1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trà đạo

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi 7miles, 03/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 7miles

    7miles Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/02/2005
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    0
    Trà đạo

    Nói đến trà đạo, người ta thường nghĩ ngay đến Nhật Bản và Trung Quốc, nhưng điều đó không có nghĩa là người VN mình không biết đến trà đạo. Ai đã từng đọc tác phẩm "Những chiếc ấm đất" của Nguyễn Tuân hẳn sẽ bị ấn tượng bởi một câu chuyện được kể trong đó với nội dung như sau:

    "Ngày xưa, có một người ăn mày cổ quái. Làm cái nghề khất cái là phải cầm bằng rằng mình không dám coi ai là thường nữa; thế mà hắn còn chọn lựa từng cửa rồi mới vào ăn xin. Hắn toàn vào xin những nhà đại gia thôi và cố làm thế nào cho giáp được mặt chủ nhân rồi có xin gì thì hắn mới xin. Có một lần hắn gõ gậy vào đến lớp giữa một nhà phú hộ kia, giữa lúc chủ nhà cùng một vài quý khách đang ngồi dùng bữa trà sớm. Mọi người thấy hắn mon men lên thềm, và ngồi thu hình ở chân cột một cách ngoan ngoãn, mọi người không nói gì cả, để xem tên ăn mày định giở trò gì. Hắn chả làm gì cả, chỉ nhìn mọi người đang khoan khoái uống trà. Hắn đánh hơi mũi, và cũng tỏ vẻ khoan khoái khi hít được nhiều hương trà nóng tản bay trong phòng. Thấy mặt mũi người ăn mày đã đứng tuổi không đến nỗi bẩn thỉu quá, chủ nhân bèn hỏi xem hắn muốn xin cơm thừa hay là canh cặn, hay là hơn nữa, hắn lại muốn đòi xôi gấc, như kiểu người trong phương ngôn. Hắn gãi tai, tiến gần lại, tủm tỉm và lễ phép xin chủ nhân cho hắn "uống trà tàu với!". Mọi người tưởng hắn dở người. Nhưng tại sao không nỡ đuổi hắn ra và còn gọi hắn lại phía bàn cho hắn nhận lấy chén trà nóng. Hắn rụt rè xin lỗi và ngỏ ý muốn được uống nguyên một ấm trà mới kia. Hắn nói xong, giở cái bị ăn mày của hắn ra, cẩn thận lấy ra một cái ấm đất độc ẩm. Thấy cũng vui vui và lạ lạ, mọi người lại đưa cho hắn mượn cả khay trà và phát than tàu cho hắn đủ quạt một ấm nước sôi, thử xem hắn định đùa định xược với bọn họ đến lúc nào mới chịu thôi. Hắn xin phép đâu đấy rồi là ngồi bắt chân chữ ngũ, tráng ấm chén, chuyên trà từ chén tống sang chén quân, trông xinh đáo để. Lúc này không ai dám bảo hắn là ăn mày, mặc dầu quần áo hắn rách như tổ đỉa. Uống một chén thứ nhất xong, uống đến chén thứ nhì, bỗng hắn nheo nheo mắt lại, chép môi đứng dậy, chắp tay vào nhau và thưa với chủ nhà: "Là thân phận một kẻ ăn mày như tôi được các ngài cao quý rủ lòng thương xuống, thực kẻ ty tiện này không có điều gì dám kêu ca lên nữa. Chỉ hiềm rằng bình trà của ngài cho nó lẫn mùi trấu ở trong. Cho nên bề dưới chưa được lấy gì làm khoái hoạt lắm". Hắn lạy tạ, tráng ấm chén, lau khay hoàn lại nhà chủ. Lau xong cái ấm độc ẩm của hắn, hắn thổi cái vòi ấm kỹ lưỡng cất vào bị, rồi xách nón, vái lạy chủ nhân và quan khách, cắp gậy tập tễnh lên đường. Mọi người cho là một thằng điên không để ý đến. Nhưng buổi chiều hôm ấy, cả nhà đều lấy làm kinh sợ người ăn mày vì, ở lọ trà đánh đổ vung vãi ở mặt bàn, chủ nhân đã lượm được ra đến mươi mảnh trấu".

    Mạn phép từ nội dung tình cờ trên, cũng như vô tình từ yêu cầu offline của chị bediudang là tại một quán trà nào đó có trà đạo, 7miles mở một topic với nội dung là tất cả những bài viết có dính dáng đến Trà đạo.
  2. 7miles

