1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trà Dư Tửu Hậu

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi KemTra, 13/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Ðặc điểm của sân khấu cải lương
    Năm 1920 đoàn hát mang tên Tân Thinh ra mắt khán giả, Tân Thinh không dùng tên gánh mà dùng tên đoàn hát và ghi rõ đoàn hát cải lương, dưới bảng hiệu có treo đôi liễn như sau:
    Cải cách hát ca theo tiến bộ
    Lương truyền tuồng tích sánh văn minh.

    Ðôi liễn ấy đã nêu lên những đặc điểm cơ bản của sân khấu cải lương. Như trên đã nói, cải lương vốn là một động từ mang nghĩa thông thường trở thành một danh từ riêng. Cải lương có nghĩa là thay đổi tốt hơn khi so sánh với hát bội. Sân khấu cải lương là một loại hình sân khấu khác hẳn với hát bội cả về nội dung vở soạn lẫn nghệ thuật trình diễn.
    1- Bố cục
    Các soạn giả đầu tiên của sân khấu cải lương vốn là soạn giả của sân khấu hát bội. Nhưng các soạn giả của thuộc lớp kế tục thì nghiêng hẳn về cách bố cục theo kịch nói: vở kịch được phân thành hồi, màn, lớp, có mở màn, hạ màn, theo sự tiến triển của hành động kịch. Vai trò của soạn giả, đạo diễn không lộ liễu trước khán giả mà ẩn sau lưng nhân vật.
    Ban đầu, các vở viết về các tích xưa (mà người ta quen gọi là tuồng Tàu) có khi còn giữ ít nhiều kiểu bố cục phảng phất hát bội, nhưng các vở về đề tài xã hội mới (gọi là tuồng xã hội) thì hoàn toàn theo bố cục của kịch nói. Càng về sau thì bố cục của các vở cải lương (kể cả các vở về đề tài xưa cũng theo kiểu bố cục của kịch nói).
    2- Ðề tài và cốt truyện
    Các vở cải lương ngay từ đầu đều khai thác các truyện Nôm của ta như Kim Vân Kiều, Lục Vân Tiên hoặc các câu truyện trong khung cảnh xã hội Việt Nam.
    Sau đó chiều theo thị hiếu của khán giả sân khấu cải lương cũng có một số vở soạn theo các truyện, tích của Trung Quốc đã được đưa lên sân khấu hát Bội và được khán giả rất ưa thích.
    Sau này nhiều soạn giả, kể cả soạn giả xuất thân từ tân học cũng soạn vở dựa theo truyện xưa của Trung Quốc hoặc dựng lên những cốt truyện với nhân vật, địa danh có vẻ của Trung Quốc nhưng những cảnh ngộ, tình tiết thì của xã hội Việt Nam
    3- Ca nhạc
    Các loại hình sân khấu như hát bội, chèo, cải lương được gọi là ca kịch vì ở đây ca kịch giữ vai trò chủ yếu. Là ca kịch chứ không phải là nhạc kịch vì soạn giả không sáng tác nhạc mà chỉ soạn lời ca theo các bản nhạc cho phù hợp với các tình huống sắc thái tình cảm.
    Như vậy, nói chung về ca nhạc, sân khấu cải lương sử dụng cái vốn dân ca nhạc cổ rất phong phú của Nam Bộ. Trên bước đường phát triển nó được bổ sung thêm một số bài bản mới (như Dạ cổ hoài lang sau này mang tên Vọng cổ là một dân ca nổi tiếng của sân khấu cải lương). Nó cũng gồm một số điệu ca vốn là nhạc Trung Quốc nhưng đã được phổ biến từ lâu trong nhân dân Việt Nam, đã Việt Nam hóa.
    4-Diễn xuất
    Diễn viên cải lương diễn xuất một cách tự nhiên, nhất là khi diễn về đề tài xã hội thì diễn viên diễn xuất như kịch nói. Khác với kịch nói ở chỗ đáng lẽ nói, diễn viên ca, cho nên cử chỉ điệu bộ cũng uyển chuyển, mềm mại theo lời ca. Dù không giống như cử chỉ điệu bộ của diễn viên kịch nói, mà vẫn gần với hiện thực chứ không cường điệu như hát bội.
    Cải lương cũng có múa và diễn võ nhưng nhìn chung là những động tác trong sinh hoạt để hài hoà với lời ca chứ không phải là hình thức bắt buộc.
    5-Y phục
    Trong các vở về đề tài xã hội diễn viên ăn mặc như nhân vật ngoài đời. Trong các vở diễn về đề tài lịch sử dân tộc, về các truyện cũ của Trung Quốc, phóng tác từ những câu chuyện, hay các vở kịch từ nước ngoài thì y phục của diễn viên cũng được chọn lựa để gợi ra xuất xứ của cốt truyện và của nhân vật, nhưng cũng chỉ mới có tính là ước lệ thôi chứ chưa đúng với hiện thực.
    (Nguồn: http://web.archive.org/web/20050312094607/www.vnn.vn/vnn3/vhvietnam/cailuong/index.html)
  2. saobien_12

