1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trà Dư Tửu Hậu

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi KemTra, 13/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    VIỆT NAM​
    Việt Nam hình chữ S
    Một bán đảo xinh xinh
    Nằm trên biển Thái Bình
    Ở Đông Nam Châu Á ​
    [​IMG]
    (Tiếp theo)
    7.Nước Việt Nam từ 1945 đến nay
    Năm 1945 Cách Mạng Tháng 8 thành công. Ngày 2/9/1945, với việc tuyên đọc bản tuyên ngôn độc lập do Bác Hồ khởi thảo, nước Việt nam Dân Chủ Cộng Hòa đã khai sinh. Đây là nhà nước dân chủ đầu tiên ở Đông Nam Á. Nhưng vừa giành được chính quyền thì toàn thể nhân dân ta đã lao vào cuộc kháng chiến trường kỳ chống Pháp.
    Năm 1954, với chiến thắng Điện Biên Phủ, chúng ta đã buộc thực dân Pháp ký vào hiệp định Geneve, công nhận độc lập, chủ quyền của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
    Từ năm 1954 đến năm 1975, nhân dân cả nước đã dốc lòng chiến đấu chống Mỹ cứu nước. Ngày 30/4/1975 với đại thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, một kỷ nguyên mới đã mở ra. Từ đây, Việt Nam là một quốc gia thống nhất, hoàn toàn có độc lập và chủ quyền, có vị trí quốc tế ngày một lớn.
    Từ năm 1976, quốc hiệu mới của nước ta là Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam.
    Chân dung các bại tướng Pháp tại chiến trường Đông Dương
    Từ 1945 đến 1954, có đến 8 viên chức quân đội cấp cao Pháp đã được đưa sang Đông Dương:
    Tướng Jacques Philippe Leclerc
    Tướng Jean Valluy
    Tướng Roger Blaizot
    Tướng Marcel Carpentier
    Tướng ean de Lattre de Tassigny
    Tướng Raoul Salan
    Tướng Henri Eugène Navarre
    Tướng Christian Marie Ferdinand De La Croix De Castries
    (Còn tiếp)
  2. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Thay đổi khẩu vị bằng 1 bài thơ tóm tắt lịch sử Việt Nam ta nha bà con:
    Việt Nam Lược Sử Diễn Ca
    Nhớ lại thuở xưa Lạc Long Quân dựng nước
    Cùng Âu Cơ thành lập họ Hồng Bàng
    Mười tám đời kế tiếp ở Văn Lang
    Bao sự tích còn lưu truyền hậu thế
    Thái tử Lang Liêu được vua Hùng trọng nể
    Bánh dày, bánh chưng truyền lại đến mai sau
    Huyền thoại ngày xưa Sơn ?" Thủy đánh nhau
    Là khát vọng chống thiên tai thú dữ
    Công chúa Tiên Dung và Chử Đồng Tử
    Quyết yêu nhau nên bất luận sang hèn
    Lao động ngoan cường dưa hấu An Tiêm
    Danh Phù Đổng còn nêu gương rạng rỡ
    Nước Âu Lạc theo Loa Thành đổ vỡ
    Gươm Lữ Gia còn vấy máu Ai Vương
    Trải ngàn năm Bắc thuộc chịu đau thương
    Dân tộc Việt đã nhiều phen quật khởi
    Hai Bà Trưng đất Mê Linh thắng lợi
    Tiếp theo sau là nữ tướng Nhụy Kiều
    Từ Cửu Chân vùng dậy cưỡi voi theo
    Lý Nam Đế trao quyền cho họ Triệu
    Đầm Dạ Trạch lừng danh nơi hiểm yếu
    Mai Thúc Loan rồi kế đến Phùng Hưng
    Đất Giao Châu danh Khúc Hạo vang lừng
    Dương Diên Nghệ đắp xây nền tự chủ
    Nhờ Ngô Quyền Bạch Đằng Giang bất tử
    Thành mồ chôn quân Nam Hán hung tàn
    Sau nhà Đinh quan Thập đạo Lê Hoàn
    Lại phá Tống bắt giết Hầu Nhân Bảo
    Lý Thường Kiệt tiến quân như vũ bão
    Hạ Khâm Liêm rồi vây hãm Ung Châu
    Quân dân nhà Trần tính kế cùng nhau
    Phá Mông Cổ đã có Trần Quốc Tuấn
    Hội nghị Diên Hồng kết đoàn sức mạnh
    Khí giới nào tiêu diệt nổi dân ta
    Hễ có xâm lăng đoàn kết một nhà
    Già trẻ gái trai chung lòng giữ nước
    Kháng chiến chống Minh mười năm ác liệt
    Bình Định Vương tuốt kiếm ở Lam Sơn
    Hội thề Lũng Nhai cờ dậy bốn phương
    Bút Nguyễn Trãi sáng bừng hồn Đại Việt
    Sôi sục căm thù quân Thanh xâm lược
    Từ một vùng quê Bình Định ?" Tây Sơn
    Gươm Quang Trung đã trút hết căm hờn
    Lên hàng chục vạn quân Tôn Sĩ Nghị
    Xuân Kỷ Dậu quyết một lòng tướng sĩ
    ?oĐánh cho nó phiến giáp bất hoàn
    Đánh cho Sử tri Nam quốc anh hùng chi hữu chủ?
    Cuộc chiến đấu không lúc nào ngơi nghỉ
    Lại vẫn còn tiếp tục đến gần đây
    Khi quân thù kéo đến từ phương Tây
    Gò Công có Phó Lãnh binh Trương Định
    Đồng Tháp Mười Thiên Hộ Dương thống lĩnh
    Vùng Tân An lại có Thủ Khoa Huân
    Lửa bừng Nhật Tảo, Trung Trực ra quân
    Cả lục tỉnh vang lời thề chiến đấu
    Nguyễn Tri Phương với trái tim nung nấu
    Xé bông băng nhịn đói chết theo thành
    Tiếp theo sau Hoàng Diệu cũng lừng danh
    Khi tuẫn tiết ở phía trong Võ Miếu
    Hịch Cần Vương vua Hàm Nghi xuống chiếu
    Núi Vụ Quang Cao Thắng với Đình Phùng
    Lũy Ba Đình Đinh Công Tráng tận trung
    Khu Bãi Sậy còn lưu danh Tán Thuật
    Rừng Yên Thế khiến Sài Lang mất mật
    Khi nghe tên Đề Thám họ Hoàng Hoa
    Phong trào Duy Tân lan khắp gần xa
    Khới xướng có Sào Nam, Tăng Bạt Hổ
    Lương Ngọc Quyến, Lương Văn Can, Cường Để
    Phan Chu Trinh, Dương Bá Trạc, Nguyễn Quyền
    Lập Đông Kinh Nghĩa Thục đề tuyên truyền
    Chống sưu thuế lừng danh Trần Quý Cáp
    Cao Vân, Thái Phiên điên đầu giặc Pháp
    Bom nổ rền Phạm Hồng Thái hiên ngang
    Nguyễn Thái Học và đồng đội đàng hoàng
    Nhìn máy chém hô ?oViệt Nam độc lập!?
    Nguyễn Tất Thành là vì sao sáng nhất
    Người mở đường cho cách mạng tiến lên
    Lịch sử sang trang ?" **********************
    Chào Nghệ Tĩnh sóng trào dâng Xô Viết
    Khởi nghĩa Nam Kỳ và Bắc Sơn bất diệt
    Chào Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân
    Chào Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công
    Đẹp vô cùng là mùa thu năm ấy
    Chưa kịp ngồi cả nước liền đứng dậy
    Đi suốt chín năm kháng chiến gian lao
    Kết thành Điện Biên lừng lẫy tự hào
    Lại đi suốt hai mốt năm không nghỉ
    Cả dân tộc thề chung một ý chí
    Không có gì quý hơn độc lập tự do
    Xẻ dọc Trường Sơn thống nhất nước nhà
    Chiến dịch cuối cùng mang tên Người đại thắng
    Quét sạch xâm lăng trời cao đất rộng
    Hoà bình rồi hạnh phúc nở thêm hoa
    Vọng mấy ngàn năm lời dạy của ông cha
    Con cháu Rồng Tiên thủy chung nhân nghĩa.
