1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Tour Chè nào

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi pc82genetic, 24/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pc82genetic

    pc82genetic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.781
    Đã được thích:
    0
    Tour Chè nào

    Từ Bắc vào Nam, trên mọi miền của Tổ Quốc đâu đâu trên quê hương cũng mang những món ăn đặc sắc đặ trưng của riêng từng miền. Trong số những đặc sản đó, hôm nay tôi muốn nhắc đến món ăn giải khát vào mùa hè, đó là mòn Chè. Mặc dù Chè của từng vùng, từng miền có nét khác biệt, có hương vị riêng, nhưng tựu trung lại, thì chè đều có vị ngọt của đường, vị mát của đá, vị thơm của từng loại hương liệu chế biến. Nào là Chè Huế, Chè Bưởi Kiên Giang, Chè Bà Ba, Chè Đậu xanh, đậu đỏ, Chè Thập cẩm, Chè Đỗ Ngự, Chè Bắp, Chè Thưng, Chè Chuối. Chè Ngô, Chè Cốm? Tất cả đều mang hương vị và sắc thái riêng của nó. Bây giờ, hầu như ở đâu trên VN cũng đều có bán các loại chè khác nhau, cứ ko phải chỉ ở HN thì mới bán chè của HN, cứ ko phải ở Huế là phải bán chè của Huế. Các món chè như những sợ chỉ nhỏ, len lỏi trên mọi ngóc ngách của chiếc áo VN lớn Bạn có thể ra bất cứ hàng Chè nào, bạn sẽ có thể chọn cho mình những món ăn yêu thích, hợp khẩu vị. Nguyên liệu để chế biến chè rất đa dạng và phong phú, nhưng tựu trung lại thì bao gồm : đường, bột lọc, bột đao, bột năng, vani và các thành phần riêng của từng loịa chè

    Tràng An xưa có 3 món chè nổi tiếng là Chè Đỗ Xanh. Đỗ Đen và Chè Sen. Dựa vào nguyên tắc nấu các loại chè đó, mà ngày nay còn có thêm Chè Ngô, ChèKhoai, Chè Sắn, Chè Cốn?

    Chè Đỗ Xanh nguyên liệu bao gồm : Đỗ xanh, đường trắng và vani. Cách nấu chè đỗ xanh cũng đơn giản như chính nguyên liệu của nó. Bán cứ cho đỗ xanh vào nồi, đổ ngập nước và để lên bếp ninh nhừ. Nếu bạn đun nhỏ lửa, bạn sẽ được hạn đỗ xanh mịn hơn và sánh hơn. Khi đậu xanh đã nhừ, bạn khuấy đều lên, cảm thấy vừa nước là được, ko đặc quá mà cũng ko loãng quá. Bạn cho đường vào, khuấy đều, bao giờ thấy nồi đậu xanh mịn là có thể cho ra. Thêm 1 chút vani vào, 1 món chè vừa ngon, vừa bổ đang trực chờ bạn thưởng thức. Đậu xanh ăn với đã sẽ giúp bạn giải khát vào mùa hè, nhưng đậu xanh ăn nóng cũng sẽ rất tuyệt vời.

    Chè thứ 2 là Chè Đỗ Đen. Chè đỗ đen nguyên liệu cũgn rất đơn giản, bao gồm : đỗ đen, đường trắng hoặc đỏ cũng được, dầu chuối. Đỗ đen cũng được ninh nhừ với nước, bếp để nhỏ lửa. Khi đậu đen nhừ tơi, bạn vớt đỗ ra, cho 1 nửa đường vào nước, nửa kia để lại xào đỗ. Thực ra thì bạn ko cần phải xào đỗ cũng được, bạn có thể cho đường trực tiếp vào nồi đỗ sau khi đỗ đã nhừ, nhưng như thế hạt đỗ sẽ ít ngấm đường hơn, và sẽ ko ngon bằng khi bạn xào đỗ. Khi xào đỗ xong rồi, bạn đổ đỗ luôn vào nồi nước và khi nào thưởng thức thì cho thêm dầu chuối vào. Vị ngọt mát cảu nước, vị ngọt ngấm của hạt đỗ, vị thơm hiền hòa của dầu chuối hòa vào nhau sẽ tạo nên 1 cốc chè đỗ đen hoàn hảo. Nhưng nếu bạn chỉ thưởng thức chè đỗ đen ko, bạn vẫn chưa phải là người sành ăn chè đỗ đen, bởi vì nếu chè đỗ đen mà ko được thưởng thức cùng chân châu và thạch đen, thì sẽ mất đi vẻ đặc trưng của nó. Chân châu thường được làm bằng bột năng hoặc bột lọc nhào đều, nặn thành từng viên nhỏ như đầu ngón tay út. Còn thách đên thì được làm bằng lá thách găng, ai ăn ko quen sẽ cảm thấy có mùi hắc. Cốc chè đỗ đen được điểm thêm vài sợi dừa trắng nào nhỏ, dài, thì sẽ càng làm tăng thêm sự đặc sắc của món chè đỗ đen truyền thống. Hồi còn bé, cứ mỗi dịp hè đến, mẹ tôi lại nấu 1 nồi chè đỗ đen cho cả nhà ăn, chỉ vèo 1 cái, nồi chè đã ko cánh mà bay.


