1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trả lời về thị trường chứng khoán cho trưởng ban tài chính kinh tế HPC Quốc Việt

Chủ đề trong 'Câu lạc bộ Hoa Phượng (HP Club)' bởi cu_ca_rot_new, 25/03/2002.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cu_ca_rot_new

    cu_ca_rot_new Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2002
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    Trả lời về thị trường chứng khoán cho trưởng ban tài chính kinh tế HPC Quốc Việt

    Củ cà rốt tui đã nhận được câu hỏi của bác Nico về TTTK nên trả lời thay mong giúp đuợc các bác phần nào!

    KHÁI QUÁT VỀ THỊ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
    Vào khoảng giữa thế kỷ thứ 15 ở tại thành phố trung tâm buônbán của phương Tây, các thương gia thường tụ tập tại một số khu như quán cà phê để trao đổi mua bán các loại hàng hóa như nông sản, khoán sản, tiền tệ và các chứng từ có giá. Ðiểm đặc biệt ở đây là các thương gia chỉ giao dịch với nhau bằng lời nói, không có hàng hóa thật. Những cuộc thương lượng này nhằm thống nhất với nhau các hợp đồng trao đổi mua bán ngay hoặc cho tương lai.
    Những cuộc trao đổi này ban đầu chỉ là một nhóm người và sau đó đông dần cho đến khi nó thực sự thành một khu chợ riêng. Thời gian họp chợ lúc đầu là hàng tháng, sau đó hàng tuần rồi rút ngắn còn hàng ngày. Trong các phiên họp chơ tại đây các thương gia thống nhất với nhau các quy ước choviệc thươnglượng và sau này trở thành những quy tắc có giá trị bắt buộc đối với những ai muốn tham gia thị trường và thị trường chứng khoán hình thành từ đó.
    Như vậy, thị trường chứng khoán xuấthiệntừ thế kỷ thứ 15. Sự hình thành thị trường chứng khoán cũng đồng thời với thị trường hối đoán và một số thị trường khác.
    Quá trình hình thành và phát triển của thị tường chứng khoán thế giới đã trải qua những giai đoạn thăng trầm. Thời kỳ huy hoàng nhất là vào nhữngnăm 1875 đến 1913, thị trường chứng khoán trong thời kỳ này phát triển mạnh cùng với sự tăng trưởng của nền knh tế. Nhưng đến "ngày thứ sáu đen tối" vào ngày 29-10-1929 là ngày mở đầu cuộc khủng hoảng của thị trường chứng khoán New York, từ đó cuộc khủng hoảng kéo sang các thị trường chứngkhoán Tây Âu, Bắc Âu và Nhật Bản. Sau thế chiến thứ hai, thị trường chứng khoán phục hồi và phát triển mạnh. Nhưng rồi cuộc khủng hoảng tài chính năm 1987 một lần nữa đã làm cho thị trường chứng khoán thế giới suy sụp nặng nề. Cuộc khủng hoảng hoảng này để lại hậu quả nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng năm 1929. Nhưng chỉ sauhai năm, thị trường chứngkhoán thế giới tiếp tục đi vào hoạt động ổn định, phát triển và trở thành một định chế không thể thiếu trong đời sống kinh tế của những quốc gia có nềnkinh tế phát triển theo định hướng thị trường.
    NHỮNG NGUYÊN TẮC hoạt động của sở giao dịch chứng khoán
    1, Nguyêntắc trung gian.
    Sở giao dịch chứng khoán không phải là nơi trực tiếp do những người muốn mua hay bán chứng khoán thực hiện, mà do coác trung gianmôi giới hay gọi là kinh kỷ thực hiện. Ðây là nguyêntắc trung gian căn bản cho tổ chức và hoạt động của sở giao dịch chứng khoán.
    Nguuyêntắc này nhằm đảm bảo sự lành mạnh của thịtr ường chứng khoán, bảo vệ được lợi ích của người đầu tư. Vì các nhà đầu tư không thể xét đoán được giá trị thực của từng loại chứng khoán và cũng không thể dự đoán được giá trị tương lai của chúng nếu không co những nhà môi giới với những phân tích trên cơ sở những yếu tố cần thiết thì người đầu tư dễ bị nhầmlẫn và lừa gạt.
    2, Nguyêntắc địnhgiá chứng khoán.
    Việc địnhgiá chứng khoán trên sở giao dịch chứng khoán phụ thuộc hoàn toàn vào các nhà môi giới. Mỗi nhà môi giới định giá mỗi loại chứng khoán tại một thời điểm tùy theo sự xét đoán, kinh nghiệm và kỹ thuật riêng của mình và tùy thuộc vào số cung cầu loại chứng khoán có trên thị trường.
    Việc định giá chứng khoán dựa trên cuộc thương lượng giữa các nhà môi giới cần mua và cần bán. Giá cả chứng khoán sẽ được xác định khi hai bên đã thống nhất. tất cả các thành viên có liên quan trên sở giao dịch chứng khoán không ai có thể can thiệp vào sự tác động qua lại của số cung cầu và cũng không ai có quyền định giá chứng khoán một cách độc đoán, vì thế, người ta nói thị trường chứng khoánlà thị trường tự do mang tính tự do nhất trong các loại thị trường.
    3, Nguyên tắc công khai.
    Tất cả các hoạt động trên sở giao dịch chứng khoán đều công khai hóa. các loại chứng khoán được đưa ra mua bán trên sở giao dịch chứng khoán, tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của công ty phát hành , số lượng chứngkhoán và giá cả từngloại chứng khoán đều được thông báo công khai tại thị trường và các báo cáo. Ðó là nguyên tắc côngkhai của thị trường chứng khoán nhằm đảm bảo quyềnlợi cho người mua bán chứng khoán, làm cho người mua bán chứng khoán dễ dàng chọnlựa cho chứng khoán của mình.
    PHÂN Loại chứng khoán
    Chứng khoán là một thuật ngữ dùng để chỉ các giấy tờ có giá, tức là chứng từ ghi nhận những khoản tiền tệ mà người sở hữu đã bỏ ra và sẽ được hưởng một khoản lợi tức nhất định theo kỳ hạn. Tuỳ vào tiêu thức lựa chọn mà ta có thể phân chia chứng khoán thành các loại sau:
