trả nợ tôi vốn dĩ là một người mắc nợ. mắc nợ nhiều và chẳng trả bao nhiêu (ấy là thông báo trước thế để đừng ai cho tôi vay tôi nợ) có những nợ trả chăng bao giờ vơi, ấy là nói vơi thôi chứ chưa nói là hết được. cơ mà thì cũng fải trả thôi hôm nay có một người bay từ thành fố cách tôi 2 giờ về Hà nội cách tôi 6 giờ. không hiểu sao thấy gì hụt hẫng lắm. nào có ở cạnh được đâu, thế mà sao đi vẫn nhớ. khoảng cách bây giờ được tính bằng chênh lệch giờ thế là sẽ xa xôi lắm đấy là người tôi nợ rất nhiều
trả nợ một người khác, một người bạn, một người thân, hay một người dưng chẳng biết. biết nói gì về người này đây một ai đó vừa cho tôi biết rằng nó đã khóc khi đọc những gì người ta viết về tôi. đã một thời gian rất dài tôi và nó không liên lạc. một ngày, nó gọi điện cho tôi. tôi gặp nó trước trung tâm CFC trong Bách Khoa. -bọn lớp tao vừa đọc cái bài bà ý chửi mày, tao biết có chuyện rắc rối đấy, nhưng tao nghĩ tính mày vẫn gây sự chửi nhau, tao chả biết làm gì. hôm nay tao mới nghe bọn nó đọc. tao ko chịu được. tao quát bắt bọn nó dừng lại, chắc bọn nó choáng lắm. tao ko thể nghe tiếp những gì bà ấy viết được. mk, tao bảo bọn nó mày là ng yêu tao đấy, đứa nào dám đọc tiếp nào... nó kể với tôi như thế. 2 năm về trước một người vừa bảo tôi hôm đó, nó đã khóc tức tưởi trong lớp, vì cái thứ vớ vẩn giẻ rách đó dính dáng đến tôi những buổi chiều sau là thời gian giữa hai cua học của tôi, ngồi sệt trên bậc thang, trước cửa CFC, xe vứt trước mặt, hai đứa ngồi thế, nói những chuyện gì không ai nhớ, cho đến khi nó vào giờ học hoặc tôi đến giờ fải đi những buổi tiếp theo nữa là những trưa tôi về trùng giờ tan của nó, qua Nguyễn Thái Học dựng chân chống mà ko thèm gửi xe cho các đồng chí trông xe viện Goeth tức nổ mắt, chờ nó ra và 2 đứa đi ăn đâu đó, bún mắm tôm Hàng Cân hoặc ốc bò Hoè Nhai, rồi cafe, rồi về. nó tiếp tục ở thư viện viện Goeth còn tôi đi đâu đó, có thể sẽ là về nhà nó sang với tôi Noel này, như thế là bao nhiêu năm rồi, nó luôn ở cạnh tôi ngày cuối cùng của 1 năm,dù năm nay ko còn lang thang rất lạnh trên đường HN rất vắng nữa, ko chân gà nướng, ko cầu Thăng Long, ko gì cả ở cạnh nhau, đơn giản thế mà thôi hôm nay lôi lại 1 thứ vẩn vơ, post đấy, dù biết nó chả bao giờ vào tôi đã đi một vòng Hà Nội. trời tháng tư không đủ rét, mưa tháng tư không đủ nặng hạt, nhưng đủ để cảm thấy dễ chịu. tôi thích cái cảm giác ấy, cô đơn, đơn độc, không ai biết mình là ai, không ai biết mình làm gì, đi dưới trời mưa để khóc cho nước mắt mình hoà với nước mắt trời. tôi khóc cho nỗi niềm của riêng tôi, trời khóc cho nỗi chung của nhân loại. vì thế lúc nào cũng có mưa, ở đâu đó trong khối ba fần tư nước mắt này. Lúc nào cũng đang có một niềm đau một nửa Hà nội của tôi ra đi từ đầu tháng tư ấy. sao tôi không thể nhớ người yêu như nhớ bạn, sao tôi có thể chịu nỗi xa người yêu thấy Hà nội vẫn vui tươi nhộn nhịp thế, mà