1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trà Dư Tửu Hậu

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi KemTra, 13/11/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. chichi_b2

    chichi_b2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Khuyến cáo mọi người không nên chui vô dọc topic này khi đói bụng.
    Coi kỹ hướng dẫn sử dụng trước đọc...he...he...he....
  2. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Văn hóa ẩm thực ?" Món Ăn Nam Bộ (Tiếp theo)
    3- Món Nhậu:
    Rượu ngon không có bạn hiền
    Không mua không phải không tiền không mua

    Nhậu là tiếng thanh không gợi ý thô tục, xem tự vị của Huỳnh Tịnh Của năm 1896, nhậu ghi là uống! Ăn nhậu tức là ăn uống, nhậu rượu là uống rượu và nhậu nước là uống nước. Uống rượu chẳng có gì xấu, chỉ xấu khi đến mức thái quá, lãng phí tiền bạc và sức khỏe. Ngày nay quán nhậu mọc lên khá nhiều, nơi sang trọng, nơi giá cao thì xưng là ?ocửa hàng đặc sản? để gợi vẻ văn minh và đạo lý. Ở thôn quê, tiệc nhậu là chuyện bình thường, giữa bạn thân với nhau, sau mùa gặt hái thành công, chăn nuôi có lợi (như đàn vịt, ao cá?) Nhậu ngoài sân, ngoài vườn, lấy khung cảnh mát mẻ thiên nhiên làm bối cảnh, đồng thời cũng tránh sự tò mò của trẻ con, sợ gây tác hại. Nhậu phải có rượu nhậu như ở Nam Bộ, rượu không quan trọng bằng ?omồi nhậu?. Mồi nhậu đơn giản như một con vịt luộc, hay con cá lóc, chủ nhà thường tự trọng, không muốn làm phiền vợ con ở nhà. Món ăn phải gọn, một món là đủ để thưởng thức hương vị của món ấy mà thôi. Ví dụ, thịt chuột không thể nhậu xen với thịt rắn, cua. Nhậu đòi hỏi hài hòa hữu cơ giữa rượu, món ăn, cọng rau, nước chấm, dĩ nhiên có bạn tri âm, tri kỷ. Người này thích ba khía, trái me, người kia thích con cua lột đầu mùa, có kẻ nhớ và thèm món cua đồng xào với cọng lá mái đàn, lại thèm mắm sống với xoài chua đầu mùa.
    [​IMG]
    Món ngon đệ nhất, đến bậc vua chúa còn thèm là ?oCon đuôn chà là?, chữ gọi ?oHồ đa tử?, ?oHồ đa? là cây dừa rừng, tức cây chà là hoang dại miền nước mặn, giống như cây cau trồng làm kiểng, trái nhỏ tạm hái để ăn trầu nhưng bên trong củ hũ (đọt non) đến mùa sau tết thường có con đuôn. Con đuôn này nhỏ hơn đuôn ăn đọt dừa, trứng để ở bẹ lá non, lớn, lên nở thành con đuôn (như con nhộng) dừa rừng. Phải bắt con đuôn này trước khi nó nở ra con ****. Đuôn to và mập, mỗi đọt cây chà là chỉ có một con đuôn mà thôi. Đem đuôn nướng trên vỉ sắt, cho héo, rồi ăn, chấm nước mắm nhĩ nguyên chất. Con đuôn non béo ngậy vì tăng trưởng, ăn ròng củ hũ cây chà là. Nay thấy ở vài quán nhậu bày bán với giá 8000 đồng/một con! Các món nhậu vừa sang trọng, vừa dân dã này không thể kể hết, lắm khi quái đản, ít phổ biến. Vũ Bằng (đã quá cố ghi lại các món lạ, có thể có, nhưng lắm khi không phổ biến, nào đem miếng thịt bò tươi treo ở vườn quít, cho kiến vàng bu lại ?ođái? vào, nước đái con kiến vàng khá chua, vì vậy mà tác động nhanh, khiến thịt bò sống trở thành thịt tái ? Cháo cóc khá nguy hiểm, ăn có thể ngộ độc nếu gặp loại cóc gọi là cóc kiết. Cháo dơi, thêm máu con?dơi quạ?ở các cù lao sông Cả hoặc ở ven rừng được khen là bổ và ngon vì đỏ tươi màu hồng huyết cầu. Ngày nay, món nhậu bớt cầu kỳ hơn, có thể là con chuột mập béo đầu mùa, sống ngoài đồng lúa chín, chuột khá sạch sẽ, trời sa mưa, chuột ăn toàn cỏ non, không như chuột ở cống rãnh thành phố. Chuột rô-ti ăn với xoài chua đầu mùa băm nhỏ, vị chua sẽ đánh tan mùi hôi của chuột. Lại còn món tép lột vỏ, chấm vào nước dừa tươi, nước dừa làm đổi màu con tép sống, trông đỏ hồng như vừa luộc.
