần thưởng thức cơm lam nguyên bản, thứ cơm lam chỉ ở đất rừng mới có đều có ấn tượng đặc biệt. Đó là món ăn mang hương vị trời đất ban cho, hòa quyện trong từng hạt cơm thơm dẻo mùi vị dịu dàng của nứa non, tre non, mùi của hương sớm đọng trên lá chuối, của những giọt nước suối đầu nguồn mát lành và mùi của bếp lửa phập phồng ngày đông lạnh...

  2. line85vn2006

    line85vn2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    2.393
    Đã được thích:
    0
    Cuối sủi món ăn không thể quên
    Người Hoa ở đâu là có buôn có bán, có sạp hàng thuốc bắc và ở đó sẽ mọc lên những quán ăn với nhiều món hấp dẫn. Trong số các món ăn đó, không thể không kể đến món cuấn sủi (Phở khan), món khâu jù gọi chệnh thành món khâu nhục, tức là thịt lợn ba chỉ kẹp rau dưa và vài vị thuốc bắc hấp nhừ, món xá xíu, tức là thịt nạc thái miếng to bản đã nướng qua lửa vàng ruộm, tẩm với húng lừu rán kỹ hay lạp sườn, vịt quay và các món ngẩu pín, mì vằn thắn vừa đẹp mắt vừa ngon miệng.

    Ở Lào Cai hiện có nhiều nhà hàng chế biến các món ăn kiểu người Hoa, nhưng ngon hơn cả là nhà hàng Việt - Hoa nằm trên đường Nguyễn Hụê gần cửa khẩu Lào Cai. Ngoài ra còn có các quán ăn bình dân ngay bên cạnh nhà ga luôn thu hút khách bởi hương vị riêng biệt và quyến rũ.
    Tuy các chủ cửa hàng ngập ngừng không muốn nói công thức và bí quyết chế biến món cuấn sủi, song quả là khi nhìn thấy bát cuốn sủi sền sệt được bưng ra, đặt trên bàn, hẳn ai cũng không cầm nổi sự thèm muốn. Dưới cùng của bát cuốn sủi là những sợi phở trắng mềm. Trên lớp phở ấy người ta rắc chút mỳ bằng củ rong rang ròn cùng nhiều gia vị, thịt bò được nấu sền sệt kỳ công với các loại gia vị, hương liệu bí truyền và trên cùng được rắc bột tiêu nhỏ mịn, hạt đậu phộng và vài lát ớt đỏ cùng rau thơm. Khi ăn, quý khách chỉ việc đảo đều. Khách ăn có thể tự bổ sung gia vị có sẵn trên bàn.
    Cuốn sủi là một món ăn hợp túi tiền của nhiều người lao động mà mùa nào cũng ngon, cũng hợp, ai ăn một lần chắc chắn không thể quên.

  3. line85vn2006

    line85vn2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    2.393
    Đã được thích:
    0
    Hội xuống đồng cổ truyền
    Hội xuống đồng là lễ hội cầu mùa đặc sắc của người Tày. Hàng năm, vào ngày mùng 5 tết đến rằm tháng giêng, người Tày lại tấp nập mở hội xuống đồng.

