1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trà đá cho box Vật Lý [r2)]

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi dangiaothong, 03/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Chào bác pmfc, tớ pot lại cái hình vẽ bóng xoáy xuống, ta phân tích rõ một chút.
    Giả sử bóng chuyển động với vận tốc V, vận tốc mặt ngoài bóng so với tâm bóng là v. Khi đó vận tốc tuyệt đối của điểm đỏ ở phía trên sẽ là V-v. Vận tốc điểm xanh sẽ là V+v. Như vậy không phải tốc độ ở phía trên sẽ nhỏ hơn vận tốc phía dưới hay sao?
    [​IMG]
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Thôi chuyện đọc hiểu thì để sau xét, mà nó cũng không quan trọng bằng chuyên môn đúng không bác. Nếu em sai thì sẽ xin lỗi bác ngay (thâm tâm cũng mong thế bởi vì minh chưa giải thích được) nhưng có vẻ như không phải vậy.
    [​IMG]
  3. PEMFC

    PEMFC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    1.312
    Đã được thích:
    0
    Bạn nhầm 1 cái cơ bản. Cộng và trừ vận tốc là vận tốc của DÒNG CHẤT LỎNG hay cụ thể đây là DÒNG KHÍ. Bạn hiểu sai là vận tốc bay của trái bóng à?, vận tốc dòng khí thì theo chiều ngược lại bạn ạ, chuyển động tương đối thôi mà. Nên nếu cậu tính cho vận tốc DÒNG KHÍ thì sẽ như tôi nói.
    Còn nếu cậu vẫn khẳng định cậu đúng. Thì xin mời xem lại cái hình cậu post ở trang 15 và trang 16, hay search tất cả trên Internet xem có hình nào như cậu giải thích kô.
    CÒn nếu vẫn nhất quyết là bạn đúng thì mọi chuyên gia về FLuid Mechanics từ trước đến giờ giải quyết sai vấn đề hết.
    Xin giải thích thêm là PT Ber áp dụng cho cơ học chất lỏng, mà ở đây là 1 vật thể bị bao bởi 1 dòng chất lỏng hay khí. Còn nếu tính cho vận tốc quả bóng, nó là solid rồi thì sao mà áp dụng PT Ber hay có sự chênh áp ở đây
    Thực ra nhầm cũng không sao, biết thêm được 1 điều hay.
    [​IMG]
    Nói đến dòng khí, thì bạn sẽ thắc mắc là tại sao lại lấy vận tốc dòng khí cộng với vận tốc xoay của quả bóng ở phía trên hay trừ vận tốc xoay quả bóng ở phía dưới bởi vì quả bóng là vật rắn cơ mà.
    Thực ra đơn giản là mọi chất lỏng đều có tính nhớt. Khi quả bóng xoay thì trên biên giữa quả bóng và chất lỏng sẽ hình thành vận tốc do sự "kéo theo" này. Do đó mà ở điểm đỏ bên trên, vận tốc bao gồm vận tốc dòng khí (từ bên ngoài) cộng thêm cả phần vận tốc bị kéo theo. Còn điểm xanh thì vận tốc = vận tốc dòng khí bên ngoài trừ đi vận tốc bị kéo.
    Đơn giản là vậy
    Được pemfc sửa chữa / chuyển vào 03:40 ngày 31/08/2007
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn bạn đã mất công post bài trả lời. Có mấy điểm cần làm rõ.
    Đầu tiên tớ chưa khẳng định mình đúng ở đâu cả, vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu mà vẫn chưa ra, thử áp dụng hiệu ứng benuli thì có vẻ không ổn, có vậy mới nhờ các bác. Bác viết : ''CÒn nếu vẫn nhất quyết là bạn đúng thì mọi chuyên gia về FLuid Mechanics từ trước đến giờ giải quyết sai vấn đề hết.'' là oan cho tớ rồi.
    Bác giải thích hơi khó hiểu đối với tớ. Bây giờ xem lại hình vẽ, chưa nói tới chất khí bao quanh mà chỉ nói tới 2 điểm đỏ (trên) và xanh (dưới). Nếu bóng xoáy xuống như hình mũi tên thì rõ ràng điểm đỏ sẽ chạy ngược chiều với chiều chuyển động của tâm bóng, do đó vận tốc tuyệt đối của nó phải bằng V-v. Ngược lại điểm xanh ở dưới sẽ chạy xuôi chiều nên sẽ có vận tốc tuyệt đối là V+v. Đó là một bài toán chuyển động rất cơ bản.
    Nếu bác đồng ý như trên thì chúng ta tranh luận tiếp.
  5. PEMFC

