1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trả lời câu hỏi

Chủ đề trong 'Cuộc sống' bởi jimmy_coltech, 13/04/2008.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. jimmy_coltech

    jimmy_coltech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2006
    Bài viết:
    267
    Đã được thích:
    0
    Trả lời câu hỏi




    ( Trích từ blog http://360.yahoo.com/jimmy_vnu )

    Hỏi:

    Dạ thưa thầy,con nay như đã không còn ham hố chuyện công danh sắc lộc tiền tài,vậy con tự hỏi con sống trên đời vì lẽ j. Học tập để làm j nếu ko vì công danh bổng lộc. Đẹp đẽ để làm j khi mà không ham sắc giới. Cố gắng vì mục đích lẽ sống nào đâu? Xin người chỉ bảo cho con được biết ạ. Nam mô A Di Đà Phật!

    Trả lời:

    Chào bạn, bạn đã có thắc mắc như thế, thật là một điều đáng quý. Đó là một suy nghĩ, một điều băn khoăn chính đáng và tự nhiên, thậm chí còn là một suy nghĩ có tính trách nhiệm. Trả lời câu này, không chỉ vài dòng mà nói hết được. Mình chỉ xin tóm tắt thế này: nếu bạn tìm hiểu kỹ về hơn về Phật giáo, sẽ nhận ra một điều rằng, con người sống trên đời này chịu sự chi phối của luật Nhân Quả. Cùng với luật nhân quả, con người theo tội phước của mình trong cuộc đời mà phải chịu sự luân hồi của cuộc sống: sau khi chết đi, con người tùy theo tội, phước mà sau một thời gian có thể đầu thai trở lại cõi người. Và con người bị xô đẩy, trôi lăn mãi như thế, cứ mải hơn thua, bon chen, ghen ghét, tranh đấu với biết bao mưu toan, chà đạp lẫn nhau, cuộc sống rất đau khổ. Người ta mưu cầu danh lợi, giàu sang, địa vị, tình cảm? để rồi cuối cùng, khi nhắm mắt xuôi tay, lại buông bỏ tất cả và khi sang làm người ở kiếp sống mới thì bị quên đi hết quá khứ( kiếp trước), và lại bắt đầu từ đầu. Khi đó, nếu người nào làm nhiều việc thiện ở kiếp trước thì kiếp này sẽ gặp quả báo giàu sang, địa vị. Còn nếu người nào bủn xỉn, hoang phí, độc ác thì kiếp này chịu nhiều khổ đau, nghèo đói. Con người cứ hơn thua nhau mãi như thế. Cho đến khi, có những bậc tri thức, nhận ra sự thực khổ đau, phiền muộn này mới cất công đi tìm con đường thoát khỏi khổ đau như thế. Và cuối cùng, một con đường tươi sáng, một chân trời mà nơi đó chỉ thực sự có hạnh phúc, khi đi đến đó con người sống trong một tình yêu thương chan hòa, một sự kỳ diệu mà nơi trần thế không bao giờ có được. Đó là con đường, mà một Đấng giác ngộ - Đức Phật đã tìm ra được. Con đường này, ta gọi là Đạo Phật, những bậc sau khi tu hành đắc đạo, tức là đã đi đến cuối con đường thì trở thành các vị Bồ tát, có thần thông phép lạ, có sự diệu dụng và không còn bị kéo vào con đường khổ đau Luân hồi của cuộc sống nữa. Khi ấy, thế giới hạnh phúc tuyệt vời của các vị Bồ tát, gọi là Niết bàn. Các vị Bồ tát, khi thành tựu được kết quả này, trở thành những vị có trí tuệ tuyệt vời và có lòng từ bi bao la và bình đẳng, luôn yêu thương tất cả chúng sinh trong pháp giới( cõi trời, cõi thần, cõi người, cõi súc sinh, cõi ngạ quỷ, cõi địa ngục). Các bậc Bồ tát( mà trước kia cũng là phàm phu, đầy lỗi lầm như chúng ta), nay đã tu hành trở thành những vị Thánh đầy quyền năng, với lòng từ bi vô hạn, các Ngài thường ở trong Niết Bàn âm thầm gia hộ cho chúng sinh, và đôi lúc thị hiện( đầu thai) vào cõi người để giáo hóa chúng sinh. Tuy nhiên con đường tu hành cực kỳ gian nan vất vả, vì con người phải tu sửa bản thân mình, sống một đời đạo đức, vị tha, thương yêu và luôn tận tụy vì loài người. Người tu phải tu hành nhiều đời, nhiều kiếp để sửa chữa lỗi lầm, tạo nhiều công đức mới có thể thăng hoa thành các vị Thánh cao cả được. Trong cuộc đời như vậy, những vị này phải chấp nhận giữ gìn giới hạnh, những quy tắc đạo đức chuẩn được đề ra, sống giản dị, giữ gìn thân tâm trong sạch để tu hành. Câu hỏi này rất rộng, nên mình ko trả lời hết được, bạn có thể tìm hiểu các cuốn sách viết Nhân quả của Thượng tọa Thích Chân Quang, đó là Luận về Nhân quả http://thuvienhoasen.org/luanvenhanqua-00.htm và Nghiệp và kết quả http://thuvienhoasen.org/nghiepvaketqua-00.htm . Tuy nhiên, để nắm rõ và sâu sắc, bạn hãy thỉnh một số băng đĩa giảng của Thầy Chân Quang như: Nhân Quả công bằng, Tứ thánh đế, Đạo làm người? đang được bán rất thịnh hành ở các hiệu sách hay các chùa chiền lớn trên cả nước. Mình rất mong bạn sẽ có duyên tìm hiểu Đạo Phật sâu hơn, hiểu được mục đích cao cả thực sự của con người trên cuộc đời này là gì. Chúc bạn sớm tìm ra một hướng đi tốt lành, hạnh phúc. Thân ái!