    Địa điểm mở hội thường ở giữa cánh đồng, gần bờ suối. Các dòng họ trong các bản đều phân công lo các phần việc chuẩn bị mở hội như: Chọn cây song để kéo co, chọn cây còn, lễ vật cúng chung... Đêm 30 tết, khi gà gáy canh một, đại diện các dòng họ cùng ông mo làm lễ rước nước thiêng về bản. Nước được chọn lấy ở nơi mạch nước đang tuôn chảy đầu nguồn suối ?oHin đón?. Sau khi gạn lấy đầy bầu nước chung của bản và các ống nước mới của gia đình, nam nữ thanh niên còn vui vẻ té nước ướt khắp người nhau. Trong tiếng chiêng rộn rã, đôi nam nữ thận trọng khiêng quả bầu đựng nước được trịnh trọng đặt trên bàn cúng của ông mo. Sáng ngày mở hội, ông mo được một đoàn người đánh chiêng, trống rước xuống đồng làm lễ. Đi đầu là người đánh chiêng, hai người thổi kèn loa gỗ, theo sau là ông mo, đôi nam nữ bê mâm cúng của ông mo và bầu nước nguồn, đi sau cùng là hai người khiêng trống, vừa đi vừa đánh...
    Một hồi chiêng vang lên, lễ cúng mở hội bắt đầu.... Thầy mo trịnh trọng đọc bài cúng cột còn, cầu người yên vật thịnh, cầu ném trúng phông còn. Cúng xong thầy mo trao 2 quả còn cho một bà già (người trực tiếp đánh trống xoè). Bà già tung chuyền hai quả còn cho một đôi nam nữ đẹp, khoẻ, chưa vợ, chưa chồng. Đôi nam nữ này sẽ là đôi đầu tiên ném còn qua phông còn, mở đầu cuộc vui. Chàng trai ném còn qua phông, thiếu nữ bắt lấy rồi tung còn cho các chàng trai. Ai ném còn thủng phông, người đó sẽ được thưởng ba vuông vải đỏ, và quả còn ném trúng phông sẽ được ông mo rạch ra, lấy hạt bông, hạt thóc trộn với thúng thóc rang tung lên đám đông người dự hội. Mọi người chen lấn, xô đẩy nhau, đưa vạt áo hứng cho bằng được ít hạt thóc rang, mong nhận được phần nhiều. Đến cuối ngày, nếu phông còn chưa thủng phải tổ chức dùng súng kíp bắn thủng. Nếu không sẽ mất mùa.
    Hết trò ném còn là trò kéo co. Lúc đầu kéo co còn mang tính chất nghi lễ, thường chia làm các phe như phe của các gia đình ở phía trên mỏ nước, kéo với phe gia đình dưới mỏ nước. Sôi nổi, hấp dẫn và lạ kỳ là các trò chơi chọi gà và chọi trâu. Gà bằng hoa chuối, trâu bằng củ măng. Người chơi từng cặp đôi. Mỗi cuộc chơi có từ ba đến sáu cặp đôi, họ dùng hoa chuối đã bóc vỏ đỏ chỉ còn trơ quả chuối non. Họ cầm mỗi người một hoá chuối chọi nhau theo đường thẳng, ai bị rụng nhiều quả chuối non nhanh nhất sẽ bị thua. Trò chọi trâu cũng tương tự. Củ măng nào ít xây sát ở phần đầu bẹ thì sẽ thắng.
    Sau các trò chơi là lễ nhảy múa. Trống được treo ngay gốc còn. Theo nhịp điệu của trống, một tốp 12 người (sáu nam, sáu nữ) cầm mộc và kiếm ra trình diễn trò múa kiếm. Khi tiếng trống ?otùng? thì người cầm kiếm phải đâm mũi kiếm vào mộc, người múa buộc phải ưỡn phần thân dưới đưa mộc ra đỡ.
    Múa kiếm kết thúc, tiếng trống, tiếng chiêng nổi lên dồn dập, gọi mọi người cầm tay nhau vào điệu xoè vòng. Trống ở giữa, vòng xoè quanh trống ngày càng nới rộng vì ai cũng muốn nắm tay vào vòng xoè.
    Hội xuống đồng là một lễ hội cầu mùa điển hình. Cả phần lễ lẫn phần hội đều tập trung phản ánh ước nguyện của dân làng là mong ước được mùa, người người khoẻ mạnh, sinh nhiều con cháu. Mục đích chỉ vậy, nhưng hội xuống đồng tập trung cả một hệ thống tín ngưỡng để phản ánh ước vọng này. Các tín ngưỡng đan xen, hoà nhập vào nhau khó mà tách bạch. Các tín ngưỡng thường bao quanh các yếu tố ảnh hưởng đến nông nghiệp như: Sinh sản - Nước - Mặt trời - Cây lúa.
    Hội xuống đồng là hội mở đầu một chu kỳ sản xuất, nên phản ánh ước mong sinh sản, sinh sôi nảy nở là yêu cầu hàng đầu của hội. Vì vậy tín ngưỡng phồn thực được thể hiện bằng các lễ thức ma thuật, diễn xướng, luôn xuyên suốt các hành động hội.
    Hội xuống đồng như một bể trầm tích các lớp tín ngưỡng văn hoá. Hội xuống đồng là sinh hoạt cộng đồng đặc sắc nhất của người Tày mang nhiều giá trị về dân tộc học, nhân văn, nghệ thuật... Hội xuống đồng còn là động lực phát triển văn hoá trong xã hội nông nghiệp cổ truyền.
    (theo Lễ hội cổ truyền Lào Cai)