    Món nhậu thời kinh tế thị trường, phải mang tính phổ biến, ít nhất cũng lên tiếp thị thành công nơi Sài gòn, nơi tập trung dân nhậu sành điệu của cả nước và Đông Nam Á. Nhiều người thích nhậu với món tép thịt heo luộc xắt mỏng (kiểu Gò Công). Dám treo bảng hiệu lắm người làm giàu nhờ món lẩu mắm: mắm kho, lấy nước cất, mắm sôi lên, bốc mùi thơm (hoặc không thơm, khó ngửi), lại thêm thịt xắt mỏng luộc, cá ba sa? nấu chung trong cái lẩu, múc ra ăn tùy thích. Mục đích của người ăn lẩu mắm là tận hưởng các loại ?orau rừng? với mùi vị chát, đắng, lại còn món ăn cho mát lưỡi như bông súng, lá tai tượng, cọng bông súng xốp, rút nước mắm kho. Có người đếm thử, thấy lẩu mắm ăn với trên 20 loại rau rừng khác nhau, nào đọt xoài, đọt chùm ruột, đọt chiếc hoặc bưởi chua. Ăn nhiều loại rau hoang dã là dấu ấn thời khẩn hoang xa xưa, thấy đắng, chát, hoặc chua là bảo đảm ?okhông chết?, ví dụ như đọt cơm nguội, cọng rau dừa chỉ. Lẩu mắm là món ăn tập thể, năm sáu người bạn quây quần chung quanh cái lẩu (lò, tiếng Quãng Đông là cái lò lưu). Thêm bún, cơm là no, dĩ nhiên có rượu. Nay bày thêm lẩu cá bồng kèo, lẩu cá trê trắng, trong tương lai, còn nhiều thứ lẩu khác, hoang dã. Con lươn làm lẩu canh chua nay vẫn chưa lỗi thời, ếch thì chiên bơ, rắn thì ngày càng đắt tiền, xưa nổi danh hiệu:?oTri kỷ?, uống máu rắn pha rượu Tây, ăn món rắn xào, rắn nấu cháo đậu xanh. Lại còn con cá chìa vôi cùng với nước lợ Nhà Bè, ăn tại chỗ, với bạn bè, cũng ngon như con cá chẽm. Món cháo vịt Thanh Đa nổi danh từ lâu giá bình dân. ?oLươn, rùa, ếch, rắn? là bốn món hoang dã nhắc lại thời khẩn hoang xưa, sang trọng hơn thịt bò, thịt gà. Nay lại bày ra món cua rang me, thịt bò ?otùng xẻo?, gẫm lại không thấy lạ.
    Bánh xèo không thể ăn sáng nhưng ăn buổi chiều, buổi tối thay thế cho cơm. Bánh xèo to, nhiều nhân bên trong, bán giá cao, kiểu bánh khoái của Huế cải biến. Nên kể thêm những loại chè, như chè khoai môn nước cốt dừa, chè hột sen, chè đậu xanh đường cát (gọi tàu thưng, đậu và đường, tiếng Quảng Đông âm lại).