    7miles Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/02/2005
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    Trà sự (Chaji)
    Chủ tâm của nghi thức trà đạo Nhật Bản nhằm biểu lộ lòng hiếu khách của chủ nhân và sự đồng cảm cao nhất giữa khách với chủ theo nguyên tắc tâm đối tâm. Do đó, trà đạo được thực hiện trong các phòng trà (cha****su, trà thất) riêng biệt. Trà thất lại gắn kết hài hòa với vườn cảnh (roji) và phòng chờ (mizuya), nơi trong khi đợi chủ nhân mời gọi, khách thực hiện tẩy uế theo nghi thức Thần đạo như rửa tay, súc miệng để làm thanh khiết cả tâm hồn và thể xác. Trà thất là căn phòng rất nhỏ, chỉ khoảng vài mét vuông, thể hiện thái độ gần gũi, khiêm tốn và tránh khoe giàu sang, được dựng trong nhà hoặc trong một góc tương đối biệt lập của vườn cảnh. Các nghệ sĩ thiết kế trà thất đã thổi vào đó toàn bộ tâm hồn nhạy cảm, năng khiếu thẩm mỹ và trách nhiệm của bản thân, khiến mỗi trà thất đều độc đáo, phá thế tương xứng, đạt mỹ cảm cao nhất mà không hề trùng lặp. Nguyên liệu xây dựng và các đường nét trong phòng phải giản dị, tự nhiên nhưng trang trọng với giấy dán tường, chiếu trải sàn màu xẫm trên nền kiến trúc gỗ.
    Phòng trà chỉ có một điểm trang trí duy nhất tại hốc tường trung tâm của phòng, nơi trang thờ takonoma, có treo một cuộn cảm hứng thư pháp hoặc một bình hoa cắm theo phong cách hoa đạo Nhật Bản (Ikebana). Như một mục đích thẩm mỹ, nghi thức dùng trà đã bao hàm cả sự thưởng thức trà thất, cả mảnh vườn sát phòng, cả bộ đồ pha trà và cách trang hoàng sắp đặt.
    Số lượng khách được chủ nhân mời dự một buổi uống trà rất hạn chế nhằm thể hiện lòng tôn trọng, gần gũi và tránh xô bồ. Từ phòng chờ, khách cởi bỏ sắc phục ngoài cửa và cúi mình bò qua một cửa hẹp vào trà thất, khi đó tâm hồn đi vào trạng thái khiêm tốn, hài hòa và bình đẳng. Sự cách biệt giữa các giai tầng xã hội đế vương hay thứ dân, giữa chủ và khách, giữa con người và vạn vật đều biến mất.
    Kiến trúc trà thất là điều kiện cốt yếu để thực hiện thuận lợi các hành sự trong nghi thức uống trà Nhật Bản (chaji). Về cơ bản, một chaji có thể coi như như một cuộc chơi gồm có hai hoạt động và một khoảng ngừng, đó là hai lần khách dùng trà do chủ nhân chuẩn bị, kéo dài khoảng bốn tiếng đồng hồ, xen giữa là bữa ăn thanh đạm (kaiseki) dùng một số loại bánh ngọt hoặc món ăn dân tộc tùy theo từng mùa. Qua cuộc chơi này, trong sự hòa quyện hương trà với phong cách bài trí trà thất và các dụng cụ trà đạo, chủ và khách thi hành những nghi lễ đặc biệt nhằm mang lại một cuộc đối thoại không lời, thông qua các biểu tượng và cảm giác, để hướng đến cái đích cuối cùng đó là sự đồng điệu và giao cảm tuyệt đối giữa chủ thể với khách thể. Kết thúc cuộc trà khi chủ và khách im lặng, kính cẩn bày tỏ lòng biết ơn với nhau và khách cáo từ.
    Loại trà sử dụng trong trà đạo là trà xanh tán bột sấy khô, tương tự bột trà từng thịnh hành thời Tống ở Trung Quốc (gọi là matcha, hay ocha với ý nghĩa tôn kính). Dụng cụ trà đạo gồm bát gốm uống trà có trang trí chấm phá đơn giản (chawan), bình trà (natsume), cái đựng nước (mizusashi), cái trộn bằng tre (chasen), muỗng (chashaku), ấm (kama), bếp lò đun nước (futaoki) v.v. Những vật dụng này bày trong một khung cảnh trông quê kệch mà tinh tế, được xem tương tự như những cây cọ vẽ, nghiên mực và giấy của nhà thư pháp hay thanh kiếm trong tay kiếm sĩ. Thao tác pha trà và dâng mời khách của trà sư toát lên sự cẩn trọng, tập trung, hòa ái và hoàn thiện như đường kiếm của một võ sĩ hay nét thủy mặc trên nền giấy lụa của một thư họa gia. Những chuẩn mực nghiêm ngặt của nghi thức trà pha trà thoạt nhìn tưởng như nặng nề và quá tỉ mỉ, nhưng thật ra đã được tính toán kỹ càng để đạt tới việc tiết kiệm tối đa các động tác. Nghi thức nâng chén uống và đáp lễ của khách đối với chủ nhân cũng tuân theo những quy định nghiêm ngặt, biểu hiện cao nhất bốn nguyên tắc: hòa (hài hòa giữa con người và thiên nhiên, giữa con người với con người và giữa con người với chính bản thân mình), kính (tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng trà và các vật dụng pha trà), thanh (trong sạch, thanh khiết từ không gian xung quanh cho đến từng giọt nước, cả tâm và thể của mỗi cá nhân), tịnh (yên tĩnh, không dùng lời mà trực chỉ nhân tâm). Với ý nghĩa ?onhất đán ngộ bình sinh?, cuộc trà đã trở nên đặc biệt nghiêm trang và long trọng như trong đời chỉ gặp một lần.
    Rõ ràng, với tất cả những nghi thức và triết lý, có thể nói cái đích cuối cùng mà người Nhật muốn hướng tới đó là cải biến tục uống trà du nhập từ ngoại quốc trở thành một tôn giáo trong nghệ thuật sống của chính dân tộc mình, một đạo với ý nghĩa đích thực của từ này. Sự kết hợp giữa tính kỷ luật, tính tự nhiên và thanh lịch, những biểu hiện đặc trưng nhất của trà đạo, có thể dẫn tới những kinh nghiệm sâu xa về trầm tư, nhập định Thiền, nơi con người xả bỏ mọi tâm thức nhị nguyên để trở về bản ngã trong mối đồng cảm, giao hòa với vạn vật. Khi đó, trà đạo không chỉ là cách thưởng trà hết sức độc đáo của người Nhật, nó còn hiện thân cho những nỗ lực đích thực, khắc khổ nhưng tao nhã, mà người Nhật muốn vươn tới để nhận thức được sâu sắc vẻ đẹp giản dị hiện hữu trong cuộc sống. Cùng với nhiều loại hình nghệ thuật khác tại xứ sở Phù Tang được nâng lên thành đạo như hoa đạo, kiếm đạo, thư đạo, thiền đạo v.v., trà đạo đã minh chứng cho sức sống tột cùng mạnh mẽ và mỹ cảm tinh tế của cả một nền văn hóa, một dân tộc.
    (Copy lại bài của chị saobien - trang 44 nhà Song Ngư 17 - F_177)
  3. 7miles

