1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trà Dư Tửu Hậu

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi KemTra, 13/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. chichi_b2

    chichi_b2 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/05/2006
    Bài viết:
    302
    Đã được thích:
    0
    He...he...he....chichi xin đóng góp vào công cuộc nấu nướng thực hành phần quan trọng nhất, "ĂN"
  2. be_reu

    be_reu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    Heheh...cảm ơn bạn đã soi dùm tớ. Nhưng tớ cũng xin thú nhận là tớ có 1 lổi chính tả cũng rất cơ bản là ? &~ hơi lung tung. Nhưng ngược lại tớ dùng rất chính xác âm d & gi ; âm tr & ch.
    Ví dụ như : trân trọng tình cảm chứ không phải chân trọng tình cảm
    To Boy: time này chỉ là hướng dẩn cách làm thôi. Khi nào có dịp vào Tp.HCM sẽ trổ tài cho Boy lé con mắt luôn.. Hy vọng sẽ gặp Boy ở đám cưới của bé Ly ( nỏ biết khi mô nó cưới nữa)
  3. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Be_reu@: Rất mong được 1 lần tổ chức 1 buổi offline kết hợp thực hành các món trong topic này nhỉ? Vừa thưởng thức món ngon, vừa tạo điều kiện cho các bạn gái trổ tài. He he
  4. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    LUẬN VỀ TÌNH BẠN
    Cái thứ can đảm tương chiếu, sống chết một nơi, giữa đàn ông với nhau, có lúc còn vĩ đại, còn cảm động hơn cả ái tình!
    Trên đời này có thứ gì còn làm người khác ấm áp hơn tình bạn sao ? Ham rượu khó kiếm, ham bạn bè càng khó hơn.
    Bạn bè là bạn bè, nhất định không thể có thứ gì thay thế nổi, nhất định không thể có thứ gì hình dung nổi ... Dù cho hết cả mai khôi trên thế giới này, thêm vào đó tất cả bông hoa trên thế giới này, cũng không thể sánh được với tình bạn thơm tho và mỹ lệ.
    Ông muốn kết bạn với ai, phải hiểu tính tình của y ra sao, nếu y có khuyết điểm, ông nên tha thứ cho y.
    Một người đang lúc đau khổ, nếu không đem bạn bè ra hả cơn thì còn đem ai ra bây giờ ? Nếu bạn bè không thông cảm được cho y, còn ai thông cảm được cho y ?
    Bạn bè là bạn bè, bạn bè không thể chia ra làm hai loại xấu tốt, bởi vì bạn bè chỉ có một loại. Nếu ông làm chuyện không phải với tôi, bán đứng tôi, ông chẳng phải là bạn bè của tôi, ông chẳng xứng nói đến hai chữ đó.
    Trên đời này không những có bạn bè can đảm tương chiếu, mà còn có kẻ thù can đảm tương chiếu. Kẻ thù và bạn bè khác nhau, cũng giống như sự phân biệt giữa chết và sống.
    Một người còn chịu đi kiếm rượu cho người bạn cũ uống, người đó đại khái vẫn còn thuốc chữa.
    Nếu ông đã cho rằng người này là bạn của ông, thì người này vĩnh viễn là bạn của ông.
    Chỉ cần mọi người chân chính hiểu được tình bạn tồn tại, thì chẳng cần phải nói gì thêm. Rượu ngon khó được, bạn hiền càng khó gặp.
    Kết bạn không phải nhất định phải tìm người nào có thể hổ tương lợi dụng nhau.
    Tình bạn tích lũy, tình yêu đột ngột. Tình bạn ắt phải qua một đoạn thời gian được khảo nghiệm, tình yêu thường thường phát sinh trong khoảnh khắc.
    Tình nhân tuy thường thường mới mẻ thì tốt, nhưng bạn bè thì cũ mới tốt.
    Con người, chỉ có trước mặt bạn bè thân nhất, mới làm những chuyện sai lầm. Bởi vì chỉ những lúc đó, tâm tình của y mới buông thả ra, không những quên đi đề phòng người khác, mà còn quên đi đề phòng chính mình.
    Có những trường hợp giữa người với người, làm như là nam châm vậy, gặp nhau là khó mà phân khai ra, đại khái cũng như người ta nói duyên phận.
    Sống có vui gì, chết có sợ gì, được một tri kỷ, chết cũng không uổng.
    Bạn bè quý ở hiểu nhau, chỉ cần y thật lòng kết giao, mình còn thắc mắc gì đến việc y dùng tên thật hay tên giả.
    Chết không chừng chẳng đau đớn gì, nhưng cái đau khổ bị bạn bè bán đứng, lại làm cho bất kỳ ai cũng không chịu nổi.
    Chân chính là bạn cũng giống như chân chính là kẻ thù, bình thường không dễ gì nhận ra. Bọn họ đều là những người bình thời ông không ngờ tới.
    Trên đời này chỉ có một chuyện không thay đổi, đó là tình bạn chân chính.
    Bạn bè khó được, đối thủ can đảm tương chiếu lại càng khó tìm. Muốn tìm một người bạn làm mình tôn kính không phải là khó, muốn tìm một kẻ thù mình tôn kính mới là khó hết sức.
    Giữa bạn bè với nhau hỗ tương tôn kính, dĩ nhiên là quý, nhưng giữa thù địch với nhau mà tôn kính, lại càng khó thấy, càng làm người ta cảm động.
    Người có bạn bè quả thật giàu có hơn là người có tiền, và càng khoái lạc hơn.
    Đụng vào tiền và đàn bà, rất nhiều bạn bè đều sẽ biến thành oan gia.
    Hiểu một người sâu xa nhất, thường thường là kẻ thù của y!
    Tại sao người ta lại hay đi lừa gạt một người tín nhiệm vào họ nhất ?
    Một người thường thưỡng sẽ vào một lúc thật kỳ quái, ở một chỗ thật kỳ quái, cùng một người mình không ngờ được, biến thành bạn bè với nhau, thậm chí là chính bọn họ cũng không biết cái thứ tình cảm đó ở đâu lại.
    Nếu ông muốn người khác thật lòng với mình, ông cũng phải đem thật lòng lại đổi cho người ta.
    Bất kể bạn của ông là tốt hay xấu, chỉ cần y là bạn của ông, ông không nên thụi cho y một dao ở đằng sau.
    Một người mà bán đứng được mình thì dĩ nhiên cũng bán đứng được người khác.
    Đối thủ cao quý, so với bạn bè cao quý lại càng khó có được.