  4. line85vn2006

    line85vn2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    2.393
    Đã được thích:
    0
    Ðộng Cốc San địa điểm du lịch lý tưởng của Lào Cai
    Nằm cách thành phố Lào Cai khoảng 7 km, Cốc San đã từ lâu được biết đến như một điểm du lịch lý tưởng của người dân thành phố. Từ quốc lộ, một con đường đất nhỏ có chiều dài khoảng hơn 1 km dẫn vào Cốc San. Hai bên đường là những cánh đồng nhỏ và làng xóm của dân địa phương.

    Khi còn cách Cốc San khoảng 300 - 400 m, bạn đã có thể nghe được tiếng suối chảy rầm rì. Cốc San là một hệ thống các thác nước và các hang động to nhỏ khác nhau, vì vậy người ta có thể gọi đây là động Cốc San hoặc thác Cốc San.
    Cốc San nằm giữa hai đồi thấp. Khe đồi tạo thành một con suối có độ dốc trung bình, ở đó có những thác nước xếp từ thấp lên cao tựa như những bậc thang. Các hang động ở Cốc San được phân bổ ở rất nhiều nơi, và có một điều rất đặc biệt là hầu như ở mỗi gầm một con thác, sau làn nước cong đổ từ trên cao xuống lại có một hang động. Phong cảnh Cốc San hài hoà và khoáng đạt. Mọi người mỗi khi đến đây đều cảm nhận được sự huyền bí diệu kỳ toát lên từ những ngọn thác, những mô đá và những hang động. Cứ độ vài chục mét lại có thác đổ, khoảng cách giữa các thác là những đoạn suối bằng lặng trong xanh chảy giữa hai bờ cát. Cốc San có những bãi đá gồm nhiều phiến đá nhỏ to khác nhau, nhấp nhô trùng điệp. Ðặc biệt có nhiều phiến mặt rất bằng phẳng và rộng lớn có thể ngồi được vài chục người. Khí hậu ở Cốc San rất trong lành và mát mẻ khiến ta có cảm giác thật dễ chịu. Vào những ngày hè hoặc những ngày nghỉ lễ, rất nhiều người đến với Cốc San. Ða số họ là thanh niên, học sinh... Khi đến Cốc San ngoài việc thăm thú các phong cảnh, chụp ảnh... họ còn được tắm mình trong làn nước trong xanh mát lạnh.
    Tuy nhiên, Cốc San mới chỉ được biết đến trong phạm vi thành phố Lào Cai và một số vùng lân cận và mặc dù Cốc San có nhiều hang động, nhưng hầu như chúng chưa được khám phá là mấy, vì đường vào hang rất ngoằn ngoèo, tối và bị lấp bởi những tảng đá. Có thể nói vẻ đẹp của Cốc San vẫn hoàn toàn mang tính chất tự nhiên mà chưa có sự tác động của bàn tay và khối óc con người nhằm biến nó thành một khu du lịch thật sự.
    Hy vọng rằng, vào một ngày không xa, với vẻ đẹp vốn có của mình, Cốc San sẽ trở thành một điểm du lịch lý tưởng và nó được biết đến trên một phạm vi rộng hơn. Như thế nó sẽ góp phần vào phát triển ngành du lịch Lào Cai vốn có nhiều tiềm năng.