    7miles Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/02/2005
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử:
    Giai đoạn 1
    Vào thế kỷ thứ 8 - 14 trà bắt đầu được sử dụng phổ biến trong tầng lớp quý tộc. Lúc đó có các cuộc thi đấu đoán tên trà. Văn hóa uống trà giai đoạn đó giống như những trò chơi xa xỉ và các người quý tộc rất thích dụng cụ uống trà Trung Quốc.
    Trong hoàn cảnh như vậy, có một nhà sư tên là Murata Juko tìm thấy vẻ đẹp giản dị trong văn hóa uống trà. Ông đến với trà với tư cách là một nhà sư, rất coi trọng cuộc sống tinh thần. Trà đạo ra đời như thế.
    Juko yêu cái đẹp "wabi" và "sabi".
    Tuy nhiên, trà đạo vẫn còn chưa được nhiều người biết đến, người kế nghiệp tiếp theo là Takeno Jyoo.
    Jyoo quan niệm: "Mặc dù xung quanh chúng ta chẳng có gì cả: không hoa, không lá, chỉ có cảnh hoàng hôn chiều tà với một mái nhà tranh."
    Giai đoạn 2
    Sau Jyoo, thế kỷ 16, Senno Rikyu mới là người đưa ra bước ngoặt quan trọng, tạo nên một nền văn hóa trà đạo trong giới võ sĩ (samurai). Senno Rikyu đã là thày dạy trà đạo cho Oda Nobunaga (Shogun - người đứng đầu giới võ sĩ) của thời Azuchi. Sau khi Oda Nobunaga chết, Toyotomi Hideyoshi lên (thời Momoyama) thì Senno Rikyu tiếp tục dạy cho ông này. Như vậy, hoạt động của Senno Rikyu khá phổ biến và có ảnh hưởng sâu rộng trong tầng lớp võ sĩ, ảnh hưởng mạnh đến chính trị thời đó.

    Đông HonganjiCùng thời với Senrikyu, cũng có hoạt động của Yabunnouchi Jyochi (học trò của Takeno Jynoo). Yabunouchi Jyochi là trà sư của chùa Honganji, ngôi chùa lớn nhất ở Nhật Bản. Theo Yabunouchi, Trà đạo nằm trong các hành động của bản thân.
    Ngoài ra còn có nhiều trà nhân khác nữa.
    Ngày xưa, các trà nhân pha trà theo cách riêng của mình. Nhưng sau thế hệ thứ nhất, người ta đã bắt đầu tạo ra cách pha trà chung. Nếu các phái khác nhau cũng chỉ khác nhau ở trên bề mặt nghi thức pha trà, còn đạo là duy nhất.
    Giai đoạn 3
    Trà đạo trong thời hội nhập
    Trà đạo hiện nay cũng dần được biến đổi, trong mỗi phòng trà đều có một số bàn ghế gỗ cho khách ngồi.
    Nếu như khách không thể quen với kiểu ngồi truyền thống của Nhật thì sự biến đổi này cho phép người phương Tây với thói quen hiện đại cũng có thể tham gia được những buổi trà đạo mà không hề làm mất đi không khí tôn nghiêm trong phòng uống trà.
    Dần dần, trà đạo được đưa vào phòng khách theo phong cách phương Tây. Người đến không cần phải gò bó theo kiểu ngồi hay cách uống trà của người Nhật vẫn có thể mặc áo theo kiểu Tây phương.
    Nguồn của bài trên và bài dưới: Wikipedia, trà đạo
    Được 7miles sửa chữa / chuyển vào 15:10 ngày 03/10/2006
  4. 7miles

    7miles Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/02/2005
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    0
    Trà thất

    Bên trong một Trà thấtTrà thất là một căn phòng nhỏ dành riêng cho việc uống trà, nó còn được gọi là "nhà không".
    Đó là một căn nhà mỏng manh với một mái tranh đơn sơ ẩn sau một khu vườn. Cảnh sắc trong vườn không loè loẹt mà chỉ có màu nhạt, gợi lên sự tĩnh lặng.
    Trong khu vườn nhỏ có thể bố trí một vài nét chấm phá để tạo nên một ấn tượng về một miền thung lũng hay cảnh núi non cô tịch, thanh bình.
    Nó như một bức tranh thủy mặc gợi lên bầu không khí mà Kobiri Emshiu đã tả:
    Một chòm cây mùa hạ,
    một nét biển xa,
    một vừng trăng chiếu mờ nhạt.
    Trên con đường dẫn đến trà thất, có một tảng đá lớn, mặt tảng đá được khoét thành một cái chén đựng đầy nước từ một cành tre rót xuống. Ở đây người ta rửa tay trước khi vào ngôi nhà nằm ở cuối con đường, chỗ tịch liêu nhất:
    Tôi nhìn ra,
    không có hoa,
    cũng không có lá.
    Trên bờ biển,
    một chòi tranh đứng trơ trọi,
    trong ánh nắng nhạt chiều thu.
    Ngôi nhà uống trà làm bằng những nguyên liệu mong manh làm cho ta nghĩ đến cái vô thường và trống rỗng của mọi sự. Không có một vẻ gì là chắc chắn hay cân đối trong lối kiến trúc, vì đối với thiền, sự cân đối là chết, là thiếu tự nhiên, nó quá toàn bích không còn chỗ nào cho sự phát triển và đổi thay. Điều thiết yếu là ngôi trà thất phải hòa nhịp với cảnh vật chung quanh, tự nhiên như cây cối và những tảng đá.

