1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trà dưu tửu hậu về tiếng Việt

Chủ đề trong 'Tiếng Việt' bởi NhatLang, 19/10/2008.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Trà dưu tửu hậu về tiếng Việt

    Tôi nghe như vầy, một thuở nọ có ông tiến sĩ khả kính gì đó phát biểu trên sóng phát thanh của đài Khánh Hòa rằng nguồn gốc của tên gọi trái "khổ qua" đại khái như sau:

    - Trái này ăn đắng, khó chịu, rất khổ nhưng cũng phải ăn cho qua.

    Không biết vị này đọc từ đâu ra cái định nghĩa về trái khổ qua như thế. Nhưng chỉ cần hiểu rõ một tí về tiếng Việt hơn thì có lẽ ông ta đã không nói hùng hồn trên đài như vậy. Về mặt chiết tự, "khổ" trong âm Hán Việt mang nghĩa là "đắng" và "qua" mang nghĩa là "dưa". Như vậy "khổ qua" chỉ là cách gọi Hán Việt của "dưa đắng" mà thôi. Quả này người miền Bắc gọi là mướp đắng.
    Khổ qua là loại trái cây nguyên sản của những nước Á nhiệt đới, truyền sang Nhật từ Trung Hoa. Người Nhật gọi quả này là "Nigauri" (nghĩa là dưa đắng) hoặc là "Reishi".


    [​IMG]

    [​IMG]

    Người Tây phương biết tới loại quả này qua cái tên Gooyaa, Gouyaa hay chỉ đơn giản là Goya. Đó là phát âm theo tiếng Okinawa (,fff). Okinawa là nơi có khí hậu gần như Việt Nam nên trồng được nhiều loại cây nhiệt đới, trong đó có "khổ qua".

    Một số người còn suy luận khá vui về tên của loại quả này. Họ cho rằng dân miền Nam ưa phát âm ngọng, từ "hoa" hay biến thành "qua" nên mặc nhiên cho rằng "khổ qua" vốn là phát âm trệch của "ổ hoa".



    Nhưng đối với bọn trẻ con, quả này có tên là "Khổ quá!!" và không một đứa nào thích ăn :D
  2. NhatLang

