1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trà đá cho box Vật Lý [r2)]

Chủ đề trong 'Vật lý học' bởi dangiaothong, 03/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bậy, nó là phản lực! Hỏi trong lúc uống trà đá, các bác đừng chấp!
  2. KTY

    KTY Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2004
    Bài viết:
    503
    Đã được thích:
    0
    Cả hai. Lực do bánh xe tạo ra giúp ta dễ dàng giưf thăng bă?ng hơn nhưng không đu? đê? la?m cho cái xe hoa?n toa?n tự thăng bă?ng được (đang chạy ma? nhâ?y ra kho?i xe thi? cái xe đô? liê?n).
  3. emyeuoi1984

    emyeuoi1984 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/10/2004
    Bài viết:
    97
    Đã được thích:
    0
    VÀO UỐNG CHÚT TRÀ ĐÁ NHÁ!
    vụ ma sát bỏ qua được rồi các bác, tóm gọn một câu là ko phụ thuộc vào diện tích mà phụ thuộc phản lực(còn hệ số ma sát kiểm nghiệm thực tế cho mỗi đồ vật phụ thuộc vật liệu, và dạng mặt tiếp xúc, ví dụ(2 trụ tròn nhẵn tiếp xúc nhau theo 1 đường thẳng, thế ma sát truyền động từ trụ này sang trụ kia phụ thuộc chủ yếu vào hệ số ma sát và áp lực nén giữa 2 trụ. vậy là dễ hiểu nhất. các ví dụ này gặp khá nhiều trong cơ kỹ thuật mà!
    còn về vụ ổn định khi chạy xe đạp thì ..cái này ko thể giải thích theo quán tính được mà nó là cả một nghiên cứu to lớn về tính ổn định trong chuyển động. Nói chính xác là khả năng xoay xở(manoeuvrebility) như thế nào so với sự ổn định, tức là, càng ổn định sẽ xoay xở khó(chạy xe càng nhanh càng ổn định nhưng lại khó cua quẹo và xử lý), tương tự như máy bay hành khách và máy bay chiến đấu, chiếc chiến đấu cần xoay xở cực tốt để lộn nhào nên nó luôn ko ổn định, còn máy bay hành khách thì độ ổn định cao. như vậy, khi xe đạp đạt muốn ổn định tức là ko đổ thì phải chấp nhận mức xoay xở kém bằng cách gia tốc, nói như là đùa, nhưng chúng quan hệ rất khó chứng minh và là một môn rất khó, môn này là stability and control. tôi chỉ giải thích như thế thui, sao mà bùn ngủ quá, khát nữa rồi!!1
  4. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Khó gì nhỉ?
    Các bác xem thế này có đúng không nhé: Vật thăng bằng khi đứng yên nếu trọng tâm rơi trên bề mặt chân đế. Còn nếu chuyển động thì tuân theo các định luật Newton. Khi xe đạp chuyển động trên đường, dĩ nhiên các lực tác dụng lên nó không phải là lí tưởng, do đó sẽ mất thăng bằng và bị nghiêng đi. Lúc này xuất hiện lực tác dụng lên xe theo phương vuông góc với phương chuyển động. Nếu ta lái tay lái để xe chuyển động theo đường cong, nghĩa là "biến" lực này thành lực hướng tâm, thì xe vẫn chuyển động tiếp và không bị đổ. Khi xe chạy chậm thì v nhỏ nên gia tốc hướng tâm nhỏ, lúc đó ta dễ dàng bẻ tay lái với góc lớn. Còn khi xe chuyển động nhanh, v lớn thì chỉ cần một độ cong quỹ đạo nhỏ đã đủ cho gia tốc hướng tâm lớn rồi, cho nên ta khó điều chỉnh tay lái để bẻ những góc cua lớn, nếu làm như vậy sẽ ngã xe. Kết hợp với tay lái, người đi xe phải nghiêng người để điều chỉnh trọng tâm cho hợp lí. Chính vì nhiều động tác như vậy cho nên các bác nhớ lại khi chúng ta bắt đầu tập xe đạp ngã lên ngã xuống như thế nào.
  5. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    ===========================
    Tôi nghĩ giải thich theo lực li tâm có vẻ ko hợp lý. Ví dụ có một băng chuyền, một người đạp xe trên đó sao cho tốc độ tuyệt đối = 0 thì người đó sẽ bị đổ? tôi chưa thử nhưng chắc ko đổ.
    Chủ yếu là khi xe di chuyển thì với sự điều khiển của bánh trước, chân đế của xe luôn được điều chỉnh qua lại trọng tâm ''động'' của xe, trọng tâm cũng được điều chỉnh (nghiêng người về một bên). Khi xe chạy nhanh thì chỉ quay tay lái một góc nhỏ cũng làm chân đế biến chuyển nhiều nên ít phải ngoặt tay lái. Còn xe chạy thật chậm thì phải ngoặt rất nhiều để lấy thăng bằng. Xe đứng yên thì không còn cơ hội làm thay đổi chân đế nữa nên xe đổ. Người mới biết đi không chỉnh thạo chân đế + trọng tâm ăn khớp nên cũng hay bị ngã. Lúc xe chạy nhanh khó vào cua do lực li tâm lớn là chính xác rồi bởi còn phụ thuộc độ bám đường của lốp xe..
  6. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Bác xem lại, khi chạy trên băng chuyền như bác nói, xe bị đổ hay không em cũng chưa làm thử, nhưng nếu không đổ thì là do trọng tâm vẫn rơi trên mặt chân đế.trạng thái này do người đi xe thiết lập. Chắc chắn là người đó không thể chạy theo 1 đường thẳng tắp, đúng không bác? Lúc này chính thành phần lực ngang đã gây ra gia tốc chuyển động lắc sang 2 bên. Mong bác chỉ giáo thêm?
  7. haidelft

