1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trà đá cho box Vật Lý [r2)]

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi dangiaothong, 03/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. worldcup2006

    worldcup2006 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    06/04/2006
    Bài viết:
    772
    Đã được thích:
    0
    Lâu vào: Vãi lúa mấy chú !
    cái bài toán con con và thực tế thì cần biết gạt bỏ những yếu tố quá phụ ko làm ảnh hưởng kết quả bao nhiêu.
    bài này trẻ con múa bút 3 giây cũng tính được khoảng 5 phút rưỡi ( 2 lít ) là nước sôi đùng đùng chứ cần gì tới ....vài trang giấy hả chú Thorry?
    Chú werty chỉ được cái bày trò hài.( bám lý thuyết cho lắm chỉ ăn mắm thôi! tập thực tế chút đi )
    Được worldcup2006 sửa chữa / chuyển vào 16:51 ngày 19/06/2008
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Nhiệt độ của dây mayso thay đổi thì phức tạp quá, có thể thiếu dữ liệu. Thực ra có thể giả thiết nđộ dây mayso làm hằng số bởi vì đầu bài còn cho nhiệt không thất thoát ra ngoài cơ mà (thực ra lượng này cực lớn, có thể vài chục %).
    Ở phần công thức trên, có thể tính đến nhiệt dung của dây may so và thành ấm, bởi vậy lượng nhiệt để đun 1kg nước sẽ là Q+q (q : nhiệt lượng làm dây mayso và ấm tăng tới 100 oC) và để đun 2kg nước thì nhiệt luợng tổng sẽ là 2Q+q.
    Nếu vậy khi đun 2 kg nước, thời gian sẽ nhỏ hơn 2N.
  3. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.571
    Thiếu dữ liệu nào thì cứ đặt ký hiệu bằng chữ rồi tính không sao mà. Nhiệt có thất thoát hay không đâu phải yếu tố quyết định nhiệt độ dây may so nhỉ.
    Trên thực tế các loại ấm đun nước dùng dây may so có hiệu suất rất cao (hao mất nhiệt năng ít).
    Nhiệt độ dây may so thay đổi có làm cho công suất tỏa nhiệt của nó thay đổi
    Được werty98 sửa chữa / chuyển vào 19:45 ngày 19/06/2008
  4. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Cao là bao nhiêu hả Werty ?
    Theo LVH được biết, ấm đun nước dùng điện trở có hiệu suất cao hơn dây may so, nhưng hiệu suất cũng chỉ đạt 80% là hết mức.
    Hồi trước cũng thường phải tính toán kiểm tra hệ nóng - lạnh nên bài toán này cũng đơn giản .
    Lấy thí dụ cái ấm nước ở nhà LVH, công suất 2000W 220V, dung tích 1,7 lít. Các dữ liệu cần:
    Nhiệt độ nước rót vào là 28,6 độ C, Nhiệt dung riêng của nước C = 4190 J/Kg độ
    TÍNH TOÁN :
    Nhiệt lượng tỏa ra Q= Pt = 2000t (1)
    Nhiệt lượng này cũng là Q= cm(Delta T)= 4190.1,7(100-28,6) (2)
    Từ (1) và (2) suy ra:
    t= [4190.1,7(100-28,6)]/2000 = 254,2 giây = 254,2/60= 4,238 phút = 4 phút 14 giây.
    Như vậy nếu bỏ qua tổn thất (hiệu suất bếp là 100%) thì chỉ mất 4 phút 14 giây là nước sôi.
    Tuy nhiên thực tế hiệu suất của bếp chỉ đạt 80% nên thực tế nước sôi sau một thời gian là :
    t= 4,238/0,8 = 5,297 phút = 5 phút 15 giây.
    Sau đây là vài hình ảnh kiểm nghiệm thực tế :
    [​IMG]
    Đo nhiệt độ nước vào
    [​IMG]
    Trả đồng hồ thời gian về 0000
    [​IMG]
    Nhấn nút đun nước ( sáng đỏ)
    [​IMG]
    Nước sôi bếp tự tắt, thời gian kết thúc quá trình đun là 5 phút 28 giây 39.
    Như vậy kết quả kiểm nghiệm thực tế chỉ sai lệch với tính toán lý thuyết rất ít : 5 phút 28- 5 phút 17 = 11giây ( do hiệu suất có thể thấp hơn 80% chút ít hoặc cũng có thể sai số đo...)
    Trở lại bài toán gốc, đun 1 lít hết N phút thì với công thức trên đun 2 lít dễ dàng thấy mất 2N phút. Kết quả thực tế kiểm nghiệm cũng cho con số như vậy nếu tăng lượng nước gấp đôi