    Các món ăn còn thay đổi, gẫm lại tự thân nó món nào cũng ngon nếu thỉnh thoảng ta muốn ăn trở lại một lần. Lâm Ngữ Đường bảo: ?oTình yêu đất nước là sự thương nhớ, thèm thuồng món ăn mà cha mẹ cho mình ăn lúc mình nhỏ tuổi. Phải có không khí bờ sông từ rạch, quán lợp lá, cần nhất là bạn tri âm??
    Cám ơn bạn bè đã theo dõi chút tri thức quèn.
  3. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    [​IMG]
    Mắm kho
    [​IMG]
    Gỏi cá trích
    u?c boysaigon s?a vo 13:24 ngy 14/11/2006
  4. phale81

    phale81 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2004
    Bài viết:
    1.967
    Đã được thích:
    0
    ở đây có 2 đồng chí làm du lịch là anh và bạn Kemtra nữa em hổng dám múa rìu qua mắt thợ điện, có điều hình thì em sẽ quăng lên vô tư (nếu có)
    Ôi thở mệt quá, đang ở miền tây lội ngược phát ra xứ Quảng rồi lại chay vào miền tây lại, hèn gì đói bụng dễ sợ
    hehehe
  5. KemTra

    KemTra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2006
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Ngày mai đi công tác lâu lắm mới về, tranh thủ post 1 bài mời các bạn thưởng thức đặc sản Sóc Trăng nhen!
    Cốm Giẹp Sóc Trăng
    Nói về các món đặc sản ở Sóc Trăng thì khách phương xa sẽ nghĩ ngay đến bánh Pía, Lạp Xưởng, Bánh Coóng nhưng ít ai biết rằng Sóc Trăng còn có một món ăn đặc sản khác rất hấp dẫn là Cốm Giẹp. Đây vừa là một món ăn dân dã mà cũng là một món ăn gắn liền với nếp văn hoá tín ngưỡng của đồng bào Khmer Nam Bộ.
    Thông thường, khi người miền Nam nói tới món Cốm này thì gọi là cốm "dẹp" vì đấy là lối phát ân của người miền Nam nhưng thật ra phải gọi là cốm "giẹp" mới đúng.
    Để có món cốm này thì vào khoảng tháng 10 âm lich, người nông dân Khmer phải ra đồng lựa lúa vừ mới trở mình sắp chín ( dân gian gọi là dốt dốt) thì hạt cốm mới ngon vì nó còn giữ mùi thơm của nếp lại mềm. Người ta cắt lúa này về bỏ lên chảo rang sơ rồi cho vào cối đâm ( giã) cho hạt lúa tróc vỏ trấu ra và vì hạt lúa chưa chín tới nên hạt nếp bên trong sẽ bị giẹp nên gọi là cốm giẹp.
    Rang Nếp
    [​IMG]
    [​IMG]
    Đổ Nếp vào Cối
    [​IMG]
    Đâm cốm giẹp là cách nói của người miền Nam trong khi người Bắc gọi là giã ( giã gạo). Tuy nhiên, là người miền Nam thì còn nói một cách khác nữa là "quết" cốm. Việc đâm cốm đòi hỏi người con người phải có sức khoẻ tối vì chày đâm cốm khá nặng.
    Chày và Cối
    [​IMG]
    Chày thì làm bằng cây ( gỗ) tốt còn cối thì được làm từ cây Vú Sữa, cây Mù U vì loại cây này rất chắc và thường có sẵn trong vườn nhà người dân Nam Bộ.
    Việc đâm cốm đòi hỏi người đâm phải đều tay, nhịp nhàng vì 2 người hoặc 3 người sẽ đâm cùng một lúc. Trong khi đó có 1 người 1 tay đâm còn một tay cầm 1 nẹp tre mỏng xới nếp trong cối lên cho đều để đảm bảo rằng tất cả hạt nếp trong cối sẽ tróc vỏ thành cốm giẹp. Khi những nhịp chày đâm cốm nhịp nhàng lên xuống thì những mảnh trấu vụn, cám sẽ bay ra ngoài. Mùi cám rang khá thơm.