    Nguyễn Văn Mỹ
  3. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    NHỮNG VẾ ĐỐI CHƯA ĐỐI ĐƯỢC
    Huyền Viêm

    Các cụ nhà Nho ta ngày xưa ngoài cái thú cầm kỳ thi họa, còn có cái thú chơi câu đối. Nhiều vế đối rất hiểm hóc, đối được thì thú vị vô cùng. Chơi câu đối thú nhất là vào dịp Tết, khi hoa đào hoa mai đua nở, mùi trầm hương ngào ngạt, ngồi bên chung trà thơm, cạnh nghiên mực đen, tờ giấy đỏ, nghĩ ra được câu đối đắc ý thì không còn gì thú vị cho bằng.
    Những câu đối hay, nổi tiếng của các danh sĩ ta còn lưu lại trong sử sách không phải là ít. Nhưng bên cạnh những câu đối ấy, còn có những câu thách đối đã nhiều năm, nhiều thế hệ trôi qua mà cho đến nay vẫn chưa ai đối được vì quá hóc búa.
    Nhắc đến những vế thách đối chưa đối được thì ai cũng nhớ đến vế đối của bà Đoàn Thị Điểm ra cho Trạng Quỳnh khi ông đòi vào xem bà tắm:
    ?oDa trắng vỗ bì bạch?
    Thông minh, đĩnh ngộ như Cống Quỳnh mà đành chịu thua vì trong chữ Hán ?obì? nghĩa là da, ?obạch? nghĩa là trắng, rất khó đối. Cho đến nay đã có hang trăm người thử đối nhưng không đạt. Vế đối được nhắc đến nhiều nhất là ?oTrời xanh màu thiên thanh? nhưng cũng không chỉnh vì chữ ?ovỗ? là động từ mà đối lại ?omàu? là danh từ.
    Một lần Cống Quỳnh ngồi đối diện với bà Điểm qua cửa sổ, bà Điểm bèn ra 1 vế đối:
    ?oHai người ngồi song song hai cửa sổ?
    Trong chữ Hán, chữ ?osong? nghĩa là hai, lại cũng có nghĩa là cửa sổ. Quỳnh bí, phải chịu thua.
    Lần khác, bà Điểm từ phố Mía về, chợt nghĩ ra 1 ý hay bèn thách đối Quỳnh:
    ?oLên phố Mía, gặp cô hang Mật, cầm tay kẹo lại hỏi thăm đường?
    (Kẹo là tiếng địa phương, có nghĩa là kéo) Trong câu có 4 từ liên quan với nhau là mía, mật, kẹo, đường. Quỳnh không tài nào tìm được từ để đối, đành chịu thua lần nữa.
    Một vế đối khá hóc búa khác cũng của Hồng Hà nữ sĩ (Bút danh của bà Điểm). Một hôm nhóm danh sĩ kinh kỳ đứng đầu là Vũ Diễm đến xin tiếp xúc với giai nhân để thử tài cao thấp. Chủ nhân không chịu ra tiếp, chỉ cho đứa cháu gái là Đoàn Lệnh Khương bưng ra 1 quả trầu, trên để 1 mảnh hoa tiên mang dòng chữ rất đẹp:
    ?oĐình tiền thiếu nữ động tân lang?
    Câu thách đối thoạt nghe thì chẳng khó gì, nhưng thật lắt léo vì dung chữ đồng âm dị nghĩa: ?othiếu nữ? là cô gái trẻ, nhưng còn có nghĩa là làn gió nhẹ (Theo Đỗ Thị Hảo trong tác phẩm ?oHồng Hà nữ sĩ? trang 24); ?otân lang? nghĩa là chàng rể mới, nhưng lại còn có nghĩa là cây cau. Hiểu nông cạn thì là ?oTrước sân cô gái mừng chàng rể mới?, nhưng hiểu sâu hơn thì có nghĩa là ?ogió nhẹ vờn cây cau?. Thật khó lòng tìm được những từ đồng âm dị nghĩa như thế để đặt vào câu đối. Thế là nhóm danh sĩ kinh kỳ đành im lặng rút lui.
    Bà Cai Vàng, vợ của thủ lĩnh Cai Vàng, tên thật là Lê Thị Miên, vừa có tài võ nghệ lại vừa giỏi văn chương. Thuở thời con gái, một lần có cậu nho sinh đọc hai câu thơ trong tác phẩm ?oCung Oán Ngâm Khúc? để trêu ghẹo nàng:
    ?oLạnh lùng thay giấc cô miên
    Mùi hương tịch mịch, bóng đèn thâm u?

    Cậu có ý mượn 2 câu thơ ấy để nói rằng cô đang chịu cảnh cô đơn chiếc bóng lạnh lung. Tìm được 2 từ ?ocô mien? cậu ta lấy làm đắc ý lắm. Không ngờ cô chuyển ngay tình thế:
    -Từ 2 câu thơ ấy, em nghĩ ra được 1 vế đối. Ai mà đối được em xin kết tóc se tơ. Vế đối ấy như sau: ?oCô Miên ngủ một mình?. Xin mời thầy đối.
    Vế ra rất ngắn, nhưng thật gay, vì trong chữ Hán, ?ocô mien? nghĩa là ngủ một mình. Thế là thầy nho đành phải đầu hàng và lặng lẽ rút lui.
    Đó là chuyện ở ngoài Bắc. Ở trong Nam mọi người còn truyền tụng một câu thách đối tuy nôm na nhưng cũng không kém phần hóc búa của nữ sĩ Sương Nguyệt Anh (8.3.1864 ?" 20.1.1921) tên thật là Nguyễn Xuân Khuê, con gái thứ 5 của cụ Nguyễn Đình Chiểu, góa chồng khi còn rất trẻ. Ông cử Phạm Đình Chi ở Mỹ Tho nghe tiếng bà là bậc tài sắc văn chương nên lân la tìm đến làm quen để trước là kết duyên văn tự, sau là nên nghĩa sắt cầm. Ông yêu cầu bà ra vế đối để cho mình có dịp trổ tài. Nể lời ông và cũng để khỏi bị tiếp tục quấy rầy, bà ra vế đối như sau:
    ?oĐình làng tôi không dám phạm, thưa ông tôi phạm đình chi??
    Vế thách đối có ý nói: Tôi không dám phạm đến đình làng, vậy thưa ông tôi phạm đến cái đình nào bây giờ?
    Cái khó của câu này là cả tên họ của ông cử Phạm Đình Chi bị gói gọn vào trong đó. Biết kiếm đâu ra một cái tên tương tự để đặt vào vế đối? Thế là trong ba muơi sáu chước chỉ có chước chuồn là hay hơn cả? [Còn nữa, nhưng không thú vị nên boy tui không post tiếp]
    (Tạp chí Kiến Thức Ngày Nay số đặc biệt mừng Xuân Đinh Hợi)
  4. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH​
    [​IMG]
    TP. HCM ngày nay rộng hơn 2093,7km2, dân số 5.037.155 người (1/4/1999), là thành phố lớn và đông dân nhất của đất nước, có năng lực lớn vể sản xuất, kinh doanh và là một trong những thành phố đang phát triển khá sầm uất của khu vực Đông Nam Á. Kể từ ngày 1/12/2003, TP.HCM có tổng cộng 24 quận, huyện gồm: Quận 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, Gò Vấp, Phú Nhuận, Bình Thạnh, Thủ Đức, Tân Bình, Tân Phú (tách từ Tân Bình), Bình Tân (một phần Bình Chánh), Nhà Bè, Hóc Môn, Bình Chánh, Củ Chi, Cần Giờ.
    Nếu không nhìn lại lịch sử, chúng ta thật khó hình dung nổi vùng đất này hơn 300 năm trước chỉ là những bãi sình lầy, hoang vu. Đất lành chim đậu, trước khi trở thành một đơn vị hành chính quốc gia, những người lao động cả nước, trong đó có cả những người có học vấn từ miền Bắc, miền Trung thế hệ này sang thế hệ khác lần lượt đến đây và một bộ phận ở cực Nam lên. Phần lớn là những người nông dân nghèo khó, không chấp nhận sự áp bức bóc lột của địa chủ phong kiến hay vì những lý do khác mà tìm đến vùng đất này ?" như tìm đến một cuộc sống mới. Mảnh đất lạ này lại có sức cuốn hút khác thường: Người từ miền đất xa xôi nào, đã đặt chân đến đây là trụ lại, rồi sinh sôi nảy nở. Bằng bàn tay và khối óc, bằng mồ hôi nước mắt và cả xương máu nữa, họ đã biến vùng đất hoang sơ thành ruộng đồng phì nhiêu, phố phường đông đúc để rồi trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, khoa học và công nghệ lớn của cả nước.