    Hỏi: Theo mình hiểu thì các kiếp người khổ hạnh, hết kiếp này qua kiếp khác cũng là 1 sự thử thách, vật lộn, để con người thấy được chân lý cuối cùng là tu hạnh? vậy muốn thoát khỏi vòng luẩn quẩn trầm luân chỉ còn 1 cách duy nhất đó là tu hành? Vậy mình xin hỏi, liệu 1 con người trẻ tuổi tài cao mà vứt bỏ mọi công danh mọi ước mơ,ẩn thân vào cõi khổ hạnh, liệu có bị xã hội đương thời coi là 1 kẻ vô dụng, là thanh niên mà ko biết ước mơ hy vọng và phấn đấu? Mình muốn nhấn mạnh về người trẻ ý. Xin hết. Và cám ơn

    Trả lời:

    Câu hỏi của bạn: ?oVậy mình xin hỏi, liệu 1 con người trẻ tuổi tài cao mà vứt bỏ mọi công danh mọi ước mơ, ẩn thân vào cõi khổ hạnh, liệu có bị xã hội đương thời coi là 1 kẻ vô dụng, là thanh niên mà ko biết ước mơ hy vọng và phấn đấu? Mình muốn nhấn mạnh về người trẻ ý? Thế này bạn nhé, có hai ý trong câu trả lời này, thứ nhất là do xã hội đương thời không hiểu về những lý tưởng cao cả của người tu hành, nên mới nghĩ sai như thế. Thứ hai là, người tu không phải là người xa lánh cuộc đời. Ai mà hiểu người tu là người đóng cửa, quay lưng với cuộc đời là sai trật hoàn toàn. Người tu hành là người khổ công rèn luyện thân tâm của mình, sống một cuộc đời đạo hạnh, tận tụy vị tha, lấy chính thân mình làm tấm gương cho tất cả chúng sinh. Người tu vừa phải thực hiện đồng thời hai công hạnh, một là tự độ cho mình, tức khổ luyện tu tập. Hai là tìm cách độ cho người, tức là luôn mang theo hạnh nguyện đời đời kiếp kiếp( từ lúc tu hành), cho đến khi đã giải thoát, đắc quả thành Thánh, thành Bồ tát vẫn tận tụy cứu độ chúng sinh. Người tu hành thì vừa âm thầm, khiêm tốn, kín đáo không biểu lộ và cuộc sống tuy nhập thế nhưng vẫn nhẹ nhàng, không ồn ào, đó là đạo đức của người tu. Do tính chất này, xã hội lại nhầm tưởng là Đạo Phật là yếm thế, bị động. Và từ đó, loài người tự đóng cánh cửa với Phật pháp, vô tình ko được tiếp cận và biết đến con đường tu hành giải thoát. Những người được xuất gia tu hành là những người có căn duyên sâu dầy với Đạo Phật, đó là một cái phước rất lớn. Trở lại vấn đề người trẻ, nếu ko có duyên tu hành trong kiếp này, những bạn trẻ mang rất nhiều hoài bão cống hiến và làm giàu cho xã hội. Người trẻ nên nhận ra con đường đi đúng đắn đó là: Tận tụy cống hiến làm giàu cho xã hội, mang lại lợi ích thật nhiều cho tất cả mọi người. Đó là một quan điểm mà các bạn trẻ từ trước đến giờ ko nhận ra, chỉ mải mê tự kiếm tiền, làm giàu, và mưu cầu hạnh phúc cho riêng mình. Mặc dù, việc này( phấn đấu cho riêng mình), cũng phần nào mang lại lợi ích, và sự phát triển cho xã hội nhưng mục đích và ý nghĩa của hai việc hoàn toàn khác nhau. Một người chỉ lo cho riêng mình, dù có thành đạt nhưng cuộc đời vẫn thấy mệt mỏi, bất an, thấy bao ganh ghét, khổ đau, nhàm chán. Ngược lại, một người với tâm hồn và ý chí tận tụy cống hiến đóng góp cho xã hội, mang hết tâm huyết, tài năng, công sức ra để cống hiến, vì hạnh phúc của muôn loài thì người ấy sẽ được hưởng những hạnh phúc cao cả thiêng liêng, sẽ có một tâm hồn và nhân cách cao cả. Những kết quả đó, sau khi chết, tái sinh sang kiếp khác sẽ chuyển biến thành sức mạnh tinh thần, giá trị tâm linh và nhiều lợi ích để nếu có tu hành sẽ mau chóng và nhiều thuận lợi. Mình tạm trả lời vắn tắt như thế, chúc bạn một tuần mới có nhiều niềm vui và may mắn!

