1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trà Dư Tửu Hậu

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi KemTra, 13/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. honghoavi

    honghoavi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/04/2004
    Bài viết:
    1.412
    Đã được thích:
    0
    May quá mình là học sinh trường cổ nhất trong tất cả các trường... ở SG
    honghoavi
  2. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    ù ThỏÊo Cỏ** Viên õ?" Công viên lÂu 'ỏằi nhỏƠt: ThỏÊo Cỏ** Viên do ngặỏằi PhĂp xÂy dỏằng nfm 1864, nhà thỏằc vỏưt hỏằc nỏằ.i tiỏng ngặỏằi PhĂp Louis Pierre làm giĂm 'ỏằ'c 'ỏĐu tiên. MỏằƠc 'ưch xÂy dỏằng ThỏÊo Cỏ** Viên 'ỏằf ặặĂm cÂy giỏằ'ng trỏằ"ng dỏằc cĂc 'ỏĂi lỏằT Sài Gòn, 'ỏằ"ng thỏằi là nặĂi nuôi trỏằ"ng nhỏằng 'ỏằTng thỏằc vỏưt vạng nhiỏằ?t 'ỏằ>i mà cĂc ThỏÊo Cỏ** Viên cỏằĐa PhĂp chặa có. Nfm 1865, chưnh phỏằĐ Nhỏưt 'Ê hỏằ- trỏằÊ khoỏÊng 900 giỏằ'ng cÂy quẵ nhặ: Chizgnamat, Goyamtz, Acamatz, Coramatz, Kayanoki, Kayamaki, Enoki, Maiki, Asoumaro, Sengni, Momi, Cashi, Kiaki, Inokiõ?Ư ĐỏằTng vỏưt cỏằĐa ThỏÊo Cỏ** Viên khĂ phong phú nhặ: gà lôi, sỏu, cu gĂy, hỏằ"ng hoàng, công, hặu, nai, cỏằp, khỏằ?, chỏằ"n hặặĂng, tỏc kă, rạa, cỏằp xĂm, 'óm 'en, gà lôi xanh, chim cú lỏằÊnõ?Ư Đỏn nfm 1989, ThỏÊo Cỏ** Viên 'ặỏằÊc cỏÊi tỏĂo, mỏằY rỏằTng và nhỏưp thêm nhiỏằu giỏằ'ng thú mỏằ>i, trỏằ"ng thêm cÂy quẵ. Hiỏằ?n nay, có 600 'ỏĐu thú thuỏằTc 120 loài, 1823 cÂy gỏằ- thuỏằTc 260 loài và nhiỏằu loỏĂi cÂy kiỏằfng quẵ trên diỏằ?n tưch 21.352m2. Nfm 1990, ThỏÊo Cỏ** Viên là thành viên chưnh thỏằâc cỏằĐa Hiỏằ?p hỏằTi cĂc vặỏằn thú Đông Nam Á. ThỏÊo Cỏ** Viên 'Ê tròn 134 tuỏằ.i, sỏằ' lặỏằÊng 'ỏằTng thỏằc vỏưt ngày càng tfng, nặĂi 'Ây 'Ê gỏn bó vỏằ>i tỏằông bặỏằ>c 'i lên cỏằĐa thành phỏằ' và là mỏằTt trong nhỏằng công viên khoa hỏằc lỏằ>n nhỏƠt Đông DặặĂng.
    ù Ngôi nhà xặa nhỏƠt: Ngôi nhà có tuỏằ.i thỏằ lÂu 'ỏằi nhỏƠt còn hiỏằ?n diỏằ?n tỏĂi TP.HCM nỏm trong khuôn viên Toà Tỏằ.ng GiĂm MỏằƠc TP.HCM-180 Nguyỏằ.n Đơnh Chiỏằfu, P.6, Q.3. Nfm 1790, Vua Gia Long cho cỏƠt ngôi nhà này ỏằY gỏĐn RỏĂch Thỏằc vỏằ>i PhĂp, ngôi nhà 'ặỏằÊc trao lỏĂi cho Tòa GiĂm MỏằƠc và 'ặỏằÊc di chuyỏằfn vỏằ vỏằn, 'ó là 'ôi liỏằ.n gỏằ- có tĂm chỏằ triỏằ?n khỏÊm xà cỏằô là tĂm chỏằ vua Gia Long ban tỏãng giĂm mỏằƠc ĐĂ Ba LỏằTc, mỏằTt bên là õ?oTỏằâ Kỏằ Thỏằt mỏằc lên tỏằô 'ỏ** lỏĐy, kênh rỏĂch.
    ù Ngôi chạa cỏằ. nhỏƠt: Ngôi chạa có cỏÊnh trư 'ỏạp nhặng nỏm ỏằY 'ỏằp, nhỏằ dỏĐn vỏằ phưa trên. CĂc 'ặỏằng gỏằ mĂi chỏĂy dài xuỏằ'ng cuỏằ'i 'ỏĐu 'fng 'ỏằu trang trư bỏng hoa vfn hơnh cĂnh sen 'ỏằ'i xỏằâng, giỏằa là hơnh bĂnh xe luÂn phĂp, 'ỏãt trên hoa sen. MĂi lỏằÊp ngói ỏằ'ng màu 'ỏằ, 'ặỏằng viỏằn mĂi ngói màu xanh. Vặỏằn chạa có nhiỏằu cÂy xanh bóng mĂt, có 9 ngôi thĂp cỏằ. vỏằ>i nhiỏằu kiỏằfu dĂng khĂc nhau nhặ nhỏằng cĂnh sen vặặĂn lên. Nhỏằng hàng cỏằTt gỏằ- trong chạa 'ặỏằÊc khỏc nỏằ.i cĂc cÂu 'ỏằ'i bỏng chỏằ HĂn màu 'en kỏt hỏằÊp vỏằ>i viỏằ?c chỏĂm khỏc mô tưp õ?olong ỏân vÂnõ? dạng trang trư. Chạa Huê Nghiêm là mỏằTt di tưch Phỏưt giĂo quan trỏằng, là nặĂi dỏằông chÂn, sỏằ'ng 'ỏĂo và hành 'ỏĂo cỏằĐa nhiỏằu vỏằi khai phĂ, mỏằY ra nỏằn vfn minh trên vạng 'ỏƠt hoang sặĂ.
    ù Đặỏằng sỏt 'ỏĐu tiên ỏằY thành phỏằ': Tuyỏn 'ặỏằng sỏt 'ỏĐu tiên ỏằY nặỏằ>c ta là 'oỏĂn 'ỏằôặĂng sỏt Sài Gònõ?"Mỏằạ Tho dài 71km, xÂy dỏằng nfm 1881. Ga chưnh trặỏằ>c chỏằÊ Bỏn Thành, vfn phòng 'ặỏằng sỏt là tòa nhà 2 tỏĐng chiỏm cỏÊ khu 'ỏƠt bao bỏằc bỏằYi 3 'ặỏằng Hàm Nghiõ?"Huỏằnh Thúc KhĂngõ?"Nam Kỏằ KhỏằYi Nghâa, nay là Xư nghiỏằ?p Liên hỏằÊp 'ặỏằ>ng sỏt khu vỏằc 3. Xe lỏằưa chỏĂy bỏng mĂy hặĂi nặỏằ>c phỏÊi dạng than cỏằĐi 'ỏằ't nỏằ"i súp-de nên xe chỏĂy khĂ chỏưm. Vơ không cỏĂnh tranh nỏằ.i vỏằ>i xe 'ò trong viỏằ?c chuyên chỏằY hàng hóa và hành khĂch, 'ặỏằng xe lỏằưa Sài Gònõ?"Mỏằạ Tho ngặng hoỏĂt 'ỏằTng tỏằô lÂu. Sau nfm 1975, Ga xe lỏằưa Sài Gòn 'ặỏằÊc dỏằi vỏằ Ga Hoà Hặng. Trên nỏằn Ga Sài Gòn câ ngày 8/8/1998, khỏằYi công xÂy dỏằng Trung TÂm Vfn HoĂ ThặặĂng MỏĂi Sài Gòn.
    ù Ngặỏằi Viêt 'ỏĐu tiên viỏt sỏằư Viỏằ?t Nam bỏng tiỏng PhĂp: "ng TrặặĂng Vânh Kẵ (1837-1898). Nfm 1859, PhĂo hỏĂm PhĂp bỏn vào cỏằưa biỏằfn Đà Nỏàng và thành câ Gia Đỏằc cho tặ bỏÊn thỏằc dÂn PhĂp xÂm nhỏưp. Trong giai 'oỏĂn lỏằi, ngặỏằi Viỏằ?t Nam tỏằông bặỏằ>c tiỏp xúc vỏằ>i ngôn ngỏằ và vfn minh mỏằ>i. TrặặĂng Vânh Kẵ là mỏằTt trong nhỏằng ngặỏằi sỏằ>m tiỏp xúc và hỏƠp thỏằƠ ngôn ngỏằ vfn hoĂ phặặĂng TÂy 'Ê trỏằY thành hỏằc giỏÊ có nhiỏằu sĂng tĂc nhỏƠt bỏng cỏÊ tiỏng PhĂp và tiỏng HĂnõ?"Viỏằ?t. "ng là ngặỏằi Viỏằ?t Nam 'ỏĐu tiên viỏt sỏằư Viỏằ?t Nam bỏng tiỏng PhĂp. Cuỏằ'n õ?oGiĂo trơnh lỏằi Ănh sĂng cỏằĐa mỏằTt phặặĂng phĂp luỏưn khoa hỏằc tiỏn bỏằT so vỏằ>i 'ặặĂng thỏằi.
    ù Tỏằ bĂo bỏng chỏằ Quỏằ'c Ngỏằ 'ỏĐu tiên: Tỏằ õ?oGia Đỏằc ta ra 'ỏằi thĂng 4/1865. Tỏằ bĂo 'fng nhỏằng thông tin nghỏằc và nhỏằng tin kinh tỏ xÊ hỏằTi, lỏằi bàn vỏằ thỏằi cuỏằTc, luÂn lẵ, lỏằi Chungõ? nhỏm nÂng cao trư thỏằâc, khuyỏn khưch công nông thặặĂng, 'ỏằ cao ngặỏằi PhỏằƠ nỏằ trong xÊ hỏằTi, chú trỏằng 'ỏn viỏằ?c dỏĂy 'ỏằâc hỏĂnh, nỏằ công, phê phĂn nhỏằng ràng buỏằTc 'ỏằ'i vỏằ>i PhỏằƠ nỏằ, 'Ănh 'ỏằ. mê tưnh dỏằi nam giỏằ>i ngoài viỏằ?c tỏằ gia nôi trỏằÊ phỏÊi am hiỏằfu õ?otơnh trong thỏ ngoàiõ?. ChỏằĐ bút tỏằ bĂo là nỏằ sâ SặặĂng Nguyỏằ?t Aạnh, con gĂi nhà thặĂ yêu nặỏằ>c Nguyỏằ.n Đơnh Chiỏằfu, vỏằ'n có lòng yêu nặỏằ>c, yêu thặặĂng 'ỏằ"ng bào nhặ thÂn phỏằƠ nên khi làm bĂo Bà có ẵ muỏằ'n làm diỏằ.n 'àn 'ỏằf tỏằ?nh thỏằâc lòng yêu nặỏằ>c trong dÂn chúng. Tuy chỏằ? tỏằ"n tỏĂi 'ặỏằÊc hặĂn 6 thĂng nhặng õ?oNỏằ Giỏằ>i Chungõ? câng 'Ê gióng lên mỏằTt hỏằ"i chuông nỏằ quyỏằn còn vang mÊi 'ỏn ngày nay.
    ù Cuỏằ'n tỏằô 'iỏằfn tiỏng Viỏằ?t 'ỏĐu tiên: õ?oĐỏĂi Nam Quỏằ'c AÂm Tỏằ Vỏằi cĂc giĂo sâ. "ng 'ặỏằÊc giĂm mỏằƠc Gauthier 'ặa sang Paris nfm 1858. "ng am hiỏằfu chưnh trỏằc, tàu ghâ Sài Gòn thơ nặĂi 'Ây 'Ê 'ỏằ.i chỏằĐ, ông buỏằTc phỏÊi làm phiên dỏằi ngỏằn thĂp nỏằ.i bỏưt trên cao xÂy theo kiỏằfu Gôtic, mỏằTt tu viỏằ?n, mỏằTt nhà nuôi trỏằ mỏằ" côi và mỏằTt thĂp chuông. Công trơnh xÂy dỏằng này là kỏt quỏÊ nghiên cỏằâu kiỏn trúc chÂu ,u cỏằĐa Nguyỏằ.n Trặỏằng TỏằT khi ông ỏằY Hỏằ"ng Kông. Qua nhiỏằu lỏĐn sỏằưa chỏằa trạng tu, ngày nay tu viỏằ?n thĂnh Phao Lô vỏôn giỏằ 'ặỏằÊc 'ặỏằng nât kiỏn trúc xặa, chỏằâng tỏằ tài nfng kiỏn trúc cỏằĐa Nguyỏằ.n Trặỏằng TỏằT không thua gơ cĂc kiỏn trúc sặ ngặỏằi PhĂp.
    ù Ngặỏằi Viỏằ?t Nam 'ỏĐu tiên vỏẵ bỏÊn 'ỏằ" 'ỏằi thiỏằ?u làm thông ngôn cho Nguyỏằ.n Ánh. "ng phỏằƠ trĂch viỏằ?c dỏằ<ch sĂch kỏằạ thuỏưt phặặĂng TÂy, 'ỏằ"ng thỏằi kiêm viỏằ?c chỏ tỏĂo hỏằa xa, 'ỏằ<a lôi và cĂc loỏĂi binh khư. Nfm 1790, Nguyỏằ.n Aạnh xÂy thành BĂt QuĂi. TrỏĐn Vfn Hỏằc phỏằƠ trĂch õ?ophĂc hỏằa 'ặỏằng xĂ và phÂn khu phỏằ' phặỏằngõ?. "ng rỏƠt có tài vỏẵ 'ỏằ<a 'ỏằ", hỏằa 'ỏằ" và kỏằạ thuỏưt bỏÊn 'ỏằ" nhặ: tỏằ? lỏằ?, trỏc 'ỏằ<a, và vỏẵ gỏĐn nhặ chưnh xĂc cĂc thành trơ và công trơnh. "ng 'ặỏằÊc coi ngặỏằi 'ỏĐu tiên vỏẵ bỏÊn 'ỏằ" Sài Gòn - Gia Đỏằ<nh theo phặặĂng phĂp phặặĂng TÂy.
    ù Tòa nhà cao tỏĐng nhỏƠt TP.HCM và Viỏằ?t Nam: Tòa nhà 37 Tôn Đỏằâc Thỏng, Q.1, TP. HCM. Gỏằ"m 34 tỏĐng và mỏằTt tỏĐng hỏ**.
  3. KemTra

