1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trả lời bác Superego bên DTH!

Chủ đề trong 'Văn học' bởi annonymous, 30/04/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. VNHL

    VNHL Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2001
    Bài viết:
    1.764
    Đã được thích:
    0
    E*** được mờ.
    Cái hình bút chì ở trên quyển sổ trong bài cũ của bác đấy

    nghe rơi bao lá vàng
    ngập giòng nước sông Seine
    mưa rơi trên phím đàn
    chừng nào cho tôi quên
  2. VC_latmetal

    VC_latmetal Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/02/2002
    Bài viết:
    181
    Đã được thích:
    0
    Em nhớ hồi học bài " Tống biệt hành " của Thâm Tâm, trong phần chú thích có nói về hai câu thơ mà được người VN dịch ra là
    Gió sông Dịch thổi lạnh lùng ghê
    Tráng sĩ một đi không trở về
    Em cũng chỉ biết câu sau trong tiếng hán là " tráng sĩ nhất khứ bất phục hoàn " thui ạ.
    Bác nào có cả bài nguyên văn chữ hán thì post lên hộ em với ạ, em cảm ơn nhìu !
    Tiện đây em cũng muốn tiếp lời bác pagoda. Em xin lấy ví dụ về trường hợp không phân biệt được d và gi : Ví dụ bài hát " có một dòng sông đã qua đời " , trong cuốn " những ca khúc vượt thời gian " lại in là " Có một giòng sông đã qua đời " Em cho rằng cả 2 cách đều đúng đấy ạ !
    vitcon...
    Song trong doi song can co mot tam long.
    De lam gi em co biet khong ?
    De gio cuon di...
  3. grass

    grass Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/12/2001
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    2 câu đấy là 2 câu hát thì phải, không phải 2 câu thơ.
    Phong tiêu tiêu, hề, Dịch thuỷ hàn
    Tráng sĩ nhất khứ, hề, bất phục hoàn
    "hề" trong tiếng Tàu nghe đâu là chữ đệm trong câu hát kiểu như "chừ" trong tiếng Việt.
    Còn nguyên văn chữ Hán thì đi xin bác Longatum hay CHM ý, hi hi, đời Cỏ chữ Hán chỉ biết chữ nhất, nhị, tam thôi .
    Thôi nhá, ai qua sông Dịch mà không về thì cứ qua. Em là em thích thơ thế này cơ:
    Thì sông cứ chảy như ngày ấy
    Có một người quên mất lối về
    Gió bấc thổi, hề, sông Dịch lạnh tê
    Tráng sĩ một đi, ta ngoảnh lại
    Môi chiều, tóc mộng, mắt sơn khê
    (chú thích: đây là thơ Việt Nam )

    Gót chân ai qua mùa lá đổ...

  4. cuoihaymeu

    cuoihaymeu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/07/2001
    Bài viết:
    999
    Đã được thích:
    0
    Tớ làm rì có nguyên bản, hì hì ...
    Chữ "Hề" ấy dịch sang TV còn có người dùng là "A" nữa Cỏ ạ. Như trong Ly Tao của Khuất Khuyên:

    " Đế Cao Dương Chi miêu duệ hề
    Trẫm hoàng khảo viết Bá Dung
    Nhiếp đề trinh vu mạnh trâu hề
    Duy canh dần ngô dĩ giáng
    Hoàng lẫm quỹ dư sơ độ hề ..."
    cụ Đào Duy Anh dịch là :
    "Dòng dõi vua Cao Dương a
    Thân phụ qua đời của ta là Bá Dung
    Năm dần đúng tháng giêng a
    Vào ngày canh dần ta lọt lòng
    Cha xem xét thời đầu của ta a..."
    Thật dịch kiểu ấy đọc mệt gần chết. . bản dịch của Nhượng Tống dễ chịu hơn.
    Khóc như thiếu nữ vu quy
    Cười như anh khoá hỏng thi về làng ...
  5. Superego