    Xem thêm: http://www9.ttvnol.com/forum/cuocsong/1035403.ttvn

    Nguồn: http://360.yahoo.com/thubayonline
  2. ngocthienanh

    ngocthienanh Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/10/2007
    Bài viết:
    1.378
    Đã được thích:
    0
    Hỏi:
    Thưa thầy , con đã đọc comment của thầy hồi đáp cho bạn bạn Yul . [happy] . Con nghĩ rằng cuộc đời này chỉ toàn đau khổ và phiền muộn chỉ vì lòng tham . Cách giải thoát duy nhất là tu hành , nhưng cha mẹ con cũng như những người thân trong gia đình , cũng như rất rất nhiều người khác lại cho rằng phải có công danh , có tiền bạc , phải giàu có mới gọi là thành công . Vì con bất tài vô dụng bi quan yếm thế , nên mới theo đuổi tìm hiểu về Phật Giáo . Vì con nghèo túng nên mới phải buồn phiền . Khi con thắc mắc tại vì sao con người cứ phải bon chen dẫm đạp lên nhau thì mọi người lại cho rằng đó là sự cạnh tranh , ko cạnh tranh thì xã hội ko thể phát triển được . Nếu con từ bỏ mọi thứ , không theo đuổi bất cứ thứ gì thì sẽ bất hiếu . Nên buộc lòng phải cố gắng để đoạt lấy công danh thành đạt .. nhưng càng ngày càng có nhiều thắc mắc không thể nào giải đáp . Ngay từ lúc rất nhỏ , con đã thắc mắc vì sao con sinh ra , rồi vì sao chết đi , khi lớn lên , không hiểu sao thấy mình nghèo , nhiều người nghèo hơn cả mình . Rồi lớn thêm chút nữa thấy bao nhiêu là chuyện ngang tai trái mắt , bao nhiêu là điều đau khổ vì dục vọng của con người lớn quá . Nhưng làm thế nào để từ bỏ mọi thứ ? Vì nếu từ bỏ mọi thứ chắc chắn mẹ và gia đình sẽ chịu đựng nhiều lắm.

