1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trà Dư Tửu Hậu

Chủ đề trong '1981 - Hội Gà Sài Gòn' bởi KemTra, 13/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    "Đất Quảng Nam chưa mưa đà thấm
    Rượu Hồng Đào chưa nhấm đà say".
    Nguồn: http://www.danangpt.vnn.vn/vanhoa/detail.php?id=70&a=76 (Mục thứ 5, Ca dao - dân ca)
    "Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say".
    Nguồn: http://www.danangpt.vnn.vn/vanhoa/detail.php?id=59&a=79 (Cũng chính website của Đà Nẵng mà đến 2 lần đưa ra 2 cách đọc! Bó tay)
    "Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
    Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say".
    http://www.nguoivienxu.vietnamnet.vn/chuyenquenha/2005/10/498133/ (Mục: Ông cha sáng lập truyền lưu lại)
    "Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm
    Rượu Hồng Đào chưa nhấm đã say".
    http://www.thanglongdl.com/vbb/archive/index.php?t-2972.html (Có đủ 2 kiểu đọc luôn)
    "Đã say" (Thằng ku danakora trong này nó viết sai chính tả!)
    http://vnkrol.com/forum/viewtopic.php?p=10115&sid=59855f6b0b8f2327d9f5c47bc977f073
    http://diendan.edu.net.vn/forums/thread/304113.aspx
    Mệt rùi!
  2. saobien_12

    saobien_12 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    2.918
    Đã được thích:
    0
    Saobiển có về hỏi lại pa pa ... pa em nói là nguyên gốc của nó là " đà" nhưng người ta hay đọc đã cho thuận miệng vậy ...thật ra trong ngâm thơ cũng đọc là '''' đã " nên theo cách nào cũg được
  3. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Giới thiệu với các bạn bài Địa Dư Nước Ta do chính Nguyễn Ái Quốc, sau là Chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta viết về các tỉnh thành ở VIỆT NAM từ năm 1941. Đây là bài thơ lục bát nhưng độ chính xác rất cao mặc dù còn bị ràng buộc về vần và luật.
    Địa Dư Nước Ta
    (Nguyễn Ái Quốc ?" 1941)

    Dân ta phải biết nước ta
    Một là yêu nước, hai là trí tri
    Hai mươi bảy tỉnh Bắc Kỳ
    Sáu tỉnh thì ở biên thùy Trung Hoa
    Lai Châu, Lào Cai không xa
    Hà Giang kề đó, bước quan Cao Bằng
    Lạng Sơn một tỉnh vắt ngang
    Xuống gần miền biển rõ ràng Mông Cay
    Gần biển mấy tỉnh đẹp thay