    Lối vào nhà nhỏ và thấp đến nỗi người nào bước vào nhà cần phải cúi đầu xuống trong vẻ khiêm cung, trong khi người hiệp sĩ Nhật thì phải để lại bên ngoài cây kiếm dài.
    Ngay trong phòng trà cũng ngự trị một bầu không khí lặng lẽ cô tịch, không có màu sắc rực rỡ, chỉ có màu vàng nhạt của tấm thảm rơm và màu tro nhạt của những bức vách bằng giấy.
    [​IMG]
    Tokonoma

    Tokonoma là một góc phòng được trang trí và hơi thụt vào trong so với vách tường. Tokonoma là một trong bốn nhân tố thiết yếu tạo nên phòng khách chính của một căn nhà. Bản thân từ "tokonoma" ám chỉ góc phòng thụt vào hoặc căn phòng có góc như nó.
    Có một vài dấu hiệu để biết đâu là tokonoma. Thông thường, có một khu vực để treo tranh hoặc một bức thư pháp. Hay có một cái giá nhỏ để đặt hoa, có thể là một chiếc bình, có thể nhìn thấy một hộp hương trầm.
    Một gia đình truyền thống Nhật có nhiều cuộn giấy và các vật dụng khác mà họ trưng bày ở tokonoma tuỳ từng mùa hoặc ngày lễ gần nhất.
    Khi bước vào một trà thất, người ta thường quỳ và ngắm tokonoma một lát. Cũng có thể xem các vật được trưng bày.
    Thiền gây ảnh hưởng đến tokonoma lẫn chabana... chỉ khi chúng ta chú tâm đến những chi tiết nhỏ bé trong cuộc sống thì mới thấy vẻ đẹp trong những điều giản dị.
    Chabana - Trà hoa

    Chabana & KakejikuChabana (OS) là phong cách cắm hoa đơn giản mà thanh lịch của Trà đạo, có nguồn gốc sâu xa từ việc nghi thức hoá Ikebana. Cha, theo nghĩa đen là trà và ban là biến âm của từ hana có nghĩa là hoa.
    Phong cách của chabana là không có bất kỳ qui tắc chính thức nào để trở thành chuẩn mực cho nghệ thuật cắm hoa trong trà thất.
    Hoa thể hiện tình cảm của chủ nhà trong một buổi tiệc trà. Hoa được cắm trong một chiếc bình hoặc một cái lọ mộc mạc với phong cách thay đổi theo mùa.
    Lọ hoa có thể được làm từ bất kỳ chất liệu nào, từ đồng, gốm tráng men hoặc không tráng men, cho đến tre, thuỷ tinh và các vật liệu khác.
    Khi cắm hoa cho một bữa tiệc trà, đầu tiên chủ nhà phải chọn hoa và lọ tương ứng. Hoa trong phòng trà gợi được cho người ngắm cảm giác như đang đứng giữa khu vườn tự nhiên.
    [​IMG]
    Kakejiku

    Chữ ?oVô?Kakejiku là một tác phẩm bằng tranh treo trên tường, ở kotonoma, hay còn gọi là thư pháp. Thư pháp có thể là một bức tranh, có thể là một câu nói mang ý nghĩa nào đó như
    "Bình thường tâm là đạo"
    hoặc đơn giản chỉ là một chữ
    "Vô"
  5. causedfrom3stars

    causedfrom3stars Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    Với người Việt Nam , Trà đạo là nghệ thụât uống trà mang sắc thái riêng của người Nhật: vừa thưởng thức vị ngon của trà, vừa chiêm nghiệm bản thân qua chén trà. Còn người Nhật, phần đông đến với Trà đạo là để lắng tâm, tĩnh tâm. Một số khác xem Trà đạo là phương tiện để qua đó tìm kiếm hương vị Thiền trong chén trà.
    Văn hóa Trà đạo được hình thành và phát triển trong đời sống của người dân Nhật đến nay đã trải qua mấy trăm năm. Sức hấp dẫn của nó vẫn mạnh mẽ, tuy lặng lẽ mà vẫn thu hút được nhiều người, kể cả trong và ngoài nước Nhật.
    Triết lý của Trà đạo là triết lý của một "Đạo sống", là những lý luận về những diễn biến tâm linh có đích đến, một cách chặt chẽ và có hệ thống. Hàm ẩn ở đó sự vận dụng tâm nhẫn nại, tâm lặng lẽ, tâm tĩnh giác, để mỗi người tự thông và thể hiện sự cộng thông giữa con người và thế giới xung quanh.
    Trong bữa tiệc trà, nước biểu tượng cho âm, Yin, lửa biểu tượng cho dương, Yang. Nước đựng trong một cái bình có tên gọi là mizushashi. Bình này chứa nước suối là biểu tượng của sự trong sạch chỉ có chủ nhà mới được đụng đến. Trà đựng trong một cái bình bằng gốm có tên là chaire sẽ được bọc trong một cái túi lụa tơ mỏng rất đẹp đặt cạnh bình mizushashi.
    Khi trà đã sẵn sàng thì người ta sẽ đánh chuông đĩa thông báo nếu tiệc trà diễn ra ban ngày và dùng chuông quả thông báo nếu tiệc diễn ra ban đêm. Thường thì có 5 tới 7 tiếng chuông để mời các vị khách trở lại tiệc trà. Một lần nữa các vị khách lại rửa tay, rửa miệng và bước vào phòng trà y theo nghi lễ trước đó. Họ lại thưởng thức hoa, ngắm ấm, bếp và ngồi đợi.
    Chủ nhà bước vào trên tay cầm bình trà, chawan, kèm theo que đánh trà, chaser, và một mảnh vải trắng nhỏ, chakin, dùng để lau khô chén trà và muôi múc trà, chaskaku, đây là muôi làm bằng tre dùng để chia trà. Những đồ này được sắp cạnh bình trà tượng trưng cho mặt trời, dương-yang, và chén trà biểu tượng cho mặt trăng, âm-yin. Sau đó, chủ nhà quay ra phòng ngoài và mang vào kensui, bát dùng để đựng nước trà bỏ đi, hishaku, muôi múc nước làm bằng tre và futaoki, một đoạn tre để nhóm bếp. Chuẩn bị xong mọi vật dụng cần thiết, ông nhẹ nhàng đóng cửa phòng trà lại.
    Tiếp theo, chủ nhà dùng tấm vải, fukusa, lau bình trà, điều này tượng trưng cho tinh thần của chủ nhà. Một cách chậm rãi ông gấp gọn và đặt tấm vải fukusa xuống. Việc gấp tấm vải thể hiện sự chu đáo của chủ nhà nên cần được làm với một sự tập trung cao độ.
    Ông dùng muôi múc nước nóng tráng các chén trà rồi lau khô bằng vải, chakin. Sau đó ông nâng ấm trà lên, múc ba muôi nhỏ trà vào chén, và rót nước nóng từ bình vào chén trà cho xâm xấp tạo ra một hương vị nhẹ. Bằng động tác rất nhanh chủ nhà sẽ thêm nước vào chén. Nước chưa dùng đến sẽ được đổ lại vào ấm.
    Ông chủ nâng chén trà mời vị khách chính và vị khách này cúi người nhận chén trà. Chén trà được nâng lên và xoay trên tay biểu thị sự ngưỡng mộ. Sau đó vị khách này sẽ nhấp một ngụm rồi lau sạch mép cốc trà và truyền sang các vị khách còn lại. Sau khi các vị khách đều đã được thưởng thức hương vị trà, chén trà quay lại với người chủ nhà. Chủ nhà rửa sạch chén. Que thăm trà, muôi múc trà và ấm trà cũng được làm sạch. Và các vị khách sôi nổi nói chuyện về hương vị trà đem lại.
    Rời tiệc trà
    Lửa bếp được khơi lại để đun usa cha, trà cánh mỏng. Người ta dùng trà này để tráng miệng. Đây là sự biểu thị của việc các vị khách rời khỏi không gian của trà đạo và quay trở lại thế giới trần tục.
    Sau khi uống usa cha khách sẽ được thưởng thức bánh ngọt, higashi. Cuối cùng các vị khách đưa ra các đánh giá về trà và bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với nghệ thuật pha trà cũng như cách bài trí của chủ nhà. Khi tiễn khách chủ không đưa ra tới cửa mà dõi theo các vị khách từ cửa phòng trà.
  6. causedfrom3stars