    Trả lời:
    Ý bạn hỏi: ?ovì sao con người cứ phải bon chen dẫm đạp lên nhau thì mọi người lại cho rằng đó là sự cạnh tranh , ko cạnh tranh thì xã hội ko thể phát triển được.? là do mọi người suy nghĩ rằng cuộc đời này chỉ tồn tại có một lần, sau khi chết là hết, không còn gì nữa nên mọi người cho rằng, phải cố sống và bằng mọi cách để hưởng thụ. Do suy nghĩ này, mà con người bằng mọi phương cách, mọi thủ đoạn, mọi hành vi tìm cách cạnh tranh nhau để vượt lên người khác, thứ nhất để có cuộc sống vật chất sung sướng thỏa mãn nhu cầu thụ hưởng của bản thân, thứ hai, thỏa mãn nhu cầu về danh vọng, muốn hơn người khác, muốn có quyền lực hay có ảnh hưởng đến người khác. Những người này cho rằng, sự nghiệp và vật chất mình đạt được là do chính công sức của mình, do khả năng của mình và có, và cũng vì thế mình xứng đáng được hưởng. Từ suy nghĩ này, con người lại cho rằng, người nào giỏi hơn, người nào giàu có hơn, quyền chức hơn thì sẽ làm chủ và chi phối người khác. Vì vậy, người ta bằng mọi giá để chen lấn xô đẩy nhau và ngụy biện rằng có cạnh tranh thì xã hội mới phát triển. Đó là một suy nghĩ không chính đáng, nhớ rằng, nếu có thể xây dựng được một xã hội càng văn minh, trong đó kỷ cương pháp luật được giữ vững, và mọi người cùng chung sống trên những nền tảng, chuẩn mực đạo lý, đạo đức tốt đẹp thì xã hội còn phát triển vượt bậc hơn nhiều. Khi ấy, trong xã hội chỉ có sự tương trợ, tương thân tương ái, giữa con người với nhau có tình thương yêu, tôn trọng, mọi người đều có ý thức trách nhiệm để xây dựng bảo vệ môi trường, bảo vệ quê hương đất nước, ý thức của từng người đều văn minh, và dân trí được nâng cao. Bạn nghĩ thế nào, khi đó có được gọi là một xã hội phát triển không?

    Thêm nữa, khi con người biết rằng, cuộc sống này chỉ là tương đối( sinh, già, bệnh, chết), vậy thì thay vì bon chen, tranh giành với nhau, con người nên nỗ lực hoàn thiện đạo đức bản thân, tìm một lẽ sống cao thượng, vị tha, sống yêu thương nhau và phát triển một cuộc sống hạnh phúc, bền vững. Thế nào là phát triển bền vững: đó là phấn đấu tới một cuộc sống cân bằng giữa vật chất và tinh thần, trong đó khía cạnh vật chất đủ đảm bảo mức sống của con người( nếu có thể hơn nữa càng tốt nhưng vẫn đảm bảo sự quân bình về mặt tinh thần) và khía cạnh tinh thần là nền móng cơ bản để dẫn đường và thăng hoa những phẩm chất đạo đức cũng như yếu tố tâm linh. Khi ấy, con người ta có một đời sống nội tâm ổn định, bình an, và do có sự rèn luyện và tăng trưởng đạo đức, con người biết sống vị tha, biết hi sinh, tận tụy cống hiến vì cộng đồng và xã hội. Xã hội sẽ bớt đi sự ganh đua, chỉ còn tiếng cười, niềm vui, sự cảm thông, chia sẻ và hạnh phúc.


    Ý thứ hai của bạn: ?oNgay từ lúc rất nhỏ , con đã thắc mắc vì sao con sinh ra , rồi vì sao chết đi , khi lớn lên , không hiểu sao thấy mình nghèo , nhiều người nghèo hơn cả mình . Rồi lớn thêm chút nữa thấy bao nhiêu là chuyện ngang tai trái mắt , bao nhiêu là điều đau khổ vì dục vọng của con người lớn quá . Nhưng làm thế nào để từ bỏ mọi thứ ? Vì nếu từ bỏ mọi thứ chắc chắn mẹ và gia đình sẽ chịu đựng nhiều lắm.?