    PEMFC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    1.312
    Đã được thích:
    0
    Tôi đồng ý nếu bạn nói là chưa xét tới khối không khí bao quanh hay trong Fluid Mechanics thì nếu quy khối khí là chất lỏng không nhớt thì quả bóng sẽ được quy chiếu như bạn nói -> bài toán chuyển động cơ bản. Tuy nhiên đó là bài toán về vật rắn, và nó chẳng đóng vai trò gì để tạo lực nâng cho quả bóng cả (vì nó có tạo sự chênh áp theo PT Ber đâu, bạn đã bỏ qua khối khí rồi còn gì)
    Nhưng chúng ta đang tìm nguyên nhân tại sao trái bóng liệng ngang -> do lực nâng không khí -> phải xét chuyển động của khối khí -> lực nâng do áp dụng PT Ber, tương tự như ở cánh máy bay hay bất kỳ vật thể nào chuyển động có dòng khí bao quanh.
    Tôi nghĩ mọi thứ rất rõ ràng.
    Nhưng cũng từ suy nghĩ của bạn, có thể chúng ta giải thích cho chuyển động của quả bóng chuyền chẳng hạn.
    Sự khác nhau ở quả bóng bàn và quả bóng chuyền là khối lượng quả bóng bàn rất nhỏ còn quả bóng chuyền rất lớn.
    Nếu xét 2 quả bóng cùng xoáy và cùng bay thì lực nâng không khí tạo bởi chuyển động quay của quả bóng trong trường hợp quả bóng bàn sẽ có ảnh hưởng rất lớn so với khối lượng của nó.
    Tuy nhiên xét cho quả bóng chuyền, khi đó lực nâng không khí là không đáng kể khi so với chuyển động của vật rắn. Cứ tưởng tượng chúng ta ném 1 cái đĩa = chì đang xoay, thì quỹ đạo của nó sẽ không bị ảnh hưởng bởi lực nâng, mà phụ thuộc vào vận tốc của chính cái đĩa, trọng tâm của đĩa, khối lượng của đĩa -> tạo ra những mô men lực mà xu hướng của cái đĩa bay là cân bằng mô men lực này. Khi đó thì phải nhờ mấy bác bên Cơ học vật rắn tính toán.
    Đây là suy nghĩ của tôi. Nhưng mà tôi nghĩ nó rất reasonable khi giải thích cho những gì về quả bóng bay trong topic này.
    Được pemfc sửa chữa / chuyển vào 05:08 ngày 31/08/2007
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bác đồng ý thế là tốt rồi. Phần sau tớ vẫn chưa được thuyết phục, nhưng bây giờ đang hơi bận, sẽ post tiếp sau.
    Tớ chỉ nói thêm một câu là chuyển động tương đối giữa không khí và điểm xanh và với điểm đỏ sẽ phụ thuộc vào tốc độ của chuyển động của 2 điểm đó. Trường hợp V=v thì điểm đỏ thậm chí có tốc độ tạm thời =0 (tương tự như bánh xe lăn trên đường).
    Ngoài ra, câu trong cái web của bác đưa ra hoàn toàn phải hiểu nguợc lại.
  7. PEMFC

    PEMFC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    1.312
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã có chú thích thêm ở bài trên. Bạn có thể xem thêm.
  8. PEMFC