    Năm 1698, Chưởng cơ Nguyễn Hữu Cảnh vâng lệnh chúa Nguyễn vào Nam kinh lược đã lập Dinh Phiên Trấn, đặt cơ sở hành chính đầu tiên của Sài Gòn. Việc xác định Sài Gòn ở vị trí trung tâm cho cả vùng đất mới phương Nam thể hiện xu thế phát triển và bản lĩnh kiên cường của một dân tộc vốn có nền văn hiến lâu đời. Chính vì vậy Sài Gòn - Gia Định suốt mấy thế kỷ qua đã đứng vững trước bao thử thách và phát triển ngày càng nhanh chóng. Sài Gòn ra đời vào lúc chế độ phong kiến suy vong, giai cấp thống trị không còn tiêu biểu cho truyền thống cao quý của dân tộc. Song những người lao động, trước hết là những người nông dân, tụ hội từ bốn phương đến Sài Gòn vẫn mang trong mình dòng máu ?oCon Rồng Cháu Tiên? vẫn giữ gìn truyền thống đoàn kết dân tộc và thống nhất quốc gia. Chính vì vậy, từ khi còn mảnh đất hoang sơ, đến đã là một đơn vị hành chính, một trung tâm kinh tế văn hóa của cả nước. Trải qua 3 thế kỷ đầy biến động và hào hùng, Sài Gòn ngày nay càng trở nên mảnh đất yêu dấu trong lòng mỗi người dân Việt Nam.
    Những người lao động đã tạo dựng nên Sài Gòn, đến lượt chính mảnh đất này với cuộc sống không ngừng đi lên lại tạo ra tính cách cao quý của con người đã tạo dựng ra nó. Trong cái chung của giá trị truyền thống Việt Nam, đã nảy nở nét riêng của người Sài Gòn. Trong cái hào khí của dân tộc, có đậm nét hào khí Đồng Nai ?" Bến Nghé. Hoàn cảnh thiên nhiên khắc nghiệt ban đầu và công khai phá đầy gian nan đã tạo ra tinh thần và ý thức tự lực tự cường, cần cù sáng tạo, dũng cảm hết mình trong lao động sản xuất và chống thiên tai địch họa. Con người của vùng đất mới đã nương tựa vào nhau để cưu mang và sống quên mình vì nhau, sinh cơ lập nghiệp, bảo vệ giống nòi và giang san đất nước. Từ đó đã hình thành truyền thống đoàn kết tương thân tương ái ?oTrọng nghĩa khinh tài? một giá trị cao quý của người Sài Gòn.
    Toạ lạc trên vùng đất Đông Nam Bộ, Sài Gòn ở vào vị trí có ưu thế lớn: phía Tây là bình nguyên bát ngát - vựa lúa của cả nước, với những kênh rạch đủ sâu cho mọi loại tàu thuyền, phía Đông là cảng biển lý tưởng cho sự giao lưu với thế giới. Khí hậu nóng ẩm, song lại ít thiên tai, sản vật phong phú: lúa, gạo, trái cây bốn mùa, sản phẩm rừng biển cùng với sức lao động dồi dào và con người dũng cảm, cần cù nhân hậu? Sài Gòn đã sớm trở thành nơi giao lưu kinh tế và thương mại có sức cuốn hút lớn. Ngay từ sau các cuộc cách mạng tư sản, nhiều tập đoàn tư bản Châu Aâu đã bắt đầu dòm ngó Phương Đông trong đó có Việt Nam mà tiêu biểu đầu tiên là những thành phố biển cửa ngõ của quốc gia. Đi sau những người truyền đạo và buôn bán là quân đội viễn chinh Pháp đổ bộ lên Đà Nẵng năm 1858 và một năm sau chúng đánh chiếm Sài Gòn mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược các nước Đông Dương.
    Không cam chịu mất nước, nhân dân Sài Gòn-Gia Định đã nhất tề đứng dậy chống xâm lăng. Lịch sử đã ghi nhận tinh thần yêu nước nồng nàng và ý thức trách nhiệm cao cả của nhân dân Nam Bộ nói chung và Sài Gòn-Gia Định nói riêng trước vận mệnh của dân tộc. Cuộc chiến đấu cố thủ của Nguyễn Tri Phương ở đại đồn Kỳ Hoà đã được hàng vạn dân binh toàn vùng giúp sức. Cuộc kháng chiến bền bỉ gan dạ với khí tiết của Trương Định, Nguyễn Trung Trực và nhà thơ - chiến sĩ Nguyễn Đình Chiểu mãi mãi tiêu biểu cho tinh thần yêu nước, ý thức làm chủ mạnh mẽ của nhân dân Sài Gòn- Gia Định.
    Để bóc lột đồng bào ta, bòn rút của cải của đất nước ta, thực dân Pháp đã xây dựng cơ sở hạ tầng tạo điều kiện kinh tế phát triển. Sài Gòn là nơi đầu tiên đi vào nền sản xuất công nghiệp, do đó là nơi đầu tiên ra đời giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại. Tuy nhiên, khác với giai cấp công nhân ?ochính quốc?, họ chịu nhỉều tầng áp bức bóc lột. Hoàn cảnh đó là cơ sở nảy sinh ý thức giải phóng giai cấp gắn liền với tinh thần độc lập dân tộc. Sài Gòn cũng là nơi đầu tiên xuất hiện tầng lớp trí thức mới ?" trí thức khoa học, công nghệ và văn hóa phương Tây.
    (Còn tiếp)
  5. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH​
    [​IMG]
    Trong lúc đất nước còn tăm tối chưa có đường ra, Sài Gòn là nơi đã hưởng ứng mạnh mẽ phong trào yêu nước của các chí sĩ Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh và các nhà yêu nước tiến bộ khác. Cuộc ra đi tìm đường cứu nước của người thanh niên Nguyễn Tất Thành năm 1911, sau đó là sự ra đời của Công Hội Đỏ do người thợ Ba Son Tôn Đức Thắng sáng lập, tiêu biểu cho sự lựa chọn đường đi của dân tộc. Suốt 15 năm đấu tranh cực kỳ gian khổ trong thời kỳ vận động cách mạng, những người con ưu tú nhất của quê hương từ mọi miền đất nước: Trần Phú, Nguyễn Văn Cừ, Ngô Gia Tự, Lê Hồng Phong, Võ Văn Tần, Tạ Uyên, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Tiếp, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Lý Tự Trọng và nhiều bậc tiền bối khác đã hoạt động trên vùng đất Sài Gòn?"Gia Định và đã hiến dâng tuổi trẻ, trí tuệ và cả cuộc đời cho Tổ quốc.
    Thành phố là ngọn cờ của các phong trào chống đế quốc xâm lược: Phong trào chống đế quốc Mỹ can thiệp vào Đông Dương (1950), phong trào Đồng Khởi của nhân dân Gia Định (1960), và cuối cùng là cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mùa xuân 1975.
    Sau gần 20 năm cùng với cả nước thực hiện đường lối đổi mới, kinh tế trên địa bàn thành phố tăng trưởng khá cao và ổn định, đóng góp 37,8% GDP của cả nước.
    Hiện nay, TP.HCM là trung tâm du lịch lớn nhất nước, thu hút hằng năm 70% lượng khách quốc tế đến VN.
    TP.HCM qua những con số
    1698 -Chúa Nguyễn cử Lễ Thành Hầu Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống suất vào Nam kinh lược, lập phủ Gia Định, lấy đất Sài Gòn lập huyện Tân Bình, dựng Dinh Phiên Trấn, thiết lập chính thức các cơ quan công quyền. Sài Gòn trở thành trung tâm hành chánh thương mại.
    1731 -Chúa Nguyễn thành lập tại Sài Gòn Dinh Điều Khiển lãnh đạo điều hành tất cả các Dinh Trấn của cả miền Nam.
    1772 -Nguyễn Cửu Đàm xây lũy ?oBán Bích? quy hoạch các kiến trúc, các cơ quan công quyền và các phố, chợ?
    1776 ?" 1788 -Sài Gòn là địa bàn giành giật có tính chất chiến lược về mặt chính trị và quân sự giữa quân Tây Sơn và quân Nguyễn Aùnh với 8 trận đánh lớn.