    1, Căn cứ vào đặc điểm của chứng khoán chia thành:
    - Chứng khoán vốn: Là giấy chứng nhận sự hùn vốn vào công ty cổ phần, tức là các loại cổ phiếu.
    - Chứng khoán nợ: Là giấy chứng nhận nợ có kỳ hạn, tức là các loại trái phiếu
    2, Căn cứ theo tiêu chuẩn pháp lý, chứng khoán được chia thành:
    - Chứng khoán vô danh: Là loại chứng khoán không ghi tên người sở hữu. Việc chuyển nhượng loại này rất đơn giản, không cần đến thủ tục pháp lý phức tạp.
    - Chứng khoán ký danh: Là loại chứng khoán có ghi rõ họ tên người sở hữu. Việc chuyển nhượng loại chứng khoán này được thực hiện bằng thủ tục đăng ký tại cơ quan phát hành, đôi khi đòi hỏi phải có sự chấp nhận trước.
    3, Căn cứ vào tính chất tài chính, chứng khoán được chia thành:
    - Chứng khoán có lợi tức bất biến: Là loại chứng khoán có xác định tỷ lệ lãi cụ thể phải trả cho người sở hữu đến kỳ hạn. Thông thường loại này vốn và lãi sẽ được trả khi đáo hạn. Ví dụ như các loại trái phiếu, cổ phiếu ưu đã...
    - Chứng khoán có lợi tức khả biến: Là loại chứng khoán không xác định tỷ lệ lãi được hưởng. loại này có tỷ lệ lãi tùy thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh của công ty như là cổ phiếu thường.
    Cổ phiếu
    1, Khái niệm:
    Cổ phiếu là loại chứng từ chứng minh quyền sở hữu của một cổ đông đối với một doanh nghiệp cổ phần. haynói cách khác cổ phiếu là giấy chứng nhận việc đầu tư vào công ty cổ phần.
    Cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Cổ phần là phần vốngóp để cùng sở hữu công ty.
    2, đặc điểm:
    - Cổ phiếu là giấy chứng nhận sự hùn vốn vào côngty cổ phần.
    - Cổ phiếu không có kỳ hạn, nó tồn tại cùng với sự tồn tại của công ty phát hành ra nó.
    - Cổ phiếu có thể được phát hành vào lúc thành lập công ty hoặc khi công ty có nhu cầu huy động vốn để mở rộng kinh doanh.
    - Người mua cổ phiếu được quyền hưởng lợi tức cổ phiếu (cổ tức). Lợi tức này có thể cố định hoặc biến động tùy theo loại cổ phiếu.
    - Người mua cổ phiếu sẽ là người sở hữu một phần công ty, do đó phải chịu trách nhiệm hữu hạn về sự thua lỗ, phá sản của công ty và được quyền biểu quyết về các vấn đề liên quan đến hoạt động của công ty.
    - Người mua cổ phiếu được quyềnchuyển nhượng quyền sở hữu này cho người khác.
    - Người mua cổ phiếu được quyền thamgia kiểm soát sổ sách của công ty khi có lý do chính đáng.
    - Người mua cổ phiếu có quyền chia phần tài sản còn lại khi công ty giải thể.
    3, Phân loại cổ phiếu
    - Cổ phiếu thường: Là loại cổ phiếu có đặc điểm là lợi tức của nó phụ thuộc vào mức lợi nhuận của công ty, tức là công ty không có định mức số lãi sẽ được chia vào cuối niên độ quyết toán. Người mua cổ phiếu thường coi như chấp nhận rủi ro "lời ăn, lỗ chịu". Mỗi cổ phiếu thường thể hiện quyền sở hữu của cổ đông trong công ty. Số lượng cổ phiếu mà cổ đông nắm càng nhiều thì quyền sở hữu của anh ta trong công ty càng lớn.
    - Cổ phiếu ưu đãi: Là loại cổ phiếu được hưởng những quyền ưu tiên sau:
    + Ðược hưởng mức lãi cổ phần riêng biệt có tính cố định hàng năm. Thông thường cổ tức này được in trên cổ phiếu.
    + Ðược ưu tiên chia lãi cổ phần trước cổ phiếu thường.
    + Ðược phân chia tài sản còn lại trước cổ phiếu thường khi công ty phá sản.
    Tuy nhiên, người mua cổ phiếu ưu đã không được tham gia biểu quyết để bầu ra hội đồng quản tị, ban kiểm soát công ty.
    Lưu ý: Một công ty thông thường chỉ phát hành một loại cổ phiếu thường nhưng có thể phát hành nhiều loại cổ phiếu ưu đã có những đặc quyền khác nhau.
    Trᩍ phiếu
    Trái phiếu cũng là một hình thức vay nợ, trong đó người vay phát hành một chứng chỉ thường là có lãi suất xác định, đảm bảo thanh toán vào một thời hạn xác định trong tương lai. Trái phiếu có những đặc điểm sau:
    - Trái phiếu có thời gian đáo hạn. Khi đến thời gian đáo hạnthì người sở hữu trái phiếu được hoàn trái.
    - Trái phiếu có lợi tức cố định, không phụ thuộc vào mức lợi nhuận của công ty.
    - Chủ trái phiếu thường không có quyền đầu phiếu. Tuy nhiên đối với những trái phiếu có thể chuyển đổi được thành cổ phiếu thường (trái phiếu khả hoán) dưới một điều kiện nào đó thì chủ trái phiếu trở thành một cổ đông thay vì là chủ nợ.
    - Chủ trái phiếu có quyền ưu tiên trong việc phân chia tài sản khi công ty giải thể.
    - Tự do chuyển nhượng quyền sở hữu trái phiếu cho người khác.
    Các loại trái phiếu:
    1, Trái phiếu công ty: là trái phiếu do công ty cổ phần phát hành bao gồm những loại sau đây:
    - Trái phiếu không bảo đảm: Là loại trái phiếu chỉ dựa vào uy tín của công ty khi phát hành.
    - Trái phiếu bảo đảm: Là loại trái phiếu được công ty phát hành đem tài saản của mình ra làm thế chấp để bảo đảm cho trái phiếu này.
    - Trái phiếu khả hoán: Là loại trái phiếu mà người sở hữu có đặc quyền chuyển đổi thành cổ phiếu thường. Ðiều khoản chuyển đổi làm tăng thêm cơ hội kiếm lời đối với chủ sở hữu.
    - Trái phiếu thu nhập: là loại chứng khoán lai tạp giữa trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi không tính lãi gộp. Vì điều khoản ghi trêntrái phiếu này là công ty chỉ trả lãi cho tráiphiếu chỉ khi công ty có lãi.