    PEMFC Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/08/2003
    Bài viết:
    1.312
    Đã được thích:
    0
    Lại nói về vận tốc ngoài của dòng khí V và vân tốc xoay v. Thực ra nếu bạn chuyên về Fluid thì bạn sẽ có 1 cái nhìn sâu hơn, đó là lý thuyết về lớp biên (Boundary layer). Tôi không muốn đi quá sâu về nó và cũng không muốn viết nhiều (lại mang tiếng khoe chữ). Nhưng điều tôi muốn nói là chúng ta không thể áp dụng ĐN về vân tốc tương đối, vận tốc tuyệt đối cho dòng khí được.
    Bởi vì thực tế V là vận tốc ngoài của dòng khí, nhưng mà ở 1 khoảng cách rất nhỏ khi mà tồn tại sự ma sát giữa chất khí và bề mặt rắn của quả bóng thì vận tốc dòng khí trong lớp này không còn là V nữa, nó phân bố phức tạp và phụ thuộc vào các đặc tính như độ nhớt của chất lỏng ...
    Bạn cứ hình dung nhé, trường hợp cùng 1 quả bóng, cùng vận tốc V và v như bạn, nhưng ở 2 môi trường không khí và dầu nhớt thì có như nhau không?. Tôi nghĩ là không, bởi vì vận tốc của lớp biên sẽ không giống nhau cho 2 môi trường. Mà chính cái này nó tạo ra cái lực nâng.
    Nói tóm lại, bạn có thể tham khảo thêm sách hay Internet nếu muốn hiểu cặn kẽ về phần này
    Được pemfc sửa chữa / chuyển vào 05:26 ngày 31/08/2007
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Tôi nghĩ như PEMFC, bởi vì khi quả bóng xoay, chắc chắn rằng có một lớp không khí bao quanh sẽ chuyển động theo trái bóng. Lúc đó vùng khí lân cận điểm màu đỏ có áp suất nhỏ hơn vùng khí lân cận điểm màu xanh do có vận tốc lớn hơn. Xét hệ gồm quả bóng + lớp khí quay cùng nhau thì rõ ràng hệ chịu tác dụng của áp suất khí bên ngoài ở bên phía điểm đỏ lớn hơn bên điểm xanh, vì thế bóng sẽ bị đẩy về phía điểm xanh.
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Tớ đã nói với bác là mình phát triển từng bước một cơ mà. Đầu tiên là nếu cứ theo đoạn dịch hoặc theo cách giải thích trang 6 thì cứ chỗ nào chuyển động nhanh thì do hiệu ứng becnuli sẽ làm cho áp suất giảm ==> lệch về bên đó. Nếu theo như cách giải thích của bác mà dùng cơ học chất lỏng thì lại không đả động gì tới hiệu ứng đó sao?.
    Bây giờ ví dụ có một đoàn tầu hỏa đi thật nhanh tương đối với mặt đất, rõ ràng nó hút mọi thứ vào phía nó với một lực cũng kha khá, đó đúng là hiệu ứng becnuli rồi còn gì, nếu nó chạy thật chậm thì lực hút đó chẳng còn là bao. Tôi chưa thấy điều đó khác mấy so với 2 điểm xanh và đỏ trên quả bóng, một chuyển động nhanh, một chuyển động chậm thì hiệu ứng becnuli lại nguợc lại: bên chuyển động chậm lại có hiệu ứng cao hơn.
    Nói thực cách giải thích của bạn pmfc chưa thuyết phục được tôi, và theo tôi cũng không thể áp dụng định luật becnuli để giải thích.
    Tuy tớ không làm về cơ học chất lỏng, nhưng mà hầu như mọi ngưòi ở đây cũng vậy thôi. Tớ nghĩ mọi lời giải thích cứ dựa trên các quy tắc, định luật vật lý cơ bản là OK rồi.

Chia sẻ trang này