1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trà Dư Tửu Hậu

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi KemTra, 13/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0

    VIỆT NAM​
    Việt Nam hình chữ S
    Một bán đảo xinh xinh
    Nằm trên biển Thái Bình
    Ở Đông Nam Châu Á ​
    [​IMG]
    (Tiếp theo)
    4. Kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất (905- 1527)
    Kỷ nguyên này gồm 5 chặng nối tiếp nhau, tuy có những lúc đất nước ta phải chịu những thử thách rất cam go, nhưng xu hướng chung vẫn là phát triển một cách toàn diện và mạnh mẽ, năm chặng này cụ thể như sau:
    a. Xây dựng và khẳng định kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất (từ năm 905 đến 1009).
    Đây là chặng đường có nhiều dòng họ nối nhau trị vị đất nước.
    , HỌ KHÚC (905 ?" 930). Tuy chưa đặt quốc hiệu và niên hiệu, chưa xưng Đế hay xưng Vương, thậm chí còn tự coi mình là quan lại của Trung Quốc, nhưng họ Khúc đã có công đặt nền tảng căn bản đầu tiên cho kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất của nước nhà. Họ Khúc truyền nối được 3 đời, nắm quyền trong 25 năm.
    - Khúc Thừa Dụ (905 ?" 907)
    - Khúc Hạo (907 ?" 917)
    - Khúc Thừa Mỹ (917- 930)
    , HỌ DƯƠNG (931- 937): Năm 930, quân Nam Hán sang xâm lược nước ta lần nhất, cuộc kháng chiến do Khúc Thừa Mỹ lãnh đạo đã thất bại. Nhưng ngay lập tức một bộ tướng của của họ Khúc là Dương Đình Nghệ đã đánh đuổi được quân Nam Hán ra khõi bờ cõi. Sau thắng lợi Dương Đình Nghệ đã thành lập chính quyền mới do ông đứng đầu. Sự kiện này tỏ rõ, đến đây, độc lập và tự chủ là xu hướng không thể nào đảo ngược. Năm 937 Dương Đình nghệ bị Kiều Công Tiễn (con nuôi và cũng là bộ tướng của ông) giết hại để tranh đoạt quyền hành.
    , HỌ NGÔ (938-944): năm 937, được tin Công Tiễn giết hại Dương Đình Nghệ, Ngô Quyền lập tức đưa quân đến hỏi tội. Hốt hoảng, Kiều Công Tiễn đã đi cầu cứu quân Nam Hán. Ngô Quyền liền giết chết Kiều Công Tiễn và đánh tan quân Nam Hán ở Bạch Đằng. Sau đó, ông lên ngôi, đóng đô ở Cổ Loa. Sử gọi là thời Ngô Vương. Ông trị vì được sáu năm. Sau ông, con và cháu ông còn tiếp tục nối nhau trị vì thêm một thời gian nữa, nhưng vai trò của họ Ngô thì kể như đã chấm dứt sau cái chết của Ngô Quyền. Với trận thắng lịch sử ở Bạch Đằng năm 938 và với sự nghiệp kiến thiết đất nước sau chiến tranh, Ngô Quyền đã có công khẳng định một cách hiên ngang kỷ nguyên độc lập, tự chủ và thống nhất nước nhà.
    , HỌ ĐINH (968-980): Sau khi Ngô Quyền mất, đất nước lâm vào thời kỳ loạn lạc chưa từng thấy. Các thế lực cát cứ nổi lên khắp nơi. Theo quy luật chung, thế lực nào yếu sẽ bị tiêu diệt sớm, thế lực nào mạnh sẽ tồn tại lâu hơn. Đầu nửa sau thế kỷ thứ 10, chỉ còn lại 12 thế lực mạnh, sử gọi đó là loạn 12 sứ quân. Năm 967, Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp tan loạn 12 sứ quân và năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng Đế, xưng là Đinh Tiên Hoàng, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, định đô ở Hoa Lư. Năm 970, ông đặt niên hiệu là Thái Bình. Họ Đinh truyền nối được hai đời:
    - Đinh Tiên Hoàng: 968-979
    - Đinh Phế Đế (tức Đinh Toàn): 980
    Với sự nghiệp dẹp loạn 12 sứ quân và kiến thiết nước nhà trong những năm trị vì, Đinh Tiên Hoàng là người đã có công hoàn thiện kỷ nguyên độc lập tự chủ và thống nhất của nước nhà. Từ đây, độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia trở thành hai mặt bản chất nhất, nổi bật nhất, cũng là quy luật xuyên suốt nhất của lịch sử.