một ngày nhận ra chỉ hai hôm nữa người bạn thân nhất của tôi bay, bay đi về nơi nào xa lắm, bỗng thấy nửa Hà nội cũng theo về cái nước bắc âu xa xôi và lạnh lẽo, nói thứ tiếng như chó sủa mèo kêu. tự dưng nghĩ đi thế rồi nếu nó buồn nó sẽ nói với ai, khóc với ai, lôi ai ra bờ hồ tây, ở một góc fía đường Lạc Long Quân, đi qua khu đất trống có thể sắp mọc lên một ngôi nhà « đây là đất nhà tao, nếu mày thích tao đãi mày bữa wc không mất tiền », và hai đứa ngồi bên bờ hồ lộng gió, nó lôi thuốc ra châm lửa hút, tôi lôi thuốc ra châm lửa hút, mãi vẫn không thấy chút thơm ngon nào như nó tả. nó sẽ đưa tôi điếu thuốc hút gần hết « đây là fần ngon nhất, tao thích nhất là hút đót », đót thuốc của nó cũng không làm tôi dễ chịu hơn. Và lần thứ hai khi tôi thử như thế, nó sẽ đưa cái tay con gái rất đẹp của nó ra, giằng lấy điếu thuốc « mày hút không hợp đâu, trông chướng lắm, vả lại fí thuốc của tao ». thế là tôi sẽ ngồi yên, nghe nó nói. hoặc không nói gì cả. hai đứa ngồi yên thế, nó hút thuốc và tôi lặng yên. trời thì lộng gió. Nó sẽ vứt cho tôi cái áo khoác của nó dù trong ngày rét nhất của mùa đông thì nó bao giờ cũng chỉ có một áo len và một bu giông « tao tập cho quen dần cái lạnh ». và tôi sẽ co ro trong lớp áo dầy của tôi cộng thêm cái áo khoác của nó. Và lặng yên ngày mùa đông có thể như thế, ngày mùa hè sẽ là những đêm khuya trên đường, ăn kem đến cạn tiền, có thể dành lại năm mười nghìn mua xăng. Bao giờ cũng là kem Tràng Tiền « mày biết không, khi mới ra Hà nội, lần đầu tiên ăn kem ở đây, mẹ tao bảo chưa thấy gì trên đời ngon thế ». và vì thế, nếu đi với nó, nếu ăn kem, sẽ chỉ là kem Tràng Tiền. rồi hai đứa sẽ lại đèo nhau về, bao giờ người đèo cũng là nó. Có thể tôi sẽ ngồi ngược lại để có thể dựa lưng vào, dù yên viva có dốc và trơn tuột, dù người qua người lại qua có nhìn hai đứa như nhìn sinh vật lạ. và hát. Nó hát không hay và sai be bét nhạc. nhưng nó hát rất say mê. Tôi thích nghe nó hát những bài của Sinead O?Tconner, nghe nỗi đau da diết mãnh liệt và rất phụ nữ. mặc dù thế tôi vẫn luôn quát nó câm mồm đi mỗi khi nó bắt đầu hát. Và có thể, tôi sẽ ngồi đằng sau, cũng hát, hát một cái gì đấy chợt hiện lên trong đầu. tôi với nó khác nhau ở chỗ đó, tôi hát những thứ trong đầu và nó hát những thứ nó tìm được từ trong tim. Hai đứa sẽ vừa đi vừa hát như cãi nhau. Và mọi chuyện êm đẹp. tôi và nó đi với nhau, nỗi buồn của tôi với nỗi buồn của nó cũng dắt tay nhau tạm đi chỗ nào đó. Và còn lại là bình yên Tôi đã biết nó sẽ đi từ lâu, lâu lắm. Pháp là nơi nó muốn đến, và là nơi tôi đến. còn nó thì sang Đức « cuộc đời luôn dành cho tao những bất ngờ thú vị bằng cách từ chối tất cả những yêu cầu của tao » Tôi đã biết nó sẽ đi từ trước cả khi biết rằng tôi cũng có thể sẽ đi. vậy mà chỉ trước khi nó bay hai ngày, tôi mới chợt nhận ra rằng nó sắp đi xa, xa lắm. và khi buồn nó sẽ nói với ai ? thế mà