    KemTra Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2006
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    hơn mười mấy bữa nay đi công tác ở xa nên không post lời cám ơn tanit được. tranh thủ tối nay ở Nghệ An tìm Net để post lời cám ơn Tanit. thông tin của Tanit và bác Boy đã giúp ích rất nhiều cho Kem Trà. sau khi nhận được câu trả lời của 2 bác, Kem Trà có tham khảo thêm 1 số tài liệu để có thông tin chính xác về vấn đề mình hỏi.
    tuy nhiên về Trạng Nguyên Nguyễn Trực, tài liệu tham khảo không nói rõ chi tiết lắm. mà Tanit thì cho biết ông đỗ Trạng cả 2 nước nên phong là Lưỡng Quốc Trạng Nguyên. còn bác Boy thì bảo: chỉ là danh xưng. ???
    Nhân đây Kem Trà cũng thắc mắc không biết quyền lợi của Lưỡng Quốc Trạng Nguyên tại Trung Quốc là gì? được phong quan? ban thưởng? hay qua quan ải dễ dàng???
    sau khi được phong Lưỡng Quốc Trạng Nguyên, các Trạng của ta có giúp ích gì cho Trung Quốc không? có để lại giao thoại nào trong sử Trung Quốc không?
    Kem Trà cám ơn trước nhen!
  4. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Có vài góp ý như sau:
    1) Thật ra không có trạng nguyên nào của Việt Nam được phong là Lưỡng quốc trạng nguyên cả, ngay cả trạng nổi tiếng nhất như mọi người đã biết là Mạc Đỉnh Chi cũng vậy. Đúng như Boy nói: đó chỉ là danh xưng, đời sau thêm vào để chứng tỏ cái hiển hách, ngang hàng của cha ông ta so với Tung Của mà thôi.
    2) Có vài gia thoại cóp được nêu ra đây (không biết là đã có chưa):
    Giai Thoại về Mạc Đĩnh Chi
    MỘT CON NGƯỜI LIÊM KHIẾT
    Mạc Đĩnh Chi thông minh từ nhỏ, lại rất chăm chỉ học hành, có tài ứng đối mau lẹ. Năm 1304, vua Trần Anh Tông mở khoa thi để kén người tài trong bốn cõi. Năm ấy, ông thi đỗ Trạng nguyên với điểm loại ưu. Hôm nhà vua ban cho mũ áo , rất ngạc nhiên thấy MạC ĐỉNH CHI chỉ là một chàng trai có vóc người nhỏ, thấp , tướng mạo xấu xí. Vua Anh Tông có ý không muốn dùng ông. Mạc đỉnh Chi bực lắm, không nói gì cả, về nhà viết bài phú "Ngọc tỉnh liên " (Hoa sen trong giếng ngọc ), ông tự ví mình như một thứ sen thần mọc trong giếng ngọc .
    Bài phú được dâng lên vua Anh Tông. Từng câu, từng chữ trong bài phú đã làm cho vua Anh Tông bừng tỉnh và thốt lên : "Mạc Trạng nguyên quả là bậc thiên tài, có tiết tháo ".
    - MạC ĐỉNH CHI là người rất liêm khiết, thẳng thắn, được tiện không lấy làm của riêng, giàu sang phú quí đối với ông không có ý nghĩa gì, cho nên được người đời ca tụng.
    Một lần, vào năm 1323, vua Trần Minh Tông cho gọi viên quan nội thị đến nói nhỏ :
    - Nghe nói các quan và dân chúng đều quen MạC ĐỉNH CHI là người liêm khiết, thẳng thắn lắm. Trẫm định thử xem có đúng như thế chăng?
    Nói đoạn , vua Minh Tông lấy 10 quan tiền đặt vào tay viên quan nội thị, rồi nghe sát tai thì thầm to nhỏ. Viên quan nội thị tâu : - Thần sẽ làm đúng như ý bệ hạ sai bảo.
    Sáng ấy, Mạc dậy sớm hơn thường lệ. Trời còn chưa sáng rõ , ông đã tập xong hai bài quyền. Ông vươn người hít thở không khí trong lành của buổi sớm ban mai. Xong công việc thường lệ , ông lững thững vào nhà. Vừa bước lên bậc cửa, bỗng ông kêu lên kinh ngạc :
    - Ô kìa ! tiền của ai đánh rơi mà nhiều thế kia?
    Ông nhặt lên đếm, vừa tròn 10 quan. Ông thầm nghĩ : "Quái ! Đêm qua không có ai lại chơi, sao có tiền rơi? ". Ông vội vã khăn áo chỉnh tề, vào yết kiến nhà vua :
    - Tâu bệ hạ, thần sáng nay có bắt được 10 quan tiền ở trước cửa nhà, hỏi khắp cả mà không ai nhận, thần xin trao lại để bệ hạ trả lại kẻ mất của.
    Vua Minh Tông mỉm cười gật đầu :
    -Không ai nhận tiền ấy thì người cứ lấy mà dùng...
    -Thưa bệ hạ , tiền này không ít, người mất của chắc xót xa lắm, nên tìm người trả lại thì hơn.
    - Nhà ngươi yêu tâm, cứ giữ lấy mà dùng. Tiền thưởng lòng chính trực , liêm khiết của nhà ngươi đấy.
    Mạc Đỉnh Chi bấy giờ mới vỡ lẽ ra là nhà vua đã thử lòng ông. Ông chào tạ ơn trở về.
    CÂU ĐỐI Ở QUAN ẢI
    Năm 1308, MĐC nhận chiếu chỉ của vua Anh Tông đi sứ nhà Nguyên. Dạo ấy vào đầu mùa hạ, tuy trời ít mưa, nhưng đã mưa thì mưa như đổ nước từ trên trời xuống; đường sá, đồng ruộng, nước trắng băng một màu, việc đi lại gặp trở ngại lớn. Chính vì vậy mà đoàn sứ bộ đến qua ải chậm mất hai ngày. Quan coi ải một mức không cho qua. M ĐC bực lắm, toan quay trở về nhưng nghĩ đến mệnh vua mà mình gánh vác chưa trọn nên nán lại xin đi. Ngẫm nghĩ hồi lâu , viên quan coi ải nói :
    - Nghe nói ngài là người có tài văn chương, tài ấy sao không sử dụng lúc này? Bây giờ tôi ra một vế câu đối, nếu đối thông suốt, sẽ mở cửa ải; bằng không , xin mời ngài quay lại .
    Yên lặng giây lát, viên quan nọ hí hửng ra đối :
    - Qúa quan trì , quan quan bế, át quá khách quá quan.
    (Đến cửa ải chậm, người coi cửa đóng cửa không cho khách qua )
    Không cần suy nghĩ lâu, MạC ĐỉNH CHI đối ngay :
    Xuất đối dị, đối đối nan, thỉnh tiên sinh tiên đối.
    (Ra đối thì dễ, đối lại thì khó, mời tiên sinh đối trước ).
    Quan coi ải vái ông hai vái, tỏ ý phục tài, rồi mở cửa cho đi.
    Giải Oan
    Một bổi chiều hè, trời nắng như đổ lửa, Mạc Đỉnh Chi và mọi người lúc ấy wa một qu''an nước ven đường. M.ac cho mọi người nghỉ lại. Chủ qu''an là một bà cụ già tóc bạc phơ, đon đả chào khách. Cách đấy không xa có tiếng khơi nước trong xanh. Trên thành giếng có viết 5 chữ : "Ngân bình, kiện thượng tị ". Thấy lạ, Mạc hỏi duyên do. Bà cụ chậm rãi kể :
    - xưa có một cô gái bán hàng nước học hành giỏi, chữ nghĩa thông. Gần đây, có một anh học trò muốn ngấp nghé , cứ ngày ngày đi học về, lại vào uống nước tìm lời trêu ghẹo. Một hôm cô hàng nước nói thực với anh :
    - Thiếp là con nhà lương dân, có theo đòi bút nghiên , mà chàng cũng con nhà thi lễ, nếu như phải duyên trời, thực cũng xứng đôi vừa lứa, Nhưng mà thiếp chưa được biết tài học của chàng ra sao, vậy thiếp xin ra một câu đối, nếu chàng đối được, thiếp tình nguyện xin nâng khăn sửa túi , bằng không, thì xin chàng chớ qua đây làm gì nữa. Anh học trò bằng lòng. Cô hàng nhân trông thấy cái ấm ti''ch bằng bạc, mới ra câu đối rằng :
    " Ngân bình, kiện thượng tị "
    (Bình ngọc, mũi trên vai. Ý nói cái vòi trên cổ ấm ).
    Anh học trò nghĩ mãi mà không đối được , xấu hổ qu''a, đành đâu đầu xuống giếng đó chết. Ít lâu sau, người ta cho viết vế câu đối ấy lên thành giếng để thách thức cả thiên hạ Nhưng xưa nay chưu ai đối được .
    Nghe đến đây, Mạc cười :
    - Câu ấy dễ thế sao không đối được mà phải ngậm oan nơi đáy giếng ! Thôi để ta đối giùm giản oan ccho hồn kẻ thư sinh.
    M ĐC bèn đọc :
    " Kim tỏa, phúc trung tu"
    (Khóa vàng, râu trong bụng. Ý nói cái tua khóa ở trong ruột khóa ).
    Sau đó, Mạc bèn sai người viết câu ấy lên thành giếng, bên cạnh câu đối của cô hàng nước năm xưa.
    Mọi người đều chịu ông đối giỏi.
    Tiếng Sấm Đất
    Tin Mạc Đỉnh Chi (MDC) , sứ giả An Nam rất hay chữ và đối đáp nhanh nhẹn, đã truyền đến triều đình nhà Nguyên . Cả triều đình xôn xao bàn tán, người thì bảo phải chơi cho y một vố thật đau, kẻ thì bảo phải làm cho y bẽ mặt trước công chúng. Cuối cùng , viên Thừa tướng bày mưu:
    - Tâu bệ hạ, thần nghĩ ra một kế, mấy hôm nữa khi hắn ta đến, cả triều đình mũ áo cân đai chỉnh tề ra đón, sai hết cả cung phi, thị tì ra để mua một trận cười.
    Vua Nguyên sốt ruột hỏi :
    - Kế đó ra sao, hãy nói trẫm nghe đi đã.
    - Tâu bệ hạ, trước cổng thành, ta cho đào một cái hố tròn, sâu, trên bị da thật căng để làm thành một cái trống đất đặc biệt. Chờ khi hắn đến, sai người gõ thật to, tiếng trống sẽ như tiếng động đất, như vậy , hắn ta và tùy tòng phải khiếp đảm, nhớn nhác, ngựa nghẽo kinh sợ chạy tán loạn.
    Vua Nguyên và quần thần hí hửng khen kế đó rất hay. Và trống đất được làm rất khẩn trương.
    Đoàn sứ giả đi đã lâu ngày, dầm mưa, dãi gió, gội sương đã nhiều. Ai nấy đều mệt mỏi rã rời, nước da rám nắng đen sạm. Con ngựa của M ĐC cũng kiệt sức lắm rồi, nó bước đi khấp khểnh, quất roi vào mông đen đét nó vẫn cứ ỳ ra . Khi trông thấy thành trì nhà Nguyên sừng sững trước mắt, mọi người vui sướng reo lên, trong người nhẹ hẳn như trút được g''anh nặng, nỗi mệt nhọc dần dần tan biến đi. Họ hồ hởi bước tới cổng thành, lúc ấy vào buồn chiều tà. Cửa thành cờ xí rợp trời, người đông nghiẹt đứng giạt hai bên. Vua Nguyên mặc áo bào đỏ, ngồi chễm chệ trên đỉnh gác cổng thành.
    M ĐC và đòn sứ bộ vừa đi tới, thì bỗng tiếng trống đất bu.b bục beng, bu.c bục beng dội vang dưới chân. Ai nấy đều ngơ ngác. Con ngựa của M ĐC không biết chạy chỗ nào, sợ qu''a ngã qu.i xuống đất. CẢ triều đình nhà Nguyên reo hò ầm ĩ. Vua Nguyên khoái chí cười tít cả mắt lại, và đắc chí lắm . Lúc ấy M ĐC cũng bối rối , nhưng trấn tĩNh lại đưỢc ngay không thèm đếm xỉa đến vau Nguyên đang ngồi trên cổng thành , cau mặt lại nói :
    - Có gì mà các ngài cười? tôi biết lắm, mùa này làm gì có sấm đất . Có tiếng động lạ, tôi cho ngựa qùy xuống lắng tai nghe xem có phải sấm đất chăng?
    Từ trên lầu cao vua Nguyên phải gật đầu khen :
    - An Nam Trạng Nguyên quả là nhanh chí .
    Bài Thơ Đề Quạt
    M ĐC đến kinh đô nhà Nguyên vào cuối mùa hè. Cái nắng ở đây cũng chói chang và oi bức ghê gớm. Ông và sứ Cao Ly (triều Tiên ( cùng ra mắt vua Nguyên vào một buổi chiều . Chính lúc ấy cũng có một sứ thần Tây Vực ( gồm các nước vùng Tân Cương , Miến Điện ) đến dâng một chiếc quạt lông rất đẹp. Vua Nguyên bảo :
    - Nhân có quạt dd.ep, trẫm xin mời hai sứ thần An Nam và Cao Ly mỗi người làm một bài thơ thật hay đề vào quạt !
    M ĐC lấy ấy còn đang mãi suy nghĩ tứ thơ thì sứ Cao Ly đã cầm bút viết thoăn thoắt . Ông liếc thấy sứ thần Cao Ly viết (tạm dịch )
    Nắng nôi oi ả người tự Y, Chu (Y Doãn một tướng giỏi đời nhà Thương, Chu Công, một người hiền ở đời nhà Chu ).
    Rét mướt căm căm ngươi là Bá, Thúc (Bá Di, Thúc Tề: hai người con vua Ân, VŨ Vương diệt nhà Ân lập nhà Chu. Hai anh em ở ẩn trên núi, quyết không ăn gạo nhà Chu, hái rau vi ăn, cuối cùng chết đói ).
    Thế là nhân ý ấy, ông phát triển thêm thành bài thơ hoàn chỉnh (tạm di.ch) :
    Lúc trời oi ả như lò lửa
    Người tựa Y, Chu bậc cự nho.
    Khi mùa đông đến trời băng giá ,
    Ngươi hệt Di, Tề rét co ro.
    Ôi !
    Lúc dùng chuyên tay, khi xếp xó ,
    Ta với người đều như thế đó.
    Vua Nguyên xem xong bài thơ, gật đầu khen mãi và phê cho "Lưỡng quốc Trạng nguyên " (Trạng nguyên hai nước ).
    Nhưng vua Nguyên nào hiểu được ý thơ của ông. Bài thơ thực chất đầy giọng bất mãn , phản ảnh cảm xúc bực dọc, khó chịu của người trí thức trong chế độ phong kiến ấy. Vua quan phong kiến đối đãi với người tài khi hậu, khi bạc, không khác gì đối với cái quạt, khi cần chuyên tay, không cần thì xếp xó !
    CHuyện Xảy Ra Trong Phủ TỂ TƯớng
    một hôm, nhân việc quan rỗi rãi, MDC vào thăm phủ Thừa tướng nhà Nguyên. Trong phủ, trang hoàng lộng lẫY, có treo một bức trướng to tướng , trên thêu một con chim sẻ đậu cành trúc, trông tựa chim thật. Ông lại gần xem, Thừa tướng và các quan quân nhà Nguyên cười.
    - A , sứ thần "An Nam" thấy lạ lắm phải không? Ha ha!
    MDC vội thẳng tay kéo soạt, bức tường rách toang, tiện tay xé luôn mấy cái nữa, bức tường rách tung ra từng mảnh rơi lả tả.
    - Sao ngài lại xé? Sao ngài lại xé bức trướng qu''i na`y? Một viên quan hốt hoản g kêu lên.
    MDC nghiêm nét mặt lại , bảo :
    - Tôi thấy người xưa chỉ vẽ cây mai, và chim sẻ thôi. Vì trức là quân tử, chim sẽ là tiểu nhân, nay Thừa tướng lấy trúc với sẽ thều vào trướng, như vậy là tiểu nhân ở trên quân tử. Tôi sợ đạo tiểu nhân lớn hơn, đạo quân tử mòn đi, nên vì thánh triều trừ bỏ nó đi, chứ thứ ấy quí giá nỗi gì ?
    Viên Thừa tướng nọ ức qu''a, song không có cớ gì để quở trách hoặc bắt đền được. Bấy lâu nay, ông ta đã từng tự hào có bức trướng dd.ep và sang trọng này, bức trướng từng tô điểm căn phòng thêm li.ch sự , nay bỗng dưng rách tan thành, thật là tai bay vạ gió. Ông ta tiếc rẻ mãi, nhưng chỉ da''m xuy''t xoa trong lòng.
    Tối hôm ấy, quan Thừa tướng mời MDC đến uống trà và ngâm vịnh. Ông ta cho bày tiệc trà ở giữa sân để tiếp khách và hóng mát . Dưới ánh trăng rằm sáng vằng vặc, chủ và khách ngồi uống trà thân mật, thỉnh thoảng M.ac lại ngâm một câu thơ, chủ cũng ngâm thơ hoại lại . Hai người cân tài cân sức, chẳng ai chịu kém. Đêm càng khuay, cả chủ lẫn kah''ch càng say mê gửi gắm lời thơ của mình vào cảnh tĩnh mi.ch. Khác lúc nào trong lòng cũng thanh thản, thoải mái thả tâm hồn thơ một vào thơ, vào cảnh thiên nhei^n. Chủ đôi lúc lại nhớ đến bức trướng rách trong lòng ấm ức, bực vì gặp hải ông khách qu''a thô bạo . Đêm đã khuay, khi tiệc sắp tan, ông ta đinh trả miếng lại chuyện bàn chiều, liền cầm một chiếc chén, lý sự với Mạc ràng :
    - Cây kỷ là gỗ, cái ch''en không phải là gỗ, tại sao lại lấy gỗ làm ch''en?
    MDC thấy câu hỏi thật phi lý, vớ vẩn, lý sự , ông bèn cười mà hỏi lại rằng :
    - THưa ngài thừa tướng! Ngài hãy giải th''ch: Phật không phải là người, thầy tăng là người, vậy cái gì đã khiên cho thầy tăng thờ Phật?
    Thừa tướng cười ta xí xóa. Hai người dắt tay nhau đi vào trong nhà, . Vừa bước chân lên bực cửa, thừa tướng lại ra đối :
    - An khử nữ dĩ thỉ vi gia
    (Chữ an bỏ chữ nữ đi, thêm chữ thỉ vào thành chữ gia (nhà)).
    MDC thấy đây là một lối chơi chữ rất thâm hiểm của ông ta. Nói như vậy có nghĩa là nhà Nguyên cần phải xóa bỏ nước An Nam, nhập thành châu chuyện của họ . Mạc lập tức đối lại rất sắc bén :
    - Tù xuất nhân, lập vương thành quốc
    (Chữ tù bỏ chữ nhân đi, thêm chữ vương vào thành chữ quốc ).
    Thực ra là chữ đối chữ, ý đối ý, dân ta nhất định xóa bỏ ách áp bức, đèn nén của nước lớn, xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ.
    Những Viên Đạn Ngọc
    Một hôm, vào buổi sáng đầu thu, khi mặt trời đỏ ửng như qu?a cầu lửa vừa nhô lên khỏi chân trời xa, những giọt sương như những hạt ngọt trong suốt treo trên những khóm cỏ hai bên đường. MDC cưỡI ngực đủng đỉnh ra ngoài thành dạo cảnh. Khi gặp ông, người ta vẫn xì xào bàn tán. Kẻ thì chê ông xấu xí, người thì bảo ông lùn tịt, bé tí, kẻ thì bảo : trong triều đình này, đã ai ăn đứt được ông ta. Tuy vậy, hôm nay so với ngày mới sang, người ta không ai dám xem thường ông nữa. Vì ông đã là lưỡng quốc Trạng nguyên, tiếng đồn vang khắp bốn phương.
    Mặc cho người ta bàn tán, ông cứ thúc ngựa đi, ngẩn mặt đón gió thu mát lạnh, trong lòng vô cùng thoải mái . Ông đính bụng sẽ thăm đây đó ít ngày rồi còn chuẩn bị về nước, hoàn thành chuyến đi đáng ghi nhớ này. Đang mãi nghĩ miên man, bỗng ông lại gặp Thừa tướng cũng đi đâu về sớm. Ông ta dường như còn cay cú với chuyện cũ, nên thấy Mạc Đĩnh Chi, ông ta dừng ngựa, chỉ vào mặt trời lúc đó vừa mới nhô lên khỏi ngọn cây mà nói nói rất văn hoa rằng :
    - Mặt trời như qu?a cầu lửa, mây như khói, ánh nắng ban mai thiêu ch''ay con trăng. Tiên sinh thấy thế nào, có đúng chăng?
    MDC biết ông ta chơi chữ, muốn ví nước Nguyên như mặt trời có ánh nắng chói lọi , còn nước Nam chẳng qua cũng như mặt trăng, có ánh nhàn nh.at, yếu ớt mà tho^i. X''et lời nói, biết được ông ta khinh thường nước Nam nhỏ b''e, yếu hèn. MDC không chịu kém, ông đã dùng qui luật của tự nhiên để ra đòn lại rát hợp lý mà sâu :
    - Ngài có thấy không? Nếu như mặt trời là hòn lửa, thì mặt trăng là cung tên, những vì sao là những viên đạn ngọc, khi hoàng hôn buông, cũng chính là lúc giương cung tên bắn rớt mặt trời.
    Câu trả lời thật văn hoa và đầy hình tượng, tỏ ra dân tộc ta không bao giời chịu khuất phục, luôn luôn có khí phách anh hùng.
    Viên thừa tướng phục ta`i, quất ngựa đi thẳng
  5. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Giai thoại trạng nguyên Mạc đỉnh Chi (tiếp):
    Tài Ứng Đối
    Lại một lần, mấy viên quan nah` Nguyên cho đào một hố sâu, đan phênh đậy lên, rồi lấp một lần đất mỏng. Hôm sau họ cùng đến mời MDC đi thăm cảnh. Mạc nhận lời ngay, khi đến bờ sông, họ nhường cho ông lên cầu sang sông trước . Nhưng vừa toan cất ngựa lên cầu thì sụp ngay xuống hố sâu. Mấy viên quan nọ cười nói :
    - Chúng tôi ra cho một vế câu đối, nếu ông đối được thì sẽ kéo lên.
    MDC gắt : - Thì các ông cứ ra đối chứ sao !
    Một người bèn đọc :
    - Can mộc, hoành cừ, lục giả tương như tư đạo (gỗ thẳng , cẳng ngang, đường đi ngỡ là đất phẳng ).
    Câu này lại toàn là tên người ghép lại : Can Mộc, Hoành Cừ, Lục Giả, Tương Như, Tư Đạo, đều là những nhân vật nổi tiếng xưa nay của Trung Quốc. MDC ở dưới hố, nhân trước khi ngã, có trông sang bên kia sông, thấy một cái đình tựa ở chân núi đối lại :
    - Đại đình, an thạch , vọng chi nghiễm nhược thái sơn (Đình to, đá vững, nhác trông ngỡ Thái Sơn ) . Câu này cũng toàn tên người ghép lại và cũng là những người nổi tiếng xưa nay: Đại Đình, An Thạch, Vọng Chi, Nghiễm Nhược, Thái Sơn.
    Mấy viên quan nọ phục tài ứng biến mau lẹ của họ Mạc, bèn xúm nhau đở ông lên khỏi hố.
    Bài Điếu Văn
    Chỉ còn mấy hôm nữa là đến gna`y về nước. Công việc chuẩn bị cho ngày về thật gấp rút. Nào là phương tiện đi phải lo cho đủ và tươm tất, nào là lương ăn đường, nào là phải chuẩn bị buổi ra mắt nhà vua vào ngày cuối cùng, sao cho li.ch thiệp và vui vẻ, nào là còn phải đi chia tay các bạn bè. Tất cả dồn lại tới tấp, khiến MDC chẳng lúc nào rảnh rang được một chút. Ông còn đang lo tính, thu xếp công việc thì sứ thần của trei^`u đình đến nói:
    - Thừa ngài, sáng nay không may bà trưởng công chúa quá cố, nhà vua vô cùng thương tiếc, lúc nào cũng túc trực bên linh cữu. Cả triều đình bận rộn chuẩn bị cho đám tang, người nào việc ấy cả. Ngài là Trạng nguyên của triều đình că"c cũng phải đóng góp một phần nào vào công việc.
    MDC hỏi :
    - Ông nói đi, tôi phải làm gì bây giờ?
    - Thưa, ngài có thể viết một bài điếu văn để đọc trước đám trang, lời lẽ sao cho giản dị mà súc ti''ch. Đó cũng là điều mong muốn của nhà vua.
    - Thôi, ông hãy vễ đi, tôi sẽ làm tròn bổn phận.
    - Công việc chuẩn bị cho ngày vễn vẫn được tiến hành. Người ta chỉ thấy ông thu xếp mọi việc rất gấp rút không hền bận tâm đến việc viết bài điếu văn. Có người lo lắng hỏi, ông cười bảo :
    - Được, đâu sẽ có đó. Không thấy ta đã viết rồi đó sao?
    Ông chỉ vào tơ giấy đặ trên bàn. Mọi người hết sức ngạc nhiên thấy trên tờ giấy chỉ biết bốn chử "nhất" (1). Một bài điếu văn ư? Sao chỉ có ngần ấy chữ được . Ai cũng đặt câu hỏi như vậy, nhưng không thể tự trả lời được...
    Mấy hôm sau, đám tang dược cử hành rất long trọng, tất cả văn võ bá quan trong triều đình đều có mặt đông đủ. Sau điệu nhạc "lâm khốc" , mọi người đều thương xót sụt sùi. Khi ấy, MDC khoan thai đi đến be^h linh cữu, tay dâng tờ điếu văn. Cả triều đình tròn mắt ngạc nhiên và hồi hộp vì thấy trên tờ giấy chỉ có một sữ "nhất" to tướng. MDC đằng hắng lấy giọng đọc :
    Thiên thượng nhất đóa văn
    Không trung nhất điểm tuyết
    Lăng v nhất chi hoa
    Quảng hàn nhất phiến nguyện
    Y! vân tán, tuyết tiêu , hoa tàn, nguyệt khuyết. (Theo sách "thuyết phu tùng đàm" thì câu này của Dương Ức nhà thơ đời Đường ).
    (trên trời một đóa mây
    Không trung một giọt tuyết
    Một nhành hoa trong vườn thượng uyển
    Một mảnh trăng trong cung Quảng Hàn
    Thân ôi! Mây tản, tuyết tan, hoa tàn, trăng khuyết ).
    Ông đọc dứt lời, mọi người đều nghẹn ngào xúc động. Tuy chỉ có mốn chữ "nhất", nhưng ông đã đọc thành mo^.t bài súc ti''ch, miêu tả bà trưởng công chúa như áng mây đẹp bồng bềnh trên trời xanh, như một giọt tuyết tră"ng giữa trong trung, như nhành hoa dd.ep trong vườn vua, như mảnh trăng sáng trong cung Quảng Hàn. Này bà chết đi là tổn thất rất lớn, cũng như áng mây dd.ep tản tác, giọt tuyết tan đi, bông hoa tàn rữa, vần trăng khuyết mà thôi. Thương tiếc thật đấy, nhưng đó là tạo hóa sinh ra.
    ----------------------------
    Đọ tài lần cuối
    S''ang nay, MDC khăn mũ chỉnh tề vội vã vào chầu lần cuối để tạ biệt vua Nguyên về nước. Trong lòng ông mừng lắm, suỐt đêm qua ông không sao chợp mắt được, cứ nghĩ đến lúc gặp gỡ người thân, gặp bạn bè, lòng lại rộn lên xao xuyến.
    Vào tới công đường, ông đã thấy các quan văn võ tề tựu đông đủ. Ông rảo bước lên hàng đầu tâu lớn :
    - Dạ muôn tâu bệ hạ ! Thần có lời từ biệt, xin chúc bệ hạ vạn thọ vô rương (sống lâu muôn tuổi ).
    Suy nghĩ giây lát, từ trên gnai vàng, vua Nguyên phán xuống:
    - Bấy lâu nay, nhà người lưu tại Yên Kinh, thăm phong cảnh, xem xét kỹ lưỡng mọi nơi, ngày nào cũng cưỡi ngựa đi trên đường cái quan, thế ngươi có biết mỗi ngày có bao nhiêu người qua lại trên đường cái quan không?
    Trên đường phố ở kinh đô Yên Kinh rộng lớn này hàng ngày có biết bao nhiêu người qua lại, làm sao có thể biết được? thật ra là một câu hỏi oái oăm, nan giải, Mạc nghĩ vậy .
    Thấy MDC ngập ngừng, vua Nguyên và quần thần ra vẻ hí hử, tưởng rằng phen này Mạc phải chịu bí.
    Nhưng Mạc cười nói :
    -Tâu bệ hạ, có hai người chứ mấy?
    Vua Nguyên ngạc nhiên hỏi :
    - Người nói sai rồi. Sao lại chỉ có hai người thôi?
    MDC thưa :
    - Tậu bệ hạ, phàm là những kẻ qua lại trên đường cái quan kinh đô này, thì chẳng vì danh cũng l lợi i , vậy há chẳng phải chỉ có hai người, một vì danh , một vì lợi sao?
    Vua Nguyên trong lòn gphu.c lắm, saong không nói ra. Vậy y lại còn có ác ý muốn lưu MDC tại Yên Kinh không cho về Nam, bèn bày kế đưa Mạc vào trong :
    - Có một chiếc thuyền trong dó chỉ có vua, thầy học cha mình (quân, sư, phụ ) bơi đến giữa sông chẳng may bị sóng lớn đắm thuyền. Khi ấy, ngươi ở trên bờ nhảy xuống bơi ra cu**''u, nhưng chỉ có thể cứu được một người thôi, thế thì người cứu ai?
    Với câu hỏi hóc búa này, vua Nguyên cho rằng nhất định Mạc sẽ mắc phải tội lớn. Vì rằng nếu Mạc nói chỉ cứu vua, ắt mắc tội bất hiếu với cha, bất nghĩa với thầy học Nếu nói chỉ cứu thầy, thì mắc tội bất trung với vua, bất hiếu với cha. Tội ấy quả đáng phải chém đầu. Nếu chỉ cứu cha thì lại mắc tội bất trung, bất nghĩa. Nếu không nói gì tức là không cứu ai, tội ấy càng nặng.
    Quần thần nhà Nguyên đắc ý đưa mắt nhìn nhau, thầm thì bàn tán, cho rằng phen này họ Mạc nhất định mắc tội chém đầu, chứ chẳng chơi
    NHưng MDC không hề tỏ ra lúng túng, mà ông dõng dạc trả lời :
    -Thần đứng trên bờ, thấy thuyện bị đắm tất phải vội vả nhẩy xuống bai ra cứu, hễ gặp ai trước thì cứu ngưỜi ấy, bất kể người ấy là vua, thầy hay cha mình .
    Cả triều đình trố mắt thán phục trưỚc câu trả lời ấy.
    (Xin chép thêm dưỚi đây bài phú "Hoa Sen gie^''ng giọc" nổi tiếng của MDC )
    Ngọc Tỉnh Liên Phú
    Khách hữu:
    Ẩn kỹ cao trai; hạ nhật chính ngọ.
    Lâm i''ch thủy chi thanh trì; vịnh phù dung chi Nhạc phủ.
    Hốt hữu nhân yên:
    Dã ký phục; hoàng ký quan.
    Quýnh xuất thần chi tiên cốt; lầm ti.ch cốc chi cù nhan.
    Vấn chi hà lai; viết :to`n Hoa san
    Nãi thụ chi kỷ; nãi sử chi tạo
    Phá Đông - lăng chi qua; tiến Dao trì chi quả.
    Tái ngôn chi lang; tái tiếu chi thả.
    Ký nhi mục khách viết : tử phi ái liên chi quân tử dã?
    Ngã hữu dị chủng, tàng chi tụ gian ;
    Phi đào lý chi thô tục; phí mai trúc chi cô hàn.
    Phi tăng phòng chi câu kỹ; phi Lạc thổ chi mẫu đan.
    Phi Đào lệnh đông ly chi cúc; phi Linh Quân cửu uyển chi lan.
    Nãi Thái họa phong đầu Ngọc tỉnh chi liên.
    Khách viết :
    Dị tai! Khởi sở vị ngẫu như thuyền hề hoa thập trượng; lãnh tỉ sương hề cam tỉ mật giả dã?
    Ti''ch văn ký danh; kim đắc kỳ thực.
    Đạo sĩ hàn hiên; nãi tụ trung xuất.
    Khách nhất kiến chi, tâm trung uất uất
    Nãi phất thập dạng chi tiên, tỉ ngũ sắc chi bút
    Dĩ vi ca viết :
    Giá thủy tinh hề vi cung ; tạc lưu li hề vi hộ.
    Toái pha lê hề vi nên ; sái minh châu hề vi lộ.
    Hương phức úc hề tằng tiêu; đế văn phong hề nhữ mộ.
    Quế tử lãnh hề vô hương ; Tố Nga phân hề nhữ đố.
    Thái dao thảo hề Phương châu : vọng mỹ nhân hề Tương phố.
    Kiển hà vì hề trung lưu; hạp tương phản hề cố vũ.
    Khởi bộ lạc hề vô dung, thán thuyền quyên hề đa ngộ.
    Cẩu dư bính chi bất a ; quả hà thường hồ phong vũ .
    Khủng phương hồng hề dao lạc ; mỹ nhân lai hề tuế mộ.
    Đạo sĩ văn nhi thán viết :
    Tử hà vi ai thả oán dã?
    Độc bất kiến Phượng hoàng tr`i thượng chi tử vì, Bạch ngọc đường tiền chi hồng dược?
    Quýnh địa vị chi thanh cao ; ái thanh danh chi chiêu chước.
    Bỉ giai kiến quý ư thánh minh chi triều ; tử độc hà chi hồ tao khách nhân chi quốc?
    Ư thị hữu cảm tư thông, khởi kính khởi mộ.
    Nga Thành Trai đình thượng chi thi ; canh Xương Lê phong đầu chi cú.
    Khiếu xương hạp dĩ phi tâm , kính hiến Ngọc tỉnh liên chi phú
    dỊCH NGHĨA :
    PHÚ HOA SEN GIE^''NG NGỌC
    Khách có kẻ :
    Nhà cao tựa ghế ; trưa hạ. nắng nồng.
    Ao trong ngắm làn nước biếc; Nhạc phủ vịnh khúc phù dung
    Chợt có người :
    Mặc áo quê ; đội mũ vàng .
    Tiên phong đạo cốt ; khác xa trần gian.
    Hỏi : "ở đâu lại " - Rằng "Từ Hoa san"
    Bèn bắc ghế; bèn mời ngồi.
    Dưa Đông lăng đem cắt ; quả Dao trì đem mời
    Bèn sang sảng nói, bèn ha hả cười.
    DDao.n rồi, trông khách mà rằng :
    "Anh cũng là người quân tử ưa hoa sen đó chăng?"
    Ta có giống lạ trong ống áo này.
    Chẳng phải như đào trần lý tục ; chẳng phải như trúc cỗi mai gầy.
    Câu kỷ phòng tăng khó sánh ; mẫu đơn đất Lạc nào tầy.
    Giậu Đào lệnh cúc sao ví được ; vườn Linh QUân lan khó sánh thay !
    Aa^''y là giống sen gie^''ng ngọc ở đầu núi Thái họa đây "
    Khách rằng:
    "Lạ thay! Có phải người xưa từng bảo : "Ngó như thuyền mà hoa mười trượng , lạnh như sương mà ngọt như mật " đó ử
    Trước vẫn nghe tiếng, nay mới thấy thật.
    Đạo sĩ lòng vui hớn hở, lấy trong ống áo trưng bày.
    Khách vừa trông thấy; lòng ngậm ngùi thay.
    Giấy mười thức xếp sẵn; bút năm să''c thấm ngay.
    Làm bài ca rằng :
    Thủy tinh gác để làm cung
    Cửa ngoài lóng lánh bao vòng lưu li
    Bùn thời tán bột pha lê,
    Hạt trai làm móc dầm dề tưới cây ,
    Mùi hương thơm ngát tầng mây,
    Ngọc hoàng nghe cũng rủ đầy tình thương.
    Lạnh lùng hạt quế không hương,
    Tố nga lại nổi ghen tuông tơi bời.
    Bãi sông hái cỏ dạo chơi,
    Bến Tương luống những trông vời Tương phi,
    Giữa dòng lơ lửng làm chi ,
    Nhà xưa sao chẳng về đi cho rồi.
    Há rằng trống rỗng bất tài
    Thuyền quyên lắm kẻ lỡ thời thương thay.
    Nếu ta giữ mực thẳng ngay.
    Mưa sa gió táp xem nay cũng thường
    Sợ khi lạt thắm phai hương.
    Mỹ nhân đến lúc muộn màng hết xuân ".
    Đạo sĩ nghe mà than rằng :
    "Sao anh lại ai oán như thế?
    Anh không thấy : hoa tử vi trên ao Phượng hoàng,
    Hoa hồng dược trước thềm Ngọc đường đó sao?
    Địa vị cao cả ; danh tiếng vẻ vang.
    Triều minh thánh chúng ta đều được quý : cõI tao nhân anh đi mãi sao đảng "
    Khách bấy giờ :
    Nghe lọt mấy lời ; đem lòng kính một.
    Ngâm thơ đình thượng của Thành Trai ;
    Họa câu phong đầu của Hàn Dũ
    Gõ cửa thiên môn, giãi tấc lòng ,
    Kính dâng bài "Ngọc tỉnh liên phú ".
  6. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Lịch sử áo dài​
    [​IMG]
    Tiền thân
    Không ai biết rõ chiếc áo dài nguyên thủy ra đời từ lúc nào và hình dáng ra sao vì thiếu tài liệu kiểm chứng. Y phục xa xưa nhất của người Việt, theo những hình khắc trên mặt chiếc trống đồng Ngọc Lũ cách nay khoảng vài nghìn năm cho thấy hình phụ nữ mặc váy với hai tà xẻ. Sử gia Đào Duy Anh, trong quyển Việt Nam Văn Hóa Sử, trang 172, chép, "Theo sách Sử ký chép thì người Văn Lang xưa, tức là tổ tiên ta, mặc áo dài về bên tả (tả nhiệm)". Sử lại chép rằng ở thế kỷ thứ nhất, Nhâm Diên dạy cho dân quận Cửu Chân dùng kiểu quần áo theo người Tàu. Theo những lời sách đó chép thì ta có thể suy luận rằng trước hồi Bắc thuộc thì người Việt gài áo về tay trái, mà sau bắt chước người Trung Quốc mới mặc áo gài về tay phải". [Đang tìm dẫn chứng]
    Tính về niên đại, chiếc trống đồng Ngọc Lũ cùng thời với Hai Bà Trưng; có thể Hai Bà đã mặc một thứ trang phục tựa như trang phục được khắc trên mặt trống đồng, áo váy với hai tà giáp vàng mà cưỡi voi xông pha ra chiến trận chống lại quân Đông Ngô (?). Một số tài liệu cho rằng phụ nữ Việt Nam sau này, để tôn kính Hai Bà, đã không mặc áo hai tà nữa mà thay bằng áo tứ thân. Tuy nhiên dẫn liệu này vẫn chưa đủ cơ sở để khẳng định chiếc áo dài quốc phục Việt Nam có mối liên hệ xa xưa tận thồi kỳ trống đồng Ngọc Lũ.
    Chiếc áo dài xưa nhất là áo giao lãnh, tương tự như áo tứ thân nhưng khi mặc thì hai thân trước để giao nhau mà không buộc lại. Áo mặc phủ ngoài yếm lót, váy tơ đen, thắt lưng mầu buông thả. Xưa các bà các cô búi tóc trên đỉnh đầu hoặc quấn quanh đầu, đội mũ lông chim dài; về sau bỏ mũ lông chim để đội khăn, vấn khăn, đội nón lá, nón thúng. Cổ nhân xưa đi chân đất, về sau mang guốc gỗ, dép, giày. Vì phải làm việc đồng áng hoặc buôn bán, chiếc áo giao lãnh được thu gọn lại thành kiểu áo tứ thân (gồm bốn vạt nửa: vạt nửa trước phải, vạt nửa trước trái, vạt nửa sau phải, vạt nửa sau trái). Áo tứ thân được mặc ra ngoài váy xắn quai cồng để tiện cho việc gồng gánh nhưng vẫn không làm mất đi vẻ đẹp của người phụ nữ.
    Áo tứ thân thích hợp cho người phụ nữ miền quê quanh năm cần cù bươn chải, gánh gồng tháo vát để lo cho chồng, cho con. Với những phụ nữ tỉnh thành nhàn hạ hơn, muốn có một kiểu áo dài được cách tân thế nào đó để giảm chế nét dân dã lao động và gia tăng dáng dấp trang trọng khuê các. Thế là ra đời áo ngũ thân với biến cải ở chỗ vạt nửa trước phải nay được thu bé lại trở thành vạt con; thêm một vạt thứ năm be bé nằm ở dưới vạt trước. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót. Mỗi vạt có hai thân nối sống (vị chi thành bốn) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ cổ áo có bâu đệm, và khép kín nhờ năm chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương.
    Thời Chúa Nguyễn Vũ Vương
    Chúa Nguyễn Vũ Vương, được xem là người có công khai sáng và định hình chiếc áo dài Việt Nam.
    Chịu ảnh hưởng nặng của văn hóa Trung Hoa, cho đến thế kỷ 18 lối ăn mặc của người Việt Nam vẫn thường hay bắt chước lối của người phương Bắc, đặc biệt dưới thời các chúa Nguyễn khi xứ Đàng Trong do nhu cầu khai phá khẩn hoang, đón nhận hàng vạn người Minh Hương (còn gọi là người Khách Trú hay đọc trại thành "cắc chú") bất mãn Thanh triều sang định cư lập nghiệp, mặc dù người Việt cũng có lối ăn mặc riêng. Trước làn sóng xâm nhập mới này, để gìn giữ bản sắc văn hóa riêng, Vũ Vương Nguyễn Phúc Khoát bấy giờ ban hành sắc dụ về ăn mặc cho toàn thể dân chúng xứ Đàng Trong phải theo đó thi hành. Trong sắc dụ đó, người ta thấy lần đầu tiên sự định hình cơ bản của chiếc áo dài Việt Nam, như sau: "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền, không được xẻ mở. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn ống tay hẹp cho tiện khi làm việc thì được phép ?" (sách Đại Nam Thực Lục Tiền Biên). Trong Phủ Biên Tạp Lục, Lê Quý Đôn viết "Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã viết những trang sử đầu cho chiếc áo dài như vậy".
    Căn cứ theo những chứng liệu này, có thể khẳng định chiếc áo dài với hình thức cố định đã ra đời và chính thức được công nhận là quốc phục dưới triều chúa Nguyễn Vũ Vương (1739-1765).
    Một vài tài liệu quy kết việc ra đời của chiếc áo dài quốc phục là do những tham vọng riêng tư của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Do muốn xưng vương và tách rời Đàng Trong thành quốc gia riêng, nên ban sắc dụ về ăn mặc như trên cho khác đi, không phải với người khách trú mà với Bắc triều (trong quy định này đã có cả chỉ thị phụ nữ phải mặc quần hai ống). Sau thấy quần hai ống khêu gợi quá, Vương mới giao cho triều thần pha phối từ mẫu áo dài của người Chăm (giống như áo dài phụ nữ Việt Nam ngày nay, nhưng không xẻ nách) và áo dài của phụ nữ Thượng Hải (chiếc sườn xám) để "chế" ra cái áo dài của phụ nữ Việt Nam (? - Xem thêm Liên Kết Ngoài, bài Sự Tích Áo Dài Việt Nam). Chiếc áo dài đầu tiên giống như áo dài người Chàm và có xẻ nách. Thật ra chiếc sườn xám cũng chỉ ra đời quãng thập niên 1930, và quan điểm trên quá thiên nặng về tính chống phong kiến nên vô hình chung đề cao vai trò của Vũ Vương như là "nhà thiết kế áo dài hiện đại đầu tiên".
    Thời Vua Minh Mạng
    Cho đến thế kỷ 17 truyền thống mặc váy vẫn tồn tại ở Việt Nam như đã ghi trong sách "Lê Triều Thiên Chính" đời vua Lê Huyền Tông, tháng 3 năm 1665 với sắc lệnh nhắc nhở: "... áo đàn bà con gái không có thắt lưng, quần không có hai ống từ xưa đến nay vốn đã có cổ tục như thế..." Vậy có thể nói rằng bộ áo ngũ thân xuất hiện vào khoảng đời vua Gia Long (1802-1819). Sở dĩ có sự ước đoán này, vì mặc áo ngũ thân thì phải mặc quần chớ không thể mặc váy. Năm Minh Mạng thứ 9 (1828), triều đình Huế ra chiếu chỉ cấm đàn bà mặc váy và bắt phải mặc quần hai ống, nên hồi ấy mới xuất hiện câu ca dao than vãn:
    Tháng Tám có chiếu vua ra (Bản chép khác: Chiếu vua Minh Mạng ban ra)
    Cấm quần không đáy, người ta hãi hùng!​
    Áo dài "Le Mur"
    "Le Mur" chính là cách dịch sang chữ Pháp của tên Cát Tường, một họa sĩ vào những năm 1930 đã thực hiện một cải cách quan trọng trên chiếc áo tứ thân để biến nó chỉ còn lại hai vạt trước và sau mà thôi. Vạt trước được họa sĩ nối dài chấm đất để tăng thêm dáng vẻ uyển chuyển trong bước đi đồng thời thân trên được may ôm sát theo những đường cong cơ thể người mặc tạo nên vẻ yêu kiều và gợi cảm rất độc đáo. Để tăng thêm vẻ nữ tính, hàng nút phía trước được dịch chuyển sang một chỗ mở áo dọc theo hai vai rồi chạy dọc theo một bên sườn. Tuy nhiên áo dài Le Mur có nhiều biến cải "lai căng" thái quá, như áo may ráp vai, ráp tay phồng, cổ bồng hoặc cổ hở. Thêm nữa áo Le Mur mặc cho đúng mốt phải với quần satin trắng, đi giày cao, một tay cắp ô và quàng vai thêm chiếc bóp đầm. Lối tân thời này đã bị một số dư luận tẩy chay và cho là "đĩ thõa" (như được Vũ Trọng Phụng phản ảnh không hề thiện cảm trong tác phẩm Số Đỏ).
    Một điểm thú vị tưởng cũng nên đề cập là thời bấy giờ, áo dài Le Mur được xem như một sự bội phản với những gì là cội nguồn dân tộc, là sự đua đòi lai căng, là Hà thành khuê các, xa lạ với áo tứ thân mộc mạc của người phụ nữ chân quê giỏi giang tảo tần. Hãy nghe lời thở than của một chứng nhân thời ấy:
    Hôm qua em đi tỉnh về
    Ðợi em ở mãi con đê đầu làng
    Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng
    áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi!...
    (Nguyễn Bính, trích từ bài thơ Chân Quê, 1936)