    , NHÀ TIỀN LÊ (980-1009): Nhà Tiền Lê được lập nên do sự lựa chọn và suy tôn của các quan lại cùng các nhà sư. Bấy giờ, vận nước lâm nguy bởi mưu đồ xâm lăng của nhà Tống mà Đinh Toàn không đủ uy tín, càng không đủ tài năng để điều khiển vận mệnh quốc gia. Là quan Thập đạo Tướng quân, lại đang nắm quyền Phó vương cho Đinh Toàn, Lê Hoàn được suy tôn lên ngôi cũng là điều hợp lý. Nhà Tiền Lê truyền nối được 3 đời, trị vì 29 năm:
    - Lê Hoàn (980-1005)
    - Lê Trung Tông (3 ngày của tháng 11/1005)
    - Lê Long Đĩnh (tức Lê Ngọa Triều: 1005-1009)

    Trong thời Tiền Lê, Lê Hoàn là người đã có công rất lớn:
    - Đánh tan cuộc xâm lăng của quân Tống vào năm 981.
    - Đánh bại sự quấy phá của Chiêm Thành vào năm 982.
    - Tiếp tục xây dựng và củng cố kinh đô Hoa Lư, ban hành nhiều chính sách cai trị rất tích cực và tiến bộ.
    (Còn tiếp)
    u?c boysaigon s?a vo 22:25 ngy 10/01/2007
  2. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0

    VIỆT NAM​
    Việt Nam hình chữ S
    Một bán đảo xinh xinh
    Nằm trên biển Thái Bình
    Ở Đông Nam Châu Á ​
    [​IMG]
    (Tiếp theo)
    b. Nước Đại Việt dưới thời Lý (1010-1225)
    Triều Lý được thành lập do sự đồng lòng suy tôn của quan lại và các nhà sư cuối thời Tiền Lê, sau khi Lê Long Đĩnh qua đời vào năm 1009.
    - Người có công khai sáng triều Lý là Lý Công Uẩn.
    - Nhà Lý có mấy cống hiến nổi bật sau đây:
    , Về chính trị: Thiết lập guồng máy nhà nước của quý tộc họ Lý. Dời đô từ Hoa Lư về Thăng long (1010). Đặt quốc hiệu mới là Đại Việt (1045).
    , Về quân sự: Đánh bại quân Chiêm ở biên cương phía Nam (1069). Đại phá quân Tống xâm lăng (1077)
    , Về văn hóa: Tạo điều kiện cho Phật giáo và Đạo giáo phát triển mạnh mẽ.
    Mở đường cho nền giáo dục và thi cử Nho học được xác lập và không ngừng đi lên. Đưa các lĩnh vực khác của đời sống văn hóa nước nhà bước vào một giai đoạn hưng thịnh mới.
    Nhà Lý tồn tại trước sau được 215 năm, gồm 9 đời hoàng đế nối nhau trị vì. Cụ thể như sau:
    + Lý Thái Tổ (Lý Công Uẩn) :1010-1028
    + Lý Thái Tông (Lý Phật Mã) :1028-1054
    + Lý Thánh Tông (Lý Nhật Tôn) :1054-1072
    +Lý Nhân Tông (Lý Càn Đức) :1072-1127
    +Lý Thần Tông (Lý Dương Hoán) :1128-1138
    +Lý Anh Tông (Lý Thiên Tộ) :1138-1175
    +Lý Cao Tông (Lý Long Trát) :1175-1210
    +Lý Huệ Tông (Lý Hạo Sảm) :1210-1224
    +Lý Chiêu Hoàng (Lý Phật Kim - công chúa út của Lý Huệ Tông): 1224-1225
    c. Nước Đại Việt thời Trần (1226-1400)
    - Nhà Trần được thành lập trên cơ sở lợi dụng hôn nhân để lật đổ nhà Lý vốn đã đổ nát từ hàng chục năm trước đó.
    - Hoàng đế khởi đầu của nhà Trần là Trần Thái Tông (tức Trần Cảnh ?" chồng Lý Chiêu Hoàng).