    Quảng Yên nhiều cá không tày Kiến An
    Thái Bình từ đó đi sang
    Năm mươi cây số bước ngang Ninh Bình
    Hạ Du mấy tỉnh xinh xinh
    Nam Định, Phủ Lý đi quành Hưng Yên
    Hải Dương, Hà Đông gần miền
    Đi qua Hà Nội, tới liền Bắc Ninh.
    Bắc Giang non nước hữu tình
    Đi quành trở lại là thành Sơn Tây
    Phúc Yên cũng ở gần đây
    Vĩnh Yên, Phú Thọ xưa nay kề liền
    Yên Bái, Tuyên Quang, Thái Nguyên
    Đi lên Bắc Kạn là miền thượng du
    Sơn La xa cách mịt muø
    Theo sông Đà xuống vào khu Hòa Bình
    Hải Phòng cửa biển xinh xinh
    Thuyền bè đi lại linh đình bán buôn
    Mười một vạn rưỡi dặm vuông
    Nhân dân thì có tám hơn triệu người
    ***
    Trung Kỳ một dải đất dài
    Bên Đông biển rộng bên Đoài rừng xanh
    Thanh Hóa phong cảnh đẹp xinh
    Nghệ An, Hà Tĩnh tục danh Lam Hồng
    Quảng Bình, Quảng Trị vào trong
    Thừa Thiên có Huế cũng không xa gì
    Quảng Nam, Quảng Ngãi gần kề
    Muốn vào Bình Định đi về cũng mau
    Phú Yên trước, Khánh Hòa sau
    Người ta thường gọi Sông Cầu, Nha Trang.
    Ninh Thuận tỉnh lỵ Phan Rang
    Bình Thuận, Phan Thiết gọi thường sử nhau
    Mười ba tỉnh ấy Trung Châu
    Lại còn năm tỉnh thượng du cũng gần
    Đi từ cửa bể Quy Nhơn
    Bảy mươi cây số tới phần Gia Lai
    Công Tum tiếp giáp tỉnh này
    Qua Buôn Ma Thuột một ngày tới nơi
    Muốn tìm mát mẻ thảnh thơi
    Thì qua Đà Lạt mà chơi cũng gần
    Đường theo sườn núi xoay vần
    Di Linh đi xuống nóng dần tăng lên
    Ấy mười tám tỉnh dưới trên
    Còn ba hải cảng kể tên sau này:
    Quy Nhơn, Đà Nẵng là hai
    Nhưng mà tốt nhất mai ngày Cam Ranh
    Nước non, non nước hữu tình
    Trung Kỳ sáu triệu dân sinh còn thừa
    ***
    Vào Nam thì đến Biên Hòa
    Rồi qua Gia Định cũng là xinh xinh
    Thủ Dầu Một đến Tây Ninh
    Đi xuống Bà Rịa gần quành Tân An
    Mỹ Tho, Gò Công một đàng
    Bến Tre, Sa Đéc đồng hàng Vĩnh Long
    Châu Đốc địa thể nhiều sông
    Hà Tiên gần biển đi gần Long Xuyên
    Cần Thơ, Rạch Giá gần miền
    Sóc Trăng đi xuống gần miền Bạc Liêu
    Cà Mau gần biển cá nhiều
    Nam Kỳ mấy tỉnh thương yêu một nhà
    Sài Gòn Chợ Lớn phồn hoa
    Đều là lãnh thổ nước nhà Việt Nam.
  4. be_reu