    Châu quang bảo khí thịnh cực cả một thời, đã thành hoàng hoa trong một đêm, vì vậy soi sáng cả thiên cổ, chỉ có hai chữ nghĩa khí thế thôi.
    Bạn bè không nhất định đều là bạn thật tình, nhưng cừu địch thì vĩnh viễn tuyệt đối là cừu địch. Vì vậy nếu kẻ thù của ông đối với ông biểu lộ tình cảm gì, tình cảm đó là thứ chân thực, không chừng còn chân thực hơn cả giữa bạn bè. Giữa bạn bè với nhau, nhất là bạn thân nhất, rất có thể chỉ có thân mật mà không có tôn kính, nhưng giữa kẻ thù địch lắm với nhau, rất có thể chỉ có tôn kính, không hề có khinh thị.
    Từ bạn bè biến thành kẻ thù, đó là chuyện đáng sợ nhất, bởi vì y hiểu ta rất nhiều, thậm chí ngay cả chuyện mình đi cầu dùng bao nhiêu giấy chùi, không chừng y còn biết.
    Bạn bè ty bỉ, còn đáng sợ nhiều hơn cả kẻ thù chính trực.
    Người không có bạn bè, sống không phải cũng không khác gì chết bao nhiêu.
    Có những người và người với nhau, như ánh sao xẹt, dù chỉ gặp nhau trong khoảnh khắc, cũng phát xuất ra tia sáng làm ngưỡi ta chói mắt.
  5. tanit

    tanit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    1.926
    Đã được thích:
    0
    Tks KemTra,
    Tôi rất thích những câu hỏi chi tiết như vậy.
    Hy vọng tôi có thể giúp bạn được chút ít.
    1. 56 Trạng Nguyên ấy là bắt đầu từ thời kỳ nào đến thời kỳ nào? năm mấy. có phải con số 56 là tổng số Trạng Việt Nam ta có?
    - Bắt đầu từ năm 1075 đời Lý Nhân Tông đến năm 1736 đời Lê Ý Tông. (Tham khảo thêm trong Danh sách Trạng Nguyên).
    - Con số 56 là tổng số Trạng Nguyên Việt Nam.
    2. Nguyễn Trực có thi Đình ở Trung Quốc, đạt chức gì? sao được xưng tặng là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên?
    - Nguyễn Trực đỗ Trạng nguyên năm 1442 đời vua Lê Thái Tông. Ông đi sứ nhà Minh Trung Quốc, gặp kỳ thi Đình, Nguyễn Trực cùng phó sứ là Trịnh Khiết Tường tham gia. Ông lại đỗ Trạng nguyên. Sau kỳ thi đó ông được xưng tặng là Lưỡng quốc Trạng nguyên.
    - Lưỡng quốc Trạng Nguyên : Trạng nguyên hai nước.
    3. Tiến sĩ thời ấy tương đương học vị nào của ta thời nay?
    Tiến sĩ.
    4. có phải đỗ Tiến sĩ là được phong Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa?
    - Không phải !
    - Những người đỗ kỳ thi Đình được gọi là Tiến Sĩ. Trong đó, 3 người đỗ cao nhất và đủ điểm thì lần lượt được phong học vị : Trạng Nguyên, Bảng Nhãn và Thám Hoa.
    Tiến sĩ là những người đỗ cao trong các kỳ thi Ðình. Ngày trước người đi học sau khoảng 10 năm đèn sách đủ vốn chữ để dự thi Hương (tức khoa thi tổ chức liên tỉnh, cứ ba năm mở một khoa. Ðạt điểm cao ở kỳ thi này được học vị cử nhân). Năm sau các ông cử tới kinh đô dự kỳ thi Hội. Những người đủ điểm chuẩn sẽ dự tiếp kỳ thi Ðình (thi Hội và thi Ðình thực ra là hai giai đoạn của một cuộc thi). Trúng tuyển cuộc thi này được gọi là Tiến sĩ. Ðỗ Tiến sĩ có thể được bổ làm quan.
    (Bạn tham khảo thêm các kỳ thi ngày xưa)
    5. Văn Miếu Hà Nội có 82 bia, tạc tên những tiến sĩ, có phải là tổng số Tiến sĩ ta có thời Phong kiến?
    - Không phải.
    - Văn Miếu được xây dựng tháng 10/1070 để làm nơi thờ các thánh hiền đạo Nho (KhổngTử, Mạnh Tử...).
    - Hiện có 82 bia, xưa nhất là bia ghi về khoa thi năm 1442, muộn nhất là bia ghi về khoa thi năm 1779.
    - Theo như 82 tấm bia đá trong Văn Miếu Hà Nội cho biết thì nước ta đã có 1306 vị tiến sĩ, trong đó có 47 trạng nguyên (là thủ khoa trong các kỳ thi tiến sĩ).
    6. Văn Miếu Huế có bia tiến sĩ không?
    - Có.
    - Văn Miếu Huế : Được xây dựng năm 1808, triều Nguyễn. Có 32 tấm bia ghi tên 293 vị tiến sĩ thi đậu các khoa từ thời Minh Mạng đến Khải Định.
    Triều Nguyễn tổ chức các kỳ thi Hương, thi Hội, thi Đình để tuyển chọn nhân tài. Trường thi Hương (1807) đặt tại một số tỉnh cho thí sinh từng khu vực để chọn Tú tài, Cử nhân. Thi Hội được tổ chức tại Huế. Người đậu thi Hội đủ số điểm quy định mới được tham gia thi Đình cũng được tổ chức tại Huế, đề thi do vua chọn; người đậu được phong là tiến sĩ (Triều Nguyễn không phong Trạng Nguyên). Trong 39 lần thi Đình, đã phong 2 Bảng nhãn, 9 Thám hoa,546 Hoàng giáp và Phó bảng (sau tiến sĩ).
    9. Triều Nguyễn có lệ "không phong Trạng Nguyên", vậy có ai ngoại lệ không, có ai được dân tự phong Trạng trong thời đại đó không?
    - Không có ngoại lệ!

    10. nếu Triều Nguyễn không phong Trạng Nguyên thì người đỗ đầu sẽ gọi là gì?
    - Bảng nhãn.
    - Nhà Nguyễn theo lệ " Ngũ Bất Lập " của Minh Mệnh đặt ra, không lấy Trạng nguyên, nên Bảng Nhãn đương nhiên là người đỗ Tiến sĩ cao nhất..
    - "Ngũ bất lập" của vua Minh Mệnh đặt ra là : nhà Nguyễn không phong vương, không phong Tể tướng, không lập Đông cung Thái tử, không lập Chánh cung Hoàng hậu và không lấy ai đỗ Trạng nguyên.