    causedfrom3stars Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    Trà đạo là hoạt động uống trà đặc thù mang tính nghệ thuật, mang phong cách tình cảm riêng của người Nhật Bản, mà đặc điểm chính là pha trà và thưởng thức trà. Nghệ thuật này đã có hơn 500 năm lịch sử ở Nhật.
    Người sáng lập trà đạo là một hòa thượng tên gọi Muratashu Mitsu. Ông đã tìm thấy hương vị tuyệt vời trong khi uống trà. Sau này, các đệ tử của ông đã phát huy ảnh hưởng và hình thành nên một môn nghệ thuật lưu truyền đến ngày nay.
    Những người Nhật thích uống trà thường thành lập những nhóm nhỏ, chọn ngày mời nhau cùng thưởng thức. Số người tham gia mỗi lần không vượt quá 4 người và hoàn cảnh tổ chức một buổi trà đạo cũng có những quy định đặc biệt. Những gia đình khá giả thường cho xây ba căn phòng nhỏ trong vườn riêng nhà mình, hai phòng nối liền nhau, trong đó một phòng là phòng trà - nơi tổ chức trà đạo, phòng kia đặt than, bộ đồ trà và vòi nước. Phòng còn lại là nơi nghỉ ngơi của khách, phải cách hai phòng kia một khoảng nhất định. Trong vườn có những con đường nhỏ lát đá, quanh co với hai bên trồng hoa và cây cảnh làm cho không gian trong vườn yên tĩnh và thanh nhã. Bố trí trong phòng trà cũng rất được chú ý. Thông thường là treo tranh của các danh họa nổi tiếng, có hoa cắm nghệ thuật để khách mời được thưởng thức nghệ thuật mang hương sắc cổ kính.
    Thời gian tổ chức trà đạo chia ra làm 4 loại: trà sáng (7h sáng), sau ăn cơm (8h sáng), giữa trưa (12h trưa) và câu chuyện buổi tối (6h tối). Khách mời đúng giờ đến phòng nghỉ, gõ vào chiếc chuông gỗ báo hiệu đã đến. Chủ nhà nghe tiếng chuông sẽ từ phòng trà ra đón khách. Trước cửa phòng trà có đặt một chiếc cối đá đựng đầy nước, khách phải rửa sạch tay trước khi vào phòng. Cửa ra vào có một ô cửa cao gần 3 thước để khách tháo giày đi vào. Khi bước vào phòng phải khom mình tỏ ý khiêm tốn. Nếu khách là võ sĩ thì phải tháo kiếm trước mới được bước vào để biểu thị không khí hòa bình. Trong số khách, người tinh thông trà đạo được cử làm người chủ trì. Người chủ trì phải cạo trọc đầu để biểu thị sạch sẽ, thanh khiết. Trong phòng trà, một góc chiếu có đặt bếp lò và nồi nước bằng gốm, trước bếp đặt bộ đồ trà. Bộ đồ trà phải thô, nặng có men màu cam hoặc đen đậm dáng vẻ cổ kính. Trong khi chủ nhân đun nước thì khách dùng điểm tâm. Món điểm tâm này hết sức tinh tế phải được làm căn cứ vào thời tiết. Ví dụ: tổ chức trà đạo vào mùa thu thì món điểm tâm phải làm giống như lá phong hoặc hoa cúc. Trà để pha là loại bột trà xanh được chế biến cẩn thận bằng cách giã nát trong cối đá - người Nhật gọi là nghiền trà.
    Có hai cách pha trà: pha đặc và pha loãng. Trà đặc thông thường ba người thay nhau uống một bát, mỗi người ba hớp rưỡi hết 1/3 bát. Trà loãng mỗi người uống riêng một bát. Trà đặc có màu xanh đậm, hương thơm hơi chát. Chủ nhân múc hai muôi gỗ trà cho vào bát, đổ nước sôi, dùng que trúc khuấy đều để trà có nước đặc như bột đậu. Bát đầu tiên mời người chủ trì, người chủ trì nâng bát trà ngang trán rồi mới uống. Khi uống phải chép miệng để tỏ ý thực sự được thưởng thức trà ngon của chủ nhân. Khi tất cả khách uống xong thì nghi thức trà đạo cũng kết thúc. Nhưng đôi khi còn một nghi lễ cao hơn là ăn cơm thường sau khi uống trà. Tuy gọi là cơm thường nhưng cũng thịnh soạn.
    Trà đạo đã hình thành nhiều trường phái khác nhau, chủ yếu có ba trường phái lớn là: Risenka, Hyosenka và Bushakoro Senka. Mỗi nhà đều theo chế độ gia truyền - tức là con thường kế nghiệp bố làm người chủ trì trà đạo của gia đình đó.
    Chỉ một ly trà xanh nho nhỏ nhưng với người Nhật nó lại như một ốc đảo trong tâm hồn. Họ cho rằng thông qua trà đạo có thể phát hiện được giá trị tinh thần cần có của bản thân. Có người dùng 4 chữ "hòa, kính, thanh, tịnh" để khái quát tinh thần cơ bản của trà đạo. "Hòa" là hòa bình; "kính" là tôn trọng người trên, yêu thương bè bạn, con cháu; "thanh" tức là thanh tịnh, thanh khiết; còn "tịch" là giới hạn mỹ học cao nhất của trà đạo: an nhàn.
    Trà đạo ngày nay càng phổ biến hơn ở Nhật Bản, rất nhiều cô gái trẻ dồn tâm sức học tập trà đạo, tu nhân dưỡng tính để cuộc sống gia đình cũng như cuộc sống tinh thần phong phú và đẹp đẽ hơn.
  7. causedfrom3stars

