1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trà đá cho box Vật Lý [r2)]

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi dangiaothong, 03/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    to dangiaothong : không phải loè gì đâu, chỉ sợ người khác hỏi thì mất thời gian thôi (đã bị).
    Ý thứ 2 và 3 của bạn : thực ra thì nước bắn ra nó chỉ bấn lên cao thôi chứ không ngược lại phía sau vì đúng như bạn giải thích, đó là lực quán tính (lý thuyết) . Tuy nhiên kể cả nếu chỉ bắn lên cao thì người đi sau vẫn ''dính'' vì họ tự đi vào chỗ bùn đang bắn lên hoặc rơi xuống. Bùn bắn càng cao thì người đi sau càng dễ bị chạm nhiều.
    Tuy nhiên đây cũng là một vấn đề tôi cũng đã suy nghĩ. Có lẽ lực này còn phụ thuộc vào lực dính ướt của bùn lên lốp xe nữa.
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Theo em thì nên xét điều kiện lý tưởng. Lực dính và khối lượng của viên bùn như nhau. Cái này hômg trước em cũng nghĩ là bánh nhỏ sẽ bắn nhiều hơn, nhưng sau xem lại thấy không chắc chắn. Điều đáng lưu ý là gia tốc của một điểm trên vành bánh xe có vuông góc với vành bánh hay không? Có lẽ là nên xét 2 cái quỹ đạo xicloit cùng bước thì hợp lý nhất!
  3. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Vụ bùn bắn thế nào vẫn chưa sáng tỏ!
    Hôm nay đem thêm vụ mới đây!
    Các bác có biết tại sao bánh răng lại thường có răng xiên chứ không song song với trục bánh răng không?
  4. doncoi_noixaxoi

    doncoi_noixaxoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2007
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    9
    Lực ma sát không phụ thuộc diện tích tiếp xúc ? Theo tôi thì làm thí nghiệm thế này:
    Kéo 1 khối cao su khối lượng m1 ,diện tích tiếp xúc S1(hay thứ gì có ma sát tốt ấy) trên 1 bề mặt gỗ , đo lực ma sát .
    Sau đó dùng 1 vật có cũng có khối lượng m1 nhưng diện tích tiếp xúc S2 lớn gấp đôi S1,kéo+đo lực ma sát sẽ biết ngay mà.
  5. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Người ta làm nhiều rồi ông kễnh ạ! Về đọc lại sách Vật lý lớp 7 (sách cũ) ấy!
  6. doncoi_noixaxoi

    doncoi_noixaxoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2007
    Bài viết:
    1.515
    Đã được thích:
    9
    Dĩ nhiên là làm nhiều rồi ,nhưng sự chênh lệch về lực giữa các thí nghiệm là không lớn ,không đáng kể nếu không dùng các vật thí nghiệm có ma sát cao với bề mặt tiếp xúc .
  7. deaf

    deaf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    Cho mình hỏi lực quán tính phương và chiều ra sao , có biểu diển được ko
    cám ơn
  8. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Nghe đồn chè chén 5 xu ở HN đã lên giá 1000/cốc ?!?
    Có 1 số hiện tượng phát bóng của môn bóng chuyền:
    - Bóng vừa bay qua lưới là chúi ngay xuống chỗ vạch 3m(Vị trí số 3 hoặc số 6).
    - Bóng bay rất nhanh và mạnh, VĐV đỡ bóng mà kê tay không khéo là bóng bay lên trời.
    - Bóng hơi lượn hình chữ S.
    - Bóng vừa bay vừa lắc.
    các bác giải thích thử xem. Biết 1 số chi tiết của bóng chuyền như sau: http://vi.wikipedia.org/wiki/B%C3%B3ng_chuy%E1%BB%81n
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Tất cả đều do bóng vừa bay, vừa quay gây nên. Khi quay, bóng kéo theo một luồng khí xung quanh quay cùng, theo định luật Becnuli, khí chuyển động có áp suất nhỏ hơn khí tĩnh, vì vậy xuất hiện sự chênh áp gây ra lực tác dụng theo phương vuông góc với quỹ đạo bay của bóng.
  10. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Áp dụng định luật Bernuli vào đây không giải quyét hết được vấn đề đâu em ơi, nhất là các trường hợp sau
    - Bóng bay rất nhanh và mạnh, VĐV đỡ bóng mà kê tay không khéo là bóng bay lên trời. Trong trường hợp này bóng không xoay (hoặc xoay rất ít so với vận tốc)
    - Bóng hơi lượn hình chữ S: lượn qua lượn lại chứ không phải vòng cầu.
    - Bóng vừa bay vừa lắc: cũng là 1 trường hợp lực phát bóng mạnh, bóng bay nhanh.

Chia sẻ trang này