    11. ah! nhớ tìm dùm Kem Trà thông tin Ải Chi Lăng nhen!
    - Thông tin và hình ảnh Ải Chi Lăng.
    http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/92445.aspx

  6. tanit

    tanit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    1.926
    Đã được thích:
    0
    Danh sách Trạng Nguyên
    1) Lê Văn Thịnh (1038- ?)
    Người làng Đông Cứu , huyện Yên Định, Bắc Giang . Đỗ Trạng nguyên khoa thi Ất Mão niên hiệu Thái Ninh thứ 4 (1075), đời Lý Nhân Tông. Làm một người văn võ song toàn. Có công to trong cuộc thương lượng ở đất Vĩnh Bình( thuộc châu Ung sát huyện Quang Lang, tỉnh Cao Băn`g thời Lý ) năm 1084. Vì có công nên được thăng chức thái sự
    2) Mạc Hiển Tích ( ? - ? )
    Người làng Long Động, huyện Chí Linh ( Nay là Hải Hưng ). Đỗ TRạng nguyên khoa Bính Dần niên hiệu Quảng Hựu thứ 2 (1086), đời Lý Nhân Tông. Làm quan Hàn lâm Học sĩ rồi thăng lên đến Thượng thư ( Mạc Đỉnh Chi là cháu 5 đời của ông).
    3) Bùi Quốc Khái ( ? - ? )
    Người làng Bình Lãng, phủ Thượng Hồng ( Nay là huyện Cẩm Bình, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Tỵ niên hiệu Trịng Phù thứ 10 (1185), đời Lý Cao Tông. Ông đỗ cao và được nhận chức Nhập thị Kinh diên ( dậy Thái tử và hâù vua học )
    4) Nguyễn Công Bình ( ? - ? )
    Người đất Yên Lạc, phủ Tam Đới ( Vĩnh Phú ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Dậu niên hiệu Kiến Gia thứ 3 (1213), đời Lý Huệ Tông. Làm quan đến Hàn lâm Học sĩ .
    5) Trương Hanh ( ? - ? )
    Người làng Mạnh Tân ( Yên Tân ), huyện Gia Phúc, phủ Hạ Hồng , Hải Dương (huyện Tứ Lộc, Hải Hưng ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Kiên Trung thứ 8(1232), đời Trần Thái Tông . Làm quan đến Thị lang, Hàn lâm Học sĩ .
    6) Nguyễn Quan Quang ( ? - ? )
    Người xã Tam sơn, huyện Đông Ngàn, Kinh Bắc( huyện Tiên Sơn , Hà Bắc ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Ngọ(1234). Làm quan đến chức Bộc xạ, tặng hàm Đại Tư không .
    7) Lưu Miễn ( ? - ? )
    Còn có tên Lưu Miện, không rõ quê quán. Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi niên hiệu Thiên Ứng - Chính Bình thứ 8 (1239), đơì Trần Thái Tông. Làm quan tới chức Hàn lâm Thị độc .
    8) Nguyễn Hiền ( 1234 - ? )
    Người xã Dương A, huyện Thượng Hiên` , sau đổi là Thượng Nguyên ( nay là huyện Nam Ninh, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Muì , niên hiệu Thiên Ứng-Chính Bình thứ 16( 1247), đời Trần Thái Tông. Khi ấy ông mới 13 tuổi, vì còn thiếu niên vua cho về quê 3 năm tu dưỡng . Làm quan đến chức Thượng thư bộ Công. Về hưu, mất tại nhà. Có đi sứ Nguyên vài lân` .
    9) Trần Quốc Lặc ( ? - ? )
    Người làng Uông Hạ, huyện Thanh Lâm, châu Thượng Hồng ( nay là huyện Nam Thanh , Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Nguyên Phong thứ 6 (1256), đời Trần Thái Tông. Làm quan đến Thượng thự Sau khi mất, vua phong làm Phúc thân`, hiệu là Mạnh Đạo Đại Vương .
    10) Trương Xán ( ? - ? )
    Người xã Hoành Bồ, huyện Quảng Trạch , châu Bố Chính ( nay thuộc tỉnh Bình Trị Thiên ). Đỗ Trại Trạng nguyên, cùng khoa với kinh Trạng nguyên Trần Quốc Lặc năm 1256, đời Trần Thái Tông. ( Thời Trần nếu ai quê từ Ninh Bình trở ra đỗ Trạng nguyên thì gọi là Kinh Trạng nguyên, còn từ Thanh Hoá trở vào gọi là Trại). Về tri thức đều phải giỏi như nhau .
    11) Trần Cố ( ? - ? )
    Người xã Phạm Triền , huyện Thanh Miện, phủ Hạ Hồng ( nay thuộc huyện Ninh Khanh, Hải Hưng ). Đỗ Kinh Trạng nguyênkhoa Bính Dần niên hiệu Thiệu Longthứ 9 (1266), đời Trần Thánh Tông. Làm quan đến Hiến sát sứ .
    12) Bạch Liêu ( ? - ? )
    Người xã Nguyên Xá, huyện Đông Thành, phủ Diễn Châu( nay thuộc tỉnh Nghệ Tĩnh ). Đỗ Trại Trạng nguyên cùng khoa với Kinh Trạng nguyên Trần Cố khoa Bính Dần. Sau khi qua đời được vua phong cho làm Phúc thần, hiệu là Đương Cảnh thành hoàng Đại Vương.
    13) Lý Đạo Tái ( 1254 - 1334 )
    Người làng Vạn Tải, huyện Gia Định xứ Kinh Bắc ( nay là huyện Thuận Than`h , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tý, niên hiệu Nguyên Phong thứ 2 ( 1252 ), đời Trần Thái Tông. Làm quan ở Đông các Viện Hàn lâm, có đi sứ Trung Quốc. Về sau , ông bỏ quan đi tu ở chuà Quỳnh Lâm ( Hải Dương cũ ), được sư pháp Loa và Trần Nhân Tông ( tổ thứ nhất ) rất trọng . Năm 1317, Pháp Loa ( vị tổ thứ 2) đem y bát của Điêu ngự giác hoan`g ( tổ thứ nhất ) truyền cho . Sau khi được truyền Y bát, Đạo Tái lên tu ở núi Yên Tử làm vị tổ thứ 3 của phái Phật Trúc Lâm, với đạo hiệu Huyền Quang Tôn Giả . Huyền Quang giỏi thơ văn. Hiện còn tác phẩm " Trần triều thế phả hành trạng "
    14) Đào Thúc ( ? - ? )
    Người xã Phủ Lý, huyện Đông Sơn ( nay thuộc tỉnh Thanh Hoá ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Hợi, niên hiệu Bảo Phù thứ 3 (1275), đời Trần Thánh Tông . Không rõ ông làm quan đến chức gì. Chỉ biết sau khi chết ông được phong Phúc thân` tại địa phương .