    NhatLang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2005
    Bài viết:
    323
    Đã được thích:
    0
    Nếu ai đã từng đến Nha Trang, thành phố biển được xem là thủ phủ của tỉnh Khánh Hòa thì không thể không biết tới Tháp Bà. Đây là một ngọn tháp cổ của người Chăm, được xây dựng mà không hề có bất cứ một vật liệu kết dính nào mà con người biết được. Tháp này có tên chính thức là "Tháp Thiên Y Thánh Mẫu Y-ANA" hay còn được biết đến với cái tên khác là "Tháp Ponagar". Nhưng người dân địa phương vẫn quen gọi đây là "Tháp Bà" hơn.
    [​IMG]
    Vì sao lại có cách gọi là "Tháp Bà"? Tôi đã nghe và đọc qua nhiều tư liệu lịch sử, du lịch và tựu trung người ta cho rằng trong tháp này thờ "bà YAna", nữ thần của người Chăm.
    Điều này nói lên tính dễ dãi trong chuyện tiếp nhận tôn giáo của người Việt, nhưng cũng có thể là chính xác trong cách giải thích cho cái tên gọi "Tháp Bà".
    Nhưng tình cờ tôi phát hiện được một điều lý thú trong khi đọc những tài liệu Phật giáo bằng tiếng Nhật. Có thể đây cũng là một cách giải thích cho tên gọi "Tháp Bà" chăng? Dù rằng để kiểm chứng nó có đúng hay không thì cần phải có sự đầu tư nghiên cứu nghiêm túc và tôi nghĩ rằng điều này cũng có thể bổ sung vào trong cách giải thích tên gọi cho "Tháp Bà".
    Ở Nhật có một loại tháp gỗ thờ người chết, thường thấy ở nghĩa địa gọi là Sotoba. Viết chữ Hán là '"?/Z?"?/'f?. Cả ba chữ này đều có cùng một cách đọc là Sotoba và theo âm Hán Việt đọc là "Tốt Tháp Bà", "Xuất Tháp Bà" và "Tốt Đô Bà". Người Nhật thường hay lược bỏ mà gọi ngắn thành "? (Tháp Bà). Chữ Hán này vốn là phiên âm từ chữ Phạn Stûpa nghĩa là nắm tóc hay phần đầu.
    [​IMG]
    Hình ảnh một cái Sotoba
    Nguyên lai, đây là loại tháp phát tích từ Phật giáo ở Ấn Độ, được xây dựng để chứa di cốt, tàn tro của các vị cao tăng sau khi viên tịch và hỏa thiêu. Loại tháp này truyền đến Trung Quốc vào thời Hán (theo Ja.Wikipedia) rồi sang Nhật. Về hình dạng thì tháp ở Ấn và Hoa được xây dựng bằng đất đá, ở Nhật bằng gỗ (đôi khi thấy những cái bằng đá, còn được gọi là "ngũ luân tháp" (Gorintou) hay "Ngũ luân Tốt Tháp Bà" (Gorin Sotoba). Vì sao gọi là "ngũ luân"? Vì nó được cấu thành từ năm tượng đá có dáng hình học khác nhau tượng trưng cho năm yếu tố (ngũ đại) là: địa, thủy, hỏa, phong và không.
    ( Theo như cách giải thích của các học giả nghiên cứu cuốn Gorin no sho của Miyamoto Musashi)
    [​IMG]
    "Tháp Bà" hay "Tốt Tháp Bà" mặc dù có sự biến đổi về vật liệu hay hình dáng khi đến Nhật nhưng về ý nghĩa thì vẫn giữ nguyên. Và từ "tháp" (Tou) trong tiếng Nhật vốn dùng để chỉ những loại tháp Phật giáo này. Sau này còn phát sinh thêm nghĩa khác nữa là chỉ những công trình cao và dài như tháp Tokyo.
    Stûpa bắt nguồn từ Ấn Độ nhưng thịnh hành ở các nước Đông Nam Á.
    Tiếng Nhật và tiếng Việt vốn cũng chịu ảnh hưởng nặng của tiếng Hán. Như vậy, từ hiện tượng như đã giải thích trong tiếng Nhật ở bên trên, có thể nào rút ra kết luận rằng:
    - Từ "Tháp Bà" của người dân Nha Trang cũng bắt nguồn từ chữ Hán '"? được giản lược đi thành "? và đọc trực tiếp qua âm Hán Việt mà thành? Ban đầu chữ Stûpa được chuyển sang tiếng Hán theo cách đọc của người Hán là '"?, giản lược thành "? rồi được người Việt (vốn ảnh hưởng văn hóa Hán nặng) đọc thành "Tháp Bà".
    Tôi chưa thấy tài liệu khoa học nào đề cập đến vấn đề này. Nhưng điều mà tôi nhận ra cũng ít nhiều có cơ sở của nó. Rất mong những ai quan tâm tiếp tục cùng tìm hiểu vấn đề này.
  3. AcommeAmour

    AcommeAmour Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/05/2002
    Bài viết:
    2.058
    Đã được thích:
    0
    Hình vườn khổ hoa (người Nam tui gọi nó là hủ qua ) của bạn đẹp lắm.
    Còn về tiếng Việt thì tui nhớ ngày xưa có đọc một quyển tiểu thuyết của Lev Tonsol gì đó có tên là An Na Kha Lệ Ninh. Và cuốn truyện cho thiếu nhi "An Lệ lạc vào xứ thần tiên"
  4. Tran_Thang

    Tran_Thang Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    07/01/2005
    Bài viết:
    4.581
    Đã được thích:
    193
    Theo Jakobson (bản thân tôi cũng thấy vậy) thì người Việt rất hay ẩn dụ (tính tương đồng), có lẽ vì vậy mà họ giỏi về thơ ca hơn văn xuôi.
    Trở lại, cái âm "khổ qua" tương âm với cái khổ mà ai cũng có ít nhiều. Trường hợp này ấn tượng âm thanh đã lấn áp ấn tượng hình ảnh. Nó đi thẳng vào tình cảm hơn là mang tính hoán dụ về 1 loại mướp nào đó.
    Món lẩu bây giờ còn có thêm những lát khổ qua nữa cho đủ vị

Chia sẻ trang này