1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trà đá cho box Vật Lý [r2)]

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi dangiaothong, 03/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Trà đá cho box Vật Lý [r2)]

    Hic..hic...
    Cãi nhau chán rồi, ai khát thì vào đây nghỉ ngơi thảo luận các câu hỏi vui về vật lý
    Xin hỏi trước: Bản chất của ma sát là gì, nếu nó gây ra bởi bề mặt tiếp xúc xù xì thì tại sao nó không phụ thuộc vào diện tích mặt tiếp xúc?
  2. kachioska

    kachioska Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    1.110
    Đã được thích:
    0
    Ai bảo bác là lực ma sát không phụ thuộc diện tích mặt tiếp xúc? Có phụ thuộc đấy, phụ thuộc ác là đằng khác. Bác để ý cái hệ số ma sát ấy. Khi chế ra các vật có bề mặt ma sát, tùy theo chức năng mà người ta phải chế làm sao cho hệ số ma sát cao nhất hoặc nhỏ nhất có thể. Ví dụ như chế cái lốp xe, người ta phải chế bề mặt lốp làm sao để hệ số ma sát của lốp với mặt đường là cao nhất có thể. Nói đến đây là cạn ly trà đá rồi, tôi vào học cái đã ko muộn!
  3. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Lốp xe đấy là làm thay đổi trạng thái bề mặt chứ có thay đổi diện tích mấy đâu.
    Các sách VL từ lớp 7 đến lớp 10 đều nói không phụ thuộc diện tích tiếp xúc, chỉ phụ thuộc trạng thái bề mặt.
    Bác này học nhiều quá lẫn rồi sao??
    Theo cảm tính thì khi diện tích lớn lên thì ma sát phải tăng lên, đúng không?
  4. kachioska

    kachioska Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    1.110
    Đã được thích:
    0
    Tôi không lẫn đâu, vì tôi học không nhiều.
    Đối với lốp xe, để tăng độ bám đường người ta thường tăng bề ngang của lốp đấy bác ạ (diện tích tiếp xúc tăng). Không tin bác nhìn các xe ô-tô hạng trung và các xe Sedan cao cấp xem, bề ngang của lốp có khác nhau ko? Nhất là các xe đua, bề ngang của lốp khá lớn.
    Giờ lấy 1 ví dụ như thế này cho gần gũi, bác chắc có đi xe đạp chứ gì? Hôm nào bác thử làm thế này nhé:
    Đầu tiên: bơm lốp sau thật căng, để lên yên sau xe vật gì đó nặng chừng 10kg. Bây giờ bác bóp phanh sau và đẩy cho lốp xe kéo lê trên mặt đường, ghi nhớ cảm giác về lần đẩy này, gọi là LĐ1
    Tiếp theo: Vẫn để nguyên vật nặng trên yên sau. Bác vặn van xe đạp, cho hơi xì ra một phần (đừng để xì hết tới mức chạm vành). Bây giờ diện tích tiếp xúc mặt đường của lốp đã tăng lên đúng ko? Bác lại bóp phanh sau, lại đẩy xe rê trên mặt đường, ghi nhớ cảm giác về lần đẩy này, gọi là LĐ2.
    Xong xuôi bác đem so sánh xem LĐ1 và LĐ2, lần nào bác cảm thấy nặng hơn?
    He he, bác nhớ thí nghiệm với vật nặng vừa vừa thôi nhé, cho Girl friend ngồi lên khéo lại đẩy ko nổi!
    Sách lớp 7-12 ko nói tới vấn đề diện tích, vì nó khá tế nhị bác ạ. Nhưng cũng như bác, hồi xưa học cấp 3 tôi cũng thắc mắc về vụ này lắm, rồi đc vài cao nhân chỉ giáo, mở mang ra khối, cơ mà giờ quên nhiều quá rồi!
  5. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bác xem kỹ sách vật lý 7 chưa nhỉ?
    Tôi học gần 10 năm rồi nhưng vẫn nhớ đấy, hình như nó đưa ra ví dụ là một miếng gỗ hình hộp chữ nhật
    Tôi cũng đang băn khoăn vì mấy vụ này, nên mới hỏi anh em xem!
    Mong được chỉ giáo!
  6. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Các bác để ý là có 2 loại lực ma sát : ma sát tĩnh và ma sát trượt. Lực ma sát tĩnh có phụ thuộc vào bề mặt tiếp xúc, còn lực ma sát trượt thì không.
  7. kien0989