    15) Mạc Đỉnh Chi ( 1272 - 1346 )
    Có tên tự 9 tên chữ ) là Tiết Phu, người làng Lũng Động. Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn niên hiệu Hưng Long thứ 12 (1304), đời Trần Anh Tông. Làm quan đến Tả bộc xạ ( tức Thượng thư ), đi sứ nhà nguyên 2 lần. Thân hình xấu xí, tính giản dị thanh liêm, minh mẫn , đối đáp nhanh . Khi vào thi Đình, vua thấy ông quái dị , tỏ ý không hài lòng. Ông liền làm bài " Ngọc tỉnh liên phú " ( bài phú hoa sen trong giếng ngọc ) để tỏ chí mình. " Ngọc tỉnh liên phú ", thơ và câu đối cu/a ông vẫn còn truyền tới ngày nay trong sách "Việt âm thi tập" và " Toàn Việt thi lục ".
    16) Đào Sư Tích ( ? - ? )
    Người làng Cổ Lễ, huyện Nam Chân , sau đổi là huyện Nam Trực, phủ Thiên Trường ( nay thuộc huyện Nam Ninh , Hà Nam Ninh ). Đỗ trạng nguyên khoa Giáp Dần niên hiệu Long Khánh thứ 2 (1374), đời Trần Duệ Tông. Làm quan Tả tư lang trung, Nhập nội Hà khiển Han`h khiển . Vua sai ông chép sách " Bảo hoà điện dư bút ". Thời Hồ Quý Ly, bị giáng xuống Trung tư thị lang, Tri thẩm hình viện sự. Sau khi qua đời dân làng Cổ Lễ thờ ông làm Than`h hoan`g, được nhiều triều đại vua chúa ban sắc cho làm Thượng đẳng thân`.
    17) Lưu Thúc Kiệm ( ? - ? )
    Người làng Trạm Lệ, huyện Gia Bình, phủ Thuận Am, xứ Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Gia Lương, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Thìn niên hiệu Thánh nguyên thứ nhất (1400), đời Hồ Quý Lỵ Làm quan đến Hàn Lâm trực học sĩ. Ông giỏi văn từ biện bạch nên Hồ Quý Ly giao cho thảo các văn từ bang giao với các nước láng giềng. Ông là bạn cùng khoa với nhiều người nổi tiếng như Nguyễn Trãi, Lý Tử Tấn, Vũ Mộng Nguyên ... Họ đều phục tài năng mẫn cán và đức tính liêm khiết của ông.
    18) Nguyễn Trực ( 1417 - 1474 )
    Có tên chữ là Công Dĩnh, tên hiệu là Hu Liêu, người làng Bối Khê, huyện Ứng Thiên, trấn Sơn Nam ( nay thuộc huyện Thanh Oai , Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Đại Bảo thứ 3(1442), đời Lê Thái Tông. Làm quan đến Hàn lâm viện Thị giảng, đi sứ nha Minh gặp khi thi hội, ứng chế ông lại đỗ đầụ Người đương thời gọi ông là Lưỡng quốc Trạng nguyên- Trạng nguyên hai nước . Hiện còn 3 tác phẩm : Bảo anh lương phương ( y học ), Hu Liêu tập (văn), và Ngu nhàm (văn).
    19) Nguyễn Nghiêu Tư ( ? - ? )
    Có tên hiệu là Tùng Khê, thuở nhỏ còn có tên tục là Lợn vì đẻ tháng Hợi, người xã Phú Lương , huyện Võ Giàng , phủ Từ Sơn, xứ Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Quế Võ, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn niên hiệu Thái Hoà thứ 6 (1448), đời Lê Nhân Tông. Làm quan An phủ sứ, Hàn lâm trực học sĩ. Đi sứ nhà Minh rồi được thăng lên Lại bộ Thượng thư .
    20) Lương Thế Vinh (1441 - ? )
    Có tên chữ là Cảnh Nghị , hiệu là Thụy Hiên, người làng Cao Hương, huyện Thiên Bản, trấn Sơn Nam Hạ ( nay là huyện Vụ bản, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi niên hiệu Quang Thuận thứ 4 (1463), đời LêThánh Tông. Làm quan các chức: Trực học sĩ viện Hàn lâm, Thị thư, Chưởng viện sự. Ông chẳng những giỏi văn còn giỏi toán nên người đương thời gọi ông là Trạng Lường .
    21) Vũ Kiệt ( ? - ? )
    Người xã Yên Việt, huyện Siêu Loại, Kinh Bắc ( nay là huyện Thuận Thành , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Tỵ, niên hiệu Hồng Đức thứ 3 (1473), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Tả thị lang kiêm Đông các hiệu thư .
    22) Vũ Tuấn Thiều ( 1425 - ? )
    Người làng Nhật Thiều, huyện Quảng Đức, phủ Trung Đô ( Nay thuộc huyện Từ Liêm, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi , niên hiệu Hồng Đức thứ 6 (1475), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Lại bộ Tả thị lang.
    23) Phạm Đôn Lễ ( 1454 - ? )
    Người làng Hải Triều , huyện Ngự Thiên, phủ Long Hưng, trấn Sơn Nam Hạ ( nay thuộc huyện Hưng Hà, Thái Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 12 (1481), đời Lê Thánh Tông. Làm quan đến Thị lang, Thượng thự Ông là ***** nghề dệt chiếu cói Hới nổi tiếng của tỉnh Thái Bình .
    24) Nguyễn Quang Bật ( 1463 - 1505 )
    Người làng Bình Ngô, huyện Gia Bình, phủ Thuận An, Kinh Bắc ( Nay là huyện Gia Lương, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Giáp Thìn, niên hiệu Hồng Đức thứ 15 (1484), đời Lê Thánh Tông. Làm quan Hàn lâm Hiệu lý. Ông là thành viên nhóm Tao Đàn nhị thập bát tú. Vì trái ý của LêUy Mục nên bị giáng xuống Thưà Tuyên, Quảng Nam. Vua sai người mật dìm chết ở sông Phúc Giang. Tương Dực Đế biết ông chết oan, bèn truy phong tước Bá , và tặng lá cờ thêu 3 chữ" Trung Trạng Nguyên ". Vua còn cho dân địa phương lập miếu thờ làm thành hoàng .
