1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

TRÀ ĐẠO - Già một tí cho trẻ văn hoá...

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hạ Long' bởi manhbmc, 26/12/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. manhbmc

    manhbmc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    TRÀ ĐẠO - Già một tí cho trẻ văn hoá...

    TRÀ ĐẠO !
    Kính thưa các anh chị em xa gần kính mến. Tôi xin phép được khơi ngưồn cho dòng cảm hứng về Trà đạo, sau một thời gian sinh hoạt cùng CLB Trà đạo Cụ Lư, Trường Xuân Hà Nội.

    TRÀ ĐẠOPhần 1
    Nghe từ Trà đạo nhưng có mấy ai hiểu Trà đạo là gì ?
    Trước tiên tôi xin nói đôi lời về quê hương, nguồn gốc của trà.
    Thuở ban đầu Trà xuất phát từ các nước Á Đông, bắt đầu từ Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, sau mới đến các nước khác. Nó được duy trì, phát triển theo sự phát triển của XH, là một bộ phận văn hóa của các dân tộc á đông, ảnh hưởng sâu đậm văn hóa của mỗi dân tộc.
    Cách đây bốn ngàn năm, người Trung Hoa đã biết cách hái lá trà rừng về nếu lên làm thuốc chữa bệnh, Cách đây trên hai ngàn năm trở thành tục lệ của TQ.Thời Xuân Thu Chiến Quốc, cuốn Án tử Xuân Thu có viết:" Thời Tề Cảnh Tông, tể tướng Án Anh thường ăn uống đạm bạc, chỉ cần nướng vài ba quả trứng và uống vài chén trà ngon". Mãi đến tận thế kỷ 17 thì Trà của Trung Hoa mới theo các tàu buôn vượt biển sang các nước phương tây.
    Thật là ngạc nhiên là nó đi đến đâu cũng đều được tiếp nhận, nhanh chóng trở thành một thứ nước được ưa chuộng.
    Đầu tiên người ta coi nó là một thứ nước giải khát, dần dần trở thành nghệ thuật thẩm mỹ, thông qua chén trà, con người cảm nhận ra cái đẹp cái đáng yêu trong cuộc sống.
    Tại Việt Nam khi xưa danh y Lê Hữu Trác hay còn gọi Hải Thượng Lãn Ông ( Ông già lười) Có bài thơ về Trà như sau:
    " Bán dạ ẩm tam bôi
    Bình minh sổ trản trà
    Nhất nhật như lai thử
    Lương y bất đáo gia''''''''
    Dịch nghĩa như sau :
    Nửa đêm uống ba chén ( Uống rượu )
    Sáng sớm uống nước trà
    Ngày nào cũng như thế
    Thầy thuốc không đến nhà.

    Từ đây có thể hiểu : Buổi tối trước khi đi ngủ nên uống ba chén rượu nhỏ, rượu uống ít có tác dụng thông khí, làm cho dễ ngủ, để ngủ ngon không bị ảnh hưởng bời môi trường xung quanh. Nếu ai uống rượu mà ngủ ngon như thế gọi là Tiên tửu.
    Buổi sáng uống chén trà có tác dụng kích thích tiêu hoá, tỉnh táo, nước trà còn có tác dụng sát trùng, rửa ruột, và bây giờ với sự ô nhiễm môi trường như hiện nay, trà còn có thêm tác dụng ngăn ngừa nhiễm phóng xạ, góp phần hạn chế ung thư...

