TRÀ và DANH NHÂN Trung Quốc là quê hương của trà, uống trà có đến trên 4000 năm lịch sử. Tự cổ chí kim, biết bao danh nhân đã bén duyên trà hoặc coi trà là bạn .. hoặc mượn bạn để thổ lộ tâm can. Trà đã trở thành đề tài của bao câu chuyện tao nhã thanh cao. Tô Đông pha ví trà ngon tựa giai nhân Tô Đông Pha, nhà thơ nổi tiếng đời Tống sinh thời rất thích rượu, cũng rất yêu trà. Ông bôn ba lang bạt tứ phương, từng đến phương Nam quê hương của nhiều loại danh trà. Ông chẳng những giỏi chế biến mà còn rất tinh thông trong việc ẩm trà, thậm chí còn là bậc cao thủ am tường trà sự. Ông đặc biệt có tài vận trà vào thơ, vào từ, vào văn nữa Câu thơ nổi tiếng của ông : "Tòng lai giai minh tự giai nhân" (Xưa nay trà ngon tựa người đẹp) và câu thơ khác của ông "Dục bả Tây hồ tỷ Tây tử" (Muốn sánh Tây hồ với Tây Thi ) đã được người đời sau ghép lại thành câu đối, được treo tại Hàng Châu ngẫu hương cư trà thất, thật là tài tình, được lưu truyền thiên cổ. Tào Tuyết Cần được coi là tri âm của trà Tào Tuyết Cần, tiểu thuyết gia nổi tiếng đời Thanh (TQ), trong tác phẩm "Hồng lâu mộng" có đến hơn 260 chỗ đề cập đến trà, thi từ, câu đối vịnh trà có đến hơn 10 bài; còn các kiểu ấm trà được miêu tả trogn tiểu thuyết thì vô cùng đa dạng , ông được coi là người miêu tả trà một cách tề toàn nhất trong lịch sử văn học TQ. Cho nên có người nói rằng "Bộ tiểu thuyết Hồng lâu mộng từng trang thấm đẫm hương trà". Tào Tuyết Cần quả là bậc tri âm thiên cổ của trà. Sự ẩm trà thưởng trà dưới ngòi bút của ông thực sự là sự kết hợp hài hoà giữa giá trị thực dụng và giá trị thẩm mỹ, thông qua trà để miêu tả tố chất văn hoá và phẩm tính của con người.
Bồ Tùng Linh nấu trà thành "Liêu Trai" Bồ Tùng Linh tác giả bộ sách nổi tiếng "Liêu Trai chí dị" sinh tại Bồ Gia Trang thuộc Thi Xuyên Sơn Đông (TQ). Nghe nói nơi đây là con đường độc đạo từ phủ Thanh Châu đi phủ Tế Nam, ngày xưa khách bộ hành qua lại không dứt. Bồ Tùng Linh từng sống ở đây, thường dùng nước suối Liễu Tuyền pha trà đãi khách. Có điều ông không đòi hỏi gì ở khách, mà chỉ yêu cầu khách dừng chân uống trà đàm đạo, kể cho nghe một vài câu chuyện yêu ma quỷ quái là được. Khi khách về ông chỉnh lý chúng lại, thế là hàng loạt truyện ngắn ly kỳ huyền ảo cứ nối tiếpk nhau ra đời, cuối cùng ông có được một tập truyện ngắn lưu danh thiên cổ "Liêu trai chí dị" Lâm ngữ đường với thuyết "Tam bào" Lâm ngữ đường rất tinh thông trà sử, cũng sành thưởng thức trà, ông xếp trà, thuốc là và rượu vào phạm vi văn hoá, quy nạp chúng vào ba đặc tính: giúp ích cho việc xã giao của nhân loại; không đến nỗi đã ăn là no , có thể thưởng thức ở mọi lúc, đồng thời có thể vùa thưởng thức vừa trò truyện, đều là thứ dùng khứu giác để hưởng thụ. Song trong những luận bàn của ông , diệu nhất là thuyết "tam bào" (trà ba nước) , ông nói: "Nói một cách khiêm khắc, trà ở nước thứ hai mới tuyệt. Trà nước thứ nhất tựa như ấu nữ mười hai, mười ba, trà nước thứ hai như nữ lang đương độ mười sáu , trà nước thứ ba thì đã là thiếu phụ rồi". Ví giai nhân với trà như ông quả là bậc thẩm trà hiếm có trên đời. Trần Sơn (ST) Được dinga sửa chữa / chuyển vào 12:31 ngày 04/11/2005
Mình có bao giờ đăng mấy cái này đâu nhỉ??? . Tất nhiên nếu là mình, mình sẽ không dừng lại chỉ sơ sài mấy cái kiến thức cũ rích và nông cạn vậy.