rồi cũng ổn hết đấy. nó ổn, tôi ổn. « tất cả mọi việc rồi cũng sẽ qua đi. cả việc này cũng vậy » tin nhắn từ nơi nào xa lắm « đang làm gì đấy ? hôm nay bỗng dưng tao chán đời quá, thèm được đi cái quán trên hồ tây với mày. Mày qua đón tao nhé, tao chờ » và khi tôi gửi đi một tin nhắn tương tự, khi một ngày muốn bớt 0.25, khỏi tài khoản của mình « em muốn lên chùa, đi với em không ? », sẽ nhận được trả lời như thể nó đang ở ngay đâu gần đây lắm « hôm nay tao nghỉ hai tiết cuối nên sẽ về sớm qua đón mày. ở Hannover có cái chùa to nhất châu Âu mày biết không ? » hôm nay, tôi định viết một cái gì đó, về Hà nội, hay về nỗi nhớ, hay về nước Pháp không đẹp như người ta vẫn ca ngợi. Nhưng rồi thì tôi viết về bạn tôi. Có thể bởi hôm nay, Hà nội, nỗi nhớ và nước Pháp có nước da ngăm đen và mái tóc rất dài, có khuôn mặt tròn và cái mặt lúc nào cũng như cáu kỉnh, có vóc người đậm đang mặc một áo len và một bu giông phong phanh hút thuốc vina cho kinh tế?, hôm nay có hình dáng bạn tôi ngày mai, sẽ là một ngày khác, ai biết được trong ngày mai Hà nội có hình gì ?
buổi trưa mùa đông mà Paris vẫn đầy nắng, cái nắng vàng ruộm óng ả không hiểu sao luôn làm tôi nghĩ đến những trưa hè Hà Nội. những buổi trưa luôn là một điều thú vị. tôi có những cuộc hẹn buổi trưa. Có thể sẽ ngồi đâu đó, trong một cái quán nhỏ, một quán lạ, một quán quen, một quán cheo leo trên tầng thượng một căn nhà rất nhỏ hay một quán giữa mênh mông gió và nước, những buổi trưa của tôi hầu như luôn gắn liền với cái quán nào đó, một trong những quán của Hà nội. sẽ ngồi đó, chốc lát hoặc cho đến hết cả buổi chiều, nói chuyện với một người bạn thân rất thân hoặc một người gần như là xa lạ. chỉ một trong hai nhóm người ấy, nói với người thân rất thân về những chuyện vô thưởng vô phạt. nói với người gần như xa lạ về chuyện gì có vẻ nghiêm trọng lắm. những người lạ tìm thấy nhau ở những vấn đề có vẻ như nghiêm trọng và lớn lao với nhân loại, nhưng chẳng ảnh hưởng gì đến những cốc cafe của họ lần đầu tiên tôi ngồi với Guillaume là một ngày hình như cuối mùa xuân. trời Hà nội hơi lạnh. Guillaume là một trong số ít người gần như là xa lạ mà tôi nói những chuyện vô thưởng vô phạt với anh. mắt Guillaume, theo ấn tượng đầu tiên của tôi, đẹp đến nỗi tôi đã nói chuyện với anh chỉ vì đôi mắt ấy, đôi mắt rất đẹp, mơ màng, thỉnh thoảng bị che khuất bởi cặp kính gãy một bên gọng. Có thể tôi đã nói chuyện với Guillaume cũng vì cặp kính gãy một bên gọng ấy, nó làm tôi nhớ đến một người bạn, một người có lẽ là rất thân, kính bạn tôi cũng gãy một bên gọng thế. đấy là cặp kính đáng thương, khi nó không bị gãy gọng thì lại vỡ một bên mắt. dù sao nó cũng làm tôi nhớ đến bạn tôi với một điều gì khác, ngoài những buổi lang thang với nó, những buổi không hiểu sao lần nào trời cũng đổ mưa Guillaume kể tôi nghe về người bạn gái Việt Kiều của anh, về nỗi nhớ và về niềm day