1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trà đạo

Chủ đề trong 'Đất Sài Gòn' bởi 7miles, 03/10/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. 7miles

    7miles Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/02/2005
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    0
    Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!5. Chado: Trà Đạo xứ Phù Tang!
    Đã lỡ " tản mạn" chuyện trà mà lơ là " sự cố" trà đạo của xứ Phù Tang có lẽ là thiếu sót khó được ACE chấp nhận hén! Thâu, đã lỡ thì lỡ luôn... mời ACE thông cảm mà nghe nốt nghen.. Như Bí Bếp có nhắc sơ trong mấy mục về trà đã đăng ở trang trước, trà đã theo chân một số tu sĩ Phật giáo và du nhập vào nước Nhật kể từ đầu thế kỷ thứ Tám... nhưng mãi đến khoảng đời Lý/Trần của mình (khoảng thế kỷ thứ 11-13), trà xanh mới được dùng rộng rãi hơn trong giới tu sĩ và quan quyền của xứ Phù Tang theo bài bản của kinh trà Trung Quốc. Đạo Phật được du nhập vào xứ Phù Tang dần dà cũng thay đổi theo phái Zen, khác với đạo Phật ở Trung Hoa hay Việt Nam... và cách uống trà cũng thế! Mãi cho đến hậu bán của thế kỷ thứ 16, một tu sĩ người Nhật mang tên Murata Shoukou mới soạn cách uống trà theo thể " Zen" mà ngày nay chúng ta thường biết đến là " Trà Đạo" của người Nhật! Trước khi " nhập đề" Bí Bếp xin sơ lược một số trà phổ thông của xứ Phù Tang thời nay: <B]GYOKURO< <B]SENCHA< <B]BANCHA< ? <B]HOJICHA< <B]GENMAICHA< <;)] mát. cho uống là tiếng bo... bo với lẫn pha Thể>
    <B]MUGICHA< <B]KOBUCHA< <B]MATCHA< ? <B]TANCHA< <B]KOCHA< Ấy... như ACE thấy... chỉ trong vòng 50 năm về trước... trà vẫn là một thứ uống thuộc dạng " xa xỉ" của con cháu Thái Dương Thần Nữ... hiếm đến độ họ phải trộn bo bo, phơi rong biển để làm trà giả mà uống, nên chuyện mí món trà cụ của xứ ta đã được họ giữ làm " quốc bảo" nên cũng chẵng có gì là lạ cho lắm nhễ... Bí Bếp có quen với một o Nhật... gốc bản " Samarai" chính hiệu. O Nhật ni là cháu ngoại của vị Đại Sứ Nhật ở Triều Tiên ngày trước (tương đương với chức Đô Hộ Sứ). O người Nhật ni cũng đã được huấn luyện đầy đủ bài bản về "chado" và cả một lô "do" truyền thống của dân Nhật gốc Samurai... Nhưng sau khi người bạn kể trên thưởng thức được bộ môn trà Tàu cùng Bí Bếp thì... Qui cách uống trà thể "chado" thì bài bản như sau: Trước nhất là họ xây một cái " chòi" riêng sau một góc vườn, chỉ dùng để uống trà mà họ gọi là cái "sukiya". Theo bài bản thì diện tích bên trong chòi phải rộng đủ chừng hơn 4 tấm chiếu mà họ gọi là tấm tatami (mỗi tấm có chiều dài khoảng 1X2 m) mà đủ cho khoảng năm người ngồi. Lý tưởng thì chòi uống trà được ngăn làm ba phòng. Phòng đầu tiên (yoritsuki là nơi khách ngồi để chờ chủ sửa soạn trà, rửa ráy bình tách, v.v. từ phòng trong (mizuya) trước khi họ được mời vào ngồi (hay đúng hơn thì là được quì gối) trên tấm chiếu tatami để chào qua hỏi lại rồi mới "uống" trà xanh. Bài bản thì họ dạy như thế... nhưng thực tế thì bất kỳ nơi nào mà thanh tịnh và thoáng thì họ đều sửa soạn trà theo lễ nghi để " chào" nhau được cả! Theo ý dạy của thầy Shoukou thì uống trà không hẵn là uống trà mà chính là một giai trình "thiền" hay "tịnh" của đạo Phật Zen. Thưởng thức trà kiểu Nhật thì phải luôn tôn trọng ba giai trình như sau: (1) Tinh thần phải "tịnh" và "thoải mái" để thưởng thức trà; (2) Vai vế và sự tương kính giữa khách và chủ phải luôn giữ gìn; (3) Một khi bước vào sukiya để thưởng thức trà thì không có chuyện phân biệt giai cấp. Bài bản pha trà của "chado" thì họ qui định từng động tác một cụ thể và chắc chắn nhưng phải dịu dàng mà họ gọi là temae (mèn nghe sao giống như là Tỉ Mỉ theo tiếng Việt của ta.) Sau khi người chủ sửa soạn song các cái, anh ta (hoặc o ta) mới mời khách vào ngồi trong phòng sukiya. Để mở màn cách pha trà, người chủ mới lau sạch hộp đựng trà và các thìa gỗ (hay tre) dùng để múc trà bột (matcha). Sau đó, họ mới ngâm bình, tách, và chổi tre khuấy trà vào nước nóng (gần giống như cách người Hoa tưới nước sôi lên bình tách để tẩy). Sau đó, họ mới đổ nước vào một chậu riêng và lau khô bình tách và chổi khuấy bằng một khăn sạch. Sau khi giai đoạn làm sạch bình tách thực hiện xong, người chủ mới bắt đầu pha trà bằng cách múc một ít trà bột cho vào tách (tách cỡ ly café bên Mỹ) xong mới cho vào khoảng 1/4 nước nóng rồi người chủ dùng chổi tre khuấy cho lên nổi bọt xong lại tiếp tục pha trà cho mỗi người khách. Mỗi lần nâng tách, họ phải xoay tách xong mới mời nhau. Họ "ực" xong mới lời qua tiếng lại để khen thưởng với nhau. Uống trà kiểu Nhật như thế nầy thì thật là lề mề, hương vị thì "chát ngắt" nhưng điều chính là sự "thanh tịnh" của chữ " thiền" chứ không phải họ đi tìm hương thơm hay vị ngọt của trà như thể trà tàu. Đối với Bí Bếp, cách uống trà của người Nhật gần giống như người Công Giáo đi lễ nhà thờ... cũng phải qua bao giai trình, cầu nguyện, ca hát, đứng, quỳ, ngồi.... rồi mới được lên rước mình thánh Chúa... và sau đó là "chấm dứt"!
  2. 7miles