    be_reu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    Bé Rêu chẳng phải là đại sứ 81SG (dù rằng là gà thứ thiệt). Lần này là về nhà ăn tết tây đấy chứ. Nhưng mà sao biển cho Rêu xin cái số điện thoại cái mồ. Chắc là khoảng 9.30 sáng ngày 2.1 là Rêu xong việc. Địa chỉ vẫn là 38 Bạch Đằng.
  5. saobien_12

    saobien_12 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    2.918
    Đã được thích:
    0
    @be_reu: bình thường Saobien chỉ có thể rỗi sau 19h , nếu có thể hẹn @Be_reu sau giờ đó cùng 7xĐN hen ...
  6. be_reu

    be_reu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/05/2003
    Bài viết:
    403
    Đã được thích:
    0
    19h thì Rêu đang ở Nha Trang rồi saobien ah. CV cuối năm bận rộn nên cứ phải di chuyển hùng hục như thế đấy. Nếu được thì di ăn bún Bà Thuyên trên đường Lê Duẩn buổi trưa nhé.
  7. amateur25

    amateur25 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/02/2005
    Bài viết:
    1.461
    Đã được thích:
    0
    Tinh nghịch Nho Gia
    Lê Xuân Mậu​
    Nho Gia là các người học hành nhiều và đã thành đạt kiểu "tiến vi quan đạt vi sư". Đã là quan, là thầy là đã học hành cả chục năm, đã giùi mài kinh sử lều chõng nhiều năm, có thể đã ở cỡ tam tứ thập trở lên. Thế thì đạo lý thánh hiền đã thấm vào từ đầu đến chân, cư xử hành vi phải đúng theo sách vở, đúng quy phạm: Họ đứng đắn, nghiêm túc đến mức "chiếu trải không ngay ngắn không ngồi", nói năng đâu có lộn xộn. Đến nghĩ điều bậy không nghĩ nữa kia! Vì thế Nho Gia với vai trò xã hội của các vị làm cho người ta mong đợi, đòi hỏi và hình dung các vị như thánh hiền. Không ai có thể nghĩ đến chuyện các vị "quậy phá", ăn nói "linh tinh", nghĩ chuyện bậy bạ.
    Thế nhưng Nho gia cũng là con ngưòi nên cũng không thể xa lạ với những gì thuộc về con người. Đọc những chuyện kể về các vị, ta thấy cái Chất người toàn diện ở các vị. Và cũng như nhiều người "quậy" khác, nhiều vị cũng có nhiều trò "quậy" ra trò! Có điều, đó là những trò "quậy" có văn hoá, rất văn chương và cũng... "có duyên".
    Nguyễn Hàm Ninh, có lần cùng nhà trai đi đón dâu ở làng khác. Tục lệ cho phép làng nhà gái chăng dây cản đường, bắt phải đáp ứng một điều kiện nào đó mới cho đi. Nhà gái hôm ấy cũng chăng dây và ra vế đối bắt đối lại:
    - Chân dậm, tay mò bơn hói Kịa.(*)
    (*) Hói Kịa: là con ngòi nhỏ( rạch nhỏ - địa phương gọi là "hói") ở làng cô dâu. Cá bơn là loại cá mỏng mình, hình bầu dục, to cỡ bàn tay nhỏ, thường được ví von nghịch ngợm. Thế là câu đối có ý ngầm kín đáo rất khó đối. Nguyễn Hàm Ninh đã nhanh chóng tìm ra vế đối lại:
    - Má kề, miệng ngậm bống Khe Giang.
    Bên gái fải thả dây cho đi vì vế đối lại rất hay. Khe Giang là con suối vùng quê chú rể. Mà "cá bống Khe Giang" đối với "cá bơn Hói Kịa" thì quá hợp về cả ý lẫn hình!
    Nguyễn Khuyến cũng rất tài tình khi nói lên quan hệ trai gái rất nghịch ngợm. Có lần ông đã tặng một vế đối chữ Hán cho một đám cưới:
    Oanh đề phượng ngữ, nghinh hoa trướng.
    Nhạn vũ loan phi, phất cẩm bình.

    (Oanh kêu, phượng hót đón trướng hoa/ Nhạn múa, loan bay lay bình gấm)
    Câu đối tả đám cưới với trướng hoa, bình phong gấm, chim loan chim phượng quấn quýt lứa đôi rất hợp và cũng rất đúng "công thức", rất đứng đắn. Nhưng thật bất ngờ khi người ta đọc ngược lại theo Nôm. Thì ra, với kiểu viết chữ Nôm, nhiều chữ Hán đã được mượn để ghi âm Nôm khác. Và câu đối được đọc lại như sau:
    Bình gấm phất phơ loan mó phượng
    Trướng hoa nghiêng ngửa phượng đè oanh.

    Với cách đọc nôm na này thì câu đối lại rất hợp cảnh theo "dân dã".
    Đấy là các cụ đùa nghịch với mọi người trong những hoàn cảnh phù hợp. Ngôn ngữ đùa nghịch rất thanh tao dù ám chỉ những chuyện "tục". Nhưng ý tục dù sao vẫn còn kín đáo, vẫn phải ẩn giấu sau những hình ảnh ẩn dụ xa xôi. Khi ở giữa người thân thì các cụ rất có thể còn "quá quắt" nữa. Chuyện kể rằng Nguyễn Khuyến đang cùng Dương Lâm đi trên đường thì gặp phải một quý bà tiểu tiện bên đường. Hai vị nho gia đành "nhắm mắt đi qua". Nhưng cảnh tức cười đó lại là cái cớ để hai vị trêu nhau. Và lời trêu chọc đó thành một câu đối rất chỉnh:

    Dương Lâm hữu ý khuy toàn điến?
    Yên Đổ vô tình thức bán luân.