    Trà có rất nhiều loại:
    Căn cứ vào xuất xứ có vài loại như sau : Hồng trà, Trà Tuyết, Trà mộc, Hầu Trà, Trảm mã trà, Trinh nữ Trà, Trà ướp hương, hoa như CÚC, SEN, NGÂU, Ngũ hương...
    Trà tuyết là trà được hái trên các cây trà cổ thụ mọc trên đỉnh núi cao, khi h xuống sao lên có màu trắng như tuyết. Ở Việt Nam hiện nay chỉ còn có vùng Hà Giang, Bắc Cạn là còn được gọi là trà tuyết suối giàng.
    Trà mộc là loại trà được trồng ở rất nhiều nơi, khi hái xuống chỉ sao chế đơn thuần, không qua các giai đoạn sao tẩm, o pha phụ gia, để nguyên gọi là mộc.
    Hầu trà cũng giống như trà tuyết ở những cây trà cổ thụ người làm trà phải nuôi những con khỉ rèn luyện , tập cho chúng leo lên những ngọn trà cổ thụ trên núi cao hái búp trà ngậm trong phần túi ở mồm khỉ, mang xuống lấy ra chế biến.
    Trảm mã trà: Những loại trà này thường phổ biển thời phong kiến, là thú ăn chơi xa xỉ của giới có tiền, quan chức...Các chú ngựa được nuôi theo các chế độ đặc biệt để phục vụ cho việc hái trà, họ thả ngựa lên núi trà, ngựa ăn các búp trà non để một thời gian, mổ bụng ngựa lấy lá trà ra, sao chế...
    Loại trà này thường rất đắt. Vì nó mang giá của cả con ngựa...
    Tuy nhiên TRINH NỮ TRÀ mới là loại trà được ưa thích nhất. Chọn các cô gái còn trinh trắng, có mùi thơm tự nhiên từ da thịt, ăn uống kiêng khem theo chế độ của người làm trà, búp trà chỉ hái ba lá vào lúc sáng sớm khi sương còn đọng trên lá được mang về, bỏ vào trong người trinh nữ được chọn. Chắc chắn là cô ấy phải được vệ sinh sạch sẽ, tắm nước lá thơm, mặc quần áo rộng thùng thình buộc túm đầu ống áo, quần. Trà để ướp như vậy qua đêm. Hôm sau được mang ra sao khô, chế biến gọi là Trinh nữ trà. Trà này so với trảm mã trà thì giá cao hơn, bán rất chạy. Khách dùng trà không phải tao nhân, mặc khách mà là các quan lớn, đại phú gia chơi ngông. Giống như thú Trinh Nữ Tửu của các đại gia ngày nay thưởng thức. ( Nếu có đk sẽ nói về trinh nữ tửu cho anh em nghe ).
    Đó là các loại trà theo xuất xứ.
    Theo phương pháp chế biến, từng công đoạn thì Trà được chia làm 3 loại ;
    Trà đun ( Đoàn trà ), Trà khuấy ( Mạt trà ), Trà Ngâm ( Yêm trà, tiễn trà )
    Chúng ta có thể gọi mỗi giai đoạn với cách thức pha chế khác biệt nhau là trường phái trà.Từ đầu thế kỷ 20 đến nay người uống Trà đa số theo cách hãm trong bình rồi mới uống, đây là Trà Ngâm.
    Một vài nơi dùng loại Trà tán thành bột cho nước vào khuấy đều lên gọi là Trà khuấy ( mạt trà ).
    Việt Nam một số khái niệm như sau:
    Trà uống đắng các bạn hay gọi Trà chát, hay Trà sít, pha đá gọi là Trà đá....ha ha ha.
    Cho Trà được ép thành các bánh trà vào đun lên để uống gọi là Trà đoàn.
    Tên gọi thì rất nhiều nhưng đại khái có thể khái quát cơ bản như vậy.
    Chữ Đạo trong trà có từ đâu, hiểu như thế nào, tôi sẽ từ từ viết tiếp...Mời các bạn quan tâm xem hồi sau sẽ rõ. Đây chỉ là kiến thức của tôi tiếp thu từ các cao nhân Trà, vì vậy nếu các anh em có các kiến thức xin tham gia bình luận, cho ý kiến chỉ giáo để nâng cao tầm hiểu biết...
  2. AutumnRiver1601

    AutumnRiver1601 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/08/2006
    Bài viết:
    872
    Đã được thích:
    0
    E ko biết thưởng thức trà...uống trà nào cũng như trà nào....Chỉ thấy uống sen thì đăng đắng ....uống nhài thì thơm thơm....Nhưng e cực kết nhìn mấy chị pha trà....Bưng ấm trà ra rồi đổ đổ ngâm ngâm....Nhìn rõ là thích mắt....Lại còn nghe các chị ý thuyết trình rõ là dài chứ......Nghe xong có nhập tâm hay ko thì ko rõ.....
    Cơ mà còn có loại trà nào mà dùng 1 bình to và vòi rất dài ....E ko biết ví thế nào...đành ví dạng như kiểu cái bình hay để tưới cây của các cụ ngày xưa ý...Trà đó là trà gì các bác nhẩy
  3. manhbmc