    7miles Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/02/2005
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    0
    Phù, cuối cùng cũng copy xong. Mang tiếng 7 bài nhưng Lời Kết lại là bài thứ 6 vì Hồng Trà, Hắc Trà và Trà Tẩm Hương bị chia thành 2 bài của bài số 3.[​IMG] Dạo này già mất thôi vì đọc toàn Trà với Phở. Vài bữa nữa mở thêm 1 topic về Phở.[​IMG]
     
    :::Bí Bếp:::
    Tản Mạn Chuyện Trà - La Cà Chuyện Rượu!6. Lời Kết
    Mèn.... vẫn tản mạn chuyện trà... Bí Bếp lại cám ơn các bác đã cho khá nhiều lộc đầu năm, thật là bất ngờ, nếu có được số bài ni sớm thì Bí Bếp đã phải đỡ tốn công chuyển dịch và "théc méc" cho mớ vốn liếng "Hán ngữ" quá ư là nghèo nàn của bản thân... Bàn lại "sự cố" trà ta... thì nhà nghề trà của dân mình thì còn quá ư là "phôi thai" nếu so với kỹ nghệ trà của Đài Loan, Trung Quốc, hay đám trà "túi" dạng Lipton mà Ấn Độ hay Mã Lai đã phát triển... Xứ mình cũng tiếng là xứ sản xuất trà... cũng như bao thứ nông, lâm, ngư sản khác... Cách thức sản xuất, lề lối quản trị, rồi bảo quản, sang tiêu thụ, xuất cảng, v.v. thì lèo tèo vẫn còn sau lưng thiên hạ hay nôm na giọng nẫu là... "ngừ ta" xa lắc, xa lơ... Nào phải vì dân ta thiếu khả năng " mần ăn" hay vốn liếng tư duy hạn chế... mà cũng chỉ vì ??? (I am taking the Fifth according to " phố rùm" policy!) Bí Bếp xin tóm lược chuyện "trà" như thế nầy... Thú uống trà, theo sách vỡ và truyền thống thì được ghi nhận là một tạp tục đã từng phổ thông mà được giới "tao nhân mặc khách" đã đưa vào hàng " chiếu trên" cùng một số bộ môn chơi có tính cách "văn hóa" khác nếu không bị liệt vào hàng "tiểu tư sản hoặc phong kiến"! Về khía cạnh kinh tế, nghề trà Việt Nam vẫn còn lắm " tiềm năng" để phát triễn về khía cạnh tiêu thụ lẫn tạo thêm " công ăn việc làm" cho dân chúng ở trong nước. Về khía cạnh văn hoá ẩm thực... trà không những là một "lễ vật" không thể thiếu cho một lô lễ hội quan trọng (cưới, hỏi, tang chế, cúng kiến, biếu xén, v.v.) mà còn là một trò chơi có tiếng "tao nhã" mà chúng ta không những nên bảo tồn mà hãy "vực dậy" cho "xôm tụ" sau nầy.... Trò chơi trà ngày nay, chúng ta có thể "giản dị" hóa khá dễ dàng (nước lọc, ấm điện, điều nhiệt kế, trà cụ các loại) vì khả năng " kinh tế" trung bình nếu so với bộ môn " tửu" thì vẫn rẻ hơn nhiều... Cách uống trà... tốt nhất thì nên dùng " hồng trà" vào buổi sáng hoặc ban ngày (cho nhẹ tì) và uống " trà xanh" vào buổi tối (cho dễ ngủ)! Còn cho dân " khoái" ăn những thứ béo, bổ... thì những thể trà càng đậm thì càng tốt cho cái bao tử... Còn ai " théc méc" chi những " tiểu tiết" khác của " trà" thi Bí Bếp đành xin hẹn lại một lúc khác hén!
    Người gửi: Bí Bếp
  3. langtu_bacha