    - Trái phiếu có thể thu hồi: Là loại trái phiếu mà trong đó quy định rằng công ty phát hành được phép mua lại trái phiếu này trước thời hạn. Thông thường công ty phải trả cho người bán mức gia tăng khi muốn mua lại trái phiếu này.
    2, Trái phiếu kho bạc dài hạn: Là lại trái phiếu dài hạn từ 5 đến 30 năm hay hơn nữa, do kho bạc phát hành để huy động vốn bổ sung vào ngân sách, loại này sẽ được lưu thông trên thị trường chứng khoán. Nhưng kho bạc thường phát hành ng loại tín phiếu ngắn hạn để được lưu thông trên thị trường tiền tệ.
    3, Trái phiếu đô thị: Là loại trái phiếu nợ dài hạn do chính phủ trung ươnghoặc chính quyền địa phương phát hành nhằm huy động vốn cho các dự án đầu tư hạ tầng như trường học, bệnhviện, đường sá...
    4, Công trái nhà nước: Là loại trái phiếu dài hạn do nhà nước phát hành để bù đắp vào các khoản thâm hụt ngân sách. Ðây là loại chứng khoán được ưu chuộng nhất ở các nước phát triển vì hầu như không có rủi ro.
    5, Trái phiếu cầm cố: Là giấy ghi nợ có bảo đảm bằng tài sản thế chấp. Lãi suất của loại trái phiếu này được xác định trong thời gian cầm cố và phần vốn sẽ được thanh toán dần hàng năm. Như vậy mỗi kỳ thanh toán thì bao gồm cả việc trả lại một phần vốn và khi đáo hạn, khoản vay sẽ được trả hết và tài sản coi như được giải chấp hoàn toàn.
    Các đặc tính của hàng hóa chứng khoán
    1. Tính thanh khoản
    Tính thanh khoản của một loại chứng khoán cũng như của một tài sản là khả năng chuyển chúng thành tiền mặt và khôngbị sụt giảm về giá trị tiền tệ của chúng. .
    Việc chuyển đổi phải nhanh chóng và phí chuyển đổi ở đây phải thấp. Như vậy nếu chứng khoán nào có thể dễ dàng đổi thành tiền mặt nhanh chóng và phí chuyển đổi thấp thì sẽ có tính thanh khoản cao và ngược lại.
    Tính thanh khoản của một chứng khoán biến đổi theo sự ổn định giá của nó trênthị trường. Vì vật ta có thể nói tính thanh khoản của trái phiếu kho bạc cao hơn cổ phiếu của một công ty vì trái phiếu kho bạc rất dễ dàng đổi ra tiền mặt với mức phí tổn thấp.
    2. Tính rủi ro
    Một chứng khoán thường có những rủi ro là người sở hữu có thể không thu hồi đủ số tiền đã bỏ ra mua nó. Có thể chia rủi ro thành hai loại cơ bản sau:
    - Rủi ro không thanh toán: Là rủi ro xuất phát từ sự phá sản của công ty phát hành. Vì vậy các trái phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gởi thường ít chịu rủi ro không thanh toán hơn so với các loại trái phiếu hoặc cổ phiếu công ty.
    - Rủi ro thị trường: Là rủi ro liên quan đến sự biến động giá của thị trường. Giá của các loại cổ phiếu trái phiếu trên thị trường có thể tăng giả phụ thuộc vào nhiều nhân tố như lạm phát, tình hình kinh doanh công ty, các sự kiện bất thường.v.v...
    3. Tính sinh lợi
    Ðối với các chứng khoán ngắn hạn, lãi suất được tính bằng số tiền kiếm được từ tài sản này chia cho số tiền bỏ ra mua nó. Thường lãi suất được tính trên cơ sở hàng năm và được gọi là hoa lợi hiện hành.
    Ðối với chứng khoán dài hạn, người ta áp dụng một loại hoa lợi khác gọi là lời khi đáo hạn. Khái nệm này đề cập đến các khoản hay lỗ trênvốn được thực hiện vào lúc chứng khoán đó đáo hạn, cũng chính là lúc mệnh giá của chứng khoán này được hoàn trả.
    Các đặc tính trên của chứng khoán có mối quan hệ hỗ tương với nhau. Nhữn gngười mua chứng khoán thường chấp nhận mức sinh lời thấp để có được loại chứng khoán có tính thanh khoản cao. Tính rủi ro và tính thanh khoản có mối quan hệ ngược chiều nhau. Một chứng khoán khi có tính rủi ro cao thì tính thanh khoản thấp và dẫn tới tính sinh lợi cao. Ngược lại, đối với những chứng khoán có tính thanh khoản cao, rủi ro thấp thì tính sinh lời cũng thấp.
    Phân tích cơ bản
    Phấn tích cơ bản là việc phân tích thực trạng tài chính của công ty để xem xét công ty có lành mạnh về tài chính hay không. Do vậy, phân tích cơ bản đôi khi còn được gọi là phân tích tài chính. Ðây là sự phân tích để xét đoán nên mua hay bán các loại chứng khoán nào.
    Ðể xem xét tình hình tài chính của công ty thì ta phải phân tích công nợ và khả năng trả nợ của công ty, cơ sở để xem xét tình hình công nợ và khả năng trả nợ là bảng tổng kết tài sản và báo cáo thu nhập của công ty.
    Bảng tổng kết tài sản là một bức tranh tài chính vào một thời điểm nhất định. Bảng tổng kết tài sản bao gồm ba thành phần: tài sản, nợ và vốn cổ đông.
    Khi phân tích cơ bản, nhà phân tích phải sử dụng thông tin từ các báo cáo tài chính để xác định các ưu và nhược điểm tài chính của công ty. Việc phân tích này cũng đưa ra so sánh hoạt động của công ty với các công ty khác trong cùng lĩnh vực.
    Ðể thực hiện việc phân tích cơ bản, nhà phân tích sẽ sử dụng các trị số sau:
    1. Các trị số lưu hoạt
    Trị số lưu hoạt thể hiện khả năng thanh toán các món nợ ngắn hạn và khả năng chuyển đổi tài sản lưu động thành tiền mặt. Người tà thường dùng các trị số lưu hoạt sau:
    1.1 Vốn hoạt động thuần: là chênh lệch giữa tài sản lưu động và nợ ngắn hạn, là số vốn công ty cần để đưa vào các hoạt động hàng ngày.