    1790 -Nguyễn Aùnh lập Gia Định kinh, xây dựng thành Bát Quái, khẳng định Sài Gòn là trung tâm chiến lược, trung tâm cai trị, trung tâm dân cư, thương mại của cả miền Nam.
    1791 -Mở khoa thi đầu tiên ở Gia Định, đánh dấu sự phát triển về mặt Văn hóa.
    1802 -Gia Long sau khi lên ngôi đổi Phủ Gia Định thành Gia Định Trấn. Năm 1808 lại đổi thành Gia Định Thành.
    1833 ?" 1835 -Lê Văn Khôi khởi binh, chống triều đình nhà Nguyễn nhưng thất bại.
    10/2/1859 -Quân Pháp vào sông Đồng Nai mở cuộc tiến công đánh phá thành Gia Định.
    1859 ?" 1861 -Cuộc chiến đấu giữ Đại đồn Chí Hoà chống quân Pháp xâm lược.
    1861 ?" 1862 -Cuộc khởi nghĩa của Trương Định, Hồ Huấn Nghiệp, Đốc Binh Tiến.
    1862 ?" 1863 -Xây dựng Bến cảng Nhà Rồng, Thảo Cầm Viên, thành lập xưởng Ba Son.
    1865 -Xuất hiện tờ báo Quốc ngữ đầu tiên ở Sài Gòn ?" Gia Định Báo.
    1872 -Hoàn thành xây dựng Dinh Thống Soái ?" Nam Kỳ (Hội trường Thống Nhất hiện nay)
    1879 -Hội đồng Thành phố Sài Gòn, Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ được thành lập.
    1881 -Xây dựng đường xe lửa Sài Gòn ?" Mỹ Tho.
    22/1/1885 -Đề đốc Nguyễn Văn Bướng lãnh đạo nghĩa quân đánh chiếm Sài Gòn nhưng thất bại. Nguyễn Văn Bướng bị địch bắt.
    8/2/1885 -Phan Văn Hớn lãnh đạo cuộc khởi nghĩa ?o18 thôn vườn trầu? (Hóc Môn)
    1894 -Khai trương Nhà máy rượu.
    1897 -Mở cửa trường Bá Nghệ.
    1898 ?"Khởi công xây dựng Nhà hát lớn (Nhà hát Thành phố hiện nay)
    1901 -Ra mắt tờ báo Nông Cổ Mín Đàm chuyên về Nông thương.
    1902 -Xây dựng cầu Bình Lợi
    1903 -Xây dựng đường tàu điện Sài Gòn ?" Gò Vấp, Sài Gòn ?" Chợ Lớn, Gò Vấp ?" Hóc Môn.
    1907 -Ra mắt tờ báo Lục Tỉnh Tân Văn.
    1908 -Xây dựng Dinh Xã Tây (trụ sở UBND TP.HCM hiện nay)
    1910 -Xây dựng đường xe lửa Sài Gòn ?" Nha Trang
    5/6/1911 -Người thanh niên Nguyễn Tất Thành từ Bến Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.
    (Còn tiếp)
  6. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH​
    [​IMG]
    24/3/1913 -Nguyễn Hữu Trí và Phan Xích Long lãnh đạo cuộc khởi nghĩa nhưng thất bại, Phan Xích Long bị địch bắt.
    12/12/1916 -Cuộc khởi nghĩa lần thứ hai của Nguyễn Hữu Trí đánh vào Dinh Thống Soái, Khám lớn Sài Gòn. Nguyễn Hữu Trí bị tử trận.
    5/8/1919 -Lần đầu tiên tên tuổi của Nguyễn Aùi Quốc xuất hiện ở Sài Gòn trên tờ báo ?oLe Courrier de Saigon? khi báo đăng tải ?oBản yêu sách của các dân tộc? do Nguyễn Ái Quốc gửi đến Hội nghị Versailles và Quốc hội Pháp gây chấn động lớn trong các tầng lớp nhân dân Sài Gòn.
    1921 -Thành lập Công Hội Đỏ, tổ chức Công hội bí mật thiên tả đầu tiên ở nước ta, do đồng chí Tôn Đức Thắng làm Hội trưởng.
    1923 -Tờ báo Tiếng Chuông Rè (Le Cloche Fêleé) của Nguyễn An Ninh ra đời.
    4/8/1925 -Bãi công lớn của Công nhân Ba Son do Công Hội Đỏ lãnh đạo, đấu tranh đòi quyền lợi cho công nhân và làm chậm trễ việc Pháp gởi các chiến hạm đàn áp Cách mạng Trung Quốc.
    1926 -Phong trào mạnh mẽ của quần chúng đòi trả tự do cho Nguyễn An Ninh, đòi ân xá Phan Bội Châu, tổ chức tang lễ Phan Châu Trinh.
    1927 -Phong trào đấu tranh của giai cấp công nhân và nhân dân Sài Gòn đi vào chiều sâu với tổ chức ?oThanh niên Cách mạng đồng chí hội?
    1930 -Xứ ủy Nam Kỳ, Thành ủy Sài Gòn, Tỉnh ủy Gia Định, Tỉnh ủy Chợ Lớn được thành lập.
    3/1931 -Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương lần II do Tổng Bí thư Trần Phú chủ trì họp ở số 236 đường Richaud (nay là đường Nguyễn Đình Chiểu). Các Hội nghị Ban chấp hành Trung Ương khác diễn ra ở Sài Gòn: 3/1937, 8/1937, 3/1938, 11/1939.
    1936 -Phong trào bãi công dâng cao, thành lập các ?oỦy ban hành động? tiến tới họp ?oĐông Dương Đại Hội?.
    7/1938 -Xuất hiện tờ báo Dân Chúng, tờ báo công khai của Trung Ương Đảng ở Sài Gòn.
    11/1939 -Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng họp ở Sài Gòn (có các đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Phan Đăng Lưu, Lê Duẩn) xác định chiến lược cách mạng Việt Nam trong tình hình nổ ra chiến tranh TG lần 2.
    23/11/1940 -Khởi nghĩa Nam Kỳ nổ ra ở Hóc Môn, Gò Vấp, Bình Chánh và các tỉnh Nam Bộ.
    1943 -Thành lập lại Xứ ủy Nam Bộ.
    4/1944 -Thành lập Tổng công đoàn Nam Bộ.
    9/3/1945 -Nhật đảo chính Pháp ở Sài Gòn.
    6/1945 -Phong trào ?oThanh niên tiền phong? do Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch làm Tổng thư ký
    25/8/1945 -Khởi nghĩa giành chính quyền thành công ở Sài Gòn.
    2/9/1945 -Hơn một triệu người mitting ở Sài Gòn nghe Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập.
    23/9/1945 -Phát động Nam Bộ kháng chiến sau 29 ngày tự do ngắn ngủi, mở đầu cho cuộc kháng chiến chống Pháp trong cả nước.
    6/1/1946 -Nhân dân Sài Gòn bỏ phiếu bầu đại biểu Quốc hội nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.
    8/4/1946 -Trận đánh kho đạn Piro Technic
    5/1947 -Trên 5000 trí thức, công chức, công nhân, học sinh Sài Gòn ra bưng biền tham gia kháng chiến theo lời kêu gọi của Ủy ban Kháng chiến Nam bộ, trong đó có nhiều nhân sĩ nổi tiếng như cụ Phan Văn Chương, Đốc phủ sứ, nguyên Đô Trưởng Sài Gòn-Chợ Lớn.
    11/1947 -400 trí thức Sài Gòn ký tuyên bố phản đối chiến tranh, đòi Pháp phải đàm phán với chính phủ Hồ Chí Minh.
    11/1949 -Phong trào bãi khóa, bãi công, bãi thị dâng cao.
    9/1/1950 -Cuộc biểu tình rầm rộ của học sinh Sài Gòn chống thực dân Pháp và tay sai, Trần Văn Ơn hy sinh. Ngày 9/1 trở thành ?oNgày toàn quốc đấu tranh của học sinh sinh viên?
    19/3/1950 -Biểu tình chính trị của 300.000 nhân dân Sài Gòn chống thực dân Pháp và phản đối can thiệp Mỹ, đuổi tàu chiến Mỹ (Anderson & Sticken) do luật lư Nguyễn Hữu Thọ lãnh đạo. Ngày 19/3/1950 trở thàønh ?oNgày toàn quốc chống Mỹ?.
    1952 -Trận đánh diệt tàu địch trên sông Lòng Tàu ở chiến khu rừng Sác.