    manhbmc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Lâu không OL tranh thủ đi theo cái chủ đề này tí đã.
    Topic này toàn thanh niên không có ai già cả như mình thưởng thức cái thứ nước tao nhã ngâm thuốc sâu này nhỉ.
    Cái loại trà bình to vòi dài như bạn hỏi ấy :
    Cái bình gọi là ấm tích cho trà vào ngâm sau đó ủ trong một cái rọ lót vải vụn giữ nhiệt. Vẫn là trà bình thường uống thôi. Các quán Phở Nam định giờ vẫn làm để khách ăn xong uống một chén sạch hết mỡ màng. Tuy vậy uống trà sau khi ăn ảnh hưởng ko tốt đến quá trình tiêu hoá, hấp thụ thức ăn.
    Cái loại Trà mà các chị pha ở các quán Trà Đài Loan, không thuộc trà chính thống, mà là thuốc bắc thay trà kiểu như bát bảo huyền sâm ý. Giơ lên cao có cái vòi dài ngoằng cho chảy xuống chén sủi tăm như rượu gọi là núi cao sông dài ấy, đến nhà bố chồng mà rót trà như vậy Ông ấy chẳng đập cái chén vào mặt cho ấy, trà chảy tồ tồ như đái bậy. hic.
    Trà pha đặc đang nóng bỏ mấy viên đá già vào lập tức chuyển màu trắng ngà như sữa, anh em nhà mình quen gọi trà sữa.
    Ngày nay muốn uống chén trà tử tế thật khó. 3 tháng trước tôi lên Thái Nguyên viếng đám ma, nhà chủ trồng chè hết chè của nhà ko dám pha trà bán để đãi khách và uống, tìm hiểu mới biết họ sợ ngộ độc thuốc sâu. Bảo sao lá chè xanh mướt thế. Rót chén trà ra nước sủi bọt trắng xoá. Chết sớm...
  4. cafevnn

    cafevnn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2006
    Bài viết:
    184
    Đã được thích:
    0
    hờ hờ, em thì em chỉ biết mỗi cái là sáng đến cơ quan, pha 1 ấm chè đặc, mấy em em uống cho nó soáy, gọi là làm việc cho nó có khí thế chè cháo 1 tý. lâu rồi thành quen,( mỗi cái tội là fải ăn sáng, ko ăn có mà .....)
  5. lewenhe