    Sự cách tân táo bạo đã được nhà thơ trình bày thật rõ nét như: áo tân thời có hàng khuy bấm rất tây, mặc với quần lĩnh, không còn "cái yếm lụa sồi, giây lưng đũi, áo tứ thân, khăn mỏ quạ, quần nái đen" nữa. Và chàng trai làng xót xa buồn vì trong lớp áo Le Mur kia, người thiếu nữ anh yêu đã để cho "Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều"...
    Áo Dài Lê Phổ
    Năm 1934, một họa sĩ khác là Lê Phổ bỏ bớt những nét lai căng, cứng cỏi của áo Le Mur, đồng thời đưa thêm các yếu tố dân tộc từ áo tứ thân, ngũ thân vào, tạo ra một kiểu áo vạt dài cổ kính, ôm sát thân người, trong khi hai vạt dưới được tự do bay lượn. Sự dung hợp này quá hài hòa, vẹn vẻ giữa cái mới và cái cũ, được giới nữ thời đó hoan nghênh nhiệt liệt. Từ đây áo dài Việt Nam đã tìm được hình hài chuẩn mực của nó, và từ bấy đến nay dù trải bao thăng trầm, bao lần cách tân cách điệu, hình dạng chiếc áo dài về cơ bản vẫn giữ nguyên.
    Áo Dài với tay raglan (giác lăng)
    Những năm 1960 có nhà may Dung ở Dakao, Sài Gòn đưa ra kiểu may áo dài với cách ráp tay raglan. Cách ráp này đã giải quyết được vấn đề khó khăn nhất khi may áo dài: những nếp nhăn thường xuất hiện hai bên nách. Cách ráp này cải biến ở chỗ hàng nút cài được bố trí chạy từ dưới cổ xéo xuống nách, rồi kế đó chạy dọc một bên hông. Với cách ráp tay raglan làn vải được bo sít sao theo thân hình người mặc từ dưới nách đến lườn eo, khiến chiếc áo dài ôm khít từng đường cong tinh tế của thân hình người phụ nữ thật vừa khéo, mang tính thẩm mỹ rất cao.
    Áo dài miniraglan
    Phiên bản này được áp dụng rộng rãi cho nữ sinh. Theo phiên bản này, áo dài tay raglan có tà chỉ dài tới gối, nhưng hai ống quần rộng lòa xòa phủ kín đôi chân, đồng thời khi bước đi thấy thấp thoáng ẩn hiện mũi giầy dưới sóng lụa. Hai đặc điểm này làm cho tà áo nữ sinh đậm chất hồn nhiên, dễ thương, và đã làm xao xuyến lòng bao chàng trai.
    Một biểu trưng của quốc hồn quốc túy Việt Nam
    Khác với kimono của Nhật Bản hay hanbok của Hàn Quốc, chiếc áo dài Việt Nam vừa truyền thống lại cũng vừa hiện đại. Trang phục dành cho nữ này không bị giới hạn chỉ mặc tại một số nơi hay dịp mà có thể mặc mọi nơi, dùng làm trang phục công sở, đồng phục đi học, mặc đi chơi hay mặc để tiếp khách một cách trang trọng ở nhà. Việc mặc loại trang phục này không hề rườm rà hay cầu kỳ, "phụ tùng lệ bộ" cũng đơn giản: mặc với một quần lụa hay vải mềm, dưới chân đi hài, guốc, hay giày gì đều được ; nếu cần trang trọng (như trang phục cô dâu) thì thêm áo choàng và chiếc khăn vành truyền thống đội đầu, hoặc một chiếc miện tây phương tùy thích. Đây chính là điểm đặc sắc của thứ trang phục truyền thống có một không hai này.
    Chiếc áo dài hình như có cách riêng để tôn đẹp mọi thân hình. Phần trên ôm sát thân nhưng hai vạt buông thật mềm mại trên đôi ống quần rộng. Hai tà xẻ chí trên vòng eo khiến cho cử chỉ người mặc thật thoải mái, lại tạo dáng thướt tha, tôn bật nữ tính, vừa kín kẽ vì toàn thân được bao bọc bởi lụa mềm, lại cũng vừa hở hang. Nó cho thấy thấp thoáng sống eo giữa hai tà vạt rất gợi cảm và quyến rũ.
    Chiếc áo dài vì vậy mang tính cá nhân hóa rất cao: mỗi chiếc chỉ sản xuất riêng cho một người, dành cho riêng người đó; không thể có một công nghệ "sản xuất đại trà" cho chiếc áo dài. Người đi may được lấy số đo thật kỹ. Khi may xong phải qua một lần mặc thử để vi chỉnh nữa mới hoàn thiện.
    Áo dài nam phục

