1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trả lời những thắc mắc, hỏi đáp và hướng dẫn trong lĩnh vực Bóng Bàn

Chủ đề trong 'Bóng bàn' bởi ansoxvn, 18/07/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Sir_EmptyV

    Sir_EmptyV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    E là thành viên mới, các Pác cho E hỏi nghe nói tuyển VN bây h chuyển hết sang dùng cốt ROLA, mặt DONIC rùi có đúng k? Nghe nói cốt ROLA của Thuỵ Điển cán thẳng, dùng hay hơn con SADIOUS của Butterfly( cán cong, hay bị lỏng tay) có đúng ko?
    Thx
  2. moonbeam

    moonbeam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/08/2005
    Bài viết:
    523
    Đã được thích:
    0
    sai rồi ông ơi, anh Quốc vẫn dùng Sardius với 2 mặt Sriver đấy chứ, còn cái cốt mà ông nói thì hình như tên chính xác là Joola Cool thì phải, cán thẳng hay cong chẳng ảnh hưởng gì đến việc cầm lỏng hay chặt đâu
  3. caigichaduoc

    caigichaduoc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.095
    Đã được thích:
    0
    Con đó là Joola Kool!
    Cán thẳng hay cong thì tuỳ người mua. Rơ bạt hay thích dùng cán thẳng, rơ giật dùng cán cong. Chả liên quan gì đến cốt Joola hay ko phải Joola. Có điều tay cầm của Joola Kool! nó thuôn và nhỏ hơn chút, mình cầm thấy vừa tay thôi.
  4. Sir_EmptyV

    Sir_EmptyV Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/12/2005
    Bài viết:
    13
    Đã được thích:
    0
    Các pác cho E ? thế giá cả bao nhiêu, có rẻ hơn con Sadius k???
    Thx
  5. ansoxvn

    ansoxvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/06/2002
    Bài viết:
    854
    Đã được thích:
    2
    To danhkem : Trong Bóng Bàn hiện đại thì kỹ thuật cắt bóng (hay gò bóng) rất ít sử dụng mà nếu sử dụng thì VĐV cắt bóng ngắn và rơi ở giữa bàn mà thôi. Song không hẳn là như thế, nếu bạn là người hiểu biết và thường xuyên theo dõi Bóng Bàn thế giới thì bạn sẽ thấy có rất nhiều VĐV có lối đánh lấy phòng thủ làm chính và chỉ đánh lại phản công khi bóng sang bên phải thuận tay. Nhưng với kỹ thuật phòng thủ cắt bóng xa bàn thì thật không đơn giản và phải có một quá trình tập luyện lâu dài với các loại bóng đánh đa dạng.
    Không phải là khi cắt bóng thì bóng không bất ngờ và khó ăn điểm mà VĐV khi đánh cắt bóng phòng thủ thì họ luôn luôn cắt bóng vào thuận tay của đối phương cho đối phương tấn công và họ ăn điểm khi đối phương đánh bóng hỏng mà thôi. Với kỹ thuật cắt bóng rất đa dạng, cắt xoáy, cắt bóng đi nhanh, cắt bóng thấp lưới ,.... Nhưng chung quy lại tất cả các quả bóng mà họ cắt thì có độ xoáy xuống rất nặng và thấp sát lưới.
    Muốn có được kỹ thuật cắt bóng ngoài bàn thất tốt và đạt độ tương đối bạn phải có đầy đủ và hội tụ những yếu tố sau đây.
    1 . Trước tiên bạn phải có được kỹ thuật cắt bóng cơ bản thật chuẩn.
    2 . Cổ tay khi cắt bóng phải dẻo và thật đa dạng dưới mọi góc độ.
    3 . Khi cắt bóng mặt vợt gần như thẳng đứng (là vì sao? đây là yếu tố làm cho bóng đi thấp sát lưới)
    4 . Chân di chuyển phải nhanh, hợp lý và điều chú ý nhất đó là di chuyển mà bóng luôn luôn ở phía trước mình
    5 . Khi thực hiện kỹ thuật động tác đánh cắt bóng thì cổ tay gần như cố định, lấy khuỷ tay làm trụ thực hiện động tác đánh bóng bằng cẳng tay và hướng từ trên xuống dưới và ra trước.
    6 . Muốn cắt bóng thật xoáy và nặng thì bạn phải đánh bóng với một lực rất lớn và mặt vợt tiếp xúc với bóng thì rất mỏng.
    7 . Nếu có thể bạn hãy sử dụng các kỹ thuật cắt bóng hỗn hợp và đa dạng hay dũng động tác giả để đánh lừa đối phương.
    ..........
    Điều này bạn nên chú ý, tất cả mọi kỹ thuật cắt bóng gần bàn hay xa bàn, xoáy ít hay xoáy nhiều,... thì nếu dũng kỹ thuật tấn công giật bóng đều đánh được hết, nhưng tỉ kệ vào bạn có nhiều hay không mà thôi. Bạn chú ý mà xem các VĐV có lối đánh phòng thủ xa bàn mà thắng được một VĐV có lối đánh tấn công thì chỉ thắng điểm ở số lần cắt qua lại nhiều bởi cắt bóng từ quả thứ 2, thứ 3 trở đi thì bóng sẽ rất xoáy và có uy lực.
  6. svxaque