    Được le_viet_ha_new sửa chữa / chuyển vào 09:52 ngày 20/06/2008
  5. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.571
    Bạn tính toán theo lý thuyết chỉ là thời gian cần thiết để đun nóng nước tới 100 độ C, còn làm thí nghiệm thì lại đợi đến lúc ấm tự tắt là sai. Loại ấm đó chỉ tắt khi đã có một phần nước bị hóa hơi, tất nhiên cần thêm nhiệt lượng để làm việc này. Điều này dễ kiểm tra trên thực tế: thời gian từ lúc nước bắt đầu reo (bắt đầu hóa hơi) đến lúc ấm tắt là rất đáng kể.
    Còn bạn làm thí nghiệm với lượng nước gấp đôi chắc là không phải cùng với cái ấm 1.7l đó chứ .
    Hiệu suất 80% cũng chỉ là bạn nói, chưa thấy thể hiện bằng thí nghiệm.
    Thực hành kết hợp lý thuyết hoành tá tràng thế này, chắc là đồng chí worldcup sẽ thích lắm đây
  6. tungsin_tpg

    tungsin_tpg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/11/2003
    Bài viết:
    4.584
    Đã được thích:
    0
    sợ quá
  7. Le_Viet_Ha_new

    Le_Viet_Ha_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    888
    Đã được thích:
    0
    Cái ấm này của Đức, khi nước bắt đầu sôi ( bọt từ đáy ) nó chưa tắt nhưng khi sôi toàn bộ ( diễn ra chỉ vài giây) là nó tắt liền, lượng hóa hơi không đáng kể nên những bài toán mang tính thực tế như thế này hoàn toàn có thể bỏ qua (bỏ ngoài tai những lời khó nghe của Worldcup thì cậu ta nói vào vấn đề cũng có lý)
    Hiệu suất 80% rất nhiều sách Vật Lý nói đến, Werty có thể tham khảo thêm sách, không phải là ý kiến riêng của LVH.
    Nếu cần để hôm nào LVH rảnh sẽ tìm sách giúp bạn .
    Những bài như thế này cách đây 10 năm LVH phải vật lộn với nó suốt trong thời gian thi công mấy khu resort, nên con số đã như in vào óc.
  8. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.571
    Hàng mới về: cái sản phẩm cách mạng này hoạt động như thế nào nhỉ:
    http://vietnamnet.vn/khoahoc/2008/07/793051/
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Cụ thể là bộ phận nào?
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Cái khó của bài toán này là truyền được nhiệt từ tiêu điểm gương parapol vào trong chỗ đun để giúp người đun không bị ra phơi nắng khi đun. Chắc tác giả đã sử dụng một ống ''dẫn'' nhiệt bằng inox được đánh bóng bên trong lòng sao cho các tia nhiệt phản xạ và được truyền đi ( giống như cáp quang). Phía trên tiêu điểm của gương có sử dụng một gương phẳng (hoặc tốt hơn là một guơng cầu lồi) để phản xạ chùm tia vào miệng ống dẫn. Đầu kia của ống ''dẫn'' nhiệt được hướng thẳng vào vật cần đun được đặt ở nơi đã được che nắng.
    Chuyện điều khiển gương hướng về mặt trời thì nguời ta vẫn làm.

Chia sẻ trang này