    1.2 Trị số tài sản lưu động: thể hiện khả năng thanh toán hiệntại của côngty đối với các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản lưu động.

    Nếu một công ty có trị số tài sản lưu động là 2,5 thì điều này có nghĩa rằng công ty có 2,5 đồng trên mỗi đồng nợ. Nhiều nhà phân tích cho rằng trị số tài sản lưu động ít nhất là bằng 2 thì tình tài chính công ty mới được xem là an toàn. Tuy nhiên khi hàng tồnkho chiếm tỷ trọng cao thì nó sẽ làm sai lệch độ an toàn khi dựa vào trị số tài sản lưu động. Vì vậy khi phân tích cơ bản cần lưu ý đến "trị số chuyển đổi nhanh".
    1.3 Trị số chuyển đổi nhanh: chỉ số này thể hiện khả năng thanh toán nhanh của công ty đối với các khoản nợ ngắn hạn từ tài sản chuyển đổi nhanh. Tài sản chuyển đổi nhanh là toàn bộ tài sản lưu động trừ đi hàng tồn kho.

    Tình hìnhtài chính công ty được xem là an toàn khi trị số chuyển đổi nhanh đạt từ 1 trở lên vì điều này cho thấy công ty có khả năng trả nợ ngắn hạn trong thời gian ngắn mà không cần phải thu thêm lợi nhuận hay doanh số bán.
    1.4 Trị số tiền mặt: Là chỉ số chính xác nhất thể hiện khả năng thanh toán nợ đến hạn của một công ty.

    Nếu một công ty có trị số tiền mặt là 0,5 thì có nghĩa rằng công ty có được 0,5 đồng tiền mặt đối với một đồng nợ ngắn hạn.
    1.5 Lưu lượng tiền mặt: trị số này phản ánh số tiềnphát sinh từ hoạt động của công ty. Các nhà phân tích thường có xu hướng xem xét các con số này để đánh giá khả năng thanh toán, những chi phí hiện tại của công ty cũng như việc thanh toán cổ tức.

    Nếu lưu lượng tiền mặt là số dương thì có nghĩa là công ty có thu nhập đủ để trang trải các chi phí và chia cổ tức. Nếu lưu lượng tiền mặt là số âm thì có nghĩa là công ty bi thua lỗ và có thể gặp khó khăn trong thanh toán nợ ngắn hạn.
    2. Các trị số tạo vốn
    Các nhà phân tích thường sử dụng chỉ số tạo vốn để đánh giá nguy cơ phá sản của một công ty. Chúng ta có các trị số tạo vốn sau:
    2.1 Trị số trái phiếu: Chỉ số trái phiếu thể hiện tỷ lệ của nguồn vốn huy động bằng trái phiếu trong vốn dài hạn.