  5. line85vn2006

    line85vn2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    2.393
    Đã được thích:
    0
    Tất cả những bài trên là về lào cai , còn đây là yên bái
    Lệ buộc cót, nét văn hóa truyền thống của người Nùng
    Mỗi một vùng một dân tộc đều có nét văn hoá truyền thống riêng, người Nùng Bắc Kạn họ sống xen với các dân tộc khác. Họ có nét văn hoá riêng rất độc đáo, tạo ra truyền thống tốt đẹp. Một trong những truyền thống là lệ buộc cót (tiếng Tày, Nùng gọi là lẹ lảm dảo), là một phần nghi thức trong lễ Kỳ Yên của người Tày, Nùng.
    Trong lễ Kỳ Yên có nghi thức?Pủ lường pủ váng? có nghĩa là (đắp bồ đắp cót). Cót ở đây tượng trưng cho cót gạo nuôi dưỡng người già, cũng là ?ocót hộ mệnh? được con cháu bồi đắp tiếp, cầu cho người già được sống lâu, khoẻ mạnh?thực túc sức cường?. Ở lệ buộc cót gồm có: Một cái cót hình trụ tròn, rỗng trên dưới, để ở giữa đựng gạo, một cái cân tiểu ly mang ý nghĩa trường thọ, sống lâu, một ngọn chuối non, một ngọn dâu tằm non tượng trưng cho sự trẻ trung, tươi tắn. Một cây đèn, một cây chuối non, một đoạn tre non cả rễ. Tất cả đều thể hiện cho số mệnh sống lâu, trường tồn. Những ý nghĩa đó đã thể hiện rất rõ ở lời lẽ của Bụt(then). Trong lễ buộc cót khi Bụt khởi lễ đắp cót hộ mệnh thì các con cháu, họ hàng... những người trong gia đình sẽ xúc gạo ở cái thúng cạnh đó cho đầy ắp. Có một người là nam giới khoẻ mạnh, đạo đức tốt phải lên tầng gác buộc cót. Người này sẽ lấy cái cót tượng trưng ở dậu gạo và ngọn dâu, ngọn chuối non để ở trong cót đặt lên xà nhà.
    Sau lễ buộc cót, con cháu của người được làm lễ sẽ đem cây chuối non và đoạn tre non có cả rễ ra vườn trồngcho cây sinh sôi phát triển. Lễ buộc cót đã thể hiện sự kính trọng, lòng yêu thương và sự quan tâm của con cháu đối với ông bà, cha mẹ. Đây là hình thức mừng thọ của người dân tộc Nùng. ?olễ buộc cót? đã mang đậm đà bản sắc dân tộc, đã thể hiện truyền thống tốt đẹp của người dân tộc nùng.
  6. line85vn2006

    line85vn2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    2.393
    Đã được thích:
    0