    Chè thứ 3 là chè Sen. Chè Sen nguyên liệu chỉ gồm Sen, đường và vani. Chè Sen tưởng nấu đơn giản, nhưng nếu bạn ko biết cách thức nấu, bạn chỉ nhận được 1 nồi chè sen với nước Sen thâmvà hạt Sen sượng. Nói thế, chứ cách nấu chè Sen cũng đơn giản lắm. Điều đâu tiên là bạn cũng phải ninh Sen cho nhừ, nhưng bạn nhớ, chỉ cần đun Sen cho sôi, rồi đổ luôn nước đầu đi, lấy nước thứ 2 để ninh nhừ thì nồi Sen của bạn sẽ trong và ngon mắt. Sen càng ninh nhỏ lửa, thì sẽ càng nhừ tơi. Nếu bếp to quá, Sen sẽ bị vỡ hoặc thậm chí sẽ ko dừ ra được, nên bạn phải thận trọng trong khâu ninh sen này. Khi Sen đã nhừ bạn đổ đường vào, khi đường tan có thể bắc ra và cho thêm 1 ít vani là được. Khi ăn, hạt Sen vẫn còn nguyên hạt, cho vào miệng là tan ngay trên đầu lưỡi. Đây là mon giải khát vừa bổ lại vừa mát. Bạn sẽ nhớ mãi đến hương vị cảu chè sen khi xa quê hương
  2. pc82genetic