    Tạm dịch: Dương Lâm cố ý nhòm trọn vẹn.../ Yên Đổ vô tình thấy nửa thời.
    Cũng chính Nguyễn Khuyến là người miêu ta cái phút không kiềm chế nổi mình của một bậc bề trên khi nhìn thấy phút hớ hênh của người đàn bà bề dưới và đã gọi vào cho mình "phạt" Đó là bài thơ miêu tả việc một ông Cuội (được thờ cúng) đã "phạt" đàn bà con gái làng Ngang như thế nào để đến nỗi dân làng Ngang có lắm người nói dối! Xin được chép lại rằng:
    Đầu đường Ngang có một chỗ lội
    Có miếu ông Cuội cao vòi vọi
    Đàn bà đến đó vén quần lên,
    Chỗ thời đến háng, chỗ đến gối.
    Ông Cuội ngồi trong mỉm miệng cười.
    "Cái gì trông trắng như con cúi?"
    Vội vàng khép nép đứng liền thưa:
    " Trót dại hở hang xin xá tội!"
    Ông rằng:" Mày cũng chẳng tội gì,
    Chỉ tội làm ông cứng con buội.
    Muốn tốt mày về bảo làng mày"
    Lại đây ông cho giống ông Cuội
    Cho nên làng ấy sinh ra người
    Sinh ra rặt những thằng nói dối.

    Đấy là chuyện những bậc nho gia thành đạt đã lưu danh với thiên hạ. Cũng xin được chép lại cái tinh nghịch khác của một nho sĩ còn khuyết danh. Tác giả bài này chắc cũng thuộc loại nhà nho tài tử phong lưu - vì đã sáng tác kiểu bài tài tử là hát nói. Chắc rằng nội dung miêu tả một hành vi không được đứng đắn ở người lớn - lại là thầy đồ - khi rình xem người ta hớ hênh, và hình thức ngôn từ cũng là thứ không kiêng kỵ nên người viết không để lại tên. Mặt khác tác giả phải nguỵ trang thành một câu chuyện gán cho người viết là một cô gái. Cô bị chụp ảnh trộm và người đó còn làm câu đối treo ra để trêu. Cô bất đắc dĩ phải chắp đầu chắp đuôi vào hai câu chữ Hán để "phản đòn".
    Anh đồ là người tài bộ
    Quảy cầm thư snag phủ Xuân Trường
    Trên phủ kia thiết một văn trường
    Dạy dăm đứa chi hồ giả dã
    Nhân có lúc song thư nhàn nhã
    Nhác trông ra thấy ả hái hoa
    Ả vô tình ả để đồ ra
    Đồ trông thấy đề thơ tức khắc:

    - Song tiền bộc bạch hoa sinh sắc
    Thuỷ thượng lung linh bạng thổ thần.(*)

    Đồ đề rồi dồ đứng tần ngần
    Đồ nọ tưởng đồ kia thêm thắc mắc!
    Đêm năm canh nằm mơ màng không nhắp
    Những âm thầm tưởng đến đồ kia
    Đồ đâu gặp gỡ làm chi!

    Đọc văn thơ của nho gia nói những cái thường bị coi là tục, là thiếu đứng đắn, ta mới thấy rằng đôi khi cái quan niệm tôn vinh của xã hội về tác phong đạo mạo của Nho gia là một thứ " hào quang" vô ích. Nho gia cũng chỉ là một con người và - như một câu nói quen thuộc của Phương Tây - "Con người chỉ là con người bởi vì họ là con người".
    ( Theo Kiến thức ngày nay số 590 số đặc biệt Mừng Năm Mới 2007)
    Được Amateur25 sửa chữa / chuyển vào 14:08 ngày 29/12/2006
  8. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0