    Theo nhà biên khảo Trần Thị Lai Hồng thì áo ngũ thân đi đôi với quần hai ống và khăn đội đầu cũng là quốc phục của phái nam. Các bà các cô dùng mầu sắc óng ả dịu mát trong khi đàn ông con trai chỉ dùng màu đen, trắng, hoặc lam thẫm. Suy cứ này có cơ sở vì từ chiếc áo dài ngũ thân trang trọng cho phụ nữ tỉnh thành chắc chắn phải tồn tại bên cạnh đó một thứ áo trang trọng cho giới nam để cân xứng. Tuy nhiên theo sắc dụ ban hành từ thời Chúa Nguyễn Vũ Vương thỉ sự quy định trang phục cho nam giới ít gò bó và thoáng hơn, "Thường phục thì đàn ông, đàn bà dùng áo cổ đứng ngắn tay, cửa ống tay hoặc rộng hoặc hẹp tùy tiện. Áo thì hai bên nách trở xuống phải khâu kín liền không cho xẻ mớ. Duy đàn ông không muốn mặc áo cổ tròn và hẹp tay cho tiện làm việc thì cũng được" (trích sắc dụ này). Từ thập niên 1930 trở đi mới xuất hiện áo dài nữ phục hai vạt, vậy về lý, áo dài nam phục hai vạt cũng phải xuất hiện khoảng thời gian đó.
    Một giả thuyết khác cho rằng từ khi Chúa Nguyễn Phúc Khoát ban hành sắc dụ về quốc phục đã xuất hiện lối ăn mặc theo cách Việt Nam ở phái nam cho khác biệt với lối ăn mặc của người khách trú. Cơ sở chính của cách tạo ra khác biệt là lối cài nút về bên trái thay vì bên phải giống như người Hoa kiều (theo sách Việt Nam Văn Hóa Sử, tác giả Đào Duy Anh, đã chú dẫn trên phần đầu mục Lịch Sử Áo Dài). Sự khác biệt thứ hai là trên chất liệu vải (thường bằng the mỏng, và mặc ra ngoài áo bà ba trắng, với phụ tùng lệ bộ kèm theo là khăn đóng (tức khăn vành cho nam). Có thể ngay từ đầu, "quốc phục sơ khai" của nam giới đã chỉ có hai vạt và được biến cách trên chiếc áo Tàu "nhà Thanh": dài gần tới gối và có đường xẻ hai bên từ hông trở xuống. Đến thập kỷ 1930 khi xuất hiện áo nữ với hai tà dài thì được thay đổi chút ít cho gần gũi chiếc áo dài nữ phục.
    Vậy nếu nói đến quốc phục truyền thống thì chính chiếc áo dài nữ phục mới đậm nét hơn, được quy định bởi những văn bản pháp quy (sắc dụ chúa Nguyễn Vũ Vương) và chuẩn mực ăn mặc rõ ràng hơn (chiếu chỉ quy định của vua Minh Mạng về trang phục hoàn chỉnh cho áo dài nữ phục). Do đó khi nói đến áo dài Việt Nam, người trong lẫn ngoài nước thường nghĩ đến chiếc áo dài nữ phục.