    causedfrom3stars Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/03/2005
    Bài viết:
    1.086
    Đã được thích:
    0
    Quên, 2 bài trên chôm bên trường Phổ thông năng khiếu, paste lại
  8. 7miles

    7miles Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/02/2005
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    0
    HƯƠNG VỊ TRÀ
     Khi khách đến chơi thì chủ nhà dù có bận đến mấy cũng dừng việc, rửa tay sạch sẽ, mặc quần áo tề chỉnh, rồi súc ấm, tráng chén pha trà mời khách. Người bình dân uống kiểu bình dân, quan lại, quý tộc có tiệc trà kiểu quý tộc. Tất cả đều thể hiện sự trân trọng, lòng hiếu khách. Bên ấm trà nóng, biết bao điều được đề cập, được thổ lộ, từ những việc hệ trọng đến những lời trao đổi bình dị nhất.
    Ở vùng Suối Gìàng (Văn Chấn ?"Nghĩa Lộ) trên độ cao nghìn mét so với mặt biển, đến nay vẫn còn 40.000 cây chè dại mọc thành rừng, trong đó có 3 cây chè cổ thụ lớn nhất; 1 cây trong đó 3 người ôm không xuể, chiều cao từ 6-8m; rừng chè dại ở Lạng Sơn lại có những cây chè cao đến 18m. Người Việt Nam hiện nay uống trà xanh sơ chế bằng phương pháp thủ công thường gọi là ?otrà mộc? hoặc ?trà sao suốt?, ?trà móc câu? (cánh trà sao quăn hình móc câu). Người ta sao trà bằng chảo gang, trà bán ngoài chợ bán buôn có khi sao cả bằng tôn lá. Những thứ trà ngon thường được gọi chung là chè ?Thái Nguyên? là miền đất trồng trà tiêu thụ trong nước nổi tiếng, nhưng thực ra trà bán trên thị trường hiện nay có rất nhiều nguồn gốc như trà Tân Cương, trà Mạn Hà Giang, trà Vị Xuyên (Hà Giang), trà Lục Yên Bái, trà Suối Gìàng?
    Dù bắt nguồn từ đâu, uống trà đã trở thành một phong tục và thói quen với mọi người Việt Nam. Khi đến chơi nhà, khách không thể từ chối một ly trà nóng khi thân chủ trân trọng dâng mời bằng hai tay. Mời trà đã là một ứng xử văn hóa biểu hiện sự lễ độ, lòng mến khách. Uống trà cũng lại là một cách ứng xử văn hóa. Uống từng ngụm nhỏ để cảm thức hết dư vị của trà, uống để đáp lại lòng mến khách của người dâng trà, để bắt đầu một lời tâm sự, để bàn chuyện gia đình xã hội, chuyện thế thái nhân tình. Mời trà và dùng trà cũng là một biểu hiện sự tri kỷ, sự kết giao,lòng mong muốn hòa hợp. Những khía cạnh của văn hóa ứng xử Việt Nam rất phong phú, người ta có thể uống trà một cách im lặng, và nhiều khi im lặng là ?onói ?o rồi. Người ta có thể xét đoán tâm lý người d0ối thoại khi dùng trà. khi trà đã trở thành một cái thú thì người ta không thể quên nó vì trà đồng nghĩa với sự sảng khoái, sự tỉnh táo, sự tĩnh tâm để mưu điều thiện, tránh điều ác.
    Để pha trà,phải chọn lựa ấm, chén thích hợp với từng loại tiệc trà. Theo cách uống cầu kỳ cổ xưa, thường 1 bộ đồ trà có 4 cái chén quân và 1 cái chén tống để chuyên trà hoặc gạn trà. Nước pha trà lựa thứ nước mưa trong hoặc thứ sương đọng trên lá sen trên mặt hồ, người ta đi thuyền hứng từng giọt vào buổi sáng. Phương ngôn còn lưu truyền những lời dạy về cách dùng trà hợp lý như ?otrà dư, tửu hậu? ?otửu sáng, trà trưa? ?orượu ngâm nga, trà liền tay?. Khi nước gần sôi, nhúm một ít trà bỏ vào trong hộp bỏ vào ấm chuyên, đổ nước sôi vào mau, đổ đầy cho nước tràn ra chiếc bát đựng ấm chuyên, làm nóng cả bề ngoài chiếc ấm. Đấy là một cách để giữ vị trà và cũng là để giữ cho ấm trà nóng đều. Sau đó chắt nước từ ấm chuyên ra chén tống.Sau đó chủ nhà mới từ từ gạn sang sang chén hạt mít sao cho chủ và khách chỉ có được hai chén lưng lưng mà thôi.Nhiều gia đình ở Hà Nội thích uống trà ướp sen, nhài. Đặc biệt trà sen là một thứ trà để tiếp khách quý hoặc làm quà biếu. Trà sen tựa thứ trà mạn Hà Giang, ướp với hoa sen chưa bóc cánh với độ hương cao nhất. Nhưng lại có những người sành trà suốt đời chỉ uống trà mộc nghĩa là trà không ướp hương. Họ bảo:
    ?oChè ngon xin chớ ướp hoaướp hoa, chân vị khác xa mất rồi?
    Cách uống trà xanh của người Việt Nam giống người Hán ở ba điểm: không pha đường, uống nóng, kiêng dầu mỡ. Mỗi gia đình có bộ ấm chén pha trà bằng sứ Hải Dương, sứ Trung Quốc, gốm Bát Tràng. Rất ít người còn giữ được bộ sứ Giang Tây hoặc bộ đồ trà cổ với ấm, chén hạt mít bằng gốm màu gan gà. Vòi ấm thẳng thí nước không đọng, mặt đĩa phẳng thì chén không nghiêng, lòng ấm siêu lòi lên và mỏng thì sức lửa dễ thấu, chóng sôi; dùng siêu đất pha trà ngon hơn dùng siêu bằng đồng?
    Trà là sự giao hòa với thiên nhiên, sự ứng xử hợp lý với thời gian, sự tiếp cận đầy nhân tính với không gian, môi trường và con người. Ở Việt Nam luôn tồn tại một nền văn hóa chè thanh lịch và tỏa hương, người Việt Nam trả nghĩa một cách giản dị,khiêm tốn. Qua ứng xử với trà, người dân Việt coi trà là người bạn thủy chung thân thiết.
     