    Nói chuyện lịch sử, không luận anh hùng
    ___________________________________________
    Chín Chúa, Mười Ba Vua
    1. Chúa Nguyễn Hoàng còn gọi là Chúa Tiên (1558-1613).
    Nguyễn Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa
    Nguyễn Kim có hai con trai là Nguyễn Uông và Nguyễn Hoàng cùng làm tướng lập được nhiều
    công trạng. Trịnh Kiểm là anh rể sợ họ Nguyễn tranh giành mới tìm cách giết Nguyễn Uông
    đi. Nguyễn Hoàng sợ vạ lây, nhưng không nghĩ ra cách gì bèn sai người đem vàng bạc làm lễ
    vật biếu quan nhà Mạc đã hưu trí là Trình quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm để hỏi kế giữ thân.
    Trình Quốc Công lấy giấy bút viết 8 chữ giao cho người tâm phúc của Nguyễn Hoàng đem về.
    Đoan Quận Công Nguyễn Hoàng mở thư đọc, thấy 8 chữ "Hoành son nhất đái, vạn đại dung
    thân" (Hoành sơn một giải, dung thân muôn đời).
    Hiểu được ý nghĩa của lời chỉ bảo, Nguyễn Hoàng cầu cứu với chị là Ngọc Bảo, xin
    Trịnh Kiểm cho vào trấn phía Nam.
    Năm Mậu Ngọ (1558) đời vua Anh Tông, Trịnh Kiểm mới thuận, tâu vua cho Nguyễn
    Hoàng vào trấn đất Thuận Hóa. Bấy giờ những người họ hàng ở huyện Tống Sơn cùng quân
    lính ở đất Thanh Nghệ nhiều người đưa cả vợ con đi theo, khoảng một ngàn quân sĩ. Đầu tiên
    Nguyễn Hoàng vào đóng ở xã ái Tử thuộc huyện Đăng Xương, tỉnh Quảng Trị và bắt đầu thu
    phục nhân tâm, rộng ban ơn đức, anh hùng hào kiệt hấp nơi kéo nhau về giúp. Họ Nguyễn
    bắt đầu khởi nghiệp và bành trướng ở xứ Đàng Trong.
    Khi nên trời cũng chiều người
    Khi Nguyễn Hoàng rời đất Bắc, vào đóng dinh ở đất ái Tử, tướng Lập Bạo của nhà Mạc
    đem một toán quân đi 60 chiến thuyền, theo đường hải đạo vào đóng ở làng Hồ Xá và ở làng
    Lạng Uyển, thuộc huyện Minh Linh, để đánh Nguyễn Hoàng. Hai bên đánh nhau nhiều lần
    chưa phân thắng bại. Một đêm chúa Nguyễn đang đóng binh bên bờ sông, nghe dưới sông có
    tiếng trảo trảo, Chúa lấy làm lạ ra xem thì thấy sóng gió rất hãi hùng. Nhân đó chúa quỳ
    xuống khấn nguyện rằng : Thần sông linh thiêng thì cố giúp ta trừ giặc. Đêm hôm ấy chúa
    nằm mộng thấy một người đàn bà sắc đẹp lộng lẫy, dáng dấp uyển chuyển nhẹ nhàng đi lại
    gần chúa và bảo rằng: "Nhà ngươi hãy dùng mỹ nhân kế mới thắng được giặc". Thức dậy,
    Chúa vui mừng vì được điềm lành. Bỗng nàng hầu Ngô Thị mang nước vào cho chúa. Nàng
    cũng xinh đẹp khác thường. Chúa liền sai Ngô thị dùng mỹ nhân kế để giết Lập Bạo. Về phần
    Lập Bạo, y dương dương tự đắc vì thấy chúa Nguyễn không làm gì được mình, nên chè chén,
    hát xướng suốt ngày. Đang ngất ngưởng, Lập Bạo thấy nàng Ngô Thị sắc nước hương trời
    mang lễ vật và thư giảng hòa của Chúa Nguyễn xin vào yết kiến. Lập Bạo vốn là người hiếu
    sắc, thấy Ngô Thi liếc mắt đưa tình, nên bị mê hoặc đồng ý để hai bên giảng hòa trong một
    thời gian. Được việc, Ngô Thị xin cáo lui, nhưng đi mà đôi mắt Ngô Thị không rời Lập Bảo.
    Nàng cứ liếc mắt đưa tình ra chiều lả lơi. Bạo vội vàng đi theo nhưng không thể nào bắt kịp
    Ngô Thị. Cứ thế đến chỗ phục binh của chúa Nguyễn, một phát súng lệnh nổ, quân mai phục
    tỏa ra. Lập Bạo biết mắc mưu liền lao nhanh xuống nước. Nhưng y lặn đến đâu trên mặt nước
    có con chim chài cá kêu vang bay theo đến đó. Quân Chúa Nguyễn nhờ vậy mà theo dõi được
    đường bơi của Lập Bạo. Lập Bạo lặn mãi cho đến làng Vân Trình cuối sông Vĩnh định mới nổi
    lên. Quan quân Chúa Nguyễn giết được vô số quân Mạc.
    Để tưởng nhớ ơn sâu của thủy thần giúp, Chúa Nguyễn cho lập đền thờ ngay tại làng ái
    Tử và phong là Trảo Trảo Linh Thu Phổ Trạch Tướng Hiệu Phu Nhân. Miếu Trảo Trảo rất linh
    ứng được nhân dân lo hương khói hàng năm.
  9. boysaigon

    boysaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/03/2003
    Bài viết:
    10.485
    Đã được thích:
    0
    Phong ba bão táp ko bằng ngữ pháp Việt Nam:
    Sao nó bảo không đến? Sao bảo nó không đến? Sao không đến bảo nó? Sao nó không bảo đến? Sao? Ðến bảo nó không? Sao? Bảo nó đến không? Nó đến, sao không bảo? Nó đến, không bảo sao? Nó đến bảo không sao. Nó bảo sao không đến? Nó đến, bảo sao không? Nó bảo đến không sao. Nó bảo không đến sao? Nó không bảo, sao đến? Nó không bảo đến sao? Nó không đến bảo sao? Bảo nó sao không đến? Bảo nó: Ðến không sao. Bảo sao nó không đến? Bảo nó đến, sao không? Bảo nó không đến sao? Bảo không, sao nó đến? Bảo! Sao, nó đến không?...~~> Kinh dị
  10. vietgreat

    vietgreat Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/09/2005
    Bài viết:
    1.440
    Đã được thích:
    0
    Chín Chúa, Mười Ba Vua
    2. Chúa Nguyễn Phước Nguyên còn gọi là Chúa Sãi (1613-1635)
    Buổi đầu chúa tôi tương ngộ
    Nguyễn Hoàng sắp mất, gọi người con thứ 6 là Nguyễn Phúc Nguyên vào dặn rằng "Đấ Thuận Quảng này bên bắc thì có núi Hoành Sơn, sông Linh Giang, bên nam thì có núi Hải Vân
    và núi Bi Sơn thật là một nơi trời để cho người anh hùng dựng võ. Vậy ta phải thương yêu
    nhân dân, luyện tập binh sĩ mới gây dựng cơ nghiệp muôn đời".
    Nguyễn Phúc Nguyên khóc mà bái tạ lãnh mạng. Bấy giờ Thụy Quân Công 51 tuổi lên
    nối ngôi, tên hiệu là Sãi Vương. Vương cho dời cung phủ về xã Phúc Yên, huyện Quảng Điền,
    ngày đêm lo việc chính sự, thu dụng nhân tài. Quan khám lý Trần Đức Hòa tiến cử Đào Duy
    Từ trong cơ hội đó. Sự kiện kiến Đào Duy Từ với chúa Sãi trở thành một giai thoại.
    Sau khi được sự chấp thuận của chúa Sãi, cách mấy tháng sau, Trần Đức Hòa cùng đi
    với Duy Từ ra công phủ chờ đợi. Đức Hòa sắm mũ chầu cho Duy Từ đội để cho đầy đủ nghi
    thức tiến dẫn, nhưng Duy Từ gạt đi. Có chức thì mới có mũ đội, không có chức thì không dám
    đội mũ. Rỗi cứ để đầu trần đi vào phủ chúa.
    Bấy giờ chúa Sãi đang ngồi trên điện, nghĩ ngợi tìm cách thử tài Duy Từ. Chúa mặc áo trắng,
    đi hài xanh, tay cầm long trượng, vai khoác tủi vải. Khi thấy Duy Từ tiến vào, bèn ra ngoài
    cửa đứng chờ, nét mặt vui vẻ rạng rỡ. Duy Từ khẽ hỏi Đức Hòa:
    Người là ai vậy, thưa cha?
    Quan khám lý khẽ đáp:
    - Vương thượng đấy,con mau đến lạy chào.
    Duy Từ nghe nói thế chỉ cười nhạt, không chịu đến chào rồi rảo chân bước đi ra, gần ra
    khỏi sân, Đức Hoa đuổi kịp trách rằng:
    - Chúa ngự ra đây để đợi, sao con không lạy chào. Con không chịu lạy thì tội tất phải
    qui vào ta thôi.
    Duy Từ đáp:
    - Đây là tư thế của Vương Thượng lúc sắp đi dạo chơi với bọn con gái, không phải là
    nghi lễ tiếp khách đãi hiền. Nếu con lạy chào tức là phạm tội khi quân, vì thế không dám lạy,
    có tội gì đâu? Khám lý nghe vậy phát gắt, thúc giục đến lạy chào nhưng Duy Từ vẫn đứng
    yên một chỗ. Thế là Sãi Vương biết ý, trở vào trong phủ sửa sang áo mũ, lên ngồi ở công
    đường sai nội giám lấy áo mũ quan văn đem ra ban cho Duy Từ rồi mới vào sảng đường bái
    yết. Duy Từ lúc ấy mới cùng đi với viên nội giám vào trong sảnh bái kiến Sãi Vương. Chúa tôi
    đàm đạo tương đắc. Từ đó Sãi Vương thường gọi Duy Từ vào phòng riêng, bàn mưu kế chống
    nhau với chúa Trịnh, xây dựng quốc gia, có khi bàn suốt cả ngày không biết chán.
    Bài thơ trong mâm hai đáy
    Năm Đinh Mão (1627), Trịnh Tráng sai quan vào Thuận Hóa giả tiếng nhà vua sai vào
    đòi tiền thuế từ 3 năm trước. Chúa Sãi tiếp sứ nhưng không chịu nộp thuế. Trịnh Tráng lại sai
    sứ mang sắc vua Lê vào dụ chúa Sãi cho con ra chầu và lấy 30 con voi cùng 30 chiếc thuyền
    để đưa cống nhà Minh.
    Nhận được sắc phong, chúa Sãi họp triều thần hỏi mưu kế. Đào Duy Từ dâng kế, cho người
    làm một cái mâm hai đáy, trên sắp sản vật, giữa để sắc thư, lại cử Lai Văn Khuông làm chánh
    sứ đưa phẩm vật ra tạ ơn chúa Trịnh.
    Nhờ đã được chuẩn bị trước, khi ra kinh đô yết kiến chúa Trịnh, Lại Văn Khuông ứng đối
    khá trôi chảy.
    Chúa hậu đãi, cho phép Khuông cùng phái đoàn đi thăm kinh thành để chờ chúa dạy
    bảo. Trên đường đi, Khuông lén mở cẩm nang mà Đào Duy Từ trao cho từ trước. Sau khi đọc
    cẩm nang, Khuông cùng cả phái đoàn lẻ trốn về Nam. Thấy phái đoàn đột ngột trốn về, Chúa
    Trịnh nghi hoặc, bèn cho người đập vỡ mâm mới thấy tờ sắc trước, và một bài thơ 4 câu, mỗi
    câu bốn chữ như sau:
    Mâu nhi vô địch
    Mịch phi kiến tích
    Ái lạc tâm trường
    Lực lai tương địch.
    Triều thần không ai hiểu ý nghĩa. Trịnh Tráng phải nhờ trạng Bùng Phùng Khắc Khoan
    giải mã. Đọc xong Phùng Khắc Khoan giải thích.
    Đây là lối chơi chữ của Đào duy Từ, chữ mâu không có dấu phẩy là chữ dư, Chữ mịch
    không thấy chữ kiến thì còn chữ bất, chữ ái rơi chữ tâm thành chữ thụ, chữ lực cùng đối địch
    với chữ lai thi thành chữ sắc. Vậy ý nghĩa của bài thơ 4 câu trên là "Dư bất thụ sắc" tức là "Ta
    không nhận sắc". Nghe xong, Trịnh Trạng vội cho người tìm bắt Văn Khuông, nhưng Khuông
    đã cao chạy xa bay rồi.
    Trạng muốn phát binh vào đánh, gặp Cao Bằng và Hải Dương có giặc, bèn thôi.
    Văn Khuông về đến nơi, Chúa mừng lắm nói rằng:"Duy Từ là Tử Phòng và Khổng Minh
    ngày nay", thưởng cho rất hậu, lại cho Văn Khuông thăng Cai Hợp.

Chia sẻ trang này