dứt. Hà nội quyến rũ và bạn gái anh quyến rũ. ở trong vòng tay quyến rũ của một thành phố, anh thèm cái quyến rũ của cô gái trẻ kia, nhưng khi về với Paris và người yêu ngọt ngào ấy, anh lại day dứt vì cái gì của thành phố nhỏ này, anh cũng không hiểu được. ngày ấy tôi còn nghĩ Paris đẹp lắm, hoa lệ và mê đắm lắm. để rồi cuối cùng tất cả những ấn tượng của tôi là cảm giác nhàn nhạt. Paris đẹp đến từng chi tiết, từng cái cột, cái mái hiên hay những cánh cổng gỗ, tất cả đều lưu dấu của những nghệ sĩ vô danh. Không ai lưu tên người nghệ sĩ miệt mài cho từng chi tiết ấy. Paris là một bảo tàng lớn, dù hổ lốn nhưng vẫn là bảo tàng. người ta đặt tượng như vung tay gieo hạt, những bức tượng rơi xuống, nghệ thuật vãi khắp nơi. những bức tượng xanh màu thời gian, những vị thần, những vị tướng, những con ngựa và những chiến sĩ vô danh, hay những cái cột xanh đỏ đủ màu ; những ngôi nhà cổ kính từ thời Luis 13 hay bảo tàng nghệ thuật hiện đại quốc gia với những ống và những cột, những sắt thép màu mè, tất cả trưng ra và lộn xộn như món nộm sặc sỡ của Paris. Không thể bảo Paris không đẹp, nhưng cái đẹp ấy, với tôi, giống những con búp bê. Hay giống những món ăn ở đây, luôn thiếu muối, và dường như không bao giờ cay. đến cái nắng vàng óng lên kia, cũng thiếu một điều gì đó. Hôm nào cũng như hôm nào, đã nắng là nắng đến óng lên, trời đã xanh là sẽ xanh ngăn ngắt, như trời xanh của biển. nhưng nắng vàng nào cũng vàng một màu vàng ấy, trời xanh nào cũng xanh một vẻ ấy, và gió thì ve vuốt, mưa như đứa trẻ rửa tay xong, vẩy một cái, những giọt ly ty và đều đặn. lần đầu tiên tôi thấy Paris hấp dẫn hơn là một ngày cuối năm ngoái, trời bống nhiên nổi gió. gió ấy mới thực là gió. đường từ trường tôi ra bến tầu để về nhà phải đi qua một quãng rừng thưa, cây không to, không rậm rạp, nhưng vẫn là một con đường nhỏ lọt giữa khoảng cây mênh mông. Hôm đó, gió nghiêng cả rừng cây. rừng rạp xuống vì gió. một vài cây cao và quá mảnh gẫy gập. tôi xiêu đi trên đường. lần đầu tiên tôi không thấy cái gió nơi này nhạt nhẽo. tôi thích thú đón nhận cái gió đó, như cái nắng ra nắng và cái gió ra gió của trời Hà nội. gió cứ dữ dội thế, mưa vẫn ly ty nhưng đã biết xiêu đi vì gió. sáng hôm sau, mẹ tôi gọi rất sớm, hỏi thăm tôi có sao không, khu tôi ở có vấn đề gì không ? trên TV báo Paris có sáu người chết vì bão. Hoá ra đó là gió của bão, trận gió duy nhất làm tôi cảm thấy thú vị. fòng tôi nhỏ, cửa sổ đóng kín. Không ai hay biết gì hết. một vài cuộc điện thoại và những lời thăm hỏi từ Việt nam nói với tôi về cơn bão đó. Tôi ở Paris để không biết rằng Paris có bão Guillaume bây giờ ở Hà nội. trong vốn từ vựng tiếng Việt ít ỏi của anh có hai chữ « cắm sừng ». con người quyến rũ bỏ anh đi. anh đi tìm sự yên bình ở một đất nước khác « tôi nhớ Hà nội nỗi nhớ người yêu ». thỉnh thoảng tôi gặp Guillaume trên msn, lần nào cũng một câu cũ kỹ « comment va t-il, mon Hanoi ? », Guillaume trở thành người đưa thư, chuyển những câu thăm hỏi tới Hà nội của tôi. Anh không bao giờ hỏi về Paris, tôi cũng không thông báo gì. những câu chuyện cứ tẻ nhạt về công việc thời tiết và một vài việc lặt vặt. điều duy nhất khiến tôi duy trì những cuộc nói chuyện ấy là cách Guillaume nói về Hà nội, mỗi lần sẽ là một cách khác nhau, vốn tiếng Pháp của một người Pháp, lại là người Pháp học về ngôn ngữ làm tôi thấy Hà nội của tôi quyến rũ kỳ lạ. không còn là Hà nội của những ngày tôi lang thang nơi đó, đấy là một Hà nội khác, Hà nội qua cách nói của Guillaume. Tôi mang tình yêu với cả hai Hà nội ấy Guillaume bảo anh đã tìm được 1 căn hộ nhỏ ở Phương Mai, anh bảo khi nào tôi về sẽ mời tôi ăn trưa ở đó, trong căn hộ xinh xắn của anh. Cái tên Phương Mai không gợi lên trong tôi điều gì nhiều, trừ một người bạn, mà tôi không biết cần phải kể thế nào về người bạn này, một sự kỳ lạ. tôi gặp người bạn đó từ sự mất đi một người bạn khác, mất đi theo một cách nào đó. Vì chúng tôi vẫn liên lạc, vẫn thỉnh thoảng nói những chuyện nghiêm túc hoặc không nghiêm túc, nhưng không còn gì có thể như xưa. Có thể đấy là lỗi của tôi. hiểu theo một cách nào đó, tôi mất đi một người bạn này để được hai người bạn khác, cuộc sống vốn lộn xộn, những sự được mất cứ giằng díu nhau bạn tôi nhà ở Phương Mai. đấy là điều duy nhất khiến tôi có thể nhớ đến cái tên đường đó. để nhớ được tên những con đường, tôi thường phải gắn chúng với một ai đó, một người nào đó hoặc một kỷ niệm nào đó. nếu không tôi sẽ quên ngay tức khắc. thật lạ là người ta có thể lang thang khắp nơi cùng chốn cái Hà nội bé tẹo có những con đường rồi rắm này, mà không nhớ tên mấy con đường. chẳng hạn tôi rất hay nhầm Trường Chinh với Tràng Thi, dù nào có điều gì liên hệ giữa hai con đường ấy. thế mà cứ nhầm. cho đến khi một người bạn thân chuyển về ở trên đường Trường Chinh, tôi bắt đầu nhớ tên con đường đó, và không nhầm nữa. trường tôi cũ có lẽ có đến một phần ba số học sinh nhà ở Trường Chinh, nhưng trong số phần ba đó chẳng ai có điều gì khiến tôi nhớ lâu được cả. vì thế, tôi cần đến khi một người bạn thân rất thân về ở đó, để tôi nhớ tên con đường đầy bụi, không bao giờ vắng và xe tải, xe rác thay phiên nhau dạo qua dạo lại
Paris mấy hôm nay tuyết rơi nhiều lắm. tôi không sống trong lòng Paris hoa lệ mà ở một chốn có lẽ là xa xôi. cuối tuần hoặc ngày nghỉ, đôi khi, tôi đi một mình lang thang giữa lòng Paris cổ kính ấy, đẹp đẽ ấy, vấn là những cuộc dạo chơi một mình nhưng không bao giờ có được cảm giác của những ngày lang thang Hà nội nữa. có những điều có lẽ buộc phải khác đi. đêm cuối năm, tôi vẫn bên người bạn-người duy nhất luôn lang thang cùng tôi những đêm cuối năm, từ bao lâu rồi không nhớ nữa. khi năm nay không ai còn ở Hà nội, bạn tôi đi tầu từ Hannover sang với tôi, không để đứt quãng thói quen ngồi cạnh nhau