    - Nhà Trần có mấy cống hiến lớn sau đây:
    , Về chính trị: Tái thiết và củng cố guồng máy nhà nước của quý tộc (một hình thức vốn dĩ đã có từ thời Lý). Lập chế độ hai ngôi: Thượng Hoàng và Hoàng Đế nhằm tránh các nạn tranh giành ngôi báu thường có giữa các hoàng tử.
    , Về quân sự: Xây dựng các lực lượng vũ trang theo phương châm quân sĩ cốt ở tinh nhuệ chứ không phải cốt ở số đông. Ba lần đại phá quân Nguyên Mông xâm lược (lần 1: 1258; lần 2: 1285; lần 3: 1288)
    , Về văn hóa: Đưa nền giáo dục và thi cử Nho học tiến đến một giai đoạn phát triển mới, rất mạnh mẽ. Trong khi Phật giáo và Đạo giáo vẫn có cơ hội để tiếp tục khẳng định vị trí của mình. Tạo điều kiện cho tất cả các lĩnh vực khác của đời sống văn hóa đi lên, góp phần quan trọng vào việc để lại cho lịch sử dấu ấn sâu sắc văn hóa Lý - Trần.
    - Với 13 đời nối nhau trị vì trong 175 năm, nhà Trần gồm các vị Hoàng đế cụ thể sau đây:

    +Trần Thái Tông (Trần Cảnh) :1226 ?" 1258
    +Trần Thánh Tông (Trần Hoảng) :1258 ?" 1278
    +Trần Nhân Tông (Trần Khâm) :1278 ?" 1293
    +Trần Anh Tông (Trần Thuyên) :1293 ?" 1314
    +Trần Minh Tông (Trần Mạnh) :1314 ?" 1329
    +Trần Hiến Tông (Trần Vượng) :1329 ?" 1341
    +Trần Dụ Tông (Trần Hạo) :1341 ?" 1369
    +Dương Nhật Lễ (cướp ngôi) :1369 ?" 1370
    +Trần Nghệ Tông (Trần Phủ) :1370 ?" 1372
    +Trần Duệ Tông (Trần Kính) :1372 ?" 1377
    +Trần Phế Đế (Trần Hiện) :1377 ?" 1388
    +Trần Thuận Tông (Trần Ngung) :1388 ?" 1398
    +Trần Thiếu Đế (Trần An) :1398 ?" 1400
    (Còn tiếp)
  3. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    VIỆT NAM​
    Việt Nam hình chữ S
    Một bán đảo xinh xinh
    Nằm trên biển Thái Bình
    Ở Đông Nam Châu Á ​
    [​IMG]
    (Tiếp theo)
    d. Đất nước những năm đầu thế kỷ XV:
    - Năm 1400, Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần lập ra nhà Hồ. Thời Hồ có mấy điểm đáng lưu ý sau:
    , Quốc hiệu mới của ta là Đại Ngu.
    , Kinh đô mới là Đại Lại (Vĩnh Lộc, Thanh Hoá ngày nay)
    , Nhà Hồ truyền được hai đời:
    ? Hồ Quý Ly chỉ ở ngôi một năm (1400)
    ? Hồ Hán Thương (1400 ?" 1407)
    , Cuối năm 1406, quân Minh tràn sang xâm lược nước ta, cuộc chiến do nhà Hồ lãnh đạo bị thất bại.
    - Từ năm 1407, quân Minh bắt đầu thiết lập nền đô hộ trên toàn cõi nước ta. Thời thuộc Minh tuy không dài nhưng đây cũng là thời đầy bi thương của cả dân tộc.
    - Dưới thời Minh, nhân dân ta đã không ngừng nổi dậy đấu tranh dưới nhiều dạng hình thức khác nhau. Dưới đây là những cuộc đấu tranh tiêu biểu:
    , Khởi nghĩa Trần Ngỗi ?" Trần Quý Khoáng (1407 ?" 1413). Cả hai lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa này đều xưng Đế (Trần Ngỗi là Giản Định Đế, Trần Quý Khoáng là Trùng Quang Đế). Sử gọi đây là thời Hậu Trần.
    , Khởi nghĩa Phạm Ngọc (1419 ?" 1420).
    , Khởi nghĩa Lê Ngã (1419 ?" 1420).
    , Phong trào Áo đỏ (1407 ?" 1427).
    , Tuy nhiên, lớn nhất và giành được thắng lợi vẻ vang nhất vẫn là cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi phát động và lãnh đạo (1418 ?" 1427)
    e. Nước Đại Việt thời Lê Sơ (1428 ?" 1527)
    Sau thắng lợi vĩ đại của cuộc chiến tranh giải phóng, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế. Triều Lê được lập kể từ đó. Trên danh nghĩa triều Lê có lịch sử triï vì lâu nhất, tuy nhiên, không phải lúc nào quyền lực của nhà Lê trên vũ đài chính trị của nước nhà cũng mạnh mẽ như nhau. Căn cứ vào thực trạng này, sử chia triều Lê làm 3 chặng, trong đó chặng đầu tiên gọi là thời Lê Sơ.
    Dưới thời Lê, lịch sử có mấy điểm nổi bật sau đây:
    f Thăng Long được tái lập làm kinh đô.
    f Quốc hiệu Đại Việt được tiếp tục sử dụng.
    f Bộ máy nhà nước thời Lê Sơ không phải là bộ máy nhà nước của quý tộc như thời Lý và Trần, ngược lại, đây là bộ máy nhà nước của bá quan văn võ được tuyển chọn trong trăm họ, chủ yếu thông qua con đường thi cử.
    f Về mặt tư tưởng, thời Lê Sơ là thời Nho giáo chiếm vị trí độc tôn.
    f Về kinh tế, đây là thời kỳ mà Đại Việt thực sự là một cường quốc trong khu vực.
    - Thời Lê Sơ kéo dài 100 năm gồm 11 đời Hoàng đế nối nhau trị vì. Cụ thể là:
    +Lê Thái Tổ (Lê Lợi) :1428 ?" 1433
    +Lê Thái Tông (Lê Nguyên Long):1433 ?" 1442
    +Lê Nhân Tông (Lê Bang Cơ) :1442 ?" 1459
    +Lê Nghi Dân (cướp ngôi) :1459 ?" 1460
    +Lê Thánh Tông (Lê Tư Thành) :1460 ?" 1497
    +Lê Hiến Tông (Lê Tranh) :1497 ?" 1504
    +Lê Túc Tông (Lê Thuần) :6 tháng cuối năm 1504
    +Lê Uy Mục (Lê Tuấn) :1505 ?" 1509
    +Lê Tương Dực (Lê Oánh) :1510 ?" 1516
    +Lê Chiêu Thống (Lê Y) :1516 ?" 1522
    +Lê Cung Hoàng (Lê Xuân) :1522 ?" 1527
    (Còn tiếp)
  4. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0

    VIỆT NAM​
    Việt Nam hình chữ S
    Một bán đảo xinh xinh
    Nằm trên biển Thái Bình
    Ở Đông Nam Châu Á ​
    [​IMG]
    (Tiếp theo)
    5. Đất nước trong thời kỳ đổ nát của nền thống nhất quốc gia (1527 ?" 1801)
    Đến đây, độc lập và tự chủ tuy về cơ bản vẫn tiếp tục được giữ vững, nhưng đất nước lại lâm vào cuộc nội chiến triền miên. Nhiều hệ thống chính quyền khác nhau đã đồng thời tồn tại và không ngừng tìm cách thủ tiêu lẫn nhau. Muốn nắm được những nội dung chủ yếu của lịch sử trong giai đoạn này, chúng ta không thể không điểm lại những cục diện chính trị sôi động nhất.
    a. Cục diện Nam - Bắc triều hay còn gọi là chiến tranh Lê Mạc (1527 ?" 1592)
    - Năm 1527, Mạc Đăng Dung thay thế ngôi nhà Lê, triều Mạc đóng đô ở Thăng Long (tức là ở phía Bắc) nên sử gọi là Bắc triều.
    - Năm 1533, triều Lê được tái lập ở Thanh Hóa (tức ở phía Nam) nên sử gọi là Nam triều. Nam triều tuy danh nghĩa là triều Lê nhưng thực quyền lại nằm trong tay Nguyễn Kim, rồi sau đó là trong tay Trịnh Kiểm và dòng dõi Trịnh Kiểm.