    Áo dài nam phục Việt Nam lại không có số phận may mắn như áo dài nữ phục. Ngày nay ta ít có dịp bắt gặp hình ảnh một thanh niên, thậm chí một ông cụ già Việt Nam, vận chiếc áo dài nam phục truyền thống. Áo dài nam phục chỉ còn xuất hiện tại những lễ hội mang đậm nét truyền thống Việt Nam. Đặc biệt tại tuần lễ cấp cao APEC (2006) được tổ chức tại Việt Nam, trong lễ công bố Tuyên bố chung, các nhà lãnh đạo các nền kinh tế APEC đều mặc trang phục truyền thống của nước chủ nhà, đây cũng là truyền thống của các hội nghị APEC và áo dài nam (và nữ) phục đã được sử dụng.
    Một số bài thơ và nhạc viết về chiếc áo dài
    Thơ
    ...Em yêu mến chiếc áo dài,
    Thướt tha duyên dáng đẹp hoài thời gian.
    Ngày xuân nắng trải tơ vàng,
    Khoe tà áo mới ngập tràn tuổi thơ...
    (Chiếc áo dài, tà áo quê Hương, thơ Phan Long.)
    ...Áo trắng đơn sơ, mộng trắng trong,
    Hôm xưa em đến, mắt như lòng,
    Nở bừng ánh sáng, em đi đến,
    Gót ngọc dồn hương, bước tỏa hồng ...
    (Áo Trắng, thơ Huy Cận)
    ...Mười năm trước em còn đi học
    Áo tím điểm tô đời nữ sinh
    Hoa trắng cài duyên trên áo tím
    Em còn nguyên vẹn tuổi băng trinh ...
    Hoa trắng thôi cài trên áo tím, thơ Kiên Giang)
    ...Có phải em mang trên áo bay
    Hai phần gió thổi một phần mây
    Hay là em gói mây trong áo
    Rồi thở cho làn áo trắng bay ? ...
    (Tương tư, thơ Nguyên Sa)
    Nhạc/
    Gọi nắng... trên vai em gầy, đường xa áo bay... (Hạ trắng - Trịnh Công Sơn)
    Tung bay tà áo tung bay... (Một thoáng quê hương - Thanh Tùng)
    Bước em thênh thang, áo tà nguyệt bạch, ôm nghiêng cặp sách, vai nhỏ tóc dài... (Ngày xưa Hoàng Thị, thơ Phạm Thiên Thư, nhạc Phạm Duy)
    [Tổng hợp nhiều nguồn]
  7. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Sự Tích Áo Dài​
    Thuở xưa phụ nữ Việt Nam từ Bắc xuống Nam đều mặc váy. Đến ngày nay chiếc váy đó chỉ còn rải rác ở một số vùng quê đồng bằng sông Hồng và vùng Thanh Nghệ. Chiếc áo dài đã trở thành biểu tượng của phụ nữ Việt Nam. Thế thì nó đã có tự bao giờ?
    Như lịch sử còn ghi, cuộc Trịnh, Nguyễn phân tranh kéo dài gần hai trăm năm. Ở miền Bắc vua Lê chúa Trịnh trị vì. Ở miền Nam các chúa Nguyễn miệng vẫn nói thần phục nhà Lê song thực chất họ đã lấy Phú Xuân làm thủ phủ của Đàng Trong để cũng cố địa vị cho sự nghiệp "vạn đại dung thân". Năm 1744, trong dân gian miền Nam bỗng lưu truyền một câu sấm (có lẽ từ miền Bắc truyền vào):
    "Bát đại thời hoàn trung đô".
    Nghĩa là "tám đời phải trở lại Trung đô" (tức là trở lại Kinh đô Thăng Long). Câu sấm ấy là cho Nguyễn Phúc Khoát giật mình, Nếu kể từ chúa Tiên (tức Nguyễn Hoàng) truyền đến đời Khoát thì đúng tám đời. Khoát lo lắng: "Gần hai trăm năm đánh nhau với quân Trịnh, chịu đựng biết bao nhiêu gian khổ ác liệt để mở mang bờ cỏi xuống tận Cà Mau mà giờ này phải trở lại Trung đô nạp mình cho quân Trịnh quar là một đại hoạ!". Suốt nhiều ngày đ êm Khoát ăn không ngon ngủ không yên. Cuối cùng ông đã triệu quần thần lại bàn phương cách thoát nạn. Khoác nói giọng buồn rầu:
    - "Các tiên chúa đã đổ máu xương gây dựng cho chúa tôi ta một cơ nghiệp vinh quang như thế này, bây giờ trời bắt ta phải trở lại Trung đô thần phục bọn Trịnh, phải chăng chúa tôi ta không những sẽ đắc tội với các tiên Chúa mà còn tự hủy diệt mình...Các người có kế sách chi tiến lên để cứu nạn không?"
    Triều thần của Nguyễn Phúc Khoát khẩn khoản xin Chúa được nghiên cứu một thời gian. Độ nữa tháng sau họ đến trình bày với Chúa rằng:
    - "Muôn tâu Chúa thượng, muốn khỏi "hoàn" Trung đô, Chúa phải xưng vương và dựng một tân đô".
    Phúc Khoác nói:
    - "Ta cũng đã suy nghĩ điều đó nhưng từ lâu ông cha ta tuy chưa xưng Vương nhưng đã làm Chúa tể đất trời Nam và đất Phú Xuân đã là Kinh đô Đàng Trong!"
    - "Nhưng chưa chính thức!" - Một quan đại phu đáp,
    Phúc Khoát vẫn phân vân:
    - "Việc làm lễ để chính thức chẳng khó khăn gì. Song dù có chính thức đi nữa cũng không cải được mệnh trời!""
    Quan đại phu đáp:
    - "Muốn thực sự có một vương quốc mới để đổi mạng trời thì phải thay đổi lễ nhạc, thay đổi văn hoá!"
    Phúc Khoát hỏi:
    - "Việc quan trọng nhất phải thay đổi văn hóa là cái gì?"
    - "Muôn tâu chúa thượng - quan đại phu đáp - là thay đổi trang phục!"
    Phúc Khoát gật đầu mừng rỡ:
    - "Thế thì ta giao cho nhà ngươi thực hiện việc đó!"
    Từ đó Phúc Khoát lên ngôi với niên hiệu là Võ Vương, lấy Phú Xuân làm Đô thành. Trong triều đổi lễ nhạc, ngoài dân gian thay đổi phong tục.
    Để phân biệt với phụ nữ miền Bắc mặc váy, phụ nữ miền Nam phải mặc quần có đáy (hai ống) giống như đ àn ông. Chủ trương của Võ Vương đã gây ra một cuộc "khủng hoảng" về trang phục ở Phú Xuân. Quần chúng phụ nữ không tán thành và đã tỏ ý phản đối quyết liệt:
    "Không đi thì chợ không đông,
    Đi thì phải mượn quần chồng sao đang."
    Phản đối nhưng không thay đổi được "ýVương", từ đó phụ nữ miền Nam phải mặc quần hai ống. Với con mắt phong kiến, Võ Vương thấy phụ nữ mặc quần hai ống trông "khêu gợi" quá, ông bèn giao cho triều thần nghiên cứu tham khảo cái áo dài của người Chàm (giống như áo dài phụ nữ Việt Nam ngày nay, nhưng không xẻ nách) và áo dài của phụ nữ Thượng Hải (xẻ đến đầu gối) để "chế" ra cái áo dài của phụ nữ Việt Nam. Chiếc áo dài đầu tiên giống như áo dài người Chàm và có xẻ nách. Cũng như văn hóa Việt Nam phát triển ở Huế. Chiếc áo dài của phụ nữ Việt Nam có đủ cả hai yếu tố của phương Bắc và phương Nam.
    Vua chúa ngày xưa vì quyền lợi giai cấp và huyết thống, họ đã có những chủ trương phản truyền thống, phản dân tộc và đã bị quần chúng đấu tranh loại bỏ. "Quần hai ống" và "áo dài" của phụ nữ Việt Nam tuy xuất phát cùng ở trong mục đích ấy, nhưng may thay, nó đã thừa kế được cái đẹp của phụ nữ phương bắc cũng như phương Nam, phù hợp với dáng người Việt Nam, nên nó đã được chấp nhận và trở nên một tài sản văn hóa của người phụ nữ Việt Nam.
    Dưới con mắt của thế giới hễ thấy phụ nữ mặc áo dài, dù đứng trên diễn đàn nào, không cần giới thiệu, họ cũng đều biết đó là phụ nữ Việt Nam.
    Mạng Giáo Dục Việt Nam [http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/299669.aspx]
  8. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0

    Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh qua các thời kỳ
    - 1698: Sau khi mở các trạm thu thuế ở Bến Nghé và Sài Gòn (vào 1623, khu vực quận 1 và quận 5 ngày nay) và lập đồn dinh ở Tân Mỹ (vào 1679, gần ngã tư Cống Quỳnh - Nguyễn Trãi ngày nay), năm 1698 Chúa Nguyễn cử Thống suất Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam kinh lược, lập phủ Gia Định, gồm hai huyện Phước Long và Tân Bình (Sài Gòn thuộc huyện Tân Bình).
    - 1731: Chúa Nguyễn cử Trương Phước Vĩnh giữ chức Điều khiển để điều hành tất cả các dinh trấn, cho xây dinh Điều Khiển tại Sài Gòn. Thống binh Trần Đại Định xây lũy Hoa Phong để bảo vệ Sài Gòn.
    - 1778: Lập làng Minh Hương. Mở Chợ Lớn.
    - 1790: Xây thành Bát Quái làm trụ sở chính quyền. Đổi Gia Định thành thành Gia Định kinh.
    - 1802: Nguyễn Ánh lên ngôi ở Huế, niên hiệu là Gia Long, chia đất phía Nam làm 5 trấn: Phiên An, Biên Hòa, Vĩnh Tường, Vĩnh Thanh và Hà Tiên.