    25) Trần Sùng Dĩnh ( 1465 - ? )
    Người làng Đông Khê, huyện Thanh Lâm, phủ Thượng Hồng ( Nay là huyện Thanh Hà, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Mùiniên hiệu Hồng Đức thứ 18 (1487), đời Lê Thánh Tông. Làm quan Đô ngự sử Thập nhị Kinh diên, rồi được thăng lên Hộ bộ Thượng thự Khi mất được phong cho làm Phúc thân` tại quệ
    26) Vũ Duệ ( ? - 1520 )
    Còn có tên là Vũ Công Duệ, tên lúc nhỏ là Nghĩa Chi, người xã Trình Xá, huyện Sơn Vi, trấn Sơn Tây( nay thuộc huyện Thanh Sơn, tỉnh Vĩnh Phú). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Hồng Đức thứ 21 (1490). Làm quan đến Lại bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ chầu Kinh diên, được tặng Thiếu bảo, tước Trịnh Khê Hầụ
    27) Vũ Tích ( ? - ? )
    Có sách cho là Vũ Dương, người làng Man Nhuế, huyện Thanh Lâm, Thừa Tuyên , Hải Dương ( nay thuộc huyệ Nam Thanh , Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Sửu, niên hiệu Hồng Đức thứ 24 (1493). Làm quan đến Hàn lâm Thị thư, đi sứ Trung Quốc, được thăng lên Công bộ Thượng thư, tước Hầụ Có chân trong nhóm Tao Đàn thị nhập bát tú của LêThánh Tông .
    28) Nghiêm Hoản ( ? - ? )
    Còn có tên là Viên, xã Phùng Ninh Giang, huyện Quế Dương, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc ( nay huyện Quế Võ, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức thứ 27 (1496), đời Lê Thánh Tông. Ông mất ngay sau khi đỗ, chưa kiệp nhận chức .
    29) Đỗ Lý Khiêm ( ? - ? )
    Người xã Dong Lãng, phủ Kiến Xương, trấn Sơn Nam Hạ ( Nay là huyện Vũ Thư , Thái Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa thi Kỷ Mùi, niên hiệu Cảnh Thống thứ 2 (1499), đời Lê Hiển Tông. Làm quan đến Phó đô Ngự sử. Đi sứ nhà Minh bị mất ở dọc đường.
    30) Lê Ích Mộc ( ? - ? )
    Người xã Thanh Lãng, huyện Thủy Đường, phủ Kinh Môn ( Nay là huyện Thủy Nguyên , thành phố Hải Phòng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất, niên hiệu Cảnh Thống thứ 5 ( 1502), đời Lê Hiển Tông . Làm quan đến Tả thị lang. Trước khi đỗ đạt , ông ở chùa Diên Phúc, nên đến khi ông chết, nhân dân địa phương lập miếu thờ và tạc tượng ông thờ ở cạnh chùạ
    31) Lê Nại ( 1528 - ? )
    Có sách chép là Lê Đỉnh, người xã Mộ Trạch , huyện Đường Am, phủ Thượng Hồng( nay là huyện Cẩm Bình, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyêhn khoa Ất Sửu, niên hiệu Đoan Khánh thứ nhất (1505), đời Lê Uy Mục. Làm qua đến Hộ bộ Thị Lang , lúc mất được tặng tước Đạo Trạch Bá.
    32) Nguyễn Giản Thanh ( 1482 - ? )
    Người xã Hương Mặc ( Ông Mặc ), huyện Đông Ngàn , phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay là huyện Tiên Sơn , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Thìn, niên hiệu Đoan Khánh thứ 4 ( 1508), Đời Lê Uy Mục . Làm quan đến Viện hàn lâm Thị thư, kiêm Đông các Đại học sĩ. Đi sứ phương Bắc rồi được thăng lên Thượng thư, Hàn lâm Thị độc Chưởng viện sự, tước Trung Phủ Bá, lúc mất được tăng tước Hầu .
    33) Hoàng Nghĩa Phú ( 1479 - ? )
    Người xã Lương Xá( sau làm nhà ở Đan Khê ), huyện Thanh Oia , tỉnh Hà Sơn Bình ( nay là xã Đa Sĩ, Thanh Oai, Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Mùi, niên hiệu Hồng Thuận thứ 2 (1511), đời Lê Tương Dực . Làm quan đến Tham tri chính sự, kiêm Đô ngự sử. Lúc mất được phong làm phúc thần.
    34) Nguyễn Đức Lượng ( ? - ? )
    Người xã Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, phủ Ứng Thiên, trấn Sơn Nam ( nay thuộc Thanh Oai, Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên niên hiệu Hồng Thuận thứ 5 (1514), đời Lê Tương Dực. Đi sứ phương Bắc, lúc mất được tặng Thượng thự
    35) Ngô Miên Thiều ( Thiệu ) ( 1498 - ? )
    Người xã Tam Sơn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Dần, niên hiệu Quan Thiệu thứ 3 (1518), Đời Lê Chiêu Tông. Làm quan cho nhà Mạc đến Thượng thư kiêm Đô ngự sử, Nhập thị Kinh diên, tước Lý Khế.
    36) Hoàng Văn Tán (? - ?)
    Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Mùi, niên hiệu Thống Nguyên thứ 2 (1523) thời Lê Cung Đế.
    37) Trần Tất Văn ( ? - ? )
    Người xã Nguyệt Áng, huyện An Lão, phủ Kinh Môn, Hải Dương ( nay thuộc ngoại thành Hải Phòng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Tuất, niên hiệu Thống Nguyên thứ 5 (1526), thời Lê Cung Đế . Thời Mạc, đi sứ phương Bắc, rồi làm đến Thượng thư, tước Hàn Xuyên Bá .
    38) Đỗ Tông ( ? - ? )
    Người xã Lại Óc, huyện Tế Giang, phủ Thuận An, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Mỹ Văn, tỉnh Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Đức thứ 3 ( 1529), đời Mạc . Làm quan đến Đông các Đại học sĩ. Lúc mất được truy tặng Hình bộ Thượng thự
    39) Nguyễn Thiến ( ? - ? )
    Có tên hiệu là Cảo Xuyên , người làng Canh Hoạch, huyện Thanh Oai, trấn Sơn Nam ( nay thuộc tỉnh Hà Sơn Bình ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Thìn, niên hiệu Đại Chính thứ 3 (1532), đơì Mạc Thái Tông ( Đăng Doanh ). Làm quan đến Thượng thư bộ Lại kiêm Đô ngự sử, tước Thư Quận Công . Thọ 63 tuổi .