    Lễ cấp sắc của dân tộc dao
    Cấp sắc là một thủ tục không thể thiếu của đàn ông Dao. Lễ cấp sắc cũng tương tự như lễ thành đinh của một số dân tộc khác. Đối với người đàn ông dân tộc Dao được cấp sắc mới được coi là người đàn ông đã trưởng thành, được làm nghề cúng bái và được giao tiếp với cõi âm. Lễ cấp sắc có nhiều bậc: 3 đèn, 7đèn và 12 đèn.
    Ông thầy trong lễ cấp sắc phải chọn thầy cao tay, ngày tháng cấp sắc được chọn rất cẩn thận, người được cấp sắc cũng phải thuần thục các nghi lễ trong các bản sắc. Việc cấp sắc trong gia đình được tuân thủ từ trên xuống dưới. Buôỉ lễ cấp sắc có thể làm thủ tục cho một người hoặc vài người cũng được nhưng phải là số lẻ. Người đàn ông có vợ thường là những người được cấp sắc, tức là để được coi là người đàn ông trưởng thành bắt buộc phải qua lễ cấp sắc.
    Lễ cấp sắc có nhiều bậc, bậc đầu tiên họ được cấp 3 đèn và 36 binh mã, đây là nghi thức thông thường được diễn ra trong lễ cấp sắc của người Dao. Bậc 2 họ được cấp 7 đèn và 72 binh mã và cuối cùng là 12 đèn và 120 binh mã. Nhón Dao Tiểu Bản thường chỉ cấp sắc ở 2 mức độ: 3 đèn và tẩu slai hoặc 7 đèn trở lên ( đối với nhóm Đại Bản) thì người đàn ông Dao mới trở thành thầy cúng. Thầy cúng có 2 cấp: Sài có là người theo thầy để giúp và học việc; sài tía là người đã trải qua lễ cấp sắc 3 đèn hoặc 7 đèn.
    Việc đầu tiên của lễ cấp sắc là gia chủ phải làm cơm, rượu cúng báo tổ tiên về việc chuẩn bị và hẹn thời điểm tiến hành lễ cấp sắc. Sau đó phải nuôi 2 con lợn 1 đực 1 cái chuẩn bị cho việc cúng bái trong lễ cấp sắc . Ngoài ra phải chuẩn bị lợn, gà, rượu, gạo?để làm cỗ và vài trăn nghìn tiền mặt để bồi dưỡng thầy. Thường là một lễ cấp sắc 3 đèn thì cần 3 thầy, 7 đèn thì 7 thầy. Ông thầy cả gọi là chí chẩu sai hoặc cô tàn sai, các thầy phụ gồm: dần chái, tình mình, pá tạn, tông tàn.
    Ngày hành lễ cấp sắc thường được tiến hành vào những tháng cuối năm. Trước khi hành lễ , người cấp sắc phải kiêng khem một số thủ tục như: không được nói tục chửi bậy, không được quan hệ vợ chồng, không được để ý đến phụ nữ?. Thời gian tiến hành lễ cấp sắc 3 đèn kéo dài từ 1 đến 2 ngày; cấp sắc 7 đèn kéo dài 3 đến 5 ngày.
    Các nghi lễ chính trong lễ cấp sắc gồm lễ trình diện, gia chủ mổ lợn để tế lễ tổ tiên. các thầy cúng phải tẩy uế xong mới đánh trống mời tổ tiên về dự, sau đó thầy cúng làm lễ khai đàn, nhằm báo cho tổ tiên biết lý do của buổi lễ. Lễ thụ đèn , người được cấp sắc phải ăn mặc chỉnh tề ngồi trước bàn thờ, hai tay giữ một cây tre, nứa, ngang vai có đục và xuyên một thanh ngang dài vừa tầm vai để thày đốt đèn, đặt nến để làm lễ. Đặc biệt trong lễ cấp sắc là cấp đạo sắc cho người thụ lễ với 10 điều cấm và 10 điều nguyện, tại đạo sắc này tên âm của người thụ lễ được ghi luôn để khi chết về được với tổ tiên. Quan trọng nhất trong nghi lễ là cấp pháp danh cho người thụ lễ. Người thụ lễ lấy vạt áo để hứng gạo từ thầy cả và bố đẻ. Sau đó các thầy sẽ dạy cho người thụ lễ một số điệu múa.
    Kết thúc nghi lễ, các thầy múa để dâng rượu, lễ vật tạ ơn thần linh. Từ đây chàng trai thụ lễ đã được coi như một người đàn ông trưởng thành hoàn toàn về thể chất cũng như tâm linh.
  7. line85vn2006

    line85vn2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    2.393
    Đã được thích:
    0