    langtu_bacha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2005
    Bài viết:
    566
    Đã được thích:
    0
    Thực ra thì mình chưa đến tuổi để nghiên cứu cái thú thưởng trà,mà cũng chưa có điều kiện để thưởng thức các loại trà nói trên.Nhưng thấy toàn trà Nhật,trà Tàu nên mạn phép kể một câu chuyện,chính xác hơn là kể lại những gì còn nhớ được về hồi nhỏ được hầu trà ông nội; để thấy cái thú thưởng trà của các cụ nhà ta_trà mạn.
    Hồi còn bé,thích được hầu trà ông lắm vì trong lúc uống trà ông thường kể chuyện cho nghe và cũng vì trong đám con cháu ở nhà chỉ có duy nhất mình được phép hầu trà ông,oách thế nhỉ.Tiéc vì ở xa,mỗi năm chỉ đc gần ông nội có mỗi dịp hè và dịp tết nên không thấm được cái tinh tuý của nghề thưởng chè.Còn nhớ,hồi đó mỗi lần ông uống trà ,thường là vào buỏi chiều muộn,sau khi ăn cơm xong, ông lại ra bộ bànđá bên gần giếng nước.Bà nội thì quạt than còn mình thì lăng xăng chuẩn bị ấm chén trong khi ông ngồi nghe đài qua cái radio cũ mèm chạy bằng ắc qui (vì hồi đó quê mình chưa có điện).Nưóc pha trà đun trong mọt cái siêu đất nung,phải đun bằng than hoa để khi sôi bùng lên thì ko quạt nữa cho nước sôi già,âm ỉ.Bộ ấm chén cũng bằng đất nung,màu đỏ gụ;cái ấm nho nhỏ ,tròn tròn;cái chén nỏ như ché hạt mít ,bày trên cái đĩa to cũng bằng đất.Trên bàn còn có cái điếu bát bằng sứ để ông thi thoảng châm một điếu thuốc lào(thứ thuốc làm bằng lá thuốc già trồng trong vườn nhà).Trà là thứ trà mạn,thứ trà rất quí mà bà cô(chị gái ông nội ở Tuyên quang hàng năm gửi biếu).Đây là thứ trà núi,nghe đâu chỉ có cây cổ thụ trên núi đá mới cho thứ trà này,chỉ hái lá gần ngọn,không hái búp,mà cũng chỉ hái khi sương chưa kịp tan,chưa có ánh sáng mặt trời,thế nên mỗi nhà 1 năm chỉ hái đưọc chừng 20-30 kí,chỉ đủ dùng và biếu bà con.Lá trà màu xanh đen,dài và xoắn,phơn phớt màu trắng của lông tơ còn trên lá.KHi nước sôi,rót 1 ít tráng ấm và chén một lượt,sau đó bỏ trà vào ấm,rót chút nước để tráng và rửa trà,bỏ nước tráng rồi rót thêm nước xâm xấp mặt trà để hãm.Ông nội thích uống trà nhài,không cầu kỳ bằng cách uống trà sen của cụ Nguyễn Tuân.Tráng chén trà cho nóng giãy,bỏ vài bông nhài vào khay,úp chén trà xuống.Sau khi chừng 3-5 phút,trà trong ấm nở để,chất trà ngấm ra,thì mới châm thêm nước,nước lúc này ko còn sôi mạnh,chỉ còn lăn tăn.Luác đấy mới mở chén lên và rót trà.Chén trà màu vàng xanh,nhìn trông nhạt nhưng uống cực đậm và thoang thoảng nhẹ mùi hoa nhài.Những lúc ông châm điếu thuốc lào thì mình cũng được phép uống 1 chén(niềm tự hào vì tới giờ chưa có ông anh hay em họ nào đưọc ngồi uống trà cùng ông).Hương vị của nó làm mình nhớ mãi,lâu lắm rồi không đc thương thức lại hương vị trà đó.
    Có lẽ mải mê theo đuổi cuộc sống hiện đại,mà ông cũng mất khá lâu nên không chắc cuộc đời này mình có dịp uống một chén trà như thế.Giờ ,dù được thưởng thức nhiêu loại thức uống khác nhau nhưng hương vị chén trà năm ấy vẫn đi theo ký ức của mình mãi mãi sâu đậm!!!
  4. CO

    CO Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/01/2002
    Bài viết:
    991
    Đã được thích:
    0
    Hương Trà
    Trà nồng vẫn đợi tri âm
    Bao la trời đất lặng thầm ngát hương
    Vị kia dẫu đắng lạ thường
    Nhưng sau men đắng ngọt hương lịm tình.
    ( up no len cai)
    Được co sửa chữa / chuyển vào 06:10 ngày 08/03/2007

Chia sẻ trang này