    Web Nha vui 
     
    Trà có phải là thần dược
     
     
    Năm 2757 trước công nguyên, vua Thần Nông, theo tục truyền, một buổi trưa hè nóng bức, ngồi ở một gốc cây, uống một tách nước chín. Tình cờ, một vài lá cây rơi vào chén. Nhà vua thấy nước có một hương vị mới mẻ, rất dễ chịu. Thế là trà nhập cuộc trần thế. Lịch sử hay huyền thoại? Lá trà rơi đối với vua Thần Nông có giống trái táo rơi đối với Isaac Newton?
    Từ "trà" từ bên Trung Quốc sang Việt Nam thành ra "chè" nhưng chỉ ở ngoài Bắc thôi, còn trong Nam vẫn giữ là "trà", cũng như từ "chèo" (hát chèo) dẫn xuất từ "trào" (trào phúng) ở tiếng Hán. Thành ra, ở miền Bắc, "chè" vừa chỉ "nước chè" (chè tàu, chè hạt, chè tươi, chè vối), vừa chỉ "chè ngọt" (chè đường, chè đậu đãi, chè bà cốt, chè đậu đen).
    Thời Nhà Đường (618-907), việc sử dụng trà được nâng lên hàng một nghệ thuật, ngang với thi ca và hội họa, "Trà kinh" là một cuốn sách dạy từ hái trà cho tới pha trà. Mau chóng, trà là mục tiêu một thương mại làm giàu đất nước. Vào thời này lá trà được ép, phơi khô thành bánh và nấu với gạo và sữa. Thời Nhà Tống (960-1279), trà lại được đập thành cám và truyền thống này ngày nay vẫn còn được người Nhật theo trong nghi lễ uống trà. Đến Triều Minh (1368-1644), người ta thôi không nấu trà từ nồi nước nguội (như ngày nay ngoài Bắc vẫn nấu nước vối - décoction) mà pha trà bằng nước sôi trong ấm (infusion). Châu Âu biết trà từ thế kỷ XVII và người Anh mê trà đến nỗi lấy trà làm "quốc ẩm" như người Đức uống bia, người Nga uống vodka, người Pháp uống rượu vang, người Scotland uống whisky, người Nhật uống saké. Ngày nay, trà là nước uống phổ biến nhất, bỏ xa cà phê, là "đầu câu chuyện" trong xã giao, chỉ thua có ... nước lã!
    *
    Cây trà (Camellia sinensis) cao từ 5 tới 10 mét khi nó mọc hoang. Nhưng trong các đồn điền, người ta cắt xén để nó chỉ cao 1,20 mét thành ra dễ hái lá và nụ. Trà xanh tức là trà không ủ men, chiếm từ 80% tới 90% sản lượng ở Trung Quốc. Trà đen, tức là trà ủ men, chiếm 90% sản lượng Ấn Độ .
    Muốn được trà xanh, người ta rang chúng trong chảo bằng gang. Rồi các lá được cuộn bằng tay hay bằng máy và lại được rang một lần nữa. Điều chế trà đen phức tạp hơn: phơi lá trà tươi trong khoảng 24 tiếng đồng hồ, xong rồi cuộn chúng bằng tay hay bằng máy, ủ men ẩm trong 3 đến 5 giờ, cuối cùng phơi khô trong không khí nóng.
    Các nguyên tố hoạt động trong nước trà là cafein và các đa phenol. Tỉ lệ cafein tong trà vào khoảng từ 2 tới 4% (trong cà phê khoảng từ 5 tới 10%). Còn đa phenol là những hóa chất có chức năng như rượu, chiếm tỉ lệ 25%. Vitamin C chỉ có trong trà xanh (tươi: 0,6 %). Tương tác giữa cafein với đa phenol lại làm cho cafein trong trà ít nguy hiểm hơn trong cà phê (cafein là một alcoloid độc).
    Tuy nhiên khi tỉ lệ nhỏ, cafein làm cho trà thành một chất kích thích thần kinh, thuận lợi cho công tác trí tuệ và hoạt động cơ bắp. Trà cũng là một chất lợi tiểu, kích thích hệ thống tuần hoàn máu và hô hấp. Trà xanh và trà đen chiếm một chương trong sách Dược học ở Pháp (xuất bản lần thứ X năm 1994). Hình như trà làm sáng mắt ra, trí óc sảng khoái, nhuận tràng, vô hiệu hóa nhiều chất độc trong cơ thể. Nó tác động vào tim, phổi và bao tử. Người ta đồn nhai lá trà thay cho kẹo chewinggum chống hôi mồm! Bã trà làm phân bón rất tốt.