    Nghi lễ đám cưới của người Nùng, Bắc Kạn

    Hôn nhân của người Nùng ở Bắc Kạn là hôn nhân một vợ một chồng và cư trú bên nhà chồng. Hôn nhân ít nhiều cũng biến đổi theo thời gian và nơi cư trú. Điển hình như người Nùng Phàn Sình Bắc Kạn hôn nhân trải qua nhiều nghi lễ.
    Trước hết là lễ so tuổi, nhà trai mang sang nhà gái một đôi hạt cau khô để xin lá số của cô gái. Sau một tháng nếu nhà gái không trả lại đôi hạt cau thì coi như nhà gái đã ưng thuận, nhà trai sẽ đến hỏi lần thứ hai để hai gia đình định ngày đính hôn và thỏa thuận sính lễ.
    Lễ đính hôn gồm một con lợn và một đôi gà sống thiến. Sau lễ đính hôn có thể một vài năm mới cưới, trước kia lễ vật đám cưới rườm rà có khi nhà trai phải mất một vài năm mới lo đủ. Đối với nhà gái cũng phải chuẩn bị nhưng nhẹ nhàng hơn nhà trai, cô gái chỉ phải chuẩn bị chăn màn, quần áo và một số đồ dùng.
    Lễ cưới thường được tổ chức vào mùa khô. Trước hôm cưới nhà trai mang lễ vật gồm thịt lợn, rượu, gạo? đến nhà gái theo yêu cầu. Khi đi đón dâu nhà trai gồm có chú rể, phù rể, ông mối?. Ông mối là người rất quan trọng. Bởi theo quan niệm của người Nùng đôi vợ chồng trẻ có hạnh phúc giàu có hay không phụ thuộc rất nhiều vào ông mối. Khi xuất hành đến nhà gái, chú rể thắp hương vái lạy trước bàn thờ tổ tiên rồi đi trước, tiếp đến là 2 cô đón dâu và cuối cùng là ông mối.
    Tới nhà cô dâu, chú rể làm lễ trình báo tổ tiên, sau đó mời trầu, mời thuốc tất cả họ hàng nhà cô dâu. Đoàn đưa dâu gồm một bà đưa dâu, một cô phù dâu, một cô mang theo tặng phẩm. Việc trải chiếu giường cô dâu đêm tân hôn nhất thiết chỉ bà đưa mới được trải, đây là người đã được chọn lựa rất kỹ. Trước khi về nhà chồng cô dâu phải mặc những bộ trang phục mới và đẹp. Cô dâu được trang điểm rất kỹ càng, phải chọn người biết chải tóc và đội khăn. Gia đình chuẩn bị một bó đuốc đang cháy đặt cạnh bên bếp lửa, cô dâu cúi xuống hai tay cầm bó đuốc đang cháy đẩy vào bếp, làm cho ngọn đuốc bốc cao.. sau những thủ tục trên cô dâu ra cửa, phù dâu và những người trong đoàn đi theo, kể từ đây cô dâu không được nhìn ngoái lại. Trên đường đi qua các đền miếu, ông mối vào thắp hương khấn vái. Nếu hai đám cưới gặp nhau giữa đường thì hai cô dâu mời trầu hoặc tặng nhau vật kỷ niệm và phải tránh nhau theo bên phải. Khi đến nhà chú rể bếp lửa phải được che kín không được cho cô dâu nhìn thấy. Bước vào nhà cô dâu thực hiện lễ báo tổ tiên để công nhận cô từ nay là con cháu trong gia đình.
    Sáng hôm sau bà đưa đại diện cho nhà gái làm lễ bàn giao và những hồi môn, tặng phẩm của nhà gái cho nhà trai. Sau ba ngày sẽ làm lễ lại mặt. Lễ vật gồm một đôi gà luộc chín, một khay xôi màu đỏ. Trong lễ lại mặt chú rể mới có thời gian làm quen với những người thân thích của cô dâu.
    Trong một vài năm đầu cô dâu về nhà bố mẹ đẻ vào những dịp có công có việc. Mỗi lần về anh em họ hàng bên chồng phải đích thân sang đón. Hiện nay đồng bào Nùng đã có rất nhiều tiến bộ trong việc cưới hỏi, thủ tục đám cưới đã giản đơn hơn rất nhiều, nhưng vẫn giữ được bản sắc và phong tục riêng.
  8. line85vn2006

    line85vn2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    2.393
    Đã được thích:
    0