    kien0989 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    04/02/2006
    Bài viết:
    4.157
    Đã được thích:
    1.672
    Bậy nào.
    Cả tĩnh cả trượt đều phụ thuộc diện tích tiếp xúc.
    Diện tích tiếp xúc và tính chất bề mặt tiếp xúc quyết định hệ số ma sát.
    Công thức tính ma sát trượt nếu thay lực bằng tích số áp suất x diện tích thì phản ánh đúng hơn mô hình!
  8. kachioska

    kachioska Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    1.110
    Đã được thích:
    0
    Bác dangiaothong ơi, vui thế! Hôm qua thằng ku hàng xóm nó cho xem sách bài tập vật lý lớp 8 (sách mới í) - trong đó có 1 câu hỏi theo dạng trắc nghiệm: việc làm nào sau đây sẽ có tác dụng làm giảm lực ma sát khi vật nọ trượt trên bề mặt vật kia? - 4 lựa chọn nó đề ra có 1 lựa chọn liên quan tới diện tích mặt tiếp xúc: "tăng diện tích mặt tiếp xúc" - thằng bé đó nhau nhảu trả lời: "cái này không đúng, vì nó làm tăng lực ma sát"
    KL:
    - Sách bài tập như vậy thì chắc là sách giáo khoa cũng ít nhiều nói tới. (Sách giáo khoa mới)
    - Thằng bé khẳng định vậy thì chắc thầy hay cô của nó cũng ít nhiều nói tới, hoặc nó quan sát đc.
    Thế bác đã làm cái thí nghiệm ủn xe đạp tôi nói tới chưa ạ? Ngày xưa đi học tôi ủn xe đạp suốt (cái xe khốn khổ chẳng hiểu sao cứ hết hơi theo chu kỳ 2 ngày). Mà hồi đó trường cách nhà có 1km nhưng ngày nào cũng phải đạp xe ko dưới 15km mới đi đc từ trường về nhà!
    Được kachioska sửa chữa / chuyển vào 09:05 ngày 04/11/2006
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Chết thật, chẳng lẽ 10 năm không học mà kiến thức thay đổi thế này rồi ư?
    Cái thí nghiệm của bác là ma sát trượt chứ có phải là ma sát nghỉ đâu?
    Còn chuyện ku nhóc lớp 8 gần nhà bác thì cũng còn phải xét lại, chắc gì nó đã nói đúng mà bác tin. Ngày xưa đi học mình cũng thế mà, cảm nhận là chính chứ có lí tính gì đâu@
    Tiếp nào!!!
  10. kachioska

    kachioska Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    1.110
    Đã được thích:
    0
    Nó nói đúng mà, vì tôi cũng nghĩ như nó
    Vụ cái xe đạp là có cả ma sát trượt và ma sát nghỉ đấy. Thế này nhé:
    - Ban đầu xe đạp đứng yên, bác tác dụng 1 lực vào nó, nó vẫn lặng thinh. Bác phải tác dụng vào 1 lực lớn hơn, nó vẫn trơ trơ ra đó. Tới khi bác tác dụng vào 1 lực đủ lớn, nó mới bắt đầu dịch chuyển. Lực này trong khoảng khắc chính bằng lực ba sát nghỉ: Fmn. Sau khi xe bắt đầu dịch chuyển rồi thì lực ma sát ở đây là ma sát trượt: Fmt, khi này bác không còn phải đẩy 1 cách vất vả như lúc làm cho nó bắt đầu nhúc nhíc, vì cơ bản là Fmt<Fmn.
    - Fmn và Fmt trong trường hợp lốp xe non tương ứng lớn hơn Fmn và Fmt trong trường hợp lốp xe căng, bác làm thử mà xem!

Chia sẻ trang này