    saobien_12 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    2.918
    Đã được thích:
    0
    Chào cả nhà ...Dạo này nhà cửa vắng hoe ..7xĐN và 81SG cung đìu hiu hà ....Nhưng mà seo hai box giao lưu chỉ có một ít người thía nì ...dạo nì chủ yếu là anh Boy độc thoại ...Saobien sìpam khônghà
    Để thay đổi không khí hai box mình hãy giao lưu về những văn hoá và đặc sắc hai miền nhé ...Người miền Trung đôi khi chưa hiểu rõ về những phong tục , tập quán , những thói quen hay và đặc sắc khá đậm đà của người miền Nam ...Ngược lại người miền Nam cũng thế ..
    Saobien thử mở hàng thía nì nhé:

    Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
    Rượu hồng đào anh nhấm em say
    Tình đôi lứa nếu ngày mai không thể
    thiếu nhau đưọc thì anh phải nói sao?
    Để trái tim cô em xứ Quảng
    Trao về anh ...trao cả tâm tư
    Tóm lại thía nì nhé ...để tỏ tình với một cô gái xứ Quảng khi bạn cảm thấy trong cuộc đời không thể thiếu đưọc người ta ...bạn phải nói sao để người ta ....
    Mời pà kon Xì Gần đoán thử ...
  3. be_reu

    be_reu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    Hehe...lâu lắm rồi mới quay lại TDHT, 1 phần vì cuối năm công việc bù đầu, bù cổ, lại thêm phần Nghé lớn thêm tị nữa nên ngồi nhiều thì Ê mông . Khoe với cô T và bác Boy tí là Nghé lên cân hơi bị ngoạn mục nhé. Mẹ gần 7 tháng lên cở 5kg mà Nghé đã được 900g rồi (có nhiều cô lên 14kg nhưng em bé cũng chỉ 800g thôi). Và mẹ Nghé chính thức đặt tên Nghé là Nhật An. (Nhật An chứ không phải Hoài An nhé, đừng có người tưỡng bở lại la làng mình bị xúc phạm nhé). Hôm qua đi siêu âm, mẹ Nghé nhìn thắy Nghé bĩu môi với mẹ đấy .
    Hôm qua mẹ con nhà Nghé đi Tháp đôi Bà Triệu xem quà Noel. Đi một hồi thì tức điên lên vì phong cách phục vụ của nhân viên bán hàng ở miền Bắc. Đến gian hàng Misaki của Pháp để xem đồng hồ và hỏi bảo hành dây chuyền ngọc trai. Đồng hồ đẹp thì có đẹp, giá 200$ k phải là rẻ nhưng thích vẩn mua được nhưng tụi bán hàng trả lời như thế này bố ai dám mua :"Bảo hành khắp thế giới (sợi dây nhé) nhưng chị phải mất phí. Tụi em gởi sang Pháp, đợi bên đó báo giá thì mới biết được giá chính xác. Nhưng sửa được hay k, chị cũng phải đóng 200k tiền phí vận chuyển...) ". Có khi sợi dây mua 170$, đeo chán chê, giờ mang đi bảo hành mất thêm 200Euro nữa mới vui tính. Nhỉ
  4. be_reu