  7. tanit

    tanit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/02/2002
    Bài viết:
    1.926
    Đã được thích:
    0
    Danh sách Trạng Nguyên Việt Nam
    (tiếp theo)
    40) Nguyễn Bỉnh Khiêm ( 1491 - 1585 )
    Có tên chữ là Hạnh Phủ. hiệu là Bạch Vân tiên sinh , biệt hiệu Tuyết Giang Phu Tử . Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Mùi , niên hiệu đại chính thứ 6 (1535), đời Mạc Thái Tông. Làm Đông các Hiệu thư, Lại bộ Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Trình Tuyền Hầu .
    41) Giáp Hải ( ? - ? )
    Sau đổi tên là Giáp Trưng, hiệu Tiết Trai, người làng Dĩnh Kế, huyện Phượng Nhãn ( nay thuộc huyện Yên Dũng, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Mậu Tuất, niên hiệu Đại Chính thứ9 (1538), đời Mạc Thái Tông. Làm quan đến Lục bộ Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, Nhập thị Kinh diên, tước Kế Khê Bá, Luân Quận Công .
    42) Nguyễn Kỳ ( ? - ? )
    Người làng Bình Dân, huyện Đông Yên, phủ Khoái Châu , trấn Sơn Nam Hạ ( nay là huyện Châu Giang, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu , niên hiệu Quảng Hoà thứ nhất ( 1541), đơì Mạc Hiến Tông ( Phúc Hải ). Làm quan đến Hàn lâm Thị thự
    43) Dương Phú Tư ( ? - ? )
    Người làng Lạc Đạo, huyện Gia Lâm, phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Văn Lâm, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Muì, niên hiệu Vĩnh Định thứ nhất (1547), đời Mạc Tuyên Tông ( Phúc Nguyên ). Làm quan Tham Chính. Dâng sớ xin qui thuận Lê Thế Tông rồi đi ở ẩn .
    44) Trần Bảo ( 1523 - ? )
    Người xã Cổ Chữ, huyện Giao Thủy , trấn Sơn Nam Hạ ( nay thuộc huyện Xuân Thủy, Hà Nam Ninh ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 3 (1550), đời Mạc Tuyên Tông . Làm quan Thượng thư, đi sứ phương Bắc, tước Nghĩa Sơn Bá, được tặng Quận Công .
    45) Nguyễn Lượng Thái ( ? - ? )
    Người xã Bình Ngô, huyện Gia Định , phủ Thuận An, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Thuận Than`h, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Sửu, niên hiệu Cảnh Lịch thứ 6 (1553), đời Mạc Tuyên Tông . Làm quan đến Tả thị lang bộ Lễ, kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Định Nham Hầu .
    46) Phạm Trấn ( ? - ? )
    Người xã Lam Kiều, huyện Gia Phúc , phủ Hạ Hồng , Hải Dương ( nay thuộc huyện Tứ Lộc, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn , niên hiệu Quang Bảo thứ 3 (1556), đời Mạc Tuyên Tông . làm quan cho nhà Mạc , khi nhà Mạc mất, cự tuyệt không ra làm quan cho nhà Lê nên bị ám hạị
    47) Đặng Thì Thố ( 1526 - ? )
    Người làng Yên Lạc, huyện Thanh Lâm ( nay thuộc huyện Thanh Hà, Hải Hưng ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Mùi , niên hiệu Quang Bảo thứ 6 (1559), đời Mạc Tuyên Tông. Được nhà Mạc rất trọng dụng .
    48) Phạm Đăng Quyết ( ? - ? )
    Tên lúc nhỏ là Phạm Duy Quyết, người làng Xác Khê, huyện Chí Linh, phủ Nam Sách, Hải Dương ( Hải Hưng ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Nhâm Tuất , niên hiề.u Thuần Phúc thứ nhất (1562), đời Mạc Mậu Hợp . Làm quan đến Tả thị lang kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Xác Khê Hầu .
    49) Phạm Quang Tiến ( ? - ? )
    Người làng Lương Xá, huyện Lương Tài, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Thuận Thành , Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Ất Sửu, niên hiệu Thuần Phúc thứ 4 (1565), đời Mạc Mậu Hợp. Mất trên đường đi sứ Trung Quốc .
    50 ) Vũ Giới ( ? - ? )
    Người xã Lương Xá, huyện Lương Tài , trấn Kinh Bắc ( Thuận Thành, Hà Bắc ngày nay ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Sùng Khang thứ 12 (1577). Làm quan đến lại bộ Thượng thự
    51) Nguyễn Xuân Chính ( 1587 - ? )
    Người làng Phù Chẩn, huyện Đông Ngàn, phủ Từ Sơn, Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Đinh Sửu, niên hiệu Dương Hòa thứ 3 (1637), đời Lê Thần Tông . Làm quan đến Lại bộ Tả thị lang. Được tặng Thượng thư, tước Hầụ
    52) Nguyễn Quốc Trinh ( 1624 - 1674 )
    Người làng Nguyệt Áng, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, Trấn Sơn Nam Thượng ( nay là xã Đại Áng, huyện Thanh Trì , Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Kỷ Hợi, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 2 (1659), đời Lê Thần Tông . Làm quan đến Bồi tụng. Đi sứ Thanh ,bị giết hại, sau được truy tặng Binh bộ Thượng thư, Trì Quận Công. Vua cho tên thụy là Cường Trung và phong cho làm Thượng đẳng Phúc thân`.
    53) Đặng Công Chất ( 1621 - 1683 )
    Người làng Phù Đổng, huyện Tiên Du, phủ Từ Sơn, trấn Kinh Bắc ( nay thuộc huyện Gia Lâm, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Tân Sửu, niên hiệu Vĩnh Thọ thứ 4 (1661). Làm quan đến Thượng thư bộ Binh , bộ Hình. Lúc mất được tặng Thiếu Bảo, tước Bá.
    54) Lưu Danh Công ( 1643 - ? )
    Người làng Phương Liệt, huyện Thanh Trì, phủ Thường Tín, trấn Sơn Nam ( Nay thuộc huyện Thanh Trì, Hà Nội ). Đỗ Trạng nguyên khoa Canh Tuất, niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670), đời Lê Huyền Tông. Làm quan đến Hàn lâm Học sĩ .
    55) Nguyễn Đăng Đạo ( 1650 - 1718 )
    Sau đổi tên là Liên, người làng Hoài Bão, huyện Tiên Sơn, trấn Kinh Bắc nay là huyện Tiên Sơn, Hà Bắc ). Đỗ Trạng nguyên khoa Quý Hợi, niên hiệu Chính Hoà thứ 4 (1683), đời Lê Hy Tông. Làm quan đến Hữu thị lang bộ Lại, Thượng thư kiêm Đông các Đại học sĩ, tước Bá. Đi sứ Trung Quốc, lúc mất được tặng Thượng thư bộ Lại, Thọ Quận Công .