    Tục gõ sạp đón khách của người Thái (Yên Bái)

    Gõ sạp đón khách là một nét sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo của đồng bào Thái vùng phía tây tỉnh Yên Bái. Gõ sạp tạo bầu không khí sôi động, náo nhiệt khi trong bản, trong mỗi nhà tổ chức các cuộc vui có đông khách tham dự.
    Kiến trúc nhà sàn của đồng bào Thái mang một nét khá khác biệt với kiến trúc nhà sàn của một số dân tộc khác ở chỗ: khi đi lên hết cầu thang, nó không chỉ có cửa rẽ vào lòng nhà, mà nó còn có một lan can - nơi diễn ra cảnh gõ sạp đón khách tới chơi nhà - nằm dọc theo trái nhà dẫn thẳng xuống khu vực bếp.
    Số người tham gia gõ sạp từ 9 đến 12 người, là nữ trẻ, giỏi văn nghệ. Trong số đó, có một người điều khiển trống cái và số còn lại mỗi người cầm một đôi ống tre hoặc nứa cắt bỏ mấu ở hai đầu, đứng thành hàng sát mép ngoài lan can.
    Khi khách đã đến sân nhà, người điều khiển trống cái nổi một hồi trống thật dài. Sau đó đánh trống dặp để những người cầm ống làm động tác chuẩn bị. Đến khi tiếng trống dặp chuyển thành những tiếng tùng... cắc... cắc. Rồi lại đảo lại cắc... cắc... tùng... tùng liên tiếp, biến hóa thì những người cầm ống cũng trỗ ống xuống sàn nhà, đập hai ống vào nhau, sao cho âm thanh của ống xen kẽ vào âm thanh của trống. Tiếng trống, tiếng gõ sạp vừa nhanh vừa liên hoàn tạo cho khách đến chơi có một cảm giác rất hưng phấn và hòa đồng trong cuộc vui.
    Khi khách đã quây quần quanh những mâm cỗ, tiếng gõ sạp sẽ dừng lại. Các cô gái chuyển sang việc tỏa đi các mâm rót rượu mời khách. Rồi sau đó họ tập trung ở một góc nhà hát khắp, hát ví đối đáp với khách. Cho đến khi cuộc rượu đã tàn và chuyển sang màn múa xòe thì những cô gái sẵn sàng lẫn trong vòng xòe cùng với khách. Khi khách bắt đầu ra về, các cô gái nhanh chóng cầm những chai rượu và những chiếc chén được chuẩn bị sẵn, tiếp tục đứng ra lan can rót rượu mời khách uống chén rượu chúc mừng và chia tay với khách. Du khách khi ra về sẽ cảm thấy mình đã có một cuộc vui thật thú vị trong sự mãn nguyện về tấm lòng nhiệt tình và hiếu khách của người dân nơi đây.
  9. line85vn2006

    line85vn2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    2.393
    Đã được thích:
    0

    Người Tày và ngày hội chơi én mùa xuân

    Người Tày thường sống ở các vùng thung lũng, nơi có những cánh đồng màu mỡ. Trong những ngày Tết xuân của người Tày thường có nhiều trò vui trong đó có các trò đánh én, hội chơi én, chơi ương. Trong hội, các bà Then, ông Giàng mặc áo thêu hình chim én, bằng giọng hát mượt mà, tiếng đàn tính thánh thót sẽ đưa đoàn ?otrai nụ gái hoa? theo cánh én vàng lên thăm mường trời, nơi có nhiều điều mà con người hằng mơ ước. Để rồi sau những giờ phút xuất thần mộng mơ bừng tỉnh lại, các chàng trai cô gái vẫn cảm thấy con người, cuộc sống thật đáng yêu, đáng sống và một năm mới tới chắc sẽ có nhiều điều tốt lành may mắn.
    Ngày hội chơi én, chơi ương người Tày còn có lễ đi én, đi ương, trong đó các bà Then sẽ thả những con én - biểu tượng cho các chàng trai bay đi tìm cây đậu, biểu tượng cho các cô gái. Trong các bức thư tình viết trên vải trắng có vẽ hình chim én, các chàng trai Tày xưa cũng thường mở đầu bằng các câu nhờ én cánh thắm, nhờ nhạn cánh vàng, giữ in lời tâm sự của người yêu.
    Là một biểu tượng của tình yêu và mùa xuân, hình tượng chim én cũng được người Tày khắc hoạ vẽ lên nhà cửa. Người Tày còn có nhiều loại bánh Tết cũng cắt tua theo hình đuôi én và có điệu múa mùa xuân mang tên múa én.
  10. line85vn2006