    - Từ năm 1533 đến năm 1592, hai bên Nam ?" Bắc triều đã đánh nhau 38 trận lớn. Kết quả là Nam triều đè bẹp được Bắc triều. Sau năm 1592, tuy họ Mạc vẫn còn tiếp tục hoạt động chống Nam triều thêm một thời gian nữa nhưng về cơ bản vai trò của Bắc triều đến đó coi như đã chấm dứt.
    b. Cục diện Đàng Ngoài ?" Đàng Trong hay còn gọi là thời Trịnh ?" Nguyễn phân tranh (1558 ?" 1786)
    - Ngay khi cục diện Nam ?" Bắc triều chưa chấm dứt, thì một cục diện khác, sôi động và quyết liệt hơn đã hình thành ngay trong lòng Nam triều.
    - Năm 1558, tướng của Nam triều là Nguyễn Hoàng đã vào làm Trấn thủ xứ Thanh Hóa. Năm 1570, ông lại được kiêm quản xứ Quảng Nam. Cơ đồ của họ Nguyễn bắt đầu hình thành kể từ đó.
    - Nguyễn Hoàng đã thực hiện chính sách hai mặt:
    , Về công khai thì Nguyễn Hoàng vẫn tỏ rõ là người trung thành với nhà Lê, thực hiện đầy đủ các chức phận của một vị quan ở nơi biên ải.
    , Về bí mật thì Nguyễn Hoàng ra sức tìm cách gầy dựng cơ đồ riêng.
    -Đến đời con Nguyễn Hoàng thì chính sách hai mặt này không còn nữa. Hai bên họ Trịnh và họ Nguyễn đã đánh nhau 7 trận lớn.
    -Năm 1672, do thấy không thể tiêu diệt được nhau, hai bên đã lấy sông Gianh (Quảng Bình ngày nay) làm giới tuyến để chia cắt lâu dài.
    f Từ sông Gianh trở ra Bắc gọi là Đàng Ngoài do họ Trịnh nắm quyền cai trị.
    f Từ sông Gianh trở vào Nam gọi là Đàng Trong, do họ Nguyễn nắm quyền cai quản.
    - Cục diện Đàng Ngoài ?" Đàng Trong chấm dứt năm 1786 bởi cuộc tấn công của quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy.
    c. Tây Sơn (1771 ?" 1801)
    - Năm 1771 phong trào Tây Sơn bùng nổ. Phong trào này có 3 giai đoạn mang 3 tính chất khác nhau:
    f Từ năm 1771 đến năm 1784 là giai đoạn Tây Sơn chiến đấu quyết liệt mà mục tiêu tấn công vào toàn bộ cơ đồ của họ Nguyễn ở Đàng Trong.
    f Từ năm 1784 đến năm 1789 là giai đoạn Tây Sơn đồng thời tiến hành hai nhiệm vụ khác nhau:
    , Đẩy mạnh và mở rộng cuộc tấn công vào các tập đoàn phong kiến thống trị ở cả Đàng Trong lẫn Đàng Ngoài.
    , Dũng cảm đảm nhận sứ mệnh bảo vệ độc lập dân tộc: Tiêu diệt quân Xiêm ở Đàng Trong (1785) và quân Mãn Thanh ở Đàng Ngoài (1789)
    f Từ năm 1789 đến năm 1801 là giai đoạn Tây Sơn tồn tại với tư cách của những hệ thống chính quyền khác nhau.