    56) Trịnh Huệ ( 1701 - ? )
    Có tên hiệu là Cúc Lam, người xã Sóc Sơn, huyện Quảng Hóa, Thanh Hoá ( nay thuộc huyện Quảng Xương, Thanh Hoá ). Đỗ Trạng nguyên khoa Bính Thìn, niên hiệu Vĩnh Hựu thứ 2 (1736), đời Lê Ý Tông. Làm quan Tham tụng rồi được thăng lên Thượng thư bộ Hình, Quốc Tử Giám Tế Tửu ( thời Trịnh Doanh ).
    Trịnh Huệ là Trạng nguyên cuối cùng của lịch sử khoa cử Nho giáo Việt Nam .
    Các kỳ thi ngày xưa.
    Người đi học trước đây phải qua ba kỳ thi lớn (không kể những cuộc sát hạch) gồm có :
    Thi Hương :
    Là thi ở các trấn, các tỉnh. Không phải tỉnh nào cũng được tổ chức thi Hương. Người ta chia ra làm nhiều vùng, gọi là các trường. Ba bốn (hoặc nhiều hơn) trấn hoặc tỉnh cùng thi ở một nơi, thí dụ trường Nam là tập trung thí sinh ở các tỉnh chung quanh Nam Định , trường Hà là tập trung thí sinh ở các tỉnh chung quanh Hà Nội v.v... Tùy theo qui định của các triều ddia.i, các trường thi gồm các kỳ: đệ nhất, đê. nhị, đệ tam, đệ tứ. Đỗ được tất cả các kỳ thi là đỗ thi Hương.
    Những người đỗ thi Hương đạt học vị Cử nhân và Tú tài (xưa gọi là Hương cống, Sinh đồ ). Số thí sinh kể có hàng nghìn, nhưng số lấy đỗ chỉ có 72 tú tài và 32 Cử nhân. Những người đỗ Cử nhân sẽ được bổ dụng ra làm quan, đầu tiên có thể được làm việc ở các cơ quan cấp tỉnh, cấp trung ương, hoặc được đi làm quan các huyện, sau dần dần mới lên các chức vụ cao hơn. Những người đỗ Tú tài thì chưa được sử dụng đến, dó đó mà có nhiều người loay hoay thi cử nhiều lần để cố đạt cho được học vị Cử nhân. Lần thứ nhất đỗ gọi là ông Tú, lần thứ hai vẫn đỗ Tú tài thì gọi là ông Kép, lần thứ 3 vẫn thế thì gọi là ông Mền (có nơi gọi ngược lại) v.v... cũng vẫn chưa được nhận chức vụ gì cả (trừ một vài trường hợp được tiến cử hay được nhà vua biết đến, nhưng cũng chỉ tuyển dụng vào các cơ quan chuyên môn chứ không vào chính ngạch quan cai trị ).
    2. Thi Hội
    Kỳ thi Hội là kỳ thi ở cấp nhà nước. Số lượng thi Hội cũng rất đông, tất cả những người đã đỗ Cử nhân đều được dự thi. Có người đã ra làm quan cũng được thi để giành học vị cao và được bổ dụng cao hơn. Những người đỗ thi Hội đều vào thi một kỳ thi cuối cùng rồi mới chính thức nhận học vị. Kỳ thi ấy gọi là Thi Đình.
    3. Thi Đình
    Gọi là thi Đình, có nghĩa là thi ở sân đình nhà vua. Nơi thi là một cái nghè lớn, nên sau này người ta thường gọi các vị vào thi là các ông nghè . Nhà vua trực tiếp ra đầu đề , và sao khi hội đồng giám khảo hoàn thành việc chấm bài , cân nhắc điểm sổ , chính nhà vua tự tay phê lấy đỗ. Có ba loại học vị trong kết quả thi Đình, được xếp vào ba cái bảng gọi là giáp (chữ khoa giáp hay khoa bảng từ đây mà ra).
    a. Đệ I giáp : Những người giỏi 1 được ghi tên vào bảng này, gọi là các ông Tiến sĩ cập đệ . Bảng này chỉ lấy có 3 người đệ nhất giáp : đệ nhất danh, đệ nhị danh và đệ tam danh. Tức là Trạng nguyên, Bảng Nhãn, Thám Hoa.
    b. Đệ II giáp : Những người được ghi tên vào bảng này gọi là các ông Tiến sĩ xuất thân . Còn một tên gọi khác để chỉ các ông này, gọi là hoàng giáp . Vậy những người đỗ hoàng giáp , tức là đỗ Tiến sĩ xuất thân , được ghi tên vào bảng thứ 2 : đệ nhị giáp.
    c. Đệ III giáp : Trừ những người đỗ nhất (I) giáp, nhị (II) giáp ra, còn những người xuất sắc khác đều ghi tên vào bảng này, gọi là bảng đệ tam giác. Học vị của họ là đồng Tiến sĩ xuất thân (hoặc chỉ gọi gọn là đồng Tiến sĩ ) Tiếng thông thường gọi vị này hay vị kia là đỗ tam giáp, có nghĩala` đỗ đồng Tiến sĩ .
    Ở triều Nguyễn, còn có thêm học vì phó bảng , để ghi tên những người, thực ra học lực cũng xứng đáng là Tiến sĩ, nhưng vì có một thiếu sót đó nên không được ghi tên vào bảng chính, mà chỉ ở bảng thứ. Tuy vậy, đây vẫn là những người đã đỗ đại khoa, cũng vào hàng ngũ các ông nghè.
  8. TrQ

    TrQ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/01/2005
    Bài viết:
    239
    Đã được thích:
    0
    Hic, bình thường em cũng rất thích ăn cơm chiên và nói chung là cũng chiên hoài nhưng chưa bao giờ có dzụ nấu cơm bằng nước dừa với lại dùng bột cari cho vô cho có màu hết (cơm chiên của em toàn màu vàng của trứng thui). BỮa nay mới học thêm được "tuyệt chiêu", chân thành cảm tạ (nghe hơi bị ghê nhỉ? )
  9. be_reu

    be_reu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    Bạn lá người VN đúng không? Tớ đang làm theo kiểu của người tàu mà. Có dịp ăn thức ăn của người Tàu nhớ hỏi kỷ rồi phát biểu tiếp nhé
  10. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Những ?ocái nhất? của lịch sử Thành phố Sài Gòn
     Ngôi trường cổ nhất là trường Lê Quý Đôn được xây dựng vào năm 1874, hoàn tất năm 1877 do người Pháp quản lý. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ), rồi đổi thành Collège Chasseluop Laubat. Năm 1954, trường mang tên Jean Jacques Rousseau. Năm 1967, trường được trả cho người Việt quản lý mang tên Trung tâm giáo dục Lê Quý Đôn. Từ năm 1975 đến nay đổi tên là trường THPT Lê Quý Đôn. Hơn một thế kỷ qua trường vẫn giữ được kiến trúc ban đầu.