    Đâm Cốm Giẹp
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thời xưa, khi cuộc sống con người còn nếp giản dị thì tới mùa cốm, nhà nào cũng giã cốm mà ăn chứ không ai mua vì đa số người dân đều nghèo. Có tiền thì người ta dùng tiền mua những nhu yếu phẩm khác nên cốm giẹp không thể coi là nghề. Ngày nay, khi cuộc sống đô thị tràn tới vùng quê thì cốm giẹp lại trở thành nghề. Có những người chuyên đâm cốm giẹp bán ra thị trường quanh năm chứ không theo mùa như xưa và ngày càng ít người giã cốm giẹp. Thời bây giờ khó kiếm cho ra hình ảnh đồng bào tụ tập lại giã cốm vì không tìm đâu ra những bãi đất trống trong phum sóc. Những bãi đất trống xưa kia nay đã có nhà bê tông mọc lên mất rồi. Nơi giã cốm ngày nay chỉ còn lại những khoảnh đất nhỏ hẹp.
    Bóng Dáng Đô Thị Gần Kề
    [​IMG]
    Trở lại với với tập tục đâm cốm giẹp. Sau khi đâm cốm trong cối xong, người ta đổ cốm ra một cái nia để sàng, sảy cho sạch trấu vào đổ vô bao đem bán.
    Sảy Cốm
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Công đoạn cuối - Cho cốm vô bao
    [​IMG]
    Như KN đã nói ở phía trên là món cốm giẹp là một món ăn dân dã nhưng nó cũng còn mang một ý nghĩa tâm linh đối với đồng bào Khmer. Cốm giẹp là một trong những phẩm vật quan trong trong ngày cúng Trăng ( Ooc Om Book) của đồng bào Khmer. Đây là một trong những ngày lễ lớn nhất của của người Khmer Nam Bộ với những cuộc tranh tài qua các trò chơi dân gian, hội đua ghe ngo truyền thống để cám ơn thần Mặt Trăng đã cho con người một vụ mùa bội thu và yên ổn.
    Trong đêm rằm, đồ cúng được bày ra sẵng sàng chờ Trăng lên, mọi người chấp tay về phía Mặt Trăng, đánh trống, reo hò cầu mong cho năm mới yên vui và được mùa. Trong buổi lễ cúng trăng, người chủ lễ sẽ vừa đấm nhẹ vào lưng các em thiếu nhi khmer vừa đút cốm giẹp cho các em ăn và hỏi các em muốn gì? Có em sẽ muốn vàng bạc, có em muốn học giỏi, có em muốn quần áo mới và người Khmer tin rằng những điều ước của các em sẽ sẽ là điềm báo cho cuộc sống, cho vụ mùa sắp tới của họ.
    Cần nói thêm rằng lễ "Ooc-Om-Book" dịch sang tiếng Việt là lễ "Đút Cốm Giẹp". Đây là một trong những ngày lễ lớn nhất của đồng bào Khmer Nam Bộ.
    (sưu tầm từ nguồn www.soctrang-online.net)
  6. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Bánh bèo Quảng Nam
    Bánh bèo Quảng Nam không mỏng như bánh bèo Huế và Sài Gòn - mà khá dày, cắn vào phải sừng sực mới...chịu .Chén dùng hấp bánh bèo là chén đất miệng trẹt. Bánh chín, bột nở, mặt bánh trắng như cơm dừa, vươn gần sát vành miệng chén. Phần trủng bên trên chén bánh dùng để đổ kín một lớp nhưn tôm khô giả nhỏ, xào với lá hành hay hẹ. Chỉ vậy thôi.