    2.2 Trị số cổ phiếu ưu đãi: thể hiện tỷ lệ nguồn vốn huy động bằng cổ phiếu ưu đãi trong tổng vốn dài hạn

    2.3 Trị số cổ phiếu thường: thể hiện tỷ lệ nguồn vốn huy động từ cổ phiếu thường trong tổng vốn dài hạn

    2.4 Trị số nợ trên vốn cổ phần: là sự so sánh tỷ lệ giữa chứng khoán nợ (trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi) và chứng khoán vốn (cổ phiếu thường).

    3. Các trị số bảo chứng
    Các trị số bảo chứng tính toánkhả năng dáp ứng việc thanh toán của công ty đối với lợi tức cho các trái chủ và thanh toán cổ tức cho các cổ đông ưu đãi.
    3.1 Bảo chứng tiền lãi trái phiếu: Bằng cách so sánh số tiền có thể sử dụng để thanh toán lãi với số lãi phải trả, nhà phân tích có thể đánh giá mức độ an toàn cho trái chủ.

    Giả sử một công ty có bảo chứng tiền lãi trái phiếu là 5 thì có nghĩa là công ty có khả năng trả lãi cho trái chủ gấp 5 lần lượng tiền lãi phải trả hay có thể nói trái phiếu được bảo chứng 5 lần.
    3.2 Bảo chứng cổ tức ưu đãi: Khi một công ty không hoàn thành trách nhiệm thanh toán cổ tức ưu đãi thì không thể đánh giá công ty không có khả năng chi trả. Nhưng đối với trái phiếu thì khi công ty không hoàn thành trách nhiệm thanh toán lãi thì có thể cho là mất khả năng trả nợ. Tuy nhiên khi công ty không còn khả năng thanh toán cổ tức ưu đã thì có thể ảnh hưởng xấu đến giá trị của cổ phiếu ưu đã trên thị trường. Vì vậy nhà phân tích cũng phải xác định độ an toàn cho việc thanh toán cổ tức ưu đãi.

    Ví dụ, một công ty có trị số bảo chứng cổ tức ưu đãi là 10 thì có nghĩa là công ty có khả năng thanh toán gấp 10 lần lượng cổ tức ưu đã phải thanh toán hay nói cáchkhác, cổ tức ưu đãi được bảo chứng 10 lần.
    4. Trị số sinh lợi
    Phân tích trị số sinh lợi có nghĩa là chỉ ra khả năng sinh lợi của công ty từ một đồng doanh số bán. Nhà phân tíchphải xem xét cả hai lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận ròng để đánh giá khả năng sinh lợi của công ty.
    4.1 Trị số lợi nhuận hoạt động: là trị số thể hiện khả năng đem lại lợi nhuận hoạt động từ một đồng doanh số của một công ty.

    Ví dụ, một công ty có trị số lợi nhuận hoạt động là 0,3 thì có nghĩa là công ty sẽ kiếm được 30 đồng lợi nhuận hoạt động từ 100 đồng doanh số bán.
    4.2 Trị số lợi nhuận ròng: là trị số thể hiện khả năng đem lại lợi nhuận ròng từ một đồng doanh số của một công ty.

    Ví dụ, một công ty có trị số lợi nhuận ròng 0,3 thì có nghĩa là công ty sẽ kiếm được 30 đồng lợi nhuận ròng từ 100 đồng doanh số bán.
    4.3 Trị số thu hồi vốn cổ phần thường: là một trongnhững chỉ tiêu quan trọng trongviệc đánh giá khả năng sinh lợi của công ty.