    pc82genetic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.781
    Đã được thích:
    0
    Dựa trên cách nấu chè Sen, trong dân gian còn có một loại chè, đó là chè Long Nhãn. Chè Long Nhãn thời xưa thường chỉ để cho vua chúa thưởng thức bởi vị đặc sắc của hương vị và sự cầu kỳ về cách làm. Chè long nhẫn ít được bán tại các hàng chè ngày nay, bởi giá thành và sự cầu kỳ trong cách làm.Chè Long Nhãn nguyên liệu gồm Nhãn quả, hạt sen, đường. bột sắn lọc và vani. Nhãn quả được bóc ra, bạn phải bóc thật khéo, sao cho vẫn giữ nguyên được hình dáng của quả nhãn, ko bị nát, cũng ko bị bung. Hạt sen được ninh nhừ, cũng phải giữ nguyên hạt, để bạn cho hạt sen bọc bên trong quả nhã, giả làm hột nhã hay còn gọi là Long Nhãn. Cách nầu chè Long Nhãn đơn giản thôi, chủ yếu cầu kỳ là ở phần bóc nhãn và làm long nhãn. Cách làm chè Long Nhãn: 1 nồi nước đun sôi với đường, cho bột sắn lọc đã được hòa tan trong nước vào, khuấy đều, khi cảm thấy bột hơi sánh, là được. Khi nồi nước đã chuyển sang màu trắng đục, tiếp tục cho nhã đã bọc sen vào, đun cho sôi là được. Bắc ra, cho thêm 1 chút vani là bạn đã hoàn thành các bước làm chè Long Nhãn. Chè Long Nhãn thường được ăn nóng vì khi bạn cho đã vào sẽ làm bung sen ra khỏi nhãn.
    Chè thứ 5 là chè Bưởi. Một số hàng chè bây giờ cứ đề tên là Chè Bưởi Sài Gòn, nhưng thực ra chè bưởi xuất phát từ Kiên Giang và là đặc sản của Kiên Giang. Chè bưởi làm rất khó, ko phải hàng chè nào cũng làm được chè bưởi ngon. Có rất nhiều hàng làm chè bưởi, nhưng vị bưởi lại vẫn còn đắng và dai. Nguyên liệu để làm chè bưởi có cùi bưởi, bột năng, đỗ xanh, đường, hương bưởi và vani. Cùi bưởi được thái nhỏ, ngâm với nước muối 1 đến 2 tiếng, rồi được rũ sachj bằng nước nhiều lần, vắt khô, cho ra phơi nắng. Nắng càng to, bưởi càng trắng và ngon. Bạn có thể mua cùi bưởi bán sắn ngoài chợ, giá từ 6 đến 8 ngàn 1 lạng. Cùi bưởi sau khi đã được phơi khô, đem nhào với bột năng, hoặc bột lọc say mịn. Công đoạn này rất cầu kỳ, vị bạn chỉ bớp hơi quá tay, bưởi sẽ nhũn, hoặc nếu chưa đủ, bưởi vẫn còn dai và ko được trong. Khi nấu chè bưởi, bạn cho sẵn 1 nồi nước lên bếp, đun sôi với đường. Khi nước đã sôi, bạn cho bột vào khuấy đều tay (bột cũng được hòa sẵn với nước), ko bột sẽ dính và cháy ở đấy nồi. Bột cho vào phải đảm bảo đặc và trong. Khi nồi nước đã chuyển sang màu trắng đục rồi, bạn cho tiếp cùi bưởi vào, khuấy 1 lúc thì bắc xuống, cho thêm đỗ xanh đã ninh chín còn nguyên cả hạt vào, thêm hương bưởi và 1 ít vani, sẽ tạo nên 1 nồi bưởi hoàn hảo và vô cùng hấp dẫn.
  3. pc82genetic

    pc82genetic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.781
    Đã được thích:
    0
    Chè thứ 6 là chè Thập cẩm. Chè thập cẩm xưa chỉ gồm có chè đỗ xanh, sen và các loại mứt hoa quả. Nhưng ngàynay, nói đến chè thập cẩm thì nguyên liệu phỉa bao gồm tất cả các loại chè mà nhà hàng có. Chè thập cẩm ăn rất thú vị, có hương thơm của đỗ xanh, bùi của hạt sen và lạc, chua của sori, ngọt của táo tàu, dai của chân châu, mát của thạch đen và béo ngậy của những sợi dừa trắng. Chè thập cẩm ngày nay rất phổ biến và trở thành món ăn yêu thích của rất nhiều người
    Chè thứ 7 là chè Huế. Là người Hà Nội, tôi chưa được đích mục sở thị chè của người Huếm nhưng cũng mạn phép nêu ra 1 chút kiến thức hiểu biết về chè Huế. Chè Huế mới đầu tưởng giống chè thập cẩm của người Hà Nổi, nhưng nguyên liệu lại cầu kỳ và đặc sắc hơn. Chè huế cũng có chè đỗ xanh, cũng có sen và các loại mứt hoa quả, nhưng thêm vào đó, còn có thêm đậu đỏ, đậu ngự của người Huế, vị dứa chua và 1 viên bánh trôi nhân đậu xanh.(ko biết có đúng ko, nhưng tôi ăn ở hầu hết các nhà hàng chè Huế chính gốc đều như thế) Hà Nội bây giờ đâu đâu các cửa hiệu đều đề tên chè Huế, nhưng gần như mất đi các nguyên liệu và dáng điệu cảu chè Huế. Khi thưởng thức chè Huế, có thêm một giọng nói đặc Huế, thì đảm bảo bạn sẽ cảm thấy ăn ngon miệng lạ kỳ.Giọng Huế dễ thương pha với vị chè đặc sắc, sẽ để lại cho bạn ấn tượng vô cùng da diết.
    Chè thứ 8 là chè Bà Ba. Chè Bà Ba thấy bảo xuất phát từ Sài Gòn, nhưng cũng có người bảo là từ Nha Trang, thực hư thế nào cũng chưa được sáng tỏ. Chè bà ba nguyên liệu rất cầu kỳ, nhưng lại mang đậm nguyên liệu của người VN.Chè bà ba gồm lạc, mộc nhĩ, đỗ xanh, khoai lang, chân châu nhỏ, chân châu màu, bột năng, đường và vani. Chân châu nhỏ là hạt chân châu chỉ bé bằng đầu que tăm hoặc nhỉnh hơn 1 chút. Còn chân châu màu là dạng chân châu hình răng cưa, nhiều màu sắc, thuôn dài, ở trạng thái khô cứng khi chưa được nấu. Cả 2 loại chân châu này đều được bán rất nhiều ngoài chợ. Muốn nấu được 2 loại chân châu này, trước tiên bạn phải ngâm với nước lã khoảng 2, 3 tiếng thì sẽ ko bị cững và sẽ có được độ dai như các loại chân châu khác. Chè bà ba cách nấu cũng đơn giản thôi, khoai lang hấp chín, cắt thành hình chữ nhật tầm 1,5cm. Đậu xanh cững hâps chín, 1 nồi nước trắng đun cùng với 2 loại chân châu và đường nêm ngọt. Khi nước đã sôi, các hạt chân châu trong suốt, cho thêm bột năng vào khuýât đủ sánh cho đến khi nước chuyển sang thành màu trắng đục. Tiếp tục cho thêm mộc nhĩ cắt thái chỉ vào rồi để tiếp khoai lang, khuấy đều và bắc ra ngay. Cho tiếp hạt đậu xanh đã chín vào khỏa đều. Nhớ ko nên cho đỗ xanh vào trong khi nồi chè vẫn đang còn ở trên bếp, vì như thế sẽ làm cho hạt đậu xanh nát và nồi chè trở nên ko ngon mắt. Bạn trộn thêm vani vào là hoàn thành 1 nồi chè bà ba hấp dẫn. Nồi chè Bà Ba đảm bảo ko được loãng, ko được đục, khoai và đỗ vẫn còn nguyên dạng, các loại chân châu phải ở dạng trong suốt. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị dai dai của các loại chân châu, giòn của mộc nhĩ, ngọt cảu khoai lang và thơm bùi của đậu xanh. Đúng là mỗi vùng lại có một đặc trưng riêng trong từng món ăn của mình.
  4. mignon