    lewenhe Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2006
    Bài viết:
    191
    Đã được thích:
    0
    Chén trà trong văn hóa ẩm thực​
    [​IMG]
    Văn hóa ẩm thực nảy sinh đồng thời với sự xuất hiện của loài người và ngày càng phong phú theo sự phát triển của văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Từ xưa đến nay, loài người đã xây dựng, tích luỹ, bồi đắp được nhiều tri thức sâu sắc, đa dạng và độc đáo chung quanh chuyện ăn uống thường ngày. Ðặc biệt, nghệ thuật ẩm thực của ngời Á Đông thắm đượm quan điểm chỉnh thể, lấy sự quân bình âm dương và hoà hợp thiên nhiên làm nền móng, trong đó nghệ thuật thưởng trà là một trong những nghệ thuật ẩm thủy hàng đầu.
    Ở Việt Nam, tục uống trà có từ rất lâu đời. Người Việt Nam biết đến trà sớm hơn nhiều so với các nước. Theo một tài liệu khảo cứu của Ủy ban khoa học xã hội thì người ta đã tìm thấy những dấu tích của lá và cây chè hóa thạch ở vùng đất tổ Hùng Vương (Phú Thọ). Xa hơn nữa, họ còn nghi ngờ cây chè đã có từ thời kỳ đồ đá sơn vi (văn hóa Hòa Bình). Cho đến nay, ở vùng Suối Giàng (Văn Chấn - Nghĩa Lộ - Yên Bái), trên độ cao 1.000 m so với mặt biển, có một rừng chè hoang khoảng 40.000 cây chè dại, trong đó có một cây chè cổ thụ lớn nhất, ba người ôm không xuể. Ðã có những kết luận khoa học trong và ngoài nước khẳng định rằng: Việt Nam là một trong những "chiếc nôi" cổ nhất của cây chè thế giới.
    Tục uống trà ở Việt Nam rất phong phú. Từ cách uống cầu kỳ cổ xưa đến cách uống bình dân, hiện đại. Thường một bộ đồ trà có bốn chén quân, một chén tống để chuyên trà. Nước pha trà phải là thứ nước mưa trong hoặc thứ sương đọng trên lá sen mà người đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sớm. Phương ngôn còn lưu truyền những lời dạy về cách uống trà như "trà dư, tửu hậu", "rượu ngâm nga, trà liền tay", "Bán dạ tam bôi tửu. Bình minh nhất trản trà"...
    Nói đến nghệ thuật thưởng trà Việt Nam là người ta lại nhắc đến thú uống trà của người Hà Nội. Vẻ thanh lịch, trang nhã, sự cầu kỳ trong ẩm thực của người Hà Nội đã nâng tính thẩm mỹ của chén trà lên một trình độ rất cao. Nếu người dân vùng khác thích uống trà "mộc" (trà không ướp hương) thì nhiều gia đình Hà Nội xưa lại thích uống trà ướp sen, trà nhài, trà ngâu, trà cúc, trà sói... Ðặc biệt trà sen là một thứ trà quý chỉ dùng để tiếp khách tri âm hoặc làm quà biếu. Trà sen tựa thứ trà mạn Hà Giang, mỗi cân ướp từ 1000 - 1200 bông sen Tây Hồ và phải là thứ sen chưa bóc cánh với "độ" hương cao nhất. Trà sen loại đặc biệt giá lúc nào cũng ở mức 2 - 3 chỉ vàng một cân. Ở Hà Nội hiện còn khoảng 30 gia đình làm loại trà này.
    Ở nông thôn, người bình dân hay uống trà xanh. Đó là những lá chè tươi, rửa sạch, hãm trong nước sôi sủi tăm cá, nước trà thơm dịu, xanh ngắt. Uống trà bằng bát sành, hút thuốc lào và nếu sang hơn, có thêm phong chè làm hợac kẹo"cu đơ" xứ Nghệ. Ở Nghệ an còn có tục uống "chè gay", hái cả cành lẫn lá hãm trong nước sôi. Trà được ủ nóng trên bếp than, lúc khát, chắt nước trong nồi ra uống.
    Người Việt Nam hiện nay uống chủ yếu là trà xanh sơ chế bằng phương pháp thủ công mà người đời thường gọi là "trà mộc","trà sao suốt" hay "trà móc câu". Gọi là "trà móc câu" vì cánh trà sao quăn giống hình chiếc móc câu. Song người sành trà lại bảo phải gọi là "trà mốc cau" mới đúng vì chè tròn cánh, trôi tay, có mốc trắng như mốc cây cau. Còn "trà sao suốt" là phương pháp sao trà bằng nhiệt, tách nước (giảm bớt thủy phần) bằng tay với ngọn lửa liên tục, đều đặn, không to quá, không nhỏ quá. Người ta sao trà bằng chảo gang. Những thứ trà ngon thường được gọi chung là "chè Thái". Nhưng thực ra, trà bán ở thị trường hiện nay có rất nhiều nguồn gốc: trà Tân Cương, trà Mạn Hà Giang, trà Vị Xuyên, trà Lục Yên Bái, trà Suối Giàng.... Song trà dù được chế biến, được uống bằng cách nào (độc ẩm, đối ẩm, quần ẩm) vẫn biểu thị một thứ "đạo". " Ðạo trà" Việt Nam thật trân trọng ở cách dâng mời đầy ngụ ý. Dù lòng vui hay buồn, dù trời mưa hay nắng, khách cũng không thể từ chối một ly trà nóng khi chủ nhà trân trọng dâng mời bằng hai tay. Dâng trà đã là một ứng xử văn hóa phổ quát biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Uống trà cũng là một ứng xử văn hóa. Uống từng ngụm nhỏ để thưởng thức hết cái thơm ngọt của trà và cảm nhận hơi ấm của chén trà đủ nóng bàn tay ta khi mùa đông lạnh giá. Uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để bắt đầu một tâm sự, một nỗi niềm, để bàn chuyện gia đình, xã hội, nhân tình thế thái, để cảm thấy trong trà có cả hương vị của trời đất, cỏ cây. Dâng trà và dùng trà cũng là một biểu hiện phong độ văn hóa, sự thanh cao, tình tri âm, tri kỷ, lòng mong muốn hoà hợp và xóa đi những đố kỵ, hận thù. Uống trà là một cách biểu thị mức độ tình cảm và học vấn người đối thoại.
    Những khía cạnh của văn hóa ứng xử Việt Nam rất phong phú và biểu hiện tập trung nhất ở tục uống trà. Người ta có thể uống trà một cách im lặng và nhiều khi sự im lặng đã ẩn chứa nhiều điều. Người ta có thể xét đoán tâm lý người đối thoại khi dùng trà. Khi đã trở thành một cái thú thì người ta không thể quên nó, vì trà đồng nghĩa với sự sảng khoái, tỉnh táo, tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác. Tuy nhiên, trà cũng rất cần sự tiết độ. Người Việt Nam không uống nhiều, uống đặc và cũng không thể uống liên tục suốt ngày. Vì trà là một triết học về sự tế nhị, nhạy cảm, thanh tao, sự suy ngẫm và óc tỉnh táo. Trà là một sự giao hòa với thiên nhiên, sự ứng xử hợp lý với thời gian, sự tiếp cận đầy nhân tính với không gian, với môi trường và con người. Ở Việt Nam luôn tồn tại một nền văn hóa trà thanh lịch và tỏa hương.
  6. manhbmc

