1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trà đá cho box Vật Lý [r2)]

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi dangiaothong, 03/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Với môi trường khí đồng nhất, đứng yên tuyệt đối thì không có một số hiện tượng như bác đã nêu.
    Một lí do khác nữa là vận tốc xoay của bóng giảm dần nên chúng ta có cảm giác bóng lượn (do bán kính quỹ đạo tăng dần)
    Còn việc bóng bay nhanh, mạnh thì nó là bài toán va chạm!
  2. lonesome

    lonesome LSVH, 7xSG Moderator

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    7.018
    Đã được thích:
    11
    Chú em quên bóng chuyền cũng giống như bóng đá đều là bóng có 2 lớp vỏ, do vậy chuyển động của nó không đơn giản như quả bóng bàn đâu nhé
  3. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Ý bác là sao ạ?
    Ngoại trừ những quả bóng chất lượng kém thì các quả bóng đều được thiết kế đối xứng, như vậy thì việc một lớp hay hai lớp vỏ có ảnh hưởng gì đến bóng quay thế nào đâu? Hai lớp vẫn dính chặt vào nhau khi chuyển động cơ mà?
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Theo ý em thì bóng nào cũng vậy thôi, không bao giờ họ làm đuợc trọng tâm bóng trùng với tâm hình học, do vậy nó gây nên đủ thứ lắc, đảo. Các bác có để ý mấy tay vận động viên thế giới thử bóng bàn chưa?. Chúng nó xoay nhẹ quả bóng trên mặt bàn nhẵn, nếu bóng tròn (tất nhiên chỉ tương đối) thì sẽ ít đảo.
  5. MaiTrang84

    MaiTrang84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2007
    Bài viết:
    712
    Đã được thích:
    0
    Theo em biết thì khi viết về ma sát trong SGK người ta có nói một câu: lực ma sát không phụ thuộc vào diện tích tiếp xúc chứ người ta có nói là hoàn toàn khôn gphụ thuộc vào DT đâu?
  6. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    À thế ra thiếu chữ hoàn toàn?
  7. binhan270

    binhan270 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/08/2007
    Bài viết:
    160
    Đã được thích:
    0
    Thôi nhé! Em có thể mạo muội giải thích chi tiết cho các bác về bài toán của bóng chuyền từ việc tổng hợp các thông tin của các bác và của em nhé:

    Thứ nhất: Khi quả bóng bay nó luôn luôn có xu thế quay, mà khi vận động viên phát bóng thì bao giờ người vận động viên cũng cố ý làm cho bóng quay càng nhanh, càng mạnh thì càng tốt.
    Mà khi quay thì quả bóng có xu thế bảo toàn phương chuyển động quanh trục quay của nó. Do quả bóng có khối lượng nên khi nó bay thì nó chịu tác dụng của trọng lực của trái đất tác động lên nó. Theo định luật bảo toàn xung lượng trong chuyển động quay, quả bóng sẽ xảy ra hiện tượng chuyển động tuế sai [red](Chuyển động tuế sai là chuyển động quay quanh một trục của véc tơ mômen xung lượng, giống như con cù (con quay) nó gật gù theo cái hình nón mà trụ đỡ là mặt đất tại vị trí chân quay của nó khi ta chơi cù). Vì quả bóng khi chuyển động trên không nên không có trục đỡ nên nó sẽ chuyển động lòng vòng hình chữ S, vừa bay vừa lắc để bảo toàn mômen xung lượng do sự quay liên tục của bóng.
    Thứ hai: Quả bóng vừa bay nhanh và mạnh là vì lực phát bóng của vận động viên khá mạnh. Cũng do hiện tượng bảo toàn phương quay nên quả bóng sẽ bảo toàn hướng chuyển động của nó khi bay. Cho nên vận tốc của nó gần như bảo toàn theo phương ngang (dở sách vật Lý về chuyển động ném xiên và ném ngang ra), vì thế mà quả bóng bay với vận tốc rất nhanh, gần bằng với vận tốc ban đầu (do còn có lực ma sát của không khí). Khi bay nhanh và quay mạnh như vậy thì cũng co sự bảo toàn mômen động lượng thì khi một vận động viên đối phương đỡ "không khéo" thì bóng sẽ bay thẳng lên trời là vì lực va chạm của vận động viên rất đột ngột làm thay đổi phương đột ngột nên bóng sẽ bay như vậy.
    Thứ ba: Tại sao bóng lại đột ngột rơi xuống vạch 3m ngay khi vượt qua lưới?
    Cái điều này có thể nói như các bác viết trước đây rằng: khi bóng quay thì nó sẽ kéo theo không khí xung quanh nó quay theo. Do đó theo định luật Becnuli, khi bóng bay qua lưới (ở khoảng cách rất gần lưới) thì khối khí đó đột ngột bị chắn lại (vì bị lưới cản) cho nên áp suất tĩnh phía dưới quả bóng sẽ nhỏ hơn áp suất tính phía trên, áp suất động phía trên lớn hơn áp suất động phía dưới, đồng thời nó có một lực kéo quả bóng từ phía trước cho nên nó sẽ đột ngột bị đẩy xuống phía dưới.
    Ngoài ra nếu ta tính đến sức cản của không khí trong trường hợp này là khá lớn (vì nó tỷ lệ với vận tốc của vật bay và diện tích mặt cắt tiếp xúc với không khí theo chiều bay). Do đó còn nhiều cái kỳ quặc khác xảy ra lắm.
    Trên đây em chỉ mạo muội bày tỏ sự understand của mình thui. Bác nào cần biết rõ thêm chi tiết thì dở các cuốn sách về: Chuyển động trong chất lưu (chất lỏng, khí), Cơ học vật rắn, lý thuyết về ma sát .......... mà ngâm cứu nhé
    Chúc cả nhà vui vẻ và ko còn cãi nhau nữa hem!
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Đừng nhầm chuyển động quay tự do của quả bóng với chuyển động quay có trục của con quay nha!
  9. PEMFC

    PEMFC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    1.312
    Đã được thích:
    0
    Các bác ở đây xem chừng nhiều bác thầy bói xem voi quá. Các bác cứ giải thích quả bóng quay "không A là do B" thì em chịu. Em chuyên về mô phỏng nên cũng có cái link hay cho các bác xem, coi như relax. Cái này cho các bác 1 cái nhìn tường tận "tại sao quả bóng bàn đi xoáy? cái gì khiến nó đi xoáy?, làm sao điều khiển nó đi xoáy theo đúng ý mình? ..."
    http://www.grc.nasa.gov/WWW/K-12/airplane/foil2b.html
  10. PEMFC

    PEMFC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    1.312
    Đã được thích:
    0
    Có cái link mô phỏng cũng hay, mời các bác xem chơi.
    http://www.myphysicslab.com/RollerSimple.html
    Nhân tiện nói về quả bóng, đã có bóng bàn và bóng chuyền, giờ đố các cao thủ trong box vật lý nhé: tại sao quả bóng golf lại không nhẵn mà có những lỗ nhỏ để tạo thành những chỗ nhám trên bề mặt của nó.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này