    (Còn tiếp)
  5. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0

    VIỆT NAM​
    Việt Nam hình chữ S
    Một bán đảo xinh xinh
    Nằm trên biển Thái Bình
    Ở Đông Nam Châu Á ​
    [​IMG]
    (Tiếp theo)
    d. Từ năm 1527 đến 1801, đất nước có mấy hệ thống chính quyền sau đây:
    Chính quyền của nhà Mạc: Trên danh nghĩa chính thống, nhà Mạc truyền nối được 10 người, trong đó có 5 đời đầu thuộc thời tương đối thịnh trị, còn có 5 đời cuối thuộc thời suy tàn:
    +Mạc Thái Tổ (Mạc Đăng Dung) :1527 ?" 1529
    +Mạc Thái Tông (Mạc Đăng Doanh) :1530 ?" 1540
    +Mạc Hiến Tông (Mạc Phúc Hải) :1540 ?" 1546
    +Mạc Tuyên Tông (Mạc Phúc Nguyên):1546 ?" 1561
    +Mạc Hậu Hợp :1562 ?" 1592
    +Mạc Toàn :1592 ?" 1593
    +Mạc Kính Chỉ :1592 ?" 1593 (Lúc này Nhà Mạc có hai vua)
    +Mạc Kính Cung :1593 ?" 1625
    +Mạc Kính Khoan :1623 ?" 1628 (Tự lập làm vua khi Mạc Kính Cung còn sống, một lần nữa họ Mạc lại có hai vua)
    +Mạc Kính Vũ :1638 ?" 1677
    Chính quyền Nhà Lê: Tuy chỉ là hư vị, nhưng trên danh nghĩa nhà Lê vẫn còn tiếp tục truyền nối được 16 đời nữa. Cụ thể như sau:
    +Lê Trang Tông (Lê Ninh) :1533 ?" 1548
    +Lê Trung Tông (Lê Huyền) :1548 ?" 1556
    +Lê Anh Tông (Lê Duy Bang) :1556 ?" 1573
    +Lê Thế Tông (Lê Duy Đàm) :1573 ?" 1599
    +Lê Kính Tông (Lê Duy Tân) :1599 ?" 1619
    +Lê Thần Tông (Lê Duy Kỳ) :Ở ngôi hai lần (lần 1: 1619 ?" 1643; lần 2: 1649 ?" 1662)
    +Lê Chân Tông (Lê Duy Hựu) :1643 ?" 1649
    +Lê Huyền Tông (Lê Duy Vũ) :1662 ?" 1671
    +Lê Gia Tông (Lê Duy Cối) :1671 ?" 1675
    +Lê Hi Tông (Lê Duy Hiệp) :1675 ?" 1705
    +Lê Dụ Tông (Lê Duy Đường) :1705 ?" 1729
    +Lê Đế Duy Phường (Lê Duy Phường) :1729 ?" 1732
    +Lê Thuần Tông (Lê Duy Tường) :1732 ?" 1735
    +Lê Ý Tông (Lê Duy Thận) :1735 ?" 1740
    +Lê Hiển Tông (Lê Duy Diệu) :1740 ?" 1786
    +Lê Chiêu Thống (Lê Duy Kỳ) :1786 ?" 1788
    Chính quyền của họ Trịnh ở Đàng Ngoài: Đây là chính quyền song tồn với chính quyền của nhà Lê và là chính quyền có vị trí quan trọng nhất. Xét về danh chính ngôn thuận thì có một số người như Trịnh Bách và Trịnh Bính chưa từng ở ngôi một cách chính thức nhưng xét về thực quyền thì họ đã làm chúa. Vì lẽ đó, nhiều tác phẩm sử học vẫn xếp Trịnh Bách và Trịnh Bính vào danh sách các chúa Trịnh. Theo đó thì danh sách các chúa Trịnh cụ thể như sau:
    ? Trịnh Kiểm :1545 - 1569
    ? Trịnh Cối :1569 ?" 1570
    ? Trịnh Tùng :1570 ?" 1623
    ? Trịnh Tráng :1623 - 1657
    ? Trịnh Tạc :1657 - 1682
    ? Trịnh Căn :1682 - 1709
    ? Trịnh Bách :1684 (được phép nắm quyền phủ chúa ngay khi cha là Trịnh Căn còn sống)
    ? Trịnh Bính :1688 - được phép nắm quyền chủ chúa ngay khi ông nội là Trịnh Căn còn sống (Trịnh Bính là cháu đích tôn của Trịnh Căn, cha là Trịnh Vĩnh bị bệnh mất sớm)
    ? Trịnh Cương :1709 - 1729
    ? Trịnh Giang :1729 - 1740
    ? Trịnh Doanh :1740 - 1767
    ? Trịnh Sâm :1767 - 1782
    ? Trịnh Cán :1782 (ở ngôi chúa được một tháng)
    ? Trịnh Khải :1782 - 1786
    ? Trịnh Bồng :1786 (ở ngôi chúa được hai tháng)
    Chính quyền của họ Nguyễn ở Đàng Trong:
    ? Nguyễn Hoàng :1558 - 1613
    ? Nguyễn Phúc Nguyên :1613 - 1635
    ? Nguyễn Phúc Lan :1635 - 1648
    ? Nguyễn Phúc Tần :1648 - 1687
    ? Nguyễn Phúc Trăn :1687 - 1691
    ? Nguyễn Phúc Chu :1691 - 1725
    ? Nguyễn Phúc Chú :1725 - 1738
    ? Nguyễn Phúc Khoát :1738 - 1765
    ? Nguyễn Phúc Thuần :1765 - 1777
    ? Nguyễn Phúc Duyên :1777 - lúc này họ Nguyễn có hai chúa
    Chính quyền Tây Sơn: Trong thực tế Tây Sơn có đến 3 hệ thống chính quyền khác nhau. Theo đó thì:
    f Chính quyền của Nguyễn Nhạc:
    Nguyễn Nhạc (tức Thái Đức Hoàng Đế hay Trung Ương Hoàng Đế, đóng đô ở Qui Nhơn):1778 ?" 1793.