    Ngoài các trị số nói trên, nhà phân tích cũng cần phải xét đến các yếu tố khác có liên quan như hàng vòng quay tồn tồn kho, thư giá cổ phiếu, thu nhập đầu cổ phiếu, trị số giá trên thu nhập.v.v...
    Phân tích kỹ thuật
    Phân tích kỹ thuật là một kỹ thuật phân tích bằng cách sử dụng các chỉ số, số bình quân, luận thuyết, trao lưu, đồ thị để dự đoán sự biến động của toàn bộ một thị trường chứng khoán hay của một số chứng khoán đặc trưng nào đó. Phântích kỹ thuật có xu hướng bỏ qua các yếu tố cơ bản. Thay vào đó, phương pháp này sử dụng các số liệu, quá trình lịch sử của các chứng khoán và thị trường để xác địnhchiếu hướng phát triển của giá cả và đánh giá chứngkhoán. Những nhà phân tích kỹ thuật sẽ nhận ra các trào lưu thị trường và tư vấn cho khách hàng trong việc đầu tư lợi dụng trào lưu cho tới khi tình hình chuyển theo chiều ngược lại.
    1. Chỉ số giá thị trường chứng khoán
    Ðể theo dõi sự biến động chung về giá cả các loại chứngkhoán,người ta đã cố gắng tìm ra các biệnpháp xác địnhlhác nhau. Chỉ số giá thị trường chứng khoán thể hiện tình hình hoạt động của thị trường chứng khoán. Mỗi thị trường chứngkhoán đều xây dựng cho mình một chỉ số riêng nhưng nguyên tắc xác định các chỉ số này đều tương tự nhau. Một số chỉ số nổi tiếng như Dow Jones tại thị trường New York, Nikkei tại thị trường Tokyo, S.B.F tại thị trường Paris ...
    2. Một số luận thuyết thị trường kỹ thuật
    2.1 luận thuyết quyền bán khống
    Bán khống hay bán ngắn chứngkhoánlà việc bán chứng khoán mà người bán không sở hữu. Ðể thực hiệnviệc chuyển giao người bán phải vay mượn để bán. Theo luận thuyết này thì cuối cùng người bán khốngc ũng phải bảo vệ việc bán khống của mình bằng cách mua lại chứng khoán và điều này làm cho thị trường tăng giá.
    2.2 Luận thyết tăng - giảm
    Luận thuyết tăng giảm đo lường số cổ phiếu tăng lên so với số cổ phiếu giảm xuống trong một phiên giao dịch hoặc trong một khoản thời gian nào đó. Dữ liệu này cho thấy xu hướng và chiều rộng của sự chuyển động trên thị trường. Luận thuyết này cho rằng khi một chỉ số tăng lênhay giảm xuống là dấu hiệu tăng lên hay giảm xuống của thị trường.
    Ðịnh giá trái phiếu
    1. Các yếu tố quyết định giá trái phiếu
    Yếu tố cơ bản quyết định giá tráiphiếu là lợi suất trái phiếu. Lợi suất trái phiếu được xác định bằng tỷ lệ tiền lời thu về từ trái phiếu trên tổng số tiền bỏ ra, kể cả chi phí giao dịch, để mua trái phiếu đó.
    Tiền lời
    Lợi suất = -----------------------------------------------------
    Tổng tiền mua trái phiếu
    Do số tiền lãi trả cho một trái phiếu là đã ấn định, nên con đường duy nhất để tăng lợi nhuận là giảm giá trái phiếu. Lợi nhuận trái phiếu chuyển động ngược chiều với giá của nó.
    Ngoài ra, thời hạn của việc mua trái phiếu, độ lớn của khoản tiền trả lãi cho một trái phiếu và việc thanh toán nợ gốc vào thời điểm thanh toán cũng là những nhân tố ảnh hưởng đến giá trái phiếu.
    2. Ðịnh giá trái phiếu
    2.1 Ðịnh giá mua theo lợi suất cho sẵn: Ðối với việc định giá theo lãi suất cho sẵn, ta có công thức tính như sau (chờ file hình dể insert vào)
    Gọi Go là mệnh giá trái phiếu
    r là lãi coupon của trái phiếu
    R là lợi suất cho sẵn
    n là số phiếu lãi còn lại của trái phiếu
    T là thời gian từ ngày trả lãi gần nhất trước đó tới thời điểm mua bán (tính bằng ngày)
    Lúc đó ta có thể xây dựng công thức định giá G tại thời điểm mau bán của trái phiếu này như sau:
    Nếu trái phiếu này được mua bán vào ngay sau ngày trả lãi thì giá G1 của nó sẽ là:
    G1 = Go x (1 + R)-n + Go x r {1 - (1+R)-n}/R