    Superego Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    Nhớ ra rồi mình toàn vào mạng mà không login thành ra ko có e*** lại chủ đề cũng phải. Thôi cám ơn bác VNHL nhé. Kệ nó đấy chẳng sao, rút kinh nghiệm lần sau dùng từ ngữ cho cẩn thận.
    À mà chữ Hề trong tiếng cổ Trung Quốc đấy thường được dùng để giữ nhịp trong bài hát chứ.
    Câu
    Phong tiêu tiêu hề dịch thuỷ hàn
    Tráng sĩ nhất khứ hề bất phục hoàn
    Là bài hát của Cao Tiệm Ly tiễn Kinh Kha chứ đâu có phải là bai thơ Cao Tiệm Ly tiễ Kinh Kha đâu.
    Có một bài hát nữa tôi nhớ mang máng (Đọc trọng truyện Đông Chu thôi) của vợ vua Việt hát khi bị bắt làm tù nhân sang nước Ngô. Nhớ được vài câu là
    Đàn chim kia hề bay cao
    Thân thiếp hề vô tội
    Trách trời hề nghiệt thay....
    Bài hát thê thảm mà nghe cú như mình cười hề hề ấy
  6. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn các mọi người đã bổ túc cho tôi về chính tả tiếng Việt !
    Đây là bài thơ Dịch thuỷ tống biệt của Lạc Tân Vương:
    Thử địa biệt Yên Đan
    Tráng sĩ phát xung quan
    Tích thì nhân dĩ một
    Kim nhật thuỷ do hàn
    (Rời xa Yên Đan ở đất này
    Tráng sĩ tóc dựng mũ
    Người xưa đã xa khuất
    Ngày nay sông vẫn còn lạnh)
    Còn 2 câu:
    Phong tiêu tiêu hề, Dịch thuỷ hàn
    Tráng sĩ nhất khứ hề, bất phục hoàn
    là của chính Kinh Kha khi ra đi, có tên Dịch thuỷ ca.
    Về bài thơ Ô dạ đề thì tui không biết gì cả, bác Superego giới thiệu thêm chút nữa được không? Chuyện về nàng Tô Huệ (Nhược Lan) và Đậu Thao thì đúng là nghe quá cảm động thật! Tôi cũng rất thích nghe các tích về mấy nàng có tính cách mạnh mẽ như Tô Huệ, Hứa Mạnh Khương, Trác Văn Quân, và cả về mấy nàng trung trinh tuẫn tiết như Ngu Cơ, Mị Ê với cả nàng gì trong truyện Người con gái Nam Xương nhỉ, quên mất tên rùi !. Con gái bây giờ liệu có ai được như thế không nhỉ ? Có được một người vợ như thế cũng coi như sinh ra không vô ích. Bác nào có gì hay post giùm em nhé!

    Trường phong phá lãng hôi hữu thì
    Trực quải vân phàm tế thương hải
  7. Egoist

    Egoist Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/02/2002
    Bài viết:
    1.345
    Đã được thích:
    1
    Bác Anonymous ơi !
    Sửa chữ : "Trường" thành chữ "thừa" đi
    Sai bét rùi!

    mãi cho đến một ngày
    cái chết rời đôi tay...
  8. Superego

    Superego Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    200
    Đã được thích:
    0
    À mà mình nhầm nhọt thế nào lại thành ra Cao Tiệm Ly hát mới bỏ xừ. Phải là Kinh Kha chớ. Cao Tiệm Ly chỉ múa phụ hoạ. Không gẩy đàn trúc.
    Còn về bài Ô dạ đề thì tôi chỉ thêm được nó là bài được đánh giá rất cao của Lý Bạch thôi. Chà chà bài thơ hay thật là hay. Ngày ngày phải ngâm nga vài câu mới chịu thấu.
    Không biết ý bác là có cái gì hay Post thêm là cái gì hay. Thơ or Văn or ...ect?
    Nếu thơ thì em xin tặng bác một đoạn cũng của Lý Bạch trong bài Ký viễn mà em đắc ý lắm.
    Hương diệc cách bất diệc
    Nhân diệc cánh bất lai
    Tương tư hoàng diệp lạc
    Bạch lộ thấp thanh đài
    Dịch nghĩa:
    Hương thơm cũng còn mãi chẳng thể mất
    Người đi cũng đi mãi không quay về
    Nhớ nhau lá vàng rụng
    Sương trắng ướt đầm rêu xanh
    Dịch thơ
    Hương thơm thơm không dứt
    Người đi đi không về
    Nhớ nhau lá vàng rụng
    Rêu biếc sương dầm dề.
    (Nguyễn Hữu Bổng)
    Ờ bài này em có Type rồi nên ngại đánh lại quá tạm đưa lên 4 câu cuối vậy
    Nếu bác nào muốn đọc thì mời Click vào đây. Mà nói trước em chẳng phải làm quảng cáo đâu nhé
    http://www.hanoimuathu.net/cgi-bin/ultimatebb.cgi?ubb=get_topic&f=4&t=000135
  9. ngay_xua_oi

    ngay_xua_oi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/07/2001
    Bài viết:
    93
    Đã được thích:
    0
    hay quá bác Su ạ
    Mỗi tội sao mấy cái ô vuông khó đọc quá, chữ o hoa có ^ hay bị như thế lắm thôi thì bác cứ type không hoa đi, có méo mó còn hơn không mà
    Ví dụ : ô