    Nguyễn Bảo (con Nguyễn Nhạc): 1793- chỉ ở ngôi được một thời gian rất ngắn.
    f Chính quyền của Nguyễn Huệ:
    Nguyễn Huệ (tức Quang Trung Hòang Đế, định đô ở Phú Xuân tức Huế ngày nay. Sau Quang Trung dự kiến dời đô ra Nghệ An - Phượng Hòang Trung Đô - nhưng chưa kịp hoàn thành thì Quang Trung qua đời): 1788-1792
    Nguyễn Trác (tức Quang Toản Hoàng Đế ): 1792-1801
    f Chính quyền của Nguyễn Lữ (tức Đông Định Vương)
    Đây là chính quyền yếu nhất trong số các hệ thống chính quyền của Tây Sơn. Nguyễn Lữ cai quản đất Gia Định nhưng lại ít khi ở Gia Định. Ông mất năm 1787 tại Qui Nhơn. Nguyễn Lữ ở ngôi Đông Định Vương chỉ một năm: 1786-1787
    (Còn tiếp)
  6. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
  7. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Vua Gia Long - Nguyễn Ánh
    u?c boysaigon s?a vo 22:53 ngy 10/01/2007
  8. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Khởi nghĩa Hai Bà Trưng
    u?c boysaigon s?a vo 22:54 ngy 10/01/2007
  9. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Đọc sử đói bụng quá, ăn một phát cho nó có sức. Ăn cái gì đây? Từng nghe "bát trân" là những thức ăn trân quý từ xưa đến nay, vậy "bát trân" là những thứ gì?
    Bát Trân
    Bát Trân ý nói là những món ăn ngon.
    Ngày xưa, có 8 món ăn được liệt vào hạng ngon nhất, nấu công phu và rất bổ dưỡng, chỉ có vua chúa mới có dịp ăn, ấy là:
    + Nem Công: Thịt công ăn bổ, giải trừ thứ độc trong ngườị Khi làm, người ta phải cẩn thận cắt mật vất đi, vì mật công rất độc.
    + Chả Phượng: Giống chim này sống ở núi cao, rất khó bắt. Con trống gọi là Phụng, con mái là Hoàng. Người xưa tin rằng khi nào chim phụng xuất hiện là điềm thánh nhân ra đờị
    + Da Tây Ngu: Tây Ngu còn gọi là Tê Ngưu (Tê Giác), một giống heo rừng lớn, chân có ba móng, đầu có ba sừng. Nó có hình dạng xấu xí, chỉ ăn cây rừng. Da Tây Ngu dày dao đâm không thủng, chỉ trừ da ở nách là mỏng, người ta lấy da này ngâm vào nước rồi nấu ăn.
    + Tay Gấu: Gấu có sức mạnh tập trung vào hai chân trước (tay)
    + Gân Nai: Gân nai nửa dẻo nửa giòn, ăn tráng dương bổ thận.
    + Môi Đười Ươi: Đười Ươi là giống khỉ lớn thích đùa giỡn, khi vui phát ra tiếng như cười nức nẻ
    + Thịt Chân Voi: Voi tuy lớn, nhưng chính giữa bàn chân voi lại có một lớp thịt gân rất mềm.
    + Yến Sào: Yến ăn rau câu bọt bẻ, pha trộn với nước miếng, chế thành một chất nhựa trong, nhiễu ra thành sợi để dệt tổ áp dính vào tường. Tổ yến làm rất công phu, ngon và bổ.
    ---------------------------------------
    Mới ăn có 8 món sao mà no quá vậy, thôi nghỉ ngơi tí lấy sức ăn tiếp.