    Con người sinh ra mỗi người có một hoàn cảnh, một môi trường, một cuộc sống khác nhau. Có người giàu, có người nghèo, có người xinh đẹp, có người xấu xí, có người thông minh, có người ngu muội, có người bình thường? Tất cả những quy định này đều do Nhân quả quy định. Đó là do những thiện ý, những kết quả tương ứng mà bản thân mỗi người từ đời trước đã làm và sinh sống ra sao, đều trở lại và tác động thành những kết quả cụ thể trong đời này. Tất cả là vô cùng phong phú và phức tạp. Đúng như bạn nói, con người sở dĩ khổ đau là vì sự tham lam, dục vọng quá lớn. Có biết đâu rằng, sau khi chết đi những gì ta đạt được đều bỏ lại: cả thân thể, cả suy nghĩ, cả tư tưởng, cả của cải vật chất. Cái ta mang theo được là tội và phước mà ta đã làm ra trong cuộc đời và sẽ được Nhân quả sắp xếp cho ta hưởng ở cuộc đời kế tiếp. Khi đó, nếu người nào làm nhiều việc thiện ở kiếp trước thì kiếp này sẽ gặp quả báo giàu sang, địa vị. Còn nếu người nào bủn xỉn, hoang phí, độc ác thì kiếp này chịu nhiều khổ đau, nghèo đói. Vì cuộc sống là vô thường, bất ổn như thế, nên những người có trí tuệ, thấy được sự khổ đau trầm luân này mới quyết tâm từ bỏ cuộc sống tạm bợ này để hướng về một lý tưởng cao cả, tức con đường tu hành giải thoát. Thật ra, cha mẹ của chúng ta nghĩ rằng khi đi tu là ta bước vào con đường khổ sở, tối tăm, nhưng không phải. Các bậc cha mẹ ko biết rằng con cái họ đang đi vào con đường tuy đầy khó khăn chông gai, phải chấp nhận từ bỏ mọi lạc thú trần gian để đi về nơi cao thượng, nhưng đó là con đường đi về phía làm Thánh, trở thành những bậc đắc đạo, đầy diệu dụng, thoát khỏi sinh tử luân hồi và sống trong cõi Niết bàn tự tại. Quá trình này tuy lâu nhưng đi lâu rồi cũng đến. Khi ấy, trở thành một vị Bồ tát có phép thần thông, có lòng từ bi vô biên sẽ đi vào cuộc đời để cứu độ, giáo hóa chúng sinh, dạy bảo chúng sinh biết tu tập theo Phật pháp để tìm về cuộc sống hạnh phúc chân thật. Thực ra, khi một người có quyết tâm, chí nguyện xuất gia tu hành, người đó sẽ được các Bồ tát trong Niết bàn, các vị chư Thiên tử âm thầm gia hộ để việc tu hành thuận lợi, đồng thời cho gia đình người đó làm ăn cũng yên ổn. Về việc này mình xin tạm trả lời vắn tắt như vậy thôi.

    Bạn có thể tìm hiểu các cuốn sách viết Nhân quả của Thượng tọa Thích Chân Quang, đó là Luận về Nhân quả
    http://thuvienhoasen.org/luanvenhanqua-00.htm và Nghiệp và kết quả http://thuvienhoasen.org/nghiepvaketqua-00.htm . Tuy nhiên, để nắm rõ và sâu sắc, bạn hãy thỉnh một số băng đĩa giảng của Thầy Chân Quang như: Nhân Quả công bằng, Tứ thánh đế, Đạo làm người? đang được bán rất thịnh hành ở các hiệu sách hay các chùa chiền lớn trên cả nước. ( Sau khi nắm vững kiến thức cơ bản của Phật giáo, bạn hãy nghe bộ đĩa Tứ thánh đế của Thầy, trong đó vạch ra rất rõ con đường tu hành ra sao để đi đến giải thoát rất cụ thể). Mình rất mong bạn sẽ có duyên tìm hiểu Đạo Phật sâu hơn, hiểu được mục đích cao cả thực sự của con người trên cuộc đời này là gì. Chúc bạn sớm tìm ra một hướng đi tốt lành, hạnh phúc. Thân ái!

    Xin xem thêm:
    http://cafe.timnhanh.com/blog-NTEyMTE3/comment/ODYwOTc=
    http://cafe.timnhanh.com/blog-NTEyMTE3/comment/MjAzMjI=
  3. kawaii298

    kawaii298 87-89 HN Moderator

    Tham gia ngày:
    12/08/2007
    Bài viết:
    8.346
    Đã được thích:
    1
    đọc chả hỉu gfi cả, nhức hết cả đầu
    chức năng than phiền dạo này hỏng rồi thì phải
  4. minhngoc86

    minhngoc86 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/11/2007
    Bài viết:
    1.466
    Đã được thích:
    0
    Mình biết đạo phật chùa chiền là rất tốt, nhưng hình như bạn hỏi câu hỏi hơi bị lạc đề thì fải, dù sao bài viết của bạn cũng làm tớ hiểu thêm 1 số vấn đề
  5. vitcotdn

    vitcotdn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/10/2007
    Bài viết:
    954
    Đã được thích:
    1
    Hix, thầy trả lời dài quá ngại đọc kinh. Đề nghị thầy xúc tích ngắn gọn cho con nhớ.
  6. songtunu

    songtunu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    4.799
    Đã được thích:
    1
    Khoá topic với lý do: Thông tin cũ
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này