    Chợ Bến Thành xưa

    - 1808: Đổi Gia Định trấn thành Gia Định thành.
    - 1832: Lê Văn Duyệt chết; đổi Gia Định thành và 5 trấn phía Nam thành 6 tỉnh: Biên Hòa, Gia Định, Định Tường, Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên.
    - 1835: Vua Minh Mạng phá thành Bát Quái xây thành Phụng.
    - 1859: 15.2: Pháp tấn công thành Gia Định. 17.2: Thành Gia Định thất thủ.
    - 1860: Thành lập thương cảng Sài Gòn và Sở Thương chính. 02.2: Le Page tuyên bố mở cửa Sài Gòn cho nước ngoài vào buôn bán. Thống đốc Nguyễn Tri Phương cùng Phạm Thế Hiển trông coi việc quân sự ở phía Nam. Xây đại đồn Chí Hòa (Kỳ Hòa) chống Pháp.
    - 1861: 24.2: Pháp đánh đồn Chí Hòa - 2 ngày sau đồn thất thủ. 28.2: Pháp hoàn toàn chiếm Sài Gòn. 11.4: Thống đốc Charner ban hành Nghị định quy định giới hạn Sài Gòn.
    - 1862: 05.6 Hòa ước Nhâm Tuất. Ký giữa Phan Thanh Giản, Lâm Duy Hiệp với Bonard. Triều đình Huế nhường cho Pháp 3 tỉnh Biên Hòa, Gia Định, Định Tường.
    - 1864: Xây xong Dinh Thống đốc Nam Kỳ (nay là Bảo tàng Cách mạng). Tách Sài Gòn và Chợ Lớn.
    - 1867: 04.4: Tổ chức thành phố Sài Gòn. 08-7: Sửa nghị định 04.4.1867 và tổ chức thành phố Sài Gòn.
    - 1868: 23.2 Khởi công xây dinh Toàn quyền.

    Một khu phố mới của Sài Gòn - TP.HCM ngày nay

    - 1869: 27.9 Bổ nhiệm ủy viên Hội đồng thành phố Sài Gòn (có Pétrus Trương Vĩnh Ký).
    - 1874: 15.3: Tổng thống Cộng hòa Pháp ký sắc lệnh thành lập thành phố Sài Gòn. Hòa ước Giáp Tuất: nhượng cho Pháp 6 tỉnh Nam Kỳ. Ký tại Sài Gòn giữa Lê Tuấn, Nguyễn Văn Tường và Thống đốc Nam Kỳ Dupré.
    - 1877: 07.10 Xây Nhà thờ Đức Bà (11.4.1880 khánh thành)
    - 1886: 11.4 Xây dựng tòa Bưu chính.
    - 1902: Xây cầu Bình Lợi.
    - 1903: Mở đường tàu điện Sài Gòn - Gò Vấp, Sài Gòn - Chợ Lớn, Gò Vấp - Hóc Môn.
    - 1909: Khánh thành dinh Xã Tây (Ủy ban Nhân dân TP.HCM ngày nay).
    - 1945: Đêm 24 rạng 25 Sài Gòn khởi nghĩa thắng lợi. 06.9: Quân đội Anh, Ấn đến Sài Gòn để tước vũ khí quân đội Nhật. 23.9: Pháp chiếm Ủy ban nhân dân Nam Bộ, Quốc gia tự vệ cuộc, Đài phát thanh Sài Gòn... gây hấn ở Nam Bộ. Nhân dân Sài Gòn, nhân dân miền Nam lại bước vào cuộc kháng chiến.
    - 1949: 13.6: Bảo Đại về đến Sài Gòn sau 3 năm lưu vong.
    - 1950: 12.1: Đám tang Trần Văn Ơn. 7.2: Chính phủ Truman công nhận vua Bảo Đại. 19.2: Tổng lãnh sự quán Mỹ ở Sài Gòn nâng lên cấp Công sứ quán. 16.3: Tàu chở máy bay Bốc-xa và 2 tuần dương hạm đội thuộc hạm đội 7 Mỹ cập bến Sài Gòn. 19.3: Nhân dân Sài Gòn biểu tình phản đối chiến hạm Mỹ vào cảng dưới sự lãnh đạo của luật sư Nguyễn Hữu Thọ, ngày này trở thành "Ngày toàn quốc chống Mỹ". 24.5:Mỹ bắt đầu viện trợ kinh tế cho Việt Nam, Lào, Campuchia. Đặt phái đoàn kinh tế đặc biệt ở Sài Gòn. 29.6: Tám máy bay vận tải, viện trợ quân sự đầu tiên của Mỹ cho quân đội Pháp đến Sài Gòn.
    - 1951: 18.11 Ngô Đình Diệm được chính phủ Mỹ đưa sang Mỹ học trường thần học.
    - 1952: Tháng 7 Công sứ quán Mỹ ở Sài Gòn nâng lên thành Đại sứ quán.
    - 1955: 26.10: Bảo Đại thoái vị, Ngô Đình Diệm tuyên bố thành lập nước "Việt Nam Cộng hòa" và lên làm Tổng thống.
    - 1956: 28.4: Tư lệnh quân viễn chinh Pháp rút khỏi Sài Gòn.
    - 1957: 22.10 chính quyền Ngô Đình Diệm đổi "Đô thành Sài Gòn - Chợ Lớn" thành "Đô thành Sài Gòn".
    - 1962: 27.2: Hai phi công Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc ném bom dinh Độc Lập.
    - 1963: 01.11: Đảo chính quân sự lật Diệm.
    - 1967: 31.9: Khánh thành Dinh Độc Lập mới.