    manhbmc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Hay đây ! Có hứng đấy ! Cảm ơn anh em bắt đầu tham gia.
  7. Cumeohv

    Cumeohv Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/04/2002
    Bài viết:
    581
    Đã được thích:
    0
    Bẩn lắm Ông Bán Máy Cầy ởi,mấy hôm trước em đập cái ấm trà bên phòng em rồi,bẩn bỏ bu ,sáng ra làm không làm cứ chà với chè khệnh khạng răm 3 câu nói phét tới tận 8h hơn mới làm,mà uống song fủi đít đi hết khổ thân mấy em ,don lau, em cho hết vào thùng rác rồi,thích thì nước trắng ,lipton,
  8. hanhphucdoahong

    hanhphucdoahong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2006
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    0
    Mình còn trẻ quá,chưa thưởng thức được sự thanh tao,cao nhã trong văn hoá uống trá cũng như thưởng thức vị ngon của trà.Nhưng những lần đi uống trà cũng để lại ấn tượng không nhỏ trong đầu,đến mức đã có lần quyết tâm bút sách đi học lớp Trà đạo cách xa trường tận chục Km,may sao bạn bè ngăn lại chứ không bây giờ cũng về HL mở quán Trà đạo được rồi.
    Cái cảm giác ngồi trong phòng trà,không khí thơm mùi nhè nhè,tiếng sôi lục bục của ấm nước bên cạnh.Chỉ nhìn quang cảng thôi cũng đủ thấy trà ngon.Những bức tranh thuỷ mặc,thư pháp treo đầy hai bên tường,sàn gỗ,bàn ghế đều tạo nên một không khí cổ điển,tao nhã.
    Chầm chầm theo dõi từng động tác của cô gái pha trà,thấy thậtt thú vị và có nhiều điều để học hỏi.Trên gương mặt cô gái còn rất trẻ ấy luôn đọng lại một nụ cười,các động tác tay xoay như múa,vừa làm vừa giải thích với khách ngồi bên cạnh: " Khi uống trà,nước phải lấy từ một giếng nước đặc biệt bốn mùa trong xanh ở Cổ thành,phải đươcj đựng vào bình gốm mà không dùng đồ nhôm,sắt.Trước khi uống tất cả các Trà cụ(dụng cụ uống trà) đều phải được tráng bằng nước sôi ngay tại chỗ.Nước trà đầu tiên không dùng đẻ uống mà bỏ qua,coi đó như một lần "rửa trà" lọc sạch bụi cõi hồng trần.Trong suốt từ lúc nước sôi được rót vào ấm đến lúc thưởng thức,ấm trà phải luôn luôn được tưới nước sôi để đảm bảo độ ngấm của trà,độ nóng của nước mà không làm mất đi vị ngọt và thơm của chén trà"
    Quả tình như các cụ đã nói"nghề chơi cũng lắm công phu",trà ngon hay không thì một đứa ngốc như mình cũng chẳng nhận ra ngay được,chỉ thấy nó thơm kiểu dễ chịu hơn nhiều so với các hàng trà đá ở nhà,thơm và rất dễ chịu.Cùng những món ăn nhẹ chuyên dành cho việc uống trà trên bàn và khung cảnh,và nụ cười của cô gái pha trà,câu chuyện tự nhiên trở nên dễ nói hơn bao giờ hết.Hình như ai cũng tìm được cho mình một góc thư thái nào đó trong tâm hồn.....Đêm hôm đó về đến nhà mà vị ngọt thơm vẫn đọng mãi trong cổ họng,gần 1 h đêm mà vẫn thoang thoảng nhẹ nhàng....
    Sáng hôm sau ông chủ của bữa tiệc đêm hôm ấy gọi điện lại cho mình"Em có biết giá của một lạng trà hôm đó mình uống bao nhiều tiền không?40 triệu tiền Việt đấy"
    Mình le lưỡi,lắc đầu.40tr chắc chỉ là cái giá đề trên ấy cho các bác đến chiêu đãi nhau cho oai.
    Mà ko biết 1lạng trà ấy thì uống được mấy bữa.Mình nếu có 40tr thì cũng được 1 tủ quần áo ngon đủ mặc cả năm,uống trà vèo cái hết,phí.......
  9. manhbmc