     Nhà máy điện xưa nhất: Nhà máy điện Chợ Quán xây dựng năm 1896, máy phát điện chạy bằng hơi nước có 5 lò hơi với 150m2, cung cấp dòng điện 3 pha, công suất chưa tới 120MW. Máy phát điện chính công suất 1000A/h. Hiện nay, nhà máy đã được trang bị hiện đại với 7 máy phát điện, hòa với lưới điện quốc gia cung ứng phần quan trọng cho lưới điện thành phố. Nhà máy toạ lạc tại số 8 Bến Hàm Tửø, Q.5.
     Bệnh viện cổ nhất: Bệnh viện Chợ Quán xây dựng năm 1826 do một số nhà hảo tâm đóng góp, sau đó hiến cho nhà nước. Năm 1954-1957 giao cho Quân đội gọi là Viện bài lao Ngô Quyền. Năm 1974, đổi thành Trung tâm Y tế Hàn Việt có 522 giường. Tháng 9/1975, mang tên Bệnh viện Chợ Quán. Đến ngày 5/9/1989 chuyển thành Trung tâm Bệnh Nhiệt đới. Hiện nay có 610 CB-CNV và 550 giường bệnh.
     Nhà hát cổ nhất: Nhà hát thành phố do kiến trúc sư người Pháp xây dựng hoàn tất vào ngày 17/1/1900. Các phù điêu bên trong được một họa sĩ tên tuổi ở Pháp vẽ giống như mẫu của các nhà hát ở Pháp cuối thế kỷ XIX. Nhà hát là nơi trình diễn ca nhạc kịch cho Pháp kiều xem. Năm 1956, Nhà hát được dùng làm trụ sở Hạ nghị viện chế độ cũ; tháng 5/1975 trở thành Nhà hát thành phố với 750 chỗ ngồi. Kỷ niệm 300 năm Sài Gòn?"TP.HCM toàn bộ phần kiến trúc bên ngoài Nhà hát được phục chế lại như nguyên mẫu ban đầu.
     Khách sạn cổ nhất: KS Continental tọa lạc tại 132-134 Đồng Khởi, xây dựng năm 1880 do KTS người Pháp thiết kế, tên KS có ngay từ những ngày đầu. Sau ngày giải phóng miền Nam đổi thành Hải Âu. Đến năm 1989, KS được nâng cấp, chỉnh trang và lấy lại tên cũ Continental có diện tích 3430m2, cao 3 tầng, nơi đây đã từng đón tiếp các vị tổng thống, thống đốc, nhà văn, người mẫu nổi tiếng. Ngày nay, KS Continental là một trong những KS đạt tiêu chuẩn quốc tế góp phần cho ngành du lịch TP.HCM ngày càng phát triển.
     Nhà thờ cổ nhất: Nhà thờ Chợ Quán tọa lạc tại số 20 Trần Bình Trọng, P.2, Q.5 xây dựng từ năm 1674 là nhà thờ cổ nhất tại TP.HCM và cổ nhất ở miền Nam. Ngôi thánh đường nằm ở vị trí trung tâm, có kiến trúc kiểu phương Tây, lợp ngói đỏ, có thể chứa khoảng 1000 người. Ngoài việc sinh hoạt tôn giáo, Họ đạo Chợ Quán tích cực tham gia công tác xã hội giúp đỡ người nghèo. Trải qua hơn 3 thế kỷ Nhà thờ Chợ Quán đã được trùng tu nhiều lần. Hiện nay, nơi đây có phòng khám và phát thuốc từ thiện dưới quyền quản lý của Hội Chữ thập đỏ Quận 5.
     Ngôi đình cổ nhất: Một trong những ngôi đình cổ nhất của đất Gia Định xưa và xưa nhất Nam Bộ là đình Thông Tây Hội, xây dựng vào khoảng năm 1679, là chứng tích còn nguyên vẹn nhất của thời kỳ dân Ngũ Quảng kéo vào khai khẩn vùng Gò đất có nhiều cây Vắp (từ đó trở thành tên địa phương là Gò Vấp). Đình lúc đầu là của thôn Hạnh Thông?"thôn khởi nguyên của Gò Vấp?"sau đổi thành Thông Tây Hội (do sự sáp nhập của thôn Hạnh Thông Tây (thôn Mới) và thôn An Hội). Đình Thông Tây Hội có vị Thành Hoàng rất độc đáo. Hai vị thần thờ ở đình là hai hoàng tử con vua Lý Thái Tổ, do tranh ngôi với thái tử Vũ Đức nên bị đày đi khai hoang ở vùng cực Nam tổ quốc và trở thành ?oThủy tổ khai hoang? trong lịch sử Việt Nam; hai vị thần đó là: Đông Chinh Vương và Dục Thánh Vương. Ngôi đình còn giữ được khá nguyên vẹn về quy mô và kiến trúc, kết cấu, với những chạm khắc đặc trưng Nam bộ. Đình Thông Tây Hội thuộc P.11, Gò Vấp.
     Nhà văn hóa cổ nhất: Cung Văn hóa Lao Động. Năm 1866, với tên gọi Cèrcle Spertif Saigonnais được xây dựng làm sân thể thao của quan chức người Pháp với những hồ bơi, sân quần vợt, phòng đấu kiếm và phòng nhảy đầm. Thời Mỹ chiếm đóng, sân chơi được mở rộng hơn phục vụ cho cả giới quý tộc. Tháng 11/1975, Ủy ban Quân quản Sài Gòn?"Gia Định trao toàn bộ cơ ngơi này cho Liên đoàn Lao động Thành phố để cải tạo xây dựng thành nơi tổ chức các hoạt động văn hóa thể thao và vui chơi giải trí cho công nhân lao động, lấy tên là Câu lạc bộ Lao Động, sau đổi thành Nhà văn hóa Lao Động, và rồi là Cung Văn hóa Lao Động. Diện tích 2,8ha, với 132 năm hình thành và phát triển, Cung Văn hóa LĐ là NVH cổ và lớn nhất của TP.HCM.
    (Còn tiếp)

Chia sẻ trang này