    5/1954 -Trận đánh kho bom Phú Thọ Hòa (phá hủy 9000 tấn bom đạn, 10 triệu lít xăng)
    30/7/1954 -Thành lập phong trào Hòa Bình Sài Gòn - Chợ Lớn đòi bảo vệ hòa bình, thực hiện thống nhất tổ quốc.
    8/4/1955 -Xung đột giữa chế độ Ngô Đình Diệm và Bình Xuyên.
    7/1955 -Đình công, bãi thị hưởng ứng lời kêu gọi của Liên Việt Nam Bộ đòi hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất đất nước.
    1956 -Đồng chí Lê Duẩn, Bí thư Xứ ủy, hoạt động ở Sài Gòn phát thảo đường lối cách mạng miền Nam, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang.
    11/1960 -Đảo chính chống Ngô Đình Diệm do Nguyễn Chánh Thi cầm đầu.
    12/1960 -Nhân dân Sài Gòn chào mừng ngày mặt trận Dân Tộc Giải Phóng miền Nam ra đời.
    8/5/1963 -Biểu tình của 600 nhà sư cùng hàng ngàn đồng bào Phật Tử chống chế độ Ngô Đình Diệm.
    5/1963 -Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu chống chính quyền Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo.
    1963 -Ngô Đình Diệm ban hành thiết quân luật bao vây đàn áp các chùa chiền, bắt hầu hết các lãnh tụ Phật giáo.
    1/11/1963 -Đảo chính lật đổ chế độ Ngô Đình Diệm do Dương Văn Minh cầm đầu. Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bị giết.
    21/9/1964 -Tổng bãi công của công nhân và nhân dân lao động làm tê liệt cả Sài Gòn.
    3/1965 -Đặc công ta tiến đánh tòa đại sứ Mỹ ở đường Hàm Nghi (diệt 217 tên Mỹ)
    31/1/1968 -Cuộc tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân Sài Gòn ?" Chợ Lớn ?" Gia Định. Quân ta tiến công Dinh Độc Lập, Tòa Đại sứ Mỹ, Bộ Tổng tham mưu, Đài phát thanh, Sân bay Tân Sơn Nhất.
    5/5/1968 -Tổng tiến công và nổi dậy đợt 2.
    6/1969 -Thành lập Ủy ban Nhân dân Cách mạng Sài Gòn - Gia Định, một trong những đơn vị chính quyền được hình thành sớm nhất ở miền Nam.
    3/9/1969 -Nhân dân Sài Gòn chịu tang ngày chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời
    1970-1971 -Cao trào đấu tranh của sinh viên học sinh Sài Gòn chống Mỹ ngụy.
    12/11/1972 -Đặc công tiến công kho Thành Tuy Hạ (phá hủy 100.000 tấn bom)
    2/12/1973 -Đặc công tiến công kho xăng Nhà Bè (phá hủy 140 triệu lít xăng)
    1973-1974 -Phong trào đấu tranh của công nhân, nhân dân lao động và các giới nhà báo (phong trào ?oKý giả đi ăn mày), phong trào chống tham nhũng (giới công giáo), phong trào ?ocứu đói?.
    29/4/1975 -Bắt đầu chiến dịch Hồ Chí Minh và lịnh phát khởi cuộc nổi dậy ở Sài Gòn.
    30/4/1975 -Quân giải phóng tiến chiếm Dinh Độc Lập. Chính quyền Dương Văn Minh đầu hàng. Thắng lợi hoàn toàn của cuộc kháng chiến chống Mỹ.
    12/1975 -Hội nghị Hiệp thương thống nhất đất nước diễn ra tại Sài Gòn.
    1/1976 -Ủy ban quân quản chuyển giao chính quyền cho Ủy ban Nhân dân Cách mạng Thành phố.
    24/4/1976 -Nhân dân Sài Gòn tham gia bầu cử Quốc hội thống nhất cả nước.
    2/7/1976 -Quốc hội thông qua Nghị quyết lấy tên Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho thành phố Sài Gòn?"Chợ Lớn ?" Gia Định.
    9/1982 -Bộ Chính trị ra Nghị quyết 01/BCT về công tác của TP.HCM.
    9/1991 -Ra đời khu chế xuất Tân Thuận, khu chế xuất đầu tiên ở Việt nam
    10/1991 -Đại hội Đảng bộ thành phố lần 5
    3/1994 -Hội nghị Đại biểu Đảng bộ thành phố giữa nhiệm kỳ khóa 5
    19/12/1995 -Khánh thành Đền tưởng niệm liệt sĩ Bến Dược.
    1998 -Kỷ niệm 300 năm thành lập Sài Gòn-TP.HCM với nhiều hoạt động và công trình kinh tế, văn hóa, xã hội.
    2000 Thành phố bước vào thế kỷ mới với tư thế vững chải đường hoàng, tiên phong của Hòn Ngọc Viễn Đông.
    (Còn tiếp)
  7. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH​
    [​IMG]
    Chợ Văn Thánh - Khu du lịch Văn Thánh
    Được xây dựng khoảng 1993-1995. Dự kiến đây là chợ lớn đầu mối (giống như chợ An Lạc và bến xe miền Tây) cho các loại hàng hóa từ miền Trung vào khu Tân Cảng. Nhưng chợ khánh thành không lâu thì bến xe Văn Thánh dời đi làm cho chợ mất khách và mất luôn vị trí như dự kiến. Hiện nay chợ rất ế và nhà nước dự định bán chợ cho doanh nghiệp Đài Loan vào việc khác.
    Khu du lịch Văn Thánh nằm trên cù lao 7ha nên còn gọi là cù lao 7 mẫu, hiện nay do Du lịch Gia Định quản lý. Đây là khu DL nhỏ, nhưng được nhiều người biết đến vì 1993-1994 ở đây tổ chức thi tuyển chọn diễn viên điện ảnh. Vào mùng 5 tháng Giêng âm lịch hàng năm, ở đây thường tổ chức lễ hội mừng chiến thắng Đống Đa (5/1/1789 - Kỷ Dậu âm lịch)
    [​IMG]
    Cầu Sài Gòn
    Được bắc qua sông Sài Gòn, xây dựng năm 1960 do công ty C.E.C (Capital Engineering Corporation) thiết kế và thi công. Chiều dài của cầu là 987,431m, 32 nhịp. Năm 1998 cầu được nâng cấp sửa chữa phần chịu lực và mở rộng từ 19,3m thành 24m như hiện nay. Trong tương lai sẽ có thêm một cây cầu nữa được bắc song hành với cây cầu hiện tại, nhằm giảm áp lực cho cầu Sài Gòn, hiện đại hóa các cửa ra vào TP.HCM.
    Sông Sài Gòn dài trên 230km, bắt nguồn từ cao nguyên Hớn Quảng (Lộc Ninh, Bình Phước), một đoạn sông là ranh giới tự nhiên giữa Tây Ninh và Bình Phước. Một phần nước sông Sài Gòn đổ vào hồ Dầu Tiếng, sau đó chảy qua khu vực Bến Cát đến Thủ Dầu Một vào TP.HCM và hợp với sông Đồng Nai đổ ra cửa Cần Giờ, vịnh Gành Rái.
    [​IMG]
    Dự án đường ngầm vượt sông Sài Gòn
    Theo dự án đường ngầm dưới sông Sài Gòn xây dựng theo cấu trúc đường ống rộng 22,8m, cao 9,055m, gồm hai ống chịu lực cách nhau 0,6m, mỗi ống là một chiều xe chạy về TP.HCM và Thủ Thiêm (rộng 9,7m, cao 5,95m, lòng rộng 7,5m cho hai làn xe chạy). Tuyến đường hầm vào Q.1 sẽ đi dưới đường Hàm Nghi lên mặt đất hai đường Lê Hồng Phong và CMT8 và Phạm Hồng Thái.
    [​IMG]
    Tân Cảng
    Ngay dưới chân cầu Sài Gòn, phía hạ lưu thuộc quận Bình Thạnh là khu cảng mới dọc theo bờ sông. Cảng này được Mỹ xây dựng năm 1965 nhằm cung cấp vũ khí đạn dược cho chiến trường miền Nam Việt Nam.
