1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trà đá cho box Vật Lý [r2)]

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi dangiaothong, 03/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. kachioska

    kachioska Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    1.110
    Đã được thích:
    0
    Vâng! Đáp án là dù diện tích tiếp xúc của cái lốp đã mòn hết gai lớn hơn diện tích tiếp xúc của cái lốp còn gai nhưng lực ma sát lăn và trượt vẫn nhỏ hơn, đúng ko ạ? - Đó là vì trong trường hợp này không chỉ có diện tích tăng mà còn sự biến đổi dạng bề mặt của 2 cái lốp.
    Tuy nhiên thí nghiệm của em không đề cập tới vấn đề dạng bề mặt ma sát. Khi em nói rằng cùng 1 cái lốp đó, vặn bớt hơi ra - như vầy có nghĩa là coi như dạng bề mặt ma sát vẫn không thay đổi, chỉ có diện tích tiếp xúc là thay đổi.
    Song, vấn đề còn liên quan tới áp suất tại bề mặt tiếp xúc, nên cái em gọi là: "ma sát tăng khi diện tích mặt tiếp xúc tăng" chỉ đúng trong một khoảng tăng giảm nhỏ của diện tích mặt tiếp xúc.
    @ dangiaothong: Bạn đề cập tới công thức, mặc dù công thức ko nhắc gì về mặt tiếp xúc nhưng nó nấp sau hệ số ma sát k đấy.
  2. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    ================================
    Công thức tính hệ số ma sát (ma sát động) là :
    s = Fms/Fn
    Với Fms : lực ma sát (ngược hướng và bằng với lực kéo khi vật chuyển động đều)
    Fn : lực tác dụng vuông góc với mặt phẳng tiếp xúc giữa 2 vật. Trong trường hợp này Fn = mg.
    Trong công thức không có thành phần diện tích, vậy lực ma sát không phụ thuộc vào diện tích. Như vậy bề mặt chỉ cần nhẵn, sạch (để tránh ma sát lăn do có bụi). Nếu có chỗ hở thì coi như diện tích nhỏ đi mà không ảnh hưởng tới kết quả. Ngoài ra bề mặt không quá xù xì vì có thể tạo ra những điểm bị mắc, sẽ làm tăng lực kéo.
    [​IMG]
  3. werty98

    werty98 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    8.178
    Đã được thích:
    5.572
    Cậu này dễ bị mất quan điểm quá, đã làm thí nghiệm chưa mà biết là nhỏ hơn
  4. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    Câu chuyện lốp xe tôi nghĩ còn nhiều lý do ngoài công thức ma sát đơn giản trên. Bản thân lốp xe có tính đàn hồi, khi bị lực ép xuống, sẽ biến dạng và ôm lấy các chỗ gồ ghề của mặt đường. Chính vì vậy mà khi bơm lốp căng quá, xe dễ bị rê bánh khi phanh, nhất là lốp sau. Xe địa hình bao giờ cũng có khía lốp to và sâu để phù hợp với mặt đường gồ ghề của đồi núi. Ở các nước có tuyết, sang mùa đông họ phải thay lốp xe loại địa hình, thực chất là làm giảm bề mặt tiếp xúc, nhưng chỗ đường nhão thì lực bám lại tốt hơn, lúc này lực bám không hoàn toàn do lực ma sát nữa.
    Được haidelft sửa chữa / chuyển vào 17:05 ngày 04/11/2006
  5. kachioska

    kachioska Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    1.110
    Đã được thích:
    0
    Kính bác! Ngay tức khắc sau khi đọc bài bác làm sao em thí nghiệm ngay đc Em oánh bạo kết luận một cách chủ quan thôi, không thì người ta làm vân với làm gai ở lốp xe làm gì? Làm luôn lốp trơn đi cho ma sát, có phỏng bác?
    Hehe! Vụ này ko phải là em dễ bị mất quan điểm, chỉ là suy luận ẩu 1 tí!
  6. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Đúng, nó phụ thuộc vào tính chất bề mặt tiếp xúc. Trong các giáo trình vật lý còn nêu ra k trong các trường hợp cụ thể: Thép với thép, cao su với thép, gỗ với thép...
    Chẳng nói gì đến diện tích cả!
    Tiếp nào!!!
  7. khengkhec

    khengkhec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Bài viết:
    352
    Đã được thích:
    0
    Theo em thì các trường hợp ma sát trong SGK xét là bề mặt tiếp xúc đồng nhất và không kể đến sự biến dạng của các bề mặt tiếp xúc. Như vậy thì lực ma sát không phụ thuộc vào diện tich tiếp xúc.. Xin hết ạ.
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Theo các giáo trình giải thích thì ma sát sinh ra do bề mặt tiếp xúc không bằng phẳng. Cứ xét trường hợp lí tưởng thì khi diện tích tăng lên, số điểm tiếp xúc không bằng phẳng cũng tăng lên, như vậy tại sao lực ma sát lại không tăng nhỉ? Anh em thử tìm hiểu xem bản chất vi mô của nó là gì?
  9. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Nếu diện tích tiếp xúc tăng lên thì áp suất sẽ giảm đi , vì 2 cái này tỷ lệ nghịch với nhau nên lực ma sát không đổi.
  10. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Thế thì nó là tương tác gì trong 4 cái tương tác đã biết hả bác? Công thức nào cho biết lực ma sát phụ thuộc vào diện tích và áp suất như thế nào? Em hỏi bản chất vi mô cơ mà?

Chia sẻ trang này