    mignon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Đã có một post hỏi han bên hỏi đáp nhưng vẫn muốn mở một chủ đề riêng về chè.
    Là một người khoái ăn uống với phương châm : "Sống để mà ăn chứ ko phải ăn để mà sống" nhưng mignon lại không phải là người am hiểu những ngóc ngách ẩm thực ở Hà Nội.
    Sở thích đặc biệt của mignon là những món chè truyền thống ( chắc là của Hà Nội, nếu không thì cũng là miền Bắc ) : đỗ xanh ( đầy đủ trân châu, dừa nạo, thường thì không ai cho thạch nhưng mignon khoái cho cả thạch ( loại đen chứ không phải trắng) vào, có thể cho thêm tí nước cốt dừa cho thơm ), sen dừa ( rất đơn giản ), đỗ đen ( đủ hết "gia vị" : thạch, trân châu, dừa, tinh dầu (dừa thì phải) cho thơm ), chè long nhãn nữa chứ ( hạt sen ***g trong nhãn ( cái này thì 90% là Huế ) ) !!!
    Cách đây khoảng bốn năm năm: một vài loại chè từ Huế du nhập ra Hà Nội, tiêu biểu là chè bưởi, cùi bưởi, đỗ xanh, cốt dừa,vv, mang dáng dấp thanh cao từ Huế, mignon cũng cực kỳ hâm mộ.
    Năm ngoái nhân dịp nghỉ hè về lại Hà Nội, đi đến những quán chè tìm lại món khoái khẩu, nhưng cảm giác chính là thất vọng.
    Cái nét thanh lịch, trầm lắng, vừa giản dị vừa quý phái, của đất Tràng An giữ trong những cốc chè truyền thống được thay bằng cái vẻ xô bồ, hỗn tạp, đầy "dầu mỡ" của đất Sài Gòn ( cho mignon được xin lỗi ): những quán chè Sài Gòn ( thậm chí cả Huế ) mọc lên như nấm, những cốc chè mang hình dáng của những vại bia, chứa trong nó là hỗn hợp hai mươi loại "cẩm" và vị ngọt của mười kilogam đường hoá học, âu cũng là cái nét đặc trưng của Sài Gòn. Điều đáng nói là những hàng chè nhỏ nhỏ, nơi còn lưu trữ những giá trị Hà Thành đã trở thành dĩ vãng: chè đỗ xanh, đỗ đen, ... đã lui vào ký ức.