    Sau năm 1975 là khu vực cảng của Hải quân Việt Nam, năm 1990 được tách ra làm hai khu vực quân sự và cảng kinh tế. Hiện nay Tân Cảng là một trong những cảng quân sự quan trọng nhất của Việt Nam. 70% số lượng hàng hóa quân sự được thông qua cảng này. Cảng hiện nay là trung tâm sửa chữa, tiếp tế hàng hóa chính của nền quân sự Việt Nam. Cảng cũng là một trong những lý do chính Bộ Chính trị nước ta không đồng ý xây cầu vượt sông Sài Gòn qua Thủ Thiêm mà phải xây hầm. Bên cạnh cảng quân sự là cảng container Tân Cảng với trang thiết bị hiện đại nằm trong khu liên hợp cảng Sài Gòn.
    Cảng Sài Gòn
    Cảng Sài Gòn trực thuộc Cục Hàng Hải Việt Nam là cảng biển lớn nhất ở Việt Nam hiện nay, đã trải qua trên 100 năm phát triển và là thành viên của Hiệp hội cảng biển quốc tế (IAPH) từ năm 1992. Hiện nay, cảng Sài Gòn tiếp tục thu hút đầu tư để phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
    Điều kiện tự nhiên của cảng Sài Gòn được xem là khá thuận lợi cho một cảng biển. Với độ dài luồng 85km từ Vũng Tàu, với mớm nước bình quân 11m, thấp nhất là 9,7m và cao nhất là 12,1m, dây điện vượt sông có cao độ 36m. Cảng có thể tiếp nhận tàu có tải trọng 30.000DWT, chiều dài 230m trong khoảng thời gian 6-15 giờ mỗi ngày. Hệ thống bốc xếp gồm 18 cầu tàu với tổng chiều dài 2082m, 32 phao neo cùng một lúc có thể bốc xếp 30 tàu lớn nhỏ. Hệ thống kho gồm 68.344m2 và 107.609m2 bãi chức hàng, tổng sức chứa khoảng 200.000 tấn, đặc biệt có bến chuyên dùng xếp dỡ container với khả năng thông qua 300.000 TEU/năm (1 TEU là một container tiêu chuẩn 20 feet).
    Năm 1994, cảng Sài Gòn được trang bị các phương tiện bốc xếp hiện đại: cần cẩu di động, cầu cảng K12 mới tại Tân Thuận (có khả năng tiếp nhận tàu có trọng tải lớn nhất của hệ thộng cảng biển Việt nam), thiết bị bốc xếp của hãng KALMAR Thụy Sĩ trị giá gần 2 triệu USD. Hiện nay cảng Sài Gòn đang phấn đấu trở thành một trong những cảng biển hoạt động hiệu quả nhất khu vực ĐNÁ với khối lượng hàng hóa thông qua mỗi năm khoảng 15 triệu tấn.
    [​IMG]
    (Còn tiếp)
  8. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    SÀI GÒN - THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH​
    [​IMG]
    Quận 2
    Qua khỏi cầu Sài Gòn là địa phận của Q.2. Với diện tích 5020ha gồm An Phú-An Khánh-Thủ Thiêm-Thạnh Mỹ Lợi-Bình Trưng. Trước 1/4/1997, khu vực này thuộc huyện Thủ Đức. Q.2 gồm khu công nghiệp Cát Lái, và khu đô thị mới Thủ Thiêm sẽ là trung tâm mới của TP.HCM trong tương lai gần. Với quy hoạch mới của TP, Q.2 sẽ là trung tâm thương mại tài chánh của TP. Dân số hiện tại là khoảng 100.000 người, dự kiến đến năm 2010 sẽ là 600.000 người.
    Các công trình trọng điểm đã và đang được khởi công xây dựng tại khu vực Q.2:
    + Khu nhà ở và Du lịch An Khánh.
    + Khu đô thị mới Bình Trưng ?" Thạnh Mỹ Lợi.
    + Khu liên hợp TDTT Rạch Chiếc.
    + KCN Cát Lái.
    + Tháp Truyền hình TP.HCM cao 450m với vốn đầu tư dự định là 150 triệu USD.
    + Hầm vượt sông Sài Gòn tại Thủ Thiêm.
    + Đường song hành QL 52 (kinh phí dự tính là 310 tỷ đồng).
    + Đường cao tốc Bà Rịa ?" Vũng Tàu.

    Đường cao tốc TP.HCM ?" Biên Hòa ?" Vũng Tàu
    Vào tháng 12/1994, lưu lượng xe ngày đêm lưu thông trên quốc lộ 51 là 13.666 chiếc. Trong đó từ TP.HCM đi Vũng Tàu chiếm 70%. Lực lượng này theo dự báo đến năm 2000 sẽ tăng 17% và sau năm 2000 tăng 13%/năm. Nếu chậm trễ trong việc xây dựng hệ thống đường cao tốc thì sự tắc nghẽn cũng như tình trạng không an toàn giao thông sẽ trở thành một lực cản lớn cho sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.
    Khái niệm đường cao tốc trước hết bắt nguồn từ tốc độ xe chạy: tốc độ thiết kế chung là 120km/h, qua các nút giao thông đồng mức là 60km/h và chỉ dành phục vụ cho xe động cơ 4 bánh, đặc biệt đối với xe vận tải nặng, sau đó là điều kiện an toàn với những khả năng điều khiển nghiêm ngặt. Vì vậy, ngoài đường cao tốc, công trình còn bao gồm những cơ sở dịch vụ như nhà điều khiển, nơi chỉ huy toàn bộ các hoạt động trên tuyến đường, các trạm thu phí, các điểm dừng khẩn cấp, các nút giao thông, các cầu vượt, các khu nghỉ ngơi, các khu trung tâm bảo hành? Bước đầu đường được xây dựng với 4 làn xe và sau 2011, nâng lên 6 hoặc 8 làn xe. Tổng chi phí đầu tư về xây dựng khoảng hơn 600 triệu USD, được chia làm nhiều giai đoạn, bắt đầu từ đoạn Cát Lái - Long Thành với mức chi phí cao nhất vì phải thực hiện cầu vượt sông Đồng Nai, chiếc cầu dài nhất, được xây dựng theo yêu cầu bắt buộc đối với một chiếc cầu nằm trên đường cao tốc.
    Các nhà thiết kế đường cao tốc muốn đạt được mục tiêu vạch được tuyến đường ngắn nhất từ TP.HCM và đi từ Biên Hòa đi Vũng Tàu. Vì vậy, theo dự án, con đường sẽ có hai điểm đầu là Cát Lái (TP.HCM), Cầu Quan (Biên Hòa) và điểm kết thúc tại eo Ông Từ-TP.Vũng Tàu. Lấy Long Thành (Đồng Nai) là trung tâm, tuyến đường cao tốc TP.HCM-Vũng Tàu hình thành một hệ thống đường hình chữ Y với tổng chiều dài 95km, trong đó đoạn Cát Lái-Long Thành dài 23km, sẽ rút ngắn được hành trình TP.HCM-Vũng Tàu so với tuyến đường đang sử dụng hàng chục km. Toàn tuyến đường phải xây dựng 97 cầu lớn nhỏ, với tổng chiều dài 7,7km.
    Cầu lớn nhất là cầu vượt sông Đồng Nai trên đoạn Cát Lái-Long Thành với chiều dài ước tính 1740m. Tuyến đường cao tốc TP.HCM-Biên Hòa-Vũng Tàu dự kiến xây dựng theo các mốc thời gian: đoạn Cát Lái-Long Thành 1999-2000, đoạn Long Thành-Phú Mỹ 2001-2003, đoạn Phú Mỹ- Bà Rịa 2004-2006, đoạn cầu Quan 2007?"2009?"2010 và sau đó là đoạn nối với sân bay Quốc tế Long Thành. Như vậy, đoạn đường Cát Lái?"Long Thành là bước khởi đầu, tiếp nối dần là các đoạn đường khác, có tính hợp lý cao, vì đồng hành với từng bước phát triển của toàn vùng kinh tế trọng điểm và những công trình dự kiến trong tương lai như: Cảng Nước Sâu Vũng Tàu, cảng Hàng không Long Thành, sau đó tác động trực tiếp đến sự phát triển kinh tế của TP.HCM và Biên Hòa (vì ở các nơi này đã có những KCN, Khu chế xuất quan trọng: Tân Thuận, Linh Trung, Cát Lái, Phú Mỹ, Nhà Bè, Biên Hòa 1, Biên Hòa 2, Biên Hòa 3?) và có tác động thúc đẩy quá trình đô thị hóa với các thành phố mới: Thủ Đức, Thủ Thiêm, Nhơn Trạch? Điều đó cho thấy con đường đã trở thành nhu cầu cấp bách đối với sự phát triển của TP.HCM, Bình Dương, Biên Hòa, Vũng Tàu. Tuyến đường quan trọng này sẽ tạo cơ hội phát triển và thu hút đầu tư cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, góp phần quan trọng cho sự phát triển các dự án về cảng biển, công nghiệp dầu khí, du lịch? Đồng thời mở ra các đô thị tương lai như: Thủ Thiêm (TP.HCM), Nhơn Trạch (Đồng Nai)? đường cao tốc và xa lộ?"theo phương án cũng thúc đẩy việc hình thành các điểm dân cư, đô thị mới trong chương trình giãn dân đối với TP.HCM như: Cầu Quan, Gò Dầu, Phú Mỹ, Long Thành và đặc biệt phục vụ cho sân bay quốc tế sẽ xây dựng trong tương lai ở Long Thành.