    Ăn bánh bèo, không dùng đũa muổng thông thường mà bằng....siêu đao. Đó là thanh tre cật già, dài khoảng 10cm , vót giống hệt thanh siêu đao. Quán bánh bèo nào cũng đặt sẵn trên bàn một ống đựng toàn loại siêu lợi hại ấy. Khách dùng thanh siêu rạch chén bánh một chữ thập, tách thành bốn miếng. Nếu ăn nhỏ nhẻ kiểu quí chị qúi cô thì xin mời xéo đường siêu thêm một chữ X nữa để có tám miếng bánh nhỏ hơn. Chiêu thức kế tiếp là dùng mép siêu kê sát bên trong vành chén, xoáy một vòng tròn giáp mí để các miếng bánh không còn dính chén.. Khách xử dụng mũi nhọn của siêu để cắm từng miếng bánh mà ăn. Chỉ chan thêm nước mắm nếu độ nhưn không vừa miệng. Xin miễn chấm, nhưng muốn cũng không ai cản trở, chỉ ngại thêm động tác thừa này sẽ làm cho lớp nhưn trên miếng bánh tuột cả vào chén nước mắm, mất vui !
    Bánh bèo được làm và bán rộ nhất là vào hai vụ gặt tháng ba, tháng tám âm lịch. Vào thời điểm này, ngoài số quán cố định, trong xóm còn những quán mở theo thời vụ, dựng tạm bợ nơi ngã ba đường thôn hay những bìa xóm, cạnh cánh đồng đang gặt.. Trước khi xuống ruộng hay trên đường gánh luá bó về nhà, bà con thường ghé vào quán xơi bánh bèo và uống bát nước chè tươi. Sẵn tiền thì trả ngay, thiếu thì...hãy đợi đấy ! Vài ngày sau, chủ quán sẽ cầm chính chiếc chén hấp bánh, đến từng nhà khách, thu nợ múa siêu bằng luá . Cứ mỗi chén bánh được trả bằng một chén lúa tươi vun ngọn. Đơn giản và....thoáng như vậy - nên có lắm chàng trai ăn khoẻ, nợ bánh bèo cứ "hãy đợi đấy" đến mút mùa gặt mới thanh toán một lần, vẫn không mất khả năng chi trả.
  7. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Bạn KemTra và Vietgreat tham gia rất tuyệt. Rất cảm ơn 2 bạn đã đóng góp cho mọi người những kiến thức về đặc sản vùng quê các bạn. Nhưng nếu Vietgreat chịu khó search thêm hình để gắn vào thì tốt hơn nhiều.
    Với lại, không nhất thiết chỉ là Ẩm thực thôi đâu nghen. Còn nhiều thứ lắm, như Lễ hội chẳng hạn...
  8. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Thuyết minh bằng hình ảnh
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  9. chichi_b2

    chichi_b2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    Xí, cho có ý kiến. Hình món bánh bèo mà bác boySG và Vietgreat up lên hổng phải bánh bèo Quảng Nam, mà là bánh bèo tôm cháy của Huế. Hai món bánh bèo này khác nhau hoàn toàn à nha.
    Bánh bèo Huế thì đổ trong các chén nhỏ hơn, phần nhân thì có tôm xay nhỏ đem cháy lên, có khi kèm thêm bánh mì chiên giòn, ăn có nước mắm. Còn bánh bèo Quảng Nam thì khác hẳn phần nhân, làm từ thịt , tôm....và chế biến cho hơi sền sệt í.
    Và theo chichi nhận xét, bột làm bánh bèo Quảng Nam có nhiều bột gạo hơn bột làm bánh bèo Huế (hổng biết đúng hông?)
    Túm lại là chúng nó cũng là bánh bèo nhưng hổng phải chị em ruột. Bà con hổng tin thì hôm nào về Hội An mà ăn thử. À, để chichi xem có chỗ nào ở SG bán món bánh bèo mà chichi nói sẽ dẫn bà con đi ăn cho biết.
    Được chichi_b2 sửa chữa / chuyển vào 15:11 ngày 15/11/2006
    Được chichi_b2 sửa chữa / chuyển vào 15:19 ngày 15/11/2006
  10. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Cho nên mới cần phải có hình ảnh đó chichi. Nếu không thì ai đọc vào vẫn nghĩ nó là bánh bèo như nhau thôi.

Chia sẻ trang này