    svxaque Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2003
    Bài viết:
    136
    Đã được thích:
    0
    anh ansovn giúp em cái. Em đánh với một thằng tay trái, nó có quả giao bóng mổ, xóay ngang lúc thì chỉ ngang không có lúc vừa ngang vừa xuống. Nếu nó tay phải thì không nói làm gì, những quả ấy em giật chết ngay. Nhưng nó tay trái, nên cứ ngược ngược thế nào giật ít chính xác và hay hỏng. Còn đỡ sang thì em cũng thử nhiều cách, vẩy cổ tay ngược chiều xóay, hoặc cứng cổ tay đẩy nhanh lợi dụng xóay của nó đưa bóng về góc bàn nhưng cũng hay hỏng, em tòan thua quả giao bóng của nó. Nếu đẩy sang mà hiền quá thì nó bạt ngay, nhanh lắm khó đỡ lắm.Anh chỉ em cách nào khắc chế quả giao bóng này cái. Em ở nước ngoài không có điều kiện xem các cao thủ mình đánh nên cũng khó so sánh trình độ của mình, em tập bóng bàn 6 năm rồi nhưng không có thầy, chỉ qua sách vở và clip. Mong chỉ giáo!!!
    Được svxaque sửa chữa / chuyển vào 08:57 ngày 15/01/2006
  7. hoangduong83

    hoangduong83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Hello bác Ansoxvn ! Lâu lắm em mới vào box, phải 2,3 năm rồi, không bít bác còn nhớ em không ! Hi` !
    Dạo này box đông vui wa'' , bác điều hành mát tay thật ! Bác có chiến đều không ? Bao giờ chỉ giáo cho em ít chiêu đê !
  8. hoangduong83

    hoangduong83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/04/2002
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    Hello bác Ansoxvn ! Lâu lắm em mới vào box, phải 2,3 năm rồi, không bít bác còn nhớ em không ! Hi` !

    Dạo này box đông vui wa'' , bác điều hành mát tay thật ! Bác có chiến đều không ? Bao giờ chỉ giáo cho em ít chiêu đê !
  9. littlephoc

    littlephoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/05/2004
    Bài viết:
    96
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi về kỹ thuật giao bóng. Khi giao đấu với những người được học bài bàn, em thấy bóng họ giao sang đều có đặc điểm là lực sang rất mạnh. Tuy vẫn chìm nhưng nếu đỡ không cẩn thận thì vẫn bung ra ngoài như thường. Nếu giật thì cũng dễ xuống lưới vì là bóng chìm. Hơn nữa vẫn có quĩ đạo vòng cung vì có xoáy ngang.
    Coi các video clip của các tay vợt thi đấu quốc tế thì khi giao bóng, chỉ nghe chặt một tiếng bụp rồi bóng mới nặng nề ló ra , lọc cọc rơi sang giữa bàn bên kia của đối thủ. Em chưa hề có dịp đuợc đỡ những quả giao bóng như thế nên không biết cảm giác nó như thế nào.
    Còn em giao bóng thì cứ chém một nhát là bóng bay tuốt luốt sang bên kia với tốc độ nhanh và quĩ đạo cũng xa. Em cố gắng tự tìm hiểu nhưng không thể nào tìm ra cách giao bóng của họ.
    Thứ đến là đỡ bóng người ta giật. Đa phần các trái bóng do người ta giật, em đỡ bằng cảm giác và cố gắng đọc xem người ta đang toan tính gì trogn đầu. Tỉ lệ đỡ được các quả giật bóng là 2/3. Thực sự nếu mà nhìn để biết được người ta giật bóng sang hướng nào thì bóng đã sang bên này mất. Em thấy trogn các trận đấu lớn, các vận động viên thi đấu đều đỡ được các quả giật, dường như họ biết được bóng sẽ bay hướng nào trước khi vợt chạm bóng thì phải.
    Rất mogn các bác chỉ điểm giùm.
  10. crywolf

    crywolf Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    21
    Đã được thích:
    0
    Lực giao bóng mạnh thực ra nằm chính ở động tác tiếp xúc giữa mặt vợt và bóng sao cho thật mạnh, thật nhiều để tạo độ xoáy cao cho quả bóng (vì vậy bóng chạy từ từ qua bàn). Nó khác với kiểu động tác thật mạnh để "đẩy" bóng sang bàn đối phương.
    Tức là nếu dùng mặt vợt đánh / đẩy mạnh trực tiếp vào bóng - quả bóng sẽ đi rất nhanh, tạo tính bất ngờ nhưng độ xoáy yếu (cũng đúng thoai, thời gian tiếp xúc giữa mặt vợt và bóng quá ít thì làm sao có độ xoáy). Muốn tạo độ xoáy cao khi giao bóng, thì làm sao thời gian tiếp xúc bóng/vợt nhiều lên, và tăng lực cổ tay thêm.
    Đỡ bóng giật đa phần là đỡ theo phản xạ là chính. Tuy nhiên, các đấu thủ chuyên nghiệp vẫn có khả năng "nhìn" động tác giật bóng của đối phương, để có một "phán đoán" về hướng đi của bóng (sang trái hay sang phải...). Ngoài nghe, việc "nghe" tiếng bóng tiếp xúc với mặt bàn cũng góp phần cho độ "chính xác" của sự phán đoán đó.
    Tại sao các vận động viên đa phần đều đỡ được cú giật của đối phương đều dựa trên những lý do sau:
    - Kinh nghiệm tập luyện.
    - Kỹ năng "nhìn" bóng.
    - Kỹ năng di chuyển.
    - Khả năng "đoán" bóng.
    - Động tác (tay/chân) nhanh.
    Nếu cưng tập thành "chánh quả" năm cái gạch đầu dòng bên trên thì cũng đỡ giật bóng "ngon" như vận động viên thứ thiệt thoai... hehe :)

Chia sẻ trang này