    Kết luận : Tóm lại viết bài này có vài mục đích:
    1. Có chút ít chất xám, nếu có trùng chủ đề thì chắc cũng ko bị xoá hay di chuyển
    2. Năm nay mignon về Hà Nội tiếp, hỏi xem có bà con cô bác nào biết ở đâu còn bán những loại chè trên ko ?
    3. Xem có TTVNOLer nào am hiểu hơn về ẩm thực vào phân tích rõ hơn về chè Hà Nội ( chắc khó hy vọng đồng chí U20 nào tham gia được )
    Được mignon sửa chữa / chuyển vào 13:02 ngày 05/07/2004
  5. heoconlonton

    heoconlonton Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    1.298
    Đã được thích:
    0
    Hơ, em thì em chả biết thế nào là hồn thăng long trong cái cốc chè của bác cả.
    Nhưng bác cho em ú ớ thắc mắc 1 câu là, theo em hiểu, thì chè miền Bắc thường ko có cốt dừa (chỉ có dừa nạo). Nếu bác đã chấp nhận cho thêm cốt dừa vào chè, tức là bác đã chấp nhận sự pha trộn rồi còn gì. (em thì em ăn tất, ngon là được, chả chú ý tới hồn hèo, năm bắc trung gì cả).
    Còn nếu bác muốn tìm những hàng chè chỉ có đỗ xanh, đỗ đen, nước sen, ăn cùng thạch đen, chân trâu (loại bé xíu bên trong có miếng dừa) thì khó nói địa chỉ lắm (đúng là mấy quán chè nhơn nhớn nó it bán chè này thật). Bác cứ chịu khó lấy xe đi vòng vòng đảm bảo sẽ thấy mấy quán nhỏ nhỏ (như quán nước chè) ngồi dưới một gốc cây, một mái hiên nào đó treo một tấm bảng đề mấy chữ "đỗ đen, đỗ xanh" gì gì đấy. Nhiều lắm chứ ko hiếm đâu bác ạ.
    Chè long nhãn (sen ***g trong nhãn ý) thì mùa này chưa có nhãn, mà em cũng thấy chè đấy chả có chỗ nào bán, muốn ăn toàn về gạ mẹ nấu)
  6. pc82genetic