cái thời khắc chuyển giao năm giữa năm cũ và năm mới. vẫn người bạn đấy, cách ăn nói đấy, cách cười cợt đấy, nhưng không thể giống như những đêm cuối năm trước. năm nay quảng trường chúng tôi ngồi vẫn nhộn nhạo và chật cứng người, nhưng không thể có mùi khói và mùi xăng xe nghẹt thở như những đêm cuối năm bên hồ Gươm, không thể có tiếng còi inh tai, không thấy không gian chật hẹp nhỏ bé thế, cái quảng trường quá rộng. Hay kể cả có đóng hộp cái không khí ấy mà mang sang đây chăng nữa, cũng không thể tìm được cái cảm giác những năm trước, con bạn ngồi tổng kết những được và những mất của một năm, tôi yên lặng không nói gì, không tổng kết và không dự định, cuộc đời chúng tôi sắp xếp những cách khác nhau, chỉ cần lặng yên đi cạnh nhau, thế là đủ. con người ta đâu cần thật giống nhau Năm nay, nó không tổng kết nữa, không đưa ra những dự định nữa. dự định xa xôi nhất là tìm mua nốt quà gọi là quà Paris cho bọn bạn ở Đức. thế thôi
Tuyết rơi mau hơn và có lẽ là đẹp hơn. Không còn chỉ là những bông tuyết nhỏ nữa, có những bông to và bông nhỏ, nhìn giống những mảnh bông rơi xác xơ. lần đầu tiên nhìn thấy tuyết, tôi đã đứng giữa trời chờ những bông tuyết nhẩn nha rơi xuống người, cái cảm giác rất êm ái. thằng Tầu ở cùng khu nhìn tôi như nhìn một đứa trẻ, thản nhiên hỏi « lần đầu tiên hả ? ». ở nhà nó tuyết trắng xoá mỗi mùa đông. đấy là một trong số lần ít ỏi tôi thấy nó đúng với cái tuổi 22 của nó. Bình thường, nó nhắng nhít như một đứa nhóc lên ba, sững sờ khi cái nồi mới để trong khu bếp chung của nó biến mất, trầm hẳn đi mất hai ngày trước cú sốc đầu tiên « sống cùng kẻ trộm », sau đó lại vui vẻ mời tất cả mọi người nếm thử những món nó mới nấu. ấn tượng đậm nhất của tôi về nó có lẽ là tài nấu ăn. Nó nấu ăn rất ngon và rất chăm chỉ vào bếp, cười tôi chuyện cả căn bếp thu gọn ở cái tủ lạnh và lò vi sóng. Nó làm tôi nghĩ đến thằng nhóc con tầm 11, 12 tuổi nhìn mọi thứ vui vẻ hồn nhiên và ngắn ngày. Nó chuyển đi sau 4 tháng sống cùng khu với chúng tôi, đến một chỗ khác có nhiều bạn cùng trường hơn, những người dễ dàng giúp nó học với cái vốn tiếng Pháp 1 năm của nó hơn. Sau khi chuyển thỉnh thoảng nó ghé lại chào hỏi mọi người cứ như những người hàng xóm từ thưở quấn tã. Dù sao sự ra đi của thằng Tầu cũng làm chúng tôi ít những buổi ăn cùng nhau hơn, ít những cuộc trò chuyện giữa các phòng hơn, mọi người lại ai về phòng nấy, đụng nhau ở hành lang chào một câu hỏi ổn không một câu rồi ai tiếp việc nấy. dấu ấn của thằng Tầu hoá ra không chỉ ở những món ăn ngon nó nấu như tôi tưởng Hôm trước, nó nhắn tin cho tôi « tuyết đang rơi đẹp lắm, ra mà xem đi ». có lẽ nó vẫn nhớ cái cách tôi mở mắt xoè tay đón những bông tuyết đầu tiên tôi tận mắt chứng kiến. không hiểu sao cái tin nhắn đó của nó làm tôi thấy nó người lớn hơn một tý hoặc tôi thấy nó ngườI lớn hơn từ khi nó kể chuyện tình của nó tôi nghe, bình thản. « chúng