    *
    Những năm gần đây, nhiều công trình nghiên cứu về vai trò y dược của trà đã được thực hiện ở châu Âu, Nhật và ở Hoa Kỳ. Chống các bệnh tim chẳng hạn, ở Saitama (Nhật). 1.371 người tình nguyện làm thí nghiệm được chia làm hai nhóm (tất cả đều quá 40 tuổi):
    - Nhóm thứ nhất uống 10 tách trà một ngày: nguy cơ mắc bệnh tim chỉ có 2,6%.
    - Nhóm thứ nhì uống 3 tách trà một ngày: nguy cơ mắc bệnh tim 4%.
    Viện Quốc gia Sức khỏe và Bảo vệ môi trường ở Bilthoven (Hà Lan) theo dõi trong ... 15 năm 552 người đàn ông tình nguyện quá 50 tuổi, công bố những người uống trên 5 tách trà một ngày có nguy cơ mắc bệnh tim giảm đi 2/3 so với những người chỉ uống 3 tách một ngày.
    Còn đối với ung thư? Bộ Y tế Nhật cho biết tỉ lệ chết về ung thư, đặc biệt ở bao tử, ruột, tại Shizuoka (đông nam Tokyo - là vùng trồng nhiều trà), thấp nhất nước Nhật. Trung tâm y khoa Cleveland (Hoa Kỳ) cho chuột uống trà xanh hay cho chuột uống nước lã thì thấy dù có chiếu tia tử ngoại gây ung thư trên da chuột, loại chuột uống trà chống hiệu quả hơn, về cả diện tích lở loét, cả mức độ trầm trọng, so với loài chuột uống nước lã. Cơ quan sức khỏe New York cũng nhận thấy trà xanh làm giảm 50% nguy cơ mắc ung thư phổi.
    Kết luận của một nhóm nghiên cứu ở Toledo (Ohio, Hoa Kỳ) phù hợp với kết luận của Viện quốc gia nghiên cứu ung thư Hoa Kỳ, theo đó, trà xanh và trà đen giá trị ngang nhau về phương diện chống mập, nhưng về phương diện ngăn cản ung thư, hình như trà xanh có giá hơn. Thế mà đa số dân thế giới dùng trà đen. Có lẽ đã đến lúc phải đổi màu trà!
     
    GS.TS. NGUYỄN CHUNG TÚ
    Nguồn: Phụ san Khoa học phổ thông, 1998, số 420, Web Lâm đồng
  9. nguyenbalocvn

    nguyenbalocvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/07/2006
    Bài viết:
    1.401
    Đã được thích:
    0
    Đọc topic này lam mình nhớ lại, vừa rồi ra Hà Nội, bạn đưa mình đi nhiều quán nước, nhưng ấn tượng nhất là 2 quán trà :
    Một quán trà ở đường gì ấy không nhớ tên, nhưng quán nhỏ và rất ấm cúng. trước khi vào trong phải bỏ giày ra ở ngoài. Quán hết sức yên tĩnh, ngồi ở dưới đất chứ không ngồi ghế. Ấm trà nhỏ bằng đất, người phục vụ mang đủ dụng cụ đến để pha trà cho khách. Hương vị trà thì tuyệt vời, từ xưa đến giờ mình mới thưởng thức được ấm trà ngon đến thế, có lẽ đó là tổng hợp của không khí trong quán, cách trang trí, cách phục vụ, cách pha chế và hương vị trà. Khi nào có dịp ra lại HN chắc chắn mình sẽ tìm đến quán đó lần nữa. Tuy nhiên có hạn chế là khi thêm nước sôi vào thì hương vị nhạt hẳn đi rất nhiều (dẫu biết là sẽ nhạt hơn nước đầu nhưng không ngờ là nó không còn chút gì như thế).
    Quán thứ hai nằm ở gần bờ hồ, có lẽ trà phong cách Hàn Quốc thì phải. Mỗi loại trà là sự pha trộn của nhiều thứ dược thảo, khi thưởng thức tạo nên một hương vị rất lạ, nhưng có lẽ nó không còn là trà như ý nghĩa nguyên thủy nữa. Nhớ hôm ấy, chọn loại trà gì mà trong đó có cả táo kho và nho khô làm mấy người cứ tranh nhau mãi.
  10. Tao_lao

    Tao_lao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Bài viết:
    2.152
    Đã được thích:
    1
    Cho tui hỏi cái là ở SG mua trà ngon với bình trà đẹp ở đâu vậy?

Chia sẻ trang này