    be_reu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    Giáng sinh về....
    Tối qua về nhà sớm nên tranh thủ gởi được mớ e_card đi cho tất cả bạn bè (tiếc kiệm được mớ tiền gởi bưu điện và mua thiệp). Noel với người VN chán nhẩy, nhưng với Rêu thì cũng có cơ số những kỷ niệm. Lúc bố mẹ còn ở nhà thì đêm 23 or 24 cả nhà tụ tập lại ăn uống. Món Rêu thích ăn nhất là pate ngan và vịt rút xương chiên dòn (sẽ hướng dẩn dưới). Hôm nay lục lạo bàn làm việc thì thấy tấm thiếp lão bãn tặng mình mấy năm rồi. Có lẽ tấm thiếp đó ngộ nghĩnh nên được mình cất giử khá kỷ, đến nổi mang từ SG ra HN mà vẫn k phát hiện. Nhớ năm đó lão bạn bị gảy chân, mình phải đèo lão lên nhà thờ Đức Bà mua thiệp. Nói là lão đi mua nhưng mình là người quyết đinh. Một tấm thiếp cô bé ngồi trên xe cỏ và đứa bé trai kéo đi (tặng mình) và 1 tấm thiếp hình 2 đứa trẻ ngồi bên bàn quà (?) để tặng cho bạn lão đang ở Pháp. Hôm đó mình và lão còn chọn được 1 con cá heo để làm quà cơ. Mình nhớ là mua chưa đến 100k nhưng cước phí sang Pháp hết gần 400k ()
  5. be_reu

    be_reu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    Hehehe...viết sai chính tả. Đúng là mình dốt thật
  6. be_reu

    be_reu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    Bác saobien oi! cái tô vàng vàng là tên riêng mà bác.
    Mà hình như là :"Rượu Hồng Đào chưa nhắm đã say" chứ nhỉ?
    Tết dương lịch này em về DN đấy. Nếu bác rổi mời bác uống cafe sau 10h sáng ngày 2.1 (trong lúc em transit chuyến bay). Cafe Tuổi Hồng ở Phan Châu Trinh nhé bác. Nếu ok bác cho em quá giang ở 38 Bạch Đằng.
    Nhắn Ly tẹo : 3-5/1 chị có mặt ở SG. Tụ tập ở Hoàng Ty (bên tay phải ) tối mồng 4 nhé. Tối mồng 3 chị gặp bác của Nghé tẹo nên để mồng 4 cho thoả mái.
  7. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Trước giờ cũng nghe câu "Rượu Hồng Đào chưa nhắm đã say...". Nhưng saobien@ là dân Đà Nẵng nên không dám cãi.
  8. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Định đi về rồi nhưng thấy cái này nên có ý kiến tí xíu:
    - Nếu những câu trên do đuợc phóng tác từ câu ca có sẵn thì muốn sửa đổi thế nào cũng được.
    - Câu đúng của nó là: "...chưa nhấm đà say". Chữ "đà" là một thanh bằng theo luật bằng trắc mới đúng (không phải chữ "đã").
  9. saobien_12

    saobien_12 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    2.918
    Đã được thích:
    0

    Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
    Rượu Hồng Đào anh nhắm em say
    Tình đôi lứa nếu ngày mai không thể
    thiếu nhau đưọc thì anh phải nói sao?
    Để trái tim cô em xứ Quảng
    Trao về anh ...trao cả tâm tư[/size=4]
    đúng roài ... tại SB gõ nhầm ... đó là từ câu ca
    Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
    Rượu Hồng Đào chưa nhắm đã say
    nhưng muốn đổi lại để ghép với những câu thơ sau...ý Sb muốn nói đến ở phái sau kia ....
    @be_reu : vâyj lần này be_reu làm đại sứ của 81SG à ? ...ok 7xsẽ đón tiếp chu đáo .... thời gian khi nào ra phone sau nha...
    @anh Boy : seo anh không cấp giấy đi đường gì cả thía nì ?
  10. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Hehehe, chú vietgreat@ ơi, "đà" hay "đã" thì đọc vẫn thuận miệng. Chưa nói, nếu đọc "đã" vẫn hay hơn đọc là "đà". Tốt nhất là nên dẫn nguồn đàng hoàng nghen. Chứ nếu không dẫn nguồn thì sẽ xảy ra tranh luận chuyện "đã" hay "đà" tới Tết công gô.
    Riêng saobien@ cũng đã viết là "đã". Coi như bây giờ cứ để là "đã say" cái đã. Chờ dẫn chứng tiếp!

Chia sẻ trang này