    Nếu trái phiếu được mua bán vào giữa hai kỳ trả lãi thì người mua phải trả thêm cho người bán khoản tiền lã với lợi suất R tính trên giá trị tại thời điểm mua bán trong thời gian từ lần trả lãi gần nhất trước đó tới thời điểm mau bán. Khoản này được tính như sau
    Lợi nhuận từ ngày trả lãi gần nhất trước đó đến ngày mua bán là GxRxT/360
    Vậy giá G mà người mua phải trả cho người bán là:
    G = G1 + G x R x T/360 <=> G - G x R x T/360 = G1 <=> G (1 - R x T/360) = G1
    G1 Go x (1 + R)-n + Go x r {1 - (1+R)-n}/R
    G = ----------------- <=> G = --------------------------------------------------------
    (1 - R x T/360) (1 - R x T/360)
    Chú ý: Công thức trên dựa trên cở sở lãi suất hàng năm và trái phiếu được trả lãi định kỳ hàng năm. Trường hợp định kỳ trả lãi không phải là một năm thì ta có thể điều chỉnh các biến số cho phù hợp.
    Ví dụ:
    Ngày 31 tháng 3 năm 1995, ông A mua một loại trái phiếu mệnh giá là 100.000 đồng, lãi suất coupon là 22%/năm, phiều lãi trả định kỳ sáu tháng vào ngày 1 tháng 3 và ngày 1 tháng 9, hoàn trái bình giá vào ngày 1 tháng 9 na9m 2003. Tính giá mua nếu ông A được lợi suất là 26%/năm.
    Ta có thể giải bài toán này như sau:
    Ông A sẽ nhận được 100.000 đồng vào ngày 1 tháng 9 năm 2003 (17 định kỳ 6 tháng sau ngày mua). vậy giá G của trái phiếu này là hiệngiá của số tiền theo lợi suất 13% mỗi sáu tháng cộng với khoản tiền lãi tích lũy từ ngày 1 tháng 3 năm 1995 đến ngày 31 tháng 3 năm 1995.
    100.000 x (1 + 0,13)-17 + 11.000 x {1 - (1 + 0,13)-17}/0,13
    G = ---------------------------------------------------------------------------- = 88.417 đồng
    (1 - 0,13 x 30/180)
    Lưu ý: Việc tính trị giá trái phiếu theo một lợi suất cho sẵn chỉ mang tính lý thuyết vì không co gì để bảo đảm rằng trái phiếu sẽ được mua với giá đã định. Trong thực tế bài toán này được đảo ngược lại, có nghĩa là người ta sẽ tính lới suất của trái phiếu trên cơ sở giá mua, phiếu lãi và ngày hoàn trái. Như vậy nhà đầu tư có thể dễ dàng so sánh lợi suất của các loại trái phiếu khác nhau và chọn lựa.
    2.2 Giá kế toán (thư giá): Thư giá của một trái phiếu vào một thời điểm tức là trị giá của trái phiếu đó ngay tại thời điểm đó. Thư giá vào ngày mua lá giá mua, thư giá vào ngày hoàn trái là giá hoàn trái.
    Ví dụ: Trái phiếu mệnh giá 100.000 đồng, lãi coupon là 20%/năm, phiếu lãi trả vào ngày 1 tháng 1 và ngày 1 tháng 7, hoàn trái bình giá ngày 1 tháng 1 năm 2001, trái phiếu được mua vào ngày 1 tháng 7 năm 1998 với lợi suất là 24%/năm, trả lãi định kỳ 6 tháng. Ta có thể lập thời biểu đầu tư như sau:
    Giá mua G của trái phiếu là:
    G = 100.000 x 1,12-5 + 10.000 x (1 - 1,12-5)/0,12 = 92.790 đồng.
    Vậy thư giá của trái phiếu này vào ngày 1 tháng 7 năm 1998 là 92.790 đồng.
    Vào lần trả lãi đầu tiên, tiềnlời của trái phiếu này là 92.790 x 0,12 = 11.135, nhưng tiền lời lãnh theo phiếu lãi (coupon) vẫn là 10.000 đồng và phần còn lại 1.135 đồng sẽ được cộng thêm vào tiền gốc và thư giá mới của trái phiếu này là: 92.790 + 1.135 = 93.925 đồng.
    Vào ngày lãnh lãi lần hai thì tiềnlới của trái phiếu này là 93.925 x 0,12 = 11.271 đồng và tiền tính thêm vào phần gốn là 1.271 đồng, do đó thư giá mới là 93.925 + 1.271 = 95.196 đồng.
    Tương tư như vậy ta có có thể tính toán cho tới ngày đáo hạn hạn của trái phiếu và lập được thời biểu đầu tư như sau:
    Chu Kỳ thư giá đầu chu kỳ Lãi trên thư giá cuối chu kỳ Lãi theo phiếu lãi Biến đổi thư giá
    1 92.790 11.135 10.000 1.135
    2 93.925 11.271 10.000 1.271
    3 95.196 11.424 10.000 1.424
    4 96.620 11.594 10.000 1.594
    5 98.214 11.786 10.000 1.786
    6 100.000
    Tổng ----- 57.210 50.000 7.210