    Xa lộ Biên Hòa ?" Cầu Rạch Chiếc
    Được xây dựng vào năm 1959-1961 do Mỹ đầu tư và công ty C.E.C thiết kế và thi công. Xa lộ rộng 21m, dài 31km từ cầu Điện Biên Phủ đến Ngã tư Tam Hiệp?"Biên Hòa và được đặt tên là Xa lộ Biên Hòa. Trước năm 1975 Mỹ và chính quyền Sài Gòn sử dụng con đường này như một đường băng quân sự dã chiến phòng khi sân bay Tân Sơn Nhất bị sự cố. Đến năm 1971, họ cho rằng xa lộ thuận lợi cho quân Cách mạng đổ bộ tấn công Sài Gòn nên đã cho xây dựng vạch ngăn cách giữa tim đừơng.
    Năm 1984, nhân kỷ niệm 30 năm giải phóng Hà Nội đã đổi thành Xa lộ Hà Nội. Năm 1998, cùng với dự án khôi phục Quốc lộ 1A, Xa lộ Hà Nội cũng được khôi phục và mở rộng và bàn giao cho chính phủ Việt Nam vào ngày 20/1/1998. Ngày nay hai bên Xa lộ đã mọc lên các khu vực dân cư sầm uất, khu vui chơi giải trí thể thao, Làng đại học và đặc biệt là các khu công nghiệp rất hiện đại.
    Cầu Rạch Chiếc được xây dựng cùng thời với cầu Sài Gòn và Xa lộ Biên Hòa (1959-1961) dài 148,9m. Đây tuy là chiếc cầu nhỏ nhưng là nhân chứng cho một sự kiện lịch sử quan trọng góp phần làm rạng rỡ cho chiến dịch Hồ Chí Minh. Vào ngày 27/4/1975, tại chân cầu này đã xảy ra liên tục 5 trận đánh giữa quân giải phóng và quân đội Sài Gòn bảo vệ cầu (vì đây là điểm yếu nhất trên Xa lộ Biên Hòa). Cuối cùng, quân giải phóng đã chiếm được cầu Rạch Chiếc nhưng 59 chiến sĩ Cách mạng đã hy sinh tại đây để giành đường lưu thông an toàn cho quân giải phóng tiến vào Sài Gòn.
    Nhà máy xi măng Hà Tiên
    Bên phải là Nhà máy Xi măng Hà Tiên được xây dựng năm 1960 - 1964, sản lượng hiện nay 1,5 triệu tấn/năm, một trong những cánh chim đầu đàn của ngành xi măng hiện nay. Nguyên liệu chính, clinke, được lấy từ nhà máy xi măng Kiên Lương, sau đó được chuyên chở bằng sà lan đến TP.HCM sản xuất ra xi măng thành phẩm cung cấp cho thị trường thành phố và Đông Nam Bộ. Trước năm 1999, xi măng Hà Tiên luôn nằm trong danh sách đen làm ô nhiễm môi trường của thành phố, do nhà máy thải ra quá nhiều khói bụi. Nhưng ngày nay, nhà máy đã bỏ ra trên 2 triệu USD trang bị các thiết bị chống ô nhiễm như: máy lọc bụi, giảm khí photphat?
    Nhà máy nước Thủ Đức
    Nằm phía trái, được xây dựng từ năm 1959. Nhà máy có 8 bể lọc lấy nước từ sông Đồng Nai tại khu vực Hóa An với công suất 670.000m3/ ngày, cung cấp nước cho toàn TP.HCM. Hiện nay chúng ta đang vay vốn từ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) khoảng 65 triệu USD để thay đổi toàn bộ các ống dẫn nước chính từ 1,8m lên 2,4m và mở rộng nhà máy nước đưa công suất cung cấp nước của nhà máy lên một triệu m3/ngày.
    Xa lộ Đại Hàn
    Dài 40km, kéo dài từ Ngã 3 Trạm 2 đến An lạc - Bình Chánh, được xây dựng từ 1969-1970 do Mỹ thiết kế và công binh Đại Hàn thi công nên gọi là Xa lộ Đại Hàn. Sau Tết Mậu Thân 1968, Mỹ đã hoảng sợ và lập tức cho xây dựng con đường này và xem như là vành đai để ngăn cách giữa Sài Gòn và cái nôi cách mạng Củ Chi.
    Ngày nay Xa lộ Đại Hàn là con đường giao thông quan trọng nối vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ mà không phải đi vào TP.HCM. Hiện nay, dự án đường Xuyên Á từ Bangkok?"PhnomPenh?"Mộc Bài?"Quốc lộ 22?"Xa lộ Đại Hàn?"Quốc lộ 51?"Vũng Tàu đang được thực hiện.
    Ngày 2/4/2000 dự án cải tạo nâng cấp Quốc lộ 1A đoạn An Sương-An Lạc (km1901?"km1915) với chiều dài 14km, qua các Quận 12, Hóc Môn, Bình Chánh đã chính thức khởi công. Đoạn đường này được nâng cấp cải tạo đạt tiêu chuẩn kỹ thuật đường đồng bằng cấp I, nền đường trải bê tông nhựa nóng rộng 29m, gồm 6 làn xe cơ giới, hai làn xe thô sơ, có hai dải an toàn và phân cách giữa bằng bê tông cốt thép và 5 nút giao thông. Tổng mức đầu tư công trình là 2,385 tỷ đồng, do công ty TNHH B.O.T An Sương ?" An Lạc làm chủ đầu tư. Các nhà thầu: Tổng cty công trình Giao thông 6 (CIENCO 6), CIENCO 8 và Cty xây dựng dầu khí (CONAC) đảm nhiệm thi công trong thời gian 24 tháng (tháng 4/2002 hoàn tất công trình). Ngay sau lễ khởi công, các đơn vị thi công đã bắt tay vào xây dựng ngay hai chiếc cầu Bình Phú Tây và Bình Thuận, trên tổng số 5 cầu trên tuyến.
    (Còn tiếp)
  9. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    ĐỒNG NAI
    [​IMG]
    Văn Miếu Trấn Biên - Biên Hoà - Đồng Nai
    Thuộc miền Đông Nam Bộ. Tỉnh có diện tích 5864km2, dân số 1.98.541 (1/4/1999) người, thủ phủ là thành phố Biên Hòa. Biên Hòa nằm bên dòng sông Đồng Nai, đất đai thuộc loại phù sa cổ do sông Đồng Nai bồi đắp. Nhiệt độ trung bình năm là 27oC. Các huyện: Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, Vĩnh Cửu, Xuân Lộc, Long Thành và Nhơn Trạch. Từ 1/10/2003, Long Khánh trở thành thị xã.
    Tên gọi Đồng Nai xuất phát do đọc trại từ tên ?oNông Nại Đại Phố?. Có ý kiến khác cho rằng xưa kia có nhiều đồng cỏ nên nai kéo về đây sinh sống rất nhiều nên gọi là Đồng Nai. Vì đất đai màu mỡ nên Đồng Nai rất thích hợp với nhiều loại cây lương thực, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày như mía, đậu nành, thuốc lá? cây công nghiệp dài ngày như cà phê, cao su?
    Núi Châu Thới
    Núi Châu Thới sừng sững như một ngọn tháp thiên tạo giữa một vùng đất bằng phẳng, cách Biên Hòa chưa đầy 4km, cách TP.HCM cũng chưa đầy 20km. Trong một cuốn sách xưa, một vị học sĩ đã mô tả núi Châu Thới như một tấm bình phong che chắn các luồng gió dữ, điều hòa khí hậu cả một vùng xung quanh.