tôi yêu nhau lắm chứ, nhưng rồi tôi biết đó không phải người phụ nữ có thể làm vợ tôi, mẹ của các con tôi, thế là chia tay thôi ». nó nói về ngườI yêu nơi quê nhà như nói về một cái bút mực, một ngày nhận ra viết bằng bút bi thì sẽ không lo nhoè với không nhoè, nên thôi không dùng bút mực nữa. lúc đấy tôi thấy thằng Tầu quả đúng với cái chiều cao hơn mét tám của nó, cái tuổi già hơn tôi một tẹo ấy của nó. vớI tôi tình yêu với bút mực khác nhau nhiều lắm. có thể khi tôi cao bằng nó, to lớn khủng khiếp (so với tôi) như nó, hoặc vài năm nữa, khi tôi bằng tuổi nó, tôi cũng nghĩ thế chăng ? Một người bạn của bác tôi gọi điện hỏi xem tôi có thấy tuyết đã trắng xoá đường, trắng xoá cây, trắng những mái nhà và bay đầy trời không ? tuyết không phải điều gì xa lạ đối với dân bắc Âu, nhưng tôi đến từ châu Á, từ thành phố mỗi khi Sapa rơi tuyết là đến phần ba dân số bắt tầu bắt ô tô lên xem. Vì thế, với họ, tuyết là một sự đẹp đẽ kỳ lạ với tôi. họ thông báo với tôi mỗi khi sắp có tuyết, kể với tôi về tuổi thơ, khi nước Pháp già nua hãy còn chưa thay đổi, không khí còn trong lành và trái đất chưa nóng lên, họ có thể trượt băng suốt mùa đông trên cái hồ gần nhà, nơi mùa hè họ có thể hái loại rau phủ kín mặt nước để trộn món salat yêu thích. trước khi tôi sang đây, bác tôi bảo nên nói chuyện với người đàn ông ấy. ông nói thứ tiếng Pháp rất đẹp, không phải mọi người Pháp đều nói tiếng Pháp đẹp, cũng như không phải mọi người Việt đều nói tiếng Việt trong sáng, như người ta vẫn kêu gọi. đặc biệt, ông nói rất nhiều và hiểu biết rất rộng. người đàn ông sáu mươi tuổi sống một mình trong căn nhà đối diện người phụ nữ ông yêu và chồng bà ta. đấy là những câu chuyện dài. Tôi không thắc mắc những chuyện ấy, vẫn dự những bữa ăn trưa chủ nhật cùng ông và người phụ nữ của ông, những trưa chủ nhật êm ả và lê thê. ông sẽ kể về món salat, về xuất xứ loại rượu vang hôm nay tôi thử hay về cách người ta làm các loại pa tê trên đĩa kia. đấy là những trưa có ba người, ông ngồi đối diện người phụ nữ ông yêu, tôi ngồi giữa. những buổi trưa ở xứ sở ngoài chuyện thời tiết và chính trị người ta hình như không còn biết nói về cái gì khác, nhưng riêng trong phòng ăn ấy, không ai cần biết ngoài kia trời đẹp ra sao và ông bộ trưởng bộ Tài chính vừa leo lẻo hô hào tiết kiệm vừa lợi dụng chức quyền để ăn ở xa hoa đến mức nào. người ta nói những điều khác, về những món ăn, về những người thân, về mọi thứ, trừ về nhau. Cho đến một buổi trưa, buổi trưa mùa đông mà Paris vẫn vàng ruộm nắng lên ấy, người phụ nữ tiễn anh họ ra sân bay về Nice, chỉ còn tôi ngồi ăn với ông. buổi trưa sau sự ra đi của mẹ người phu nữ, một người đàn bà, theo tôi, rất đặc biệt. câu chuyện bắt đầu từ tuổi thanh xuân của người phụ nữ ấy, về việc bà thậm chí không biết mình đã mang trong mình giọt máu của người chồng bây giờ, người bà vừa biết trong một buổi tiệc. đó