    Mục Tiêu Ðầu tư chứng khoán
    1. Khái niệm đầu tư
    Ðầu tư có thể được hiểu ở nhiều góc độ khác nhau. Nó có thể là việc mua chứng khoán để thực hiện mục đích sinh lợi hay tài chính nào đó. Ðầu tư cũng có thể là mua các phương tiện sản xuất để tạo ra và tiêu thụ sản phẩm. Hoặc theo nghĩa rộng hơn, đầu tư là quá trình bỏ vốn ra với hy vọng sẽ mang về giá trị lớn hơn trong tương lai. Ðầu tư góp phần vào việc phát triển nền kinh tế quốc gia.
    Khi bạn bỏ tiền vào tủ sắt thì không thể gọi là đầu tư, vì giá trị của nó có thể sẽ bị giảm xuống do lạm phát và bản thân nó không mang lại một giá trị gia tăng nào. Nhưng bạn bỏ tiền vào ngânhàngthì cũng có thể gọilà đầu tư vì nó có mang về cho bạn một khoản tiền lời
    2. Mục tiêu đầu tư chứng khoán
    Trước khi đầu tư chứng khoán, người đầu tư phải thẩm định khả năng tài chính của mình và xác định mục tiêu đầu tư. Tùy theo hoàn cảnh và khả năng tài chính mà các nhà đầu tư tự chọn cho mình mục tiêu thích hợp. Chúng ta thường xét thấy các mục tiêu sau đây:
    - An toàn vốn: Khi bạn đầu tư với mục tiêu an toàn vốn thì nên chọn các loại chứng khoán ít rủi ro, độ an toàn cao, loại này có lãi suất thấp. các loại chứng khoán có độ an toàn cao như trái phiếu kho bạc, chứng chỉ tiền gởi, công trái nhà nước...
    - Tăng thu nhập: Nếu bạn đầu tư theo mục tiêu này thì nên chọn cổ phiếu của các công ty có cổ tức cao, trái phiếu lãi suất cao. Mục tiêu này thích hợp với đối tượng thu nhập thấp cần bổ sung nguồn thu.
    - Gia tăng vốn: Nếu mục tiêu của bạn là làm sao để tăng nguồn vốn thì nên tìm mua cổ phiếu của những công ty phát triển nhanh hoặc là mua đi bán lại liên tục để thu lợi tức tối đa. Mục tiêu này thích hợo với nhữn gngười năng động, nhiều tiền và chấp nhận rủi ro.
    3. Kế hoạch đầu tư chứng khoán
    Sau khi xác định mục tiêu đầu tư, ta nên soạn thảo một kế hoạch đầu tư cụ thể dựa trên những nguyên tắc sau đây:
    - Nghiên cứu cẩn thận: Theo nguyên tắc, chúng ta cần phải điều tra, phân tích, nghiên cứu cẩn thận trước khi quyết định đầu tư vào loại chứng khoán nào. cần tránh mua bán theo ngẫu hứng, tin đồn và những lời mách bảo của người khác.
    - Ða dạng hóa các chứng khoán: Ðầu tư đôi khi cũng có nhầm lẫn, sự nhầm lẫn này có thể làm chúng ta phá sản. Vì vậy khi đầu tư chứng khoán chúng ta nên tránh tập truntg vào một loại chứngkhoán mà cầnchia ra nhiều loại chứngkhoán khác nhau, tức là phân tán rủi ro. Nếu số tiền chúng ta ít thì nên mua chứng khoán của công ty mà chúng ta đang làm việc,gia nhập các hội đầu tư hoặc là mua cổ phiếu của các quỹ đầu tư chung (quỹ hỗ tương).
    - Tăng lời, giảm lỗ: Khi mua phải loại chứng khoán nào làmcho ta lỗ vốn thì phải chấm dứt ngay đừng để tăng thêm sự thiệt hại. Nếu ta mua được loại chứng khoán có lới thì để cho khoản lời này tăng lên đến mức tối đa rồi bán ra.
    - Mua hạ, bán cao: Giá cả chứng khoán tăng giảm bất thường, vì vậy ta nên chọn mua lúc giá hạ và bán lúc giá cao để thu lợi nhuận.
    - So sánh may rủi: Bất kỳ chứngkhoánnào cũng có may rủi. Vì vậy, khi đầu tư chứng khoán ta nên so sánh mức may rủi và chiỏ đầu tư vào chứng khoán nào có c may cao hơn rủi.
    - Chọn thời cơ: Không có cách đầu tư thích hợp với tất cả mọi người, mọi thời kỳ, vì vậy ta cần chọn thời kỳ đầu tư.
    - Mua bán theo chiều hướng thị trường: Theo nguyên tắc này ta nên mua chứng khoán khi thấy thị trường có dấu hiệu bắt đầu đi lên và ngược lại khi thấy thị trường có chiều hướng đi xuống thì bán ngay.
    - Mua bán ngược chiều khuynh hướng chung: Theo nguyên tắcc này ta nên tránh thời kỳ mà thiên hạ đổ xô mua hoặc bán vì theo quy luật cung cầu, nếu cầu tăng thì giá sẽ tăng, cung tăng thì giá sẽ hạ. Vì vậy ta nên đi ngược xu hướng chung của quần chúng. tức là mua lúc mọi người chê và bán lúc mọi người chuộng.
    Phương pháp đầu tư chứng khoán
    1. Phương pháp đầu tư định ngạch
    Là cách sử dụngmột phầntiền nhất định để đầu tư vào cổ phiếu. Phần còn lại đầu tư vào các chứng khoán khác, phần này mang tính chất hỗ trợ bảo đảm cho việc đầu tư vào cổ phần.
    Do biến động của thị trường nên thời giá cổ phiếu có thể tăng hay giảm, tùy theo tình hình người ta có thể bán một số cổ phiếu đi để mua cổ phiếu hoặ cũng có thể bán trái phiếu đi để mua cổ phiếu nhưng phải gi74 cho kim ngạch đầu tư vào cổ phiếu không đổi. Ðó là đặc điểm của phương pháp đầu tư này.
    2. Phương pháp đầu tư theo tỉ lệ nhất định
    Là cách định trước một tỷ lệ nhất định trong tổng số vốn để đầu tư vào cổ phiếu, điều chỉnh việc mua bán trái phiếu cho tỷ lệ này không đổi.
    3. Phương pháp đầu tư theo tỷ lệ thay đổi
    Ðầu tư cho cổ phiếu theo những tỷ lệ thay đổi tùy sự biến động của giá cả thị trường. Trường hợp này phải định được mức thấp nhất và cao nhất của giá cổ phiếu để đưa tỷ lệ đầu tư cổ phiếu lên cao nhất hay thấp nhất và phải quyết định tỷ lệ đầu tư tại các điểm mua bán giữa điểm cao nhất và thấp nhất, do đó phương pháp này khá phức tạp so với hai cách đầu tư trước.
    4 Phương pháp đầu tư bình quân định kỳ
    Là cách đầu tư đều đặn định kỳ 1 khoản tiền nhất định vào một loại cổ phiếu. Theo cách đầu tư này thì giá cổ phiếu tăng số cổ phiếu mua được sẽ ít đi. Khi giá cổ phiếu hạ, số cổ phiếu mua vào sẽ tăng lên, nhưng giá mua cổ phiếu bình quân sẽ thấp hơn giá bình quân của cổ phiếu.


    Củ cà rốt nhớ củ cà dốt
  2. Nico78

    Nico78 F525 Moderator

    Tham gia ngày:
    27/02/2002
    Bài viết:
    7.877
    Đã được thích:
    805
    Híc híc... cảm động quá. Bác Củ cà rốt chu đáo với em quá... em chỉ viết cho bác vài dòng thế mà bác post nguyên một cái giáo trình về Thị trường Chứng khoán lên đây. Em cảm động quá... Cám ơn bác nhiều nhiều.
    To The_Moon: Vì câu hỏi của The_Moon quá khó đối với tôi cho nên tôi đã phải nhờ đến bác Củ cà rốt giúp đỡ. Không hiểu những gì bác ấy viết trên đây đã đủ để giúp cho The_Moon hoàn thành bài luận của mình hay chưa? Mong rằng chưa quá muộn!
    Một lần nữa cám ơn bác Củ cà rốt!
    Cờ bạc là bác thằng bần,
    Cửa nhà bán hết đem thân vào cùm,
    Về nhà vợ chửi um sùm,
    Tiền không túi rỗng nhảy ùm xuống sông

Chia sẻ trang này