    pc82genetic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.781
    Đã được thích:
    0
    Thế khí không phải, xin hỏi bác ở thể loại U bao nhiêu mà bác lại ... (xin lỗi), hơi có phần tinh tướng và coi thường U20 thế ạ? OK, nếu bác muốn luận đàm về chè, em xin góp chút ít kiến thức về chè để cùng đàm đạo với bác vậy.
    Thế bác xa HN đã bao nhiêu năm rồi? Công nhận bây giờ ở HN có rất ít hàng còn bán những loại chè thô sơ như vậy, nhưng ko phải là ko có. Hiện tại các quán lớn vẫn bán xen kẽ những loại chè đó, nhưng vì bây giờ có quá nhiều loại chè khác nhau, mùi vị thì đủ cả, nhưng hầu như đều là những mùi "giả tạo". Nó ko còn là nguyên chất đỗ xanh, ko còn là nguyên hạt đỗ đen, hay vị hạt sen đơn thuần, mà nó là những tinh dầu, những đường hoá học, những phẩm màu, hay những chất hoá học biến màu đơn thuần. Thế mà ko hiểu sao, màu càng nhiều, cốc chè càng bắt mắt, thì lại thu hút nhiều sự thu hút của mọi người.
    Có nhiều hàng chè giống nhau, nhiều loại chè giống nhau, thế nên để làm nên sự đặc biệt của quán, người ta lại tự sáng tác ra các loại chè mới lạ, và đặt ra cái tên rất mỹ miều. Nào là chè Thái Lan (có chắc là của Thái Lan ko?), chè Singapore (có chắc là của Singapore ko?), chè bobochacha, hay chè Huế Cung Đình (có hẳn là từ cung đình Huế ngày xưa ko?).... Nếu ai sành ăn, thì sẽ rất dễ dàng nhận ra, chẳng có gì khác biệt với các loài chè bình thường cả, chỉ có điều là cách pha trộn khác nhau mà thôi.
    Nhưng dù có bênh chè Hà Nội đến thế nào, thì cũng ko thể phủ nhận được sự "du nhập" của các loại chè từ các vùng khác nhau là ko có sự đặc biệt và hấp dẫn. Nếu nói rằng chè Hà Nội đơn thuần, mộc mạc và nguyên chất, thì chè bưởi của An Giang (chứ ko phải là của Sài Gòn) lại có sự biến hoá kỳ lạ. Từ vỏ bưởi người ta chỉ dùng để gội đầu là quá đáng, nếu ko thì cũng vứt đi, thế mà người ta lại làm nên một thứ cùi bưởi ko hề có vị đắng, lại giòn và dẻo. Chè Huế thì lại là sự pha trộn của nhiều loại hỗn hợp, làm cho người ta ko cảm thấy nhàm khi ăn, hay chè Thưng (chè bà ba) của Nha Trang lại là sự kêt hợp của các loại nguyên liệu dân dã mà vẫn làm nên sự hấp dẫn.
    Còn nói về chè của Hà Nội, thì tôi lại rất thích sự thuần khiết của nó. Chè đỗ đen vừa có công dụng giải khát, lại vừa rất tốt và bổ cho cơ thể, đặc biệt có thể làm thuốc chữa các bệnh về mụn nhọt. Chè đỗ xanh đặc quánh, toả ra mùi thơm thật hấp dẫn khi được nấu chín. Chè Sen thì thanh khiết và hơi chút cao sa, vì thế mà rất kén kiểu nấu. Ko chỉ đơn thuần mà nấu lên được một nội chè Sen trong vắt mà vẫn đậm đà. Còn một loại chè nữa, mà đặc biệt chỉ có ở Hà Nội, đó là chè Sấu. Sấu HN có rất nhiều công dụng, và công dụng làm chè cũng là một công dụng phổ biến. Vào những ngày hè mà được một cốc Sấu giải khát thì ko còn gì bằng. Vị sấu chua chua ngọt ngọt, thơm thơm mùi gừng hoà tan trong viên đá mát lạnh thì ko ai có thể từ chối nổi. Ngoài ra thì HN xưa cũng nổi tiếng với chè Long Nhãn, nhưng bây giờ thì ko thể tìm nổi một hàng chè nào bán loại chè này. Một phần vì công đoạn làm chè cầu kỳ, một phần là giá thành cũng khá đắt (thường thì chè HN rất bình dân và phù hợp với mọi người dân), và phần quan trọng nhất là nhãn lại chỉ mọc theo mùa.
    Tóm lại chè Việt Nam thì rất đa dạng và phong phú, ko thể chỉ vài dòng mà lột tả hết được. Và "bật mí" cho bác một nơi bán chè HN ngon và hầu như còn giữ nguyên được vị thuần khiết của nó, đó là mấy cửa hàng chè trong Chợ Mơ. Ko phải là các cửa hiệu lớn, ko có những biển hiệu xanh đỏ, nhưng mấy cửa hàng chè này lại rất đông khách, và hầu như là còn giữ được những công thức làm chè nguyên bản xưa. Nếu hôm nào bác về, thì xin sẵn sàng dẫn bác đi thưởng thức các loại chè ngon và nổi tiếng ở HN.
  7. mignon