    manhbmc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    Trà sen của người Việt Nam được các cụ ngày xưa làm thế nào ? Nếu như giá 40tr thì có lẽ hơi quá ! Nhưng 2tr 1kg thì mình biết.
    Búp trà non ba lá được hái vào buổi gần chiều sau đó mang ra hồ có hoa sen bỏ những búp chè đó vào các đài hoa sen những bông chưa nở ! Sau đó để qua đêm, Sáng hôm sau ra hái những bông hoa sen đó khi sương đêm còn đọng ! mang về lấy chè ra sao tẩm. ( Nghe các cụ kể lại )
    Thưởng thức một chén trà ngon, trong khung cảnh hữu tình, tĩnh lặng, với người bạn tri âm, tri kỷ, để tâm đắc, ngẫm nghĩ về đời, đạo, về kiếp nhân sinh..Ôi già mất.
    Được manhbmc sửa chữa / chuyển vào 14:15 ngày 19/01/2007
  10. hanhphucdoahong

    hanhphucdoahong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2006
    Bài viết:
    247
    Đã được thích:
    0
    Lại nói về trà,hình như lần đầu tiên em biết đến cụm từ "thưởng trà" là khi đọc bộ "Tuyển tập Nguyễn Tuân" đâu đó những năm cấp 2.Với cái đầu óc giàu trí tưởng tượng lúc ấy việc các cụ uống trà hiện lên qua những trang sách thực sự vô cùng thú vị và có cảm giác nó như một thứ..nghi thức huyền bí nào đó mà những người bình thường không thể chạm tay vào được.
    Từ việc hai ông cụ ngồi hãm ấm trà đêm,ngắm trăng lên va fthưởng thức kẹo mạch nha bọc ngoài những hòn cuội trằng.Canh giờ chờ thuỷ tiên hoa nở....đến chuyện cậu bé ngày nào cũng gánh nước lên chùa cho sư cụ từ một cái giếng mà nước của nó chỉ dành riêng cho việc pha trà....
    Đến những năm sống ở đất Hà Nội tự nhiên nhận ra rằng,trà đâu phải cái gì quá cao xa.Chỉ cần một buổi sáng mùa đông gió lạnh buốt lướt qua trên hè phố.Co ro khép lại vạt áo ấm,nép vào quán cóc vỉa hè nhẹ xoay chén trà nóng bốc khói nghi ngút,phía bên kia là bạn bè tươi cười hớn hở.
    Trà đâu phải chỉ có đạo trà?

Chia sẻ trang này