là một người thật thà, vì là một người thật thà, họ đã cưới nhau như thế, sau một buổi tiệc của một người bạn chung. ông kể rất chậm, về cái quá trình diễn ra sau đó, cho đến khi bà gặp ông, cho đến cách họ chuyển về mở văn phòng chung với nhau. « Lulu không muốn ly dị, đấy là điều không thể được đối với mẹ cô ấy. và như thế chúng tôi không thể đến với nhau. Nhưng luôn có cách giải quyết cho những vấn để. chúng tôi không thể ngủ bên nhau buổi đêm, nhưng có thể ở cạnh nhau suốt một ngày để làm việc. yêu nhau người ta không cần ngủ, mà quan trọng hơn là sống cạnh nhau. sống, là vào ban ngày ». thế là họ làm việc với nhau. Câu chuyện tiếp tục và đẹp đẽ, cho đến khi hai đồng nghiệp thường xuyên đi du lịch với nhau quá nhiều, làm việc với nhau quá nhiều, và sự việc cứ thế dần dần sáng tỏ ra trước mắt mọi người. bây giờ đã là 19 năm, người phụ nữ vẫn sống cùng chồng, họ sống cạnh nhau như 1 gia đình có 2 người đàn ông và một người đàn bà. Dù thế, cái quan hệ danh không chính ngôn không thuận vẫn là một điều, như ông bảo : tất cả mọi người đều biết và cách để tỏ ra biết nhất là coi như không biết gì về nó ông nhắc đi nhắc lại nhiều lần về điều đó, như một cách nửa ngượng ngùng nhắc tôi hãy làm giống những người khác, coi như không biết chút nào hết. tôi đọc tin thấy Charles và Camilla sắp cưới nhau, không hiểu sao tôi cứ nghĩ người đàn ông Pháp và người phụ nữ lai Pháp Việt này cũng vậy, yêu nhau day dứt. ông bảo người ta có hai thời điểm cần mở ra những bí mật, để sau đó lại đóng thùng khép lại. đó là trước đám cưới hoặc sau đám ma. giờ là một thời điểm thích hợp, sau sự ra đi của mẹ người phụ nữ ông yêu. Tôi đã đưa mắt ngó vào cái hộp bí mật ấy, giờ ồn khép lại và không ai trong chúng tôi nhắc đến cái hộp nữa. cách tốt nhất là coi như quên nó đi. coi như quên, có nghĩa là đang rất nhớ sau câu chuyện ấy ông dễ dàng nói với tôi về chuyện tình cảm hơn. Tôi kém tuổi con út ông, ngồi nghe ông như một người bạn. tôi luôn thấy ở người đàn ông này sự nhiệt tình, như ông nói, của người Gô loa. người Gô loa uống vang đỏ thay cho ăn nho, ngồi ăn uống và nói chuyện bữa này nối bữa khác và đập tay xuống bàn tỏ ý kiến của mình. Nhưng đến khi ông kể tôi về mối tình ấy, tôi không chỉ thấy ở ông sự nhiệt tình nữa, ông hồn nhiên như một đứa trẻ, mơ mộng và đầy hào hứng. ông nói về dự định đưa tôi xuống miền Nam nước Pháp chơi. « và không thể để một ông già đi với một cô gái trẻ được, Lulu sẽ phải đi theo chứ. Như thế không phải là chúng tôi đi chơi, mà là Lulu đi cùng để thực hiện trách nhiệm của mình », ông nheo mắt, cười rạng rỡ, « kế hoạch hay phải không ? ». tôi thích nhìn ông những khi ấy, ông giống một đứa trẻ bụ bẫm khổng lồ, giữ nguyên tất cả hồn nhiên của mình với cái đầu bóng chỉ còn viền tóc mỏng tình yêu làm ông như trẻ lạI tôi kết luận chuyện tuổi tác không liên quan đến lý thuyết bút mực của tình yêu