    haidelft Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/06/2006
    Bài viết:
    516
    Đã được thích:
    0
    ==================================
    Cái ví dụ băng chuyền của tôi là nhằm nói rằng khi ta chỉnh tay lái ko phải là tạo lực ly tâm hay hướng tâm, vì khi đó xe ko chuyển động nên ko có lực đó. Bạn nói đúng: đi xe kiểu gì cũng phải tạo đường ngoằn nghoèo mới ko đổ (chỉ cần vặn cứng cổ phuốc lại là không ai có thể đi được mà không đổ). Đi xe ko đổ là do ta chỉnh chân đế và trọng tâm dao động qua lại vì chân đế chỉ là 1 đường thẳng từ bánh trước qua bánh sau. Nếu trọng tâm đang ở bên trái, ta ngoặt bánh vòng trái thì chân đế cũng sang trái và đưa trọng tâm về bên phải và ngược lại. Khi xe ko chạy thì sự chuyển trọng tâm + chân đế bằng tay lái ko còn tác dụng. Lúc đó đi xe ko đổ là một nghệ thuật giống như đi trên dây, có nghĩa là người đi xe phải tự thay đổi tư thế để thay đổi trọng tâm. Khoảng 6-7 năm trước đây tôi từng nghe có cuộc thi đi xe đạp chậm nhất thế giới, thực chất là ngồi lâu trên xe mà xe ko chạy. Người vô địch năm đó ngồi trên xe hơn 5 giờ liền mà xe ko đi tí nào.
  8. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Em cũng chỉ nói là: Chỉnh tay lái là để xe chuyển động được theo đường cong. Nếu không chỉnh tay lái thì dù có nghiêng xe mấy xe cũng chỉ chạy trên đường thẳng. (tức nhiên là khi lốp xe không trượt.)
  9. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Vụ xe đạp coi như ổn!
    Anh em bàn luận tiếp đi. Dạo này các nhà cơ học lên ngôi quá, nhiệt, điện, quang và VL hạt nhân chẳng thấy tăm hơi đâu cả. Bác nào có đề tài gì hay thì load lên xem nào!
  10. binh000

    binh000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2006
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    Có đây, mấy bác có đọc bài "Vật chất không khối luợng" chưa? trong bài đó mặc dầu bác Werty chê tôi nửa mùa vì không có các công thức toán học để chưng minh, nhưng tôi thấy ý kiến đó vẫn đúng đấy chứ.

Chia sẻ trang này