    Với tín ngưỡng, núi Châu Thới như một biểu hiện khác thường ẩn hiện nhiều điều linh thiêng. Vì vậy mà những tín đồ đạo Phật không quản dốc cao đã dựng lên trên núi công trình chùa Châu Thới và quần thể các điện thờ. Chùa Châu Thới được tạo dựng bằng bàn tay tài hoa và lòng tôn kính của các tín đồ nghệ nhân suốt gần 300 năm qua. Nghệ thuật tạo hình và trang trí thời cổ còn đọng lại ở những pho tượng đá, những bao lam và những đường nét trang trí hoa văn trong kiến trúc chùa cách đây 300 năm là dấu tích quý giá của văn hóa dân tộc. Tiếng chiêng chùa ngân nga khắp một vùng quanh Châu Thới được phát đi từ chiếc chuông do các thợ kỳ cựu của cố đô Huế đúc cùng với mẫu của chùa Thiên Mụ. Trên chiếc chuông đồng cao 3m, nặng 1,5tấn này có những đường nét, hoa văn trang trí theo lối phương Đông rất tinh xảo.
    Châu Thới là ngọn núi duy nhất trong vùng và gần gũi với người TP.HCM. Với chiều cao 85m, Châu Thới như một ngọn hải đăng trên cạn định hướng cho cả một vùng rộng lớn quanh núi. Sự có mặt của núi làm cho cảnh quan vùng này mất đi cái vẻ đơn điệu. Vì vậy, Châu Thới được xem như kỳ quan thiên nhiên của vùng Bình Dương, Biên Hòa, TP.HCM. Chùa và núi hòa quyện với nhau tạo ra một khung cảnh cổ kính nên thơ. Trong thời hiện đại, người ta lại càng dễ cảm nhận và bị lôi cuốn bởi sự kỳ bí đầy lãng mạn ở nơi này- một thế giới gần như nguyên bản của hàng trăm năm về trước.
    Trèo lên 209 bậc, du khách mới tới được đỉnh của núi. Ở đây du khách sẽ cảm nhận ngay sự khoan khoái bởi cái mát mẻ của gió trời ***g lộng, của sự khoáng đại như phóng tầm mắt trải xa một vùng rộng lớn để được mục kích khung cảnh quanh Châu Thới: những cánh đồng bát ngát, những hồ nước trong xanh, những kênh rạch uốn lượn như những con rồng và cả những con đường tấp nập người xe qua lại, các xóm thôn, các khu nhà xinh xắn núp dưới những tán cây xanh biếc? Buổi tối du khách sẽ được thấy cảnh rực rỡ trong đêm của muôn vàn ngọn đèn xanh, vàng từ thành phố Biên Hòa và TP.HCM.
    Với cảnh trí thơ mộng, tươi mát, cùng với suối Lồ Ô, hồ Bình An gần đó là một quần thể du lịch hấp dẫn thuộc xã Bình An, Thuận An, Bình Dương, Chùa và núi Châu Thới không những là một thắng cảnh thiên nhiên cảnh thiên nhiên đẹp mà còn là nơi lưu giữ những di vật văn hóa cổ đậm đà tính dân tộc cho thế hệ mai sau.
    (Còn tiếp)
  10. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    ĐỒNG NAI
    [​IMG]
    Sông Đồng Nai
    Cầu Đồng NaI - Sông Đồng Nai
    Dài 543,9m, rộng 16m, trọng tải 25 tấn, được xây dựng cùng thời với cầu Sài Gòn và XL Biên Hoà. Sông Đồng Nai dài 586km. Sông được bắt nguồn từ cao nguyên Lâm Viên chảy qua địa phận tỉnh Đồng Nai sau đó hợp với sông Sài Gòn và đổ ra vịnh Gành Rái: Sông Đồng Nai có giá trị về đời sống và kinh tế lớn như nước sinh hoạt, giao thông, nông nghiệp và đặc biệt là thủy điện.
    Hệ thống sông Đồng Nai-Vàm Cỏ là một hệ thống kép, vì hai con sông Đồng Nai và Vàm Cỏ chỉ có gặp nhau ở cửa Soài Rạp và được nối với nhau bằng những con kênh nhân tạo. Đây là hệ thống lớn thứ 3 trong nước sau hệ thống sông Hồng và hệ thống sông Cửu Long, chiều dài dòng chính Đồng Nai là 635km và diện tích toàn lưu vực là 44.100km2, phát triển chủ yếu ở Nam Tây Nguyên và Đông Nam Bộ, một phần ở Tây Nam Bộ, ngoài ra còn có một phần nằm trên đất Campuchia, ở thượng lưu các sông Vàm Cỏ Đông và Sài Gòn, rộng khoảng 6700km2, chiếm khoảng 15% diện tích toàn lưu vực. Toàn bộ hệ thống có tới 265 phụ lưu, phát triển đến cấp 4, trong đó các sông quan trọng như: Đa Dung với chiều dài dòng sông 91km và diện tích lưu vực là 1250km2, sông Đắc Nung với chiều dài 79km và diện tích lưu vực là 1140km2, sông La Ngà với chiều dài 272km và diện tích lưu vực là 4170km2, Sông Bé với chiều dài 314km với diện tích lưu vực 7170km2, sông Sài Gòn với chiều dài 256km và diện tích lưu vực 5560km2 và sông Vàm Cỏ với chiều dài 218km với diện tích lưu vực 12.800km2 sau TP.HCM, sông Đồng Nai đổ ra biển theo 3 chi lưu, hai chi lưu cấp một là Lòng Tàu và Soài Rạp và một chi lưu cấp hai là Đồng Thanh. Soài Rạp là cửa sông rộng tới 11km, song lòng sông nhiều cồn bãi khó đi lại, chỉ có cửa Lòng Tàu mời thực là dạng cửa vịnh (etchuye) sâu tới 18m, cho nên tàu bè lớn dễ dàng ra vào cảng TP.HCM.
    Hệ thống Đồng Nai?"Vàm Cỏ có tổng lượng nước vào khoảng 32,8 tỷ m3/năm, tương ứng với lớp dòng chảy 814mm/năm trong tổng lượng này, phần nước được cung cấp từ Campuchia vào qua các sông Vàm Cỏ và Sài Gòn là 2,4 tỷ m3/năm, tức là khoảng 7,4% module dòng chảy toàn lưu vực là 26,1 l/s/km2. Tuy nhiên sự phân phối là không đồng đều trong lưu vực. Trên nền chính Đồng Nai, module dòng chảy tại Trị An là 39,9 l/s/km2, trên sông Đắc Nung tại Đắc Nông là 34,1 l/s/km2, trên sông La Ngà tại Tà Pao là 37,9 l/s/km2, trên Sông Bé tại Phước Hòa là 37,2 l/s/km2, sông Sài Gòn tại Lộc Ninh là 24,2 l/s/km2, còn trên sông Vàm Cỏ tại Cần Đang là 17,3 l/s/km2. Lượng phù sa cũng không nhiều, tổng lượng phù sa vào khoảng 3,36 triệu tấn/năm với độ đục bình quân khoảng 200g/m3 và hệ số xâm thực khoảng 227 tấn/năm/km2.
    Thủy chế sông Đồng Nai cũng đơn giản, vì chỉ có một mùa lũ và một mùa cạn kế tiếp nhau. Tại Trị An, mùa lũ kéo dài 5 tháng (tháng 7 ?" 11), lượng nước chiếm tới 82,8% tổng lượng năm, tháng có lượng nứơc lớn nhất là tháng 8, chiếm 21%. Mùa cạn dài 7 tháng (12?"6) với lượng nước là 17,2% tổng lượng năm, và tháng kiệt nhất là tháng 3, có lượng nước bằng 0,8% tổng lượng. Lũ sông Đồng Nai không đột ngột, do mạng lứơi sông có dạng lông chim, độ dốc lưu vực không lớn, lớp vỏ phân hóa dày và độ che phủ rừng còn cao. Do cửa sông có dạng vịnh nên thủy triều tác động mạnh, nhất là trên các sông Vàm Cỏ và sông Sài Gòn, qua Biên Hòa 30 km vẫn còn thấy tác động của thủy triều.
    (Còn tiếp)

Chia sẻ trang này