    line85vn2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/08/2006
    Bài viết:
    2.393
    Đã được thích:
    0

    Hát trao dâu trong đám cưới của dân tộc người Giáy

    Trong đám cưới người Giáy, trao dâu là nghi thức quan trọng khi nhà gái đi đưa dâu đến nhà trai và đã đến lúc chuẩn bị ra về. Các bài hát trao dâu nói lên tình cảm của cha mẹ, anh chị em, họ hàng đối với cô dâu khi về nhà chồng.
    Đám cưới (Cưn láu) là một trong những ngày hội vui nhất của người Giáy. Họ quan niệm, Cưn láu càng lớn, càng đông vui thì hạnh phúc của đôi trai gái càng được bền lâu và thiêng liêng hơn. Và trong các đám cưới người Giáy thường bao giờ cũng có các cuộc hát đối đáp giữa trai gái của bản làng này với trai gái của bản làng khác đến dự đám cưới. Các cuộc hát đối đáp này thường được bắt đầu vào chập tối và có khi kéo dài đến tận ngày hôm sau, đêm hôm sau. Ngoài ra trong các nghi thức lễ cưới đều có kèm theo các bài hát như hát đón dâu, hát đưa dâu, hát rửa mặt, hát trước mâm trước rượu, hát đạo lý, hát khuyên răn, hát cám ơn.
    Trong đám cưới người Giáy, trao dâu là nghi thức quan trọng khi nhà gái đi đưa dâu đến nhà trai và đã đến lúc chuẩn bị ra về. Khi đó, những bài hát trao dâu là không thể thiếu trong nghi thức này. Nội dung của các bài hát trao dâu nói lên tình cảm của cha mẹ, anh chị em, họ hàng đối với cô dâu khi về nhà chồng. Đối với những giờ nhà gái ra về khác nhau, người Giáy đều có những bài hát tương ứng.Ví như trong trường hợp nhà gái ra về vào giờ sửu thì sẽ hát:
    Giờ sửu là giờ con trâu
    Bốn chân đỡ bồ thóc
    Đó mới là giờ tốt
    Con xuất giá theo chồng.
    Đó cũng là những lời dặn dò, khuyên răn cô dâu khi về sống ở gia đình nhà chồng:
    Đêm thì nên thức khuya
    Sáng thì nên dậy sớm
    Hãy dậy trước mọi người.
    Người Giáy quan niệm làm dâu là một việc khó. Chính vì thế, các lời hát trong nghi thức trao dâu thực chất là những lời tâm sự, dạy bảo chân thành của mọi người đối với cô dâu. Những lời dạy bảo này sẽ giúp cô dâu ứng xử tốt hơn với họ hàng nhà chồng, nhất là bố mẹ và anh em của chú rể:
    Miếng nạc gắp cho mẹ
    Miếng ngon lấy cho cha
    Mếng mềm dành cho em.
    Hát trao dâu trong đám cưới người Giáy là một phong tục đẹp, vẫn được duy trì đến ngày nay. Những lời hát cũng được bổ sung ngày càng phong phú, thiết thực hơn đối với những cô dâu trẻ khi bước chân về nhà chồng.

Chia sẻ trang này