    ... Mưa bay đi và câu tình ca mãi chỉ buồn như thế. Tan cơn mơ mà em thật xa không làm sao giữ lại...
  10. annonymous

    annonymous Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/03/2002
    Bài viết:
    2.070
    Đã được thích:
    0
    Tặng VC_latmetal và Cỏ nè:
    風?,-?,-?.??~"水?'
    壯士???Z??.?不復?,"
    Chữ "hề" trong tiếng Hán vốn không có nghĩa thực, chỉ là phụ từ thêm vào câu thơ, câu ca thôi. Giống như các bài hát bây giờ hay có chữ "la la la lá la là la la la" vậy! Ngày xưa trong các bài phú của Việt nam cũng có một chữ tương đương là chữ "chừ", ví dụ trong câu:
    Tới chơi sông chừ ủ mặt
    Nhớ người xưa chừ lệ chan
    trong bài Bạch Đằng giang phú của Trương Hán Siêu.
    Bác gì bảo tôi sửa chữ "trường" thành chữ "thừa" à, thực ra chữ này tui cũng thấy hơi lạ. Xét về nghĩa thì trong câu này đặt cả chữ "trường" hay chữ "thừa" thì đều có nghĩa có thể hiểu tương tự nhau cả nhưng trong nguyên văn của nó lại là chữ "trường" bác ạ. Nguyên câu này Lý Bạch lấy từ câu "Nguyện thừa trường phong, phá vạn lý lãng" (tui nhớ tích này nhưng không còn nhớ tên người nói nữa). Ngày trước tui cũng tưởng như bác nhưng tôi cũng không hiểu sao Lý Bạch lại chọn chữ "trường" mà không phải là chữ "thừa", tôi đồng ý rằng chữ "thừa" hay hơn chữ "trường" vì để sóng đôi với cả "phá lãng"! Tôi cũng đã xem lại một lần nữa trong cuốn Đường thi tuyển dịch, vẫn là chữ "trường" bạn ạ. Nếu bác có quyển sách nào khác thì xem lại giúp tui nhé. Cám ơn bác nhiều!
    Mà nhân đây lại nghĩ đến câu chuyện về một bài thơ của Thôi Hộ khi đi chơi xuân:
    Khứ niên kim nhật thử môn trung
    Nhân diện đào hoa tương ánh hồng
    Nhân diện bất tri hà xứ khứ
    Đào hoa y cựu tiếu đông phong
    Bài thơ này chắc ai cũng biết đến hai câu cuối vì trong Truyện Kiều (đoạn Kim về thăm lại vườn Thuý), cụ Nguyễn Du có dịch thành:
    Mặt người nay đã đi đâu
    Hoa đào năm ngoái còn cười gió đông
    Trong đó chữ "đông" ở câu cuối nhiều người khẳng định đó phải là chữ "xuân", vì họ nghĩ rằng hoa đào thì không thể nở vào mùa đông được (thưa các bạn, mặc dù đã rất lâu rồi nhưng tôi vẫn còn nhớ ngày xưa ngay cô giáo dạy văn lớp 10 của tôi cũng đọc là "...cười gió xuân"). Thực ra chữ "đông" ở đây không phải là mùa đông mà là phương đông, hai chữ "đông phong" (hay "gió đông") cũng có nghĩa là gió xuân vì gió mùa xuân thường thổi từ phía đông (ở bên Trung Quốc). Vì thế ở đây "đông" hay "xuân" đều có nghĩa như nhau cả (nếu không xét đến chuyện hợp vận) nhưng nguyên văn lại là chữ "đông", thực ra những người kia khẳng định cũng có cái lý của họ. Hôm trước nói về chuyện chữ Hán gây nhầm lẫn cho người đọc nhưng hôm nay xem ra chữ Việt ta cũng nhập nhằng không kém vì nguyên văn chữ Hán câu này thì không thể nhầm được!!
    Kể cũng hay thật, dạo trước hỏi mấy lần bên box Thi ca có ai thích Đường thi với Thơ cổ không thì chẳng ma nào thèm quan tâm, thế mà tự dưng lại tìm được lắm bạn tri âm thế . Thực ra mấy hôm nay phải tranh luận chữ nghĩa thế này, chắc các bác cho em là kẻ hay đi bới móc lung tung (hic, em tuổi gà thật các bác ạ), nhưng em cũng là kẻ "muốn xây dựng TTVNOnline tốt đẹp hơn" như các bác thui à, chúng ta cùng hoàn thiện cho nhau mừ. Việc chỉ ra lỗi lầm của nhau có phải là xấu không bạn? Tôi chỉ muốn mang những điều hay mà tôi biết nói cho các bạn để các bạn nếu có gì hay thì nói cho tui thui. Bữa nọ bên Français Club có một câu của bác fandem: Vivre sans ami, c'est mourir sans témoin (Sống không có bạn thì chết sẽ không có ai chứng kiến), hy vọng các bác thấy tui "chết" chỗ nào thì lượm xác giúp tui. Chắc chúng ta đều là những kẻ ăn rau muống với thịt lợn cả, bảo tu là tu ngay được ư, nhưng ai mừ chẳng thích thành tiên!.
    Trong ba người, chắc chắn có một người là thầy ta (Khổng Tử)
    Vâng, xin cảm ơn!

    Trường phong phá lãng hôi hữu thì
    Trực quải vân phàm tế thương hải

Chia sẻ trang này