  10. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    VIỆT NAM​
    Việt Nam hình chữ S
    Một bán đảo xinh xinh
    Nằm trên biển Thái Bình
    Ở Đông Nam Châu Á ​
    [​IMG]
    (Tiếp theo)
    6. Việt Nam Thời Nguyễn (1802-1945)
    Vài nét về Triều Nguyễn:
    - Triều Nguyễn được dựng lên trên cơ sở đánh bại và tước đoạt những thành quả của phong trào Tây Sơn. Tuy không phãi là con cháu trực hệ nhưng các Hoàng Đế nhà Nguyễn cũng là dòng dõi của các chúa Nguyễn.
    - Trên danh nghĩa, triều Nguyễn tồn tại trước sau 143 năm nhưng lịch sử triều Nguyễn lại bao hàm hai giai đoạn mang hai tính chất hoàn toàn khác nhau:
    f Giai đoạn thứ nhất từ 1802 đến 1884 là giai đoạn triều Nguyễn tồn tại chủ yếu với tư cách của một vương triều độc lập. Giai đoạn này thuộc khung lịch sử Trung đại Việt Nam.
    f Giai đoạn thứ hai từ năm 1884 đến 1945 là giai đoạn triều Nguyễn chỉ tồn tại trong khuôn khổ cho phép của chủ nghĩa thực dân Pháp. Sử thường gọi đây là thời thuộc địa nửa phong kiến. Giai đoạn này thuộc khung lịch sử Cận đại Việt Nam.
    -Thời Nguyễn, lịch sử Việt Nam có mấy sự kiện lớn sau đây:
    ? Lãnh thổ rộng nhất so với tất cả các triều đại trước đó.
    ? Quốc hiệu mới của nước ta là Việt Nam (kể từ tháng 6/1804).
    ? Kinh đô mới của nước ta là Huế.
    Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, cuộc chiến đấu chống xâm lăng do triều Nguyễn tổ chức và lãnh đạo đã thất bại. Sau đó, một bộ phận không nhỏ của triều đình nhà Nguyễn đã cam kết hợp tác và làm tay sai cho thực dân Pháp.
    Phong trào yêu nước của nhân dân liên tục nổi lên với nhiều hình thức và tính chất phong phú khác nhau. Tuy nhiên, trọng đại hơn cả vẫn là sự kiện chính đảng giai cấp vô sản Việt Nam ra đời năm 1930. Sau 15 năm hoạt động, cuộc cách mạng do những người cộng sản Việt Nam phát động, tổ chức và lãnh đạo đã toàn thắng. Lịch sử Việt Nam hiện đại cũng bắt đầu từ đó.
    Tuy vị trí có khác nhau, nhưng trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn có tất cả 13 đời Hoàng đế nối nhau trị vì. Sử thường gọi các Hoàng đế nhà Nguyễn theo niên hiệu (vì mỗi Hoàng đế chỉ đặt có một niên hiệu) chứ không gọi theo miếu hiệu như đối với các hoàng đế các triều đại khác. Cụ thể như sau:
    ? Gia Long (tức Nguyễn Ánh) :1802-1819
    ? Minh Mạng (tức Nguyễn Phước Đảm) :1820-1840
    ? Thiệu Trị (tức Nguyễn Phước Miên Tông) :1841-1848
    ? Tự Đức (tức Nguyễn Phước Hồng Nhậm) :1848-1883
    ? Dục Đức (tức Nguyễn Phước Ưng Chân) :3 ngày của tháng 7/1883
    ? Hiệp Hòa (tức Nguyễn Phước Hồng Dật) :4 tháng cuối của năm 1883
    ? Kiến Phúc (tức Nguyễn Phước Ưng Đăng) :từ cuối năm 1883 đến tháng 4/1884
    ? Hàm Nghi (tức Nguyễn Phước Ưng Lịch) :1884-1888
    ? Đồng Khánh (tức Nguyễn Phước Ưng Xuy) :1885-1888
    Khi Hàm Nghi xuất bôn đánh Pháp, Đồng Khánh được đưa lên ngôi. Vì thế trên danh nghĩa thì từ năm 1885-1888, nước ta có hai hoàng đế.
    ? Thành Thái (tức Nguyễn Phước Bửu Lân) :1889-1907
    ? Duy Tân (tức Nguyễn Phước Vĩnh San) :1907-1916
    ? Khải Định (tức Nguyễn Phước Bửu Đảo) :1916-1925
    ? Bảo Đại (tức Nguyễn Phước Vĩnh Thụy) :1925-1945
    (Còn tiếp)

Chia sẻ trang này