    Kênh Nhiêu lộc - Thị Nghè ngày nay

    - 1968: 30.1: Mở màn cuộc tấn công Tết Mậu Thân (đến ngày 15-4). 31.1: Quân Giải phóng đánh chiếm một phần Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn và đồng loạt tấn công Dinh Độc Lập, Bộ Tham mưu, Bộ Tư lệnh Hải quân, sân bay Tân Sơn Nhất, Đài phát thanh Sài Gòn...
    - 1971: 22.6 Thượng nghị viện Mỹ thông qua nghị án rút quân Mỹ ra khỏi Việt Nam trong vòng 9 tháng.
    - 1973: 27.1: Ký kết Hiệp định Paris. 02.2: Ủy ban hỗn hợp 4 bên Mỹ, Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Chính phủ Cách mạng Lâm thời miền Nam VN, Việt Nam Cộng Hoà bắt đầu hoạt động. 29.3: Bộ Tư lệnh quân Mỹ ở miền Nam Việt Nam làm lễ cuốn cờ về nước.
    - 1975: 25.1: Hội nghị Bộ Chính trị Đảng Lao động Việt Nam quyết định phát triển hơn nữa kế hoạch hai năm, giải phóng Sài Gòn trước mùa mưa. Quyết định thành lập Bộ chỉ huy chiến dịch giải phóng Sài Gòn. 01.4: Máy bay vận tải khổng lồ C5A tăng cường chở gấp vũ khí, đạn dược từ Mỹ sang Sài Gòn. 07.4: Phi công Nguyễn Thành Trung ném bom "Dinh Độc lập".
    14.4: Chiến dịch giải phóng Sài Gòn được mang tên Chiến dịch Hồ Chí Minh. 21.4: Tại Quốc hội Mỹ, Kít-sinh-giơ, Uây-ăng tuyên bố "không còn khả năng bảo vệ được Sài Gòn", Nguyễn Văn Thiệu từ chức Tổng thống, Phó tổng thống Trần Văn Hương lên thay. 26.4: Trần Văn Hương từ chức, Tướng Dương Văn Minh lên thay. Nguyễn Văn Thiệu "di tản" sang Đài Loan. 30.4: Quân Giải phóng tiến vào Sài Gòn. Tổng thống VNCH Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng vô điều kiện.
    - 1976: 21.1: Ủy ban Nhân dân TP.HCM bắt đầu hoạt động. 02.7: nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra đời. Sài Gòn chính thức mang tên thành phố Hồ Chí Minh.
    - 1998: Kỷ niệm 300 Sài Gòn - thành phố Hồ Chí Minh.
  9. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Cải lương
    Cải lương, nghĩa đen là đổi mới, là một loại hình nghệ thuật sân khấu kịch hát của miền nam Việt Nam, trên cơ sở dân ca miền đồng bằng sông Cửu Long, nhạc tế lễ, và bản Vọng cổ. Nghệ thuật này ra đời vào năm 1917, chịu nhiều ảnh hưởng của âm nhạc Tây phương hơn so với các nghệ thuật thuần túy như hát chèo và hát bội. Đề tài của các tuồng cải lương thường liên quan đến các điển tích và những vấn đề xã hội. Hiện nay cải lương vẫn còn thịnh hành, đặc biệt là tại miền nam Việt Nam.
    Lịch sử
    Tiền thân của nghệ thuật cải lương là các tài tử hát ca trong các buổi lễ gia tư, không trên sân khấu hay trước nhiều người. Vào năm 1911, ông Nguyễn Tống Triều (Tư Triều), người lãnh đạo một ban tài tử, muốn có nhiều khán giả nên đã thương lượng với ông chủ của một khách sạn ở Mỹ Tho cho nhóm ông biểu diễn cho các khách. Họ được khán giả đón tiếp nồng nhiệt và được sự để ý của một ông chủ rạp hát bóng gần đó và được đề nghị biểu diễn tại đó. Lúc đó sân khấu rất đơn giản, các tài tử bận quốc phục ngồi trên một bộ ván biểu diễn, không giống cải lương bây giờ. Dần dần cách biểu diễn này được lan tràn vào Sài Gòn và các tỉnh nam bộ. Tên cải lương xuất hiện lần đầu vào năm 1920 tại bản hiệu gánh hát Tần Thịnh trên câu liên đối:
    "Cải cách hát ca theo tiến bộ
    Lương truyền tuồng tích sánh văn minh"

    Các vở cải lương nổi tiếng
    Tô Ánh Nguyệt
    Sầu Vương Biên Ải
    Gánh Nước Đêm Trăng
    Thức Trót Đêm Đông
    Sầu Bạn Chung Tình
    Tôn Tẫn Giả Điên
    Trần Minh khố chuối
    Người vợ không bao giờ cưới
    Đời cô Lựu
    Lá sầu riêng
    Nửa đời hương phấn
    Tiếng hạc trong trăng
    Sân khấu về khuya
    Bên cầu dệt lụa
    Tiếng trống Mê Linh
    Tấm lòng của biển
    Lương Sơn Bá - Chúc Anh Đài
    Lưu Bình - Dương Lễ
    Các đoàn cải lương nổi tiếng
    Thanh Minh - Thanh Nga
    Dạ Lý Hương
    Trần Hữu Trang
    Các nghệ sĩ nổi tiếng
    Thanh Nga
    Thanh Hoa
    Ngọc Giàu
    Út Bạch Lan
    Út Trà Ôn
    Phùng Há
    Thành Được
    Diệp Lang
    Bạch Tuyết
    Ngọc Giàu
    Mỹ Châu
    Hồng Nga
    Minh Vương
    Minh Cảnh
    Minh Phụng
    Lệ Thủy
    Thanh Tòng
    Các soạn giả cải lương lớn
    Hà Triều
    Hoa Phượng
    Năm Châu
    Trần Hữu Trang
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Vọng cổ hoài lang
    Người yêu, yêu đến si tình, nhưng người ghét thì ghét cay, ghét đắng. Chỉ nghe tên đã muốn đào đất đổ đi, có khi vì sự ghen ghét ấy mà sân khấu cải lương cũng bị vạ lây. Có lẽ vì thế mà sau khi ra đời bài Vọng cổ đã phải bao lần thay tên, đổi họ "hóa thân", mới sống được tới ngày hôm nay.
    Dạ cổ hoài lang (Vọng cổ hoài lang) ra đời được hơn nửa thế kỷ. Nó đã làm cho nền móng cho nhiều bài vọng cổ không ngừng phát triển. Ðó là một hiện tượng có liên quan đế cuộc đời tác giả-nhạc sĩ Cao Văn Lầu.
    [​IMG]
    Xuất thân từ một gia đình bần nông thuộc tỉnh Long An (trước là Tân An), lúc lên sáu tuổi, nhạc sĩ đã phải cam chịu cảnh bị áp bức bóc lột như muôn ngàn gia đình nông dân nghèo khổ khác.
    Tuy còn nhỏ nhưng cậu bé Cao Văn Lầu đã chứng kiến nhiều sự ngang trái trong cuộc sống tha phương cầu thực, rày đây mai đó, hết làm nghề này lại chuyển sang nghề khác và trong con tim nhỏ bé đã chớm nở dần những xúc cảm về cuộc đời. Từ khi gia đình định cư ở một vùng đất biển Bạc Liêu thì tính nghệ sĩ của chàng trai ngày càng được thể hiện rõ rệt. Ðược sự dạy bảo cẩn thận về âm nhạc của lão nghệ sĩ Hai Khị, Cao Văn Lầu bắt đầu cống hiến cuộc đời mình cho sự nghiệp âm nhạc. Nhạc sĩ rất thành thạo về môn nhạc lễ và nhạc tài tử khi nhạc sĩ đang độ 20 tuổi và cũng đồng thời với phong trào "ca ra bộ" bắt đầu phát triển ra khắp lục tỉnh Nam Kỳ lúc bấy giờ.
    Bản Vọng cổ trước hết có tên là Dạ cổ được nhạc sỹ Cao Văn Lầu sáng chế hồi năm 1920 (sau ba năm khi cải lương ra đời). Sanh 1890, ông Sáu Lầu được 30 tuổi khi ông chế bản Vọng cổ. Lúc ấy ông cưới vợ được 10 năm, nhưng không có con. Cha mẹ ông buộc phải cưới vợ khác vì sợ tuyệt tự. Ông buồn rầu không còn muốn làm ăn gì nữa. Ban ngày ra ngoài đồng, ông nghiền ngẫm những lời vợ ông nói trước khi chia tay. Ông biết đờn cổ nhạc nên trong tâm trạng người chồng đau khổ trước cảnh gia đình tan rã, ông cảm hứng tạo ra bản nhạc 20 câu gọi "Dạ cổ hoài lang" (Ðêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng), có ý để kỷ niệm mối tâm tình của vợ ông với ông. Không biết có phải ông trời vì thấu hiểu và cảm thông cho đôi vợ chồng mà ít lâu sau, vợ ông thụ thai...
    Về sau, bản nhạc ấy được đổi tên là "Vọng cổ hoài lang" cho rộng nghĩa thêm (Trông mối tình xưa mà nhớ đến chồng).
    Biên bản nguyên thủy của "Dạ cổ hoài lang" của ông Sáu Lầu như sau:

    Từ là từ phu tướng,
    Bửu kiếm sắc phong lên đàng.
    Vào ra luống trông tin chàng,
    Ðêm năm canh mơ màng.
    Em luống trông tin nhàn,
    Ôi, gan vàng quặn đau.
    Ðường dầu xa ong ****,
    Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang.
    Còn đêm luống trông tin bạn,
    Ngày mỏi mòn như đá vọng phu.
    Vọng phu vọng, luống trông tin chàng,
    Lòng xin chớ phụ phàng.
    Chàng hỡi chàng có hay,
    Ðêm thiếp nằm luống những sầu tây.
    Biết bao thuở đó đây xum vầy,
    Duyên sắt cầm đừng lạt phai.
    Thiếp cũng nguyện cho chàng,

    Nguyện cho chàng hai chữ bình an.
    Mau trở lại gia đàng,
    Cho én nhạn hiệp đôi.
    Bài Dạ Cổ Hoài Lang không những khái quát được tâm tư tình cảm của một lớp người ở thời đại đó, mà còn nêu lên tính độc đáo của một loại hình mới về nghệ thuật âm nhạc được phát triển dựa trên những đường nét cổ truyền. Ðiều này đã nói lên bản lĩnh của tác giả do được rèn luyện và tích lũy vốn nghệ thuật dân gian lâu đời một cách vững chắc. Nó hoàn toàn thoát ly những đường nét định hình của nền nhạc truyền thống, không chạm trổ hoa mỹ, không dài dòng văn tự như một số bài bản trong nền cổ nhạc.
    Về cấu tạo âm hưởng đó là sự phối hợp một cách khéo léo những điệu thức khác nhau làm cho tác phẩm được tăng cường sức hấp dẫn và sự thể hiện phong phú về mặt hình tượng nghệ thuật, khiến cho người nghèo cảm như thấy có cuộc đời của mình ở trong đó.
    Trong cái buồn man mác có chất chứa nỗi oán hờn tủi nhục. Bài Dạ Cổ Hoài Lang không phải là bài ca tâm sự của một con người cụ thể. Nó đã hòa đồng nỗi lòng của một con người trong nỗi lòng của hàng triệu con người khác đang phải sống một cuộc đời cơ cực.
    Dạ cổ hoài lang là một bản vọng cổ có hình thức cấu trúc âm nhạc hoàn chỉnh cho một làn điệu bài bản, làm nền tảng cho vốn ca nhạc cải lương. Dạ cổ hoài lang đã sống với sân khấu cải lương gần 80 năm và vẫn được nhiều người hâm mộ.

Chia sẻ trang này