    mignon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2003
    Bài viết:
    229
    Đã được thích:
    0
    Hơ hơ, anh đã nói rồi, kiến thức về chè của anh khá hạn hẹp ( chè bưởi anh vẫn tưởng đi từ Huế vào ), em pc82 phân tích đủ loại chè ba miền thế thì anh chịu thôi, anh có gì sai thông cảm cho anh
    Anh thì chỉ biết chắc đỗ xanh, đỗ đen, sen, long nhãn thôi ( cả chè sấu nữa anh quên mất, chè sấu đấy thì tuyệt, chả hiểu sao anh quên mất, cám ơn em pc82 ).
    Thế chỗ nào trong chợ mơ hả em, anh về Hà Nội thể nào cũng phải tìm đến, em mà hướng dẫn anh đi cùng thì tuyệt ( anh 95% nghĩ em là nữ ---> tuyệt )
    P.S: anh chả tinh tướng gì cả, anh chỉ nghĩ là với những người U20 thì ít có cơ hội ăn được những loại chè "cổ truyền" kia thôi -----> ít khả năng biết hơn
    P.SS: anh cũng tin là không thể kiếm hàng chè nào bán chè long nhãn ở Hà Nội, chắc là phải nhờ mẹ làm thôi !!!
    Thế nhé !!!
    Được mignon sửa chữa / chuyển vào 13:25 ngày 06/07/2004
  8. pc82genetic

    pc82genetic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.781
    Đã được thích:
    0
    OK, hôm nào bác về, nhất định em sẽ làm hướng dẫn viên cho bác. Còn bác muốn biết chính xác chỗ hàng chè trong chợ mơ, thì bác cứ cổng chính ở đường Bạch Mai mà đi vào, hỏi khu ăn uống ở đâu thì đến đứa bé nó cũng chỉ được cho đấy ạ. Còn ở khu ăn uống đấy thì có nhiều hàng chè, nhưng hàng chè của cô Hương là có vẻ ngon và đông khách nhất. Hàng của cô ý ở vị trí thứ 2 từ ngoài vào đấy ạ.
    Em thì em rất khoái ăn chè đỗ đen, nhất là vào những ngày hè nóng nực như thế này. Ngoài ra thì cũng rất thích ăn chè ở đường Bà Triệu. Quán đó bé, lại ở vỉa hè, nhưng cũng rất đông và ngon.
  9. Nguyetminhha

    Nguyetminhha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2004
    Bài viết:
    309
    Đã được thích:
    0
    Mình không thích chè lắm (vì béo) nhưng thấy thích một loại chè này, một lần ăn ở khách sạn thấy ngon, chẳng biết nấu có đúng không, chỉ nấu dựa trên phỏng đoán về những gì mình nếm. Bạn nào có công thức thì bổ sung và chỉnh sửa nhé! Còn nếu không thì cứ nấu thế này cũng ngon lắm rồi
    Chè nếp cẩm nước cốt dừa:
    Dùng cùi dừa nạo nhỏ (khá nhiều đấy, may dừa cũng rẻ) vắt lấy nước cốt (đừng cho nước) sau đó lại lấy cái bã này cho nước sôi và nước dừa tươi vào lọc để lấy nước dảo. Cho nước dảo này vào chung với rượu nếp cẩm (lúc tớ không có nếp cẩm thì lấy bừa rượu nếp thường cũng OK, chè chỉ không đẹp lắm thôi) đun sôi, cho bột năng (hay là bột sắn cũng được) cho chè sanh sánh, cho đường theo khẩu vị, múc ra bát. Nước cốt dừa đun sôi, cho đường cho vừa ăn, cũng cho 1 chút bột cho sanh sánh. Lấy thìa múc nước cốt dừa trang trí thành hình hoa trên mặt bát chè, bát chè màu nếp cẩm tím sẫm, nước cốt dừa trắng tinh, vừa đẹp vừa ngon. Ở khách sạn (5 sao chứ chẳng chơi) cũng nấu chỉ ngon đến thế là cùng (ngoa ngôn tí...) À lần ăn ở KS ấy mình thấy người ta cho khoai môn cắt hạt lựu nấu cùng, mình chẳng biết mua khoai môn ở đâu, mà thấy cũng không ngon lắm nên chẳng cho vào.
  10. pc82genetic

    pc82genetic Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    1.781
    Đã được thích:
    0
    Tớ thì chưa được ăn cái món ở khách sạn như bạn kể bao giờ, nghe qua thì thấy có vẻ rất ngon. Nhắc đến nếp cẩm tớ cũng nhớ đến món ăn, cũng mới ở HN, đó là món nếp cẩm sữa chua, gọi tắt là Cẩm chua. Món Cẩm chua này gồm có nếp cẩm, chộn với hộp sữa chua, đánh thêm ít đường và chan ít nước cốt dừa. Món này ăn giải khát rất ngon và là món quà vặt tuyệt vời.

Chia sẻ trang này