1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trà Vinh - Những điều bạn chưa biết Những khu du lich hấp dẫn

Chủ đề trong 'Du lịch' bởi tranphuongvinh10, 02/09/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranphuongvinh10

    tranphuongvinh10 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Trà Vinh - Những điều bạn chưa biết Những khu du lich hấp dẫn

    Bài 1: Trà Vinh mến yêu của tôi!

    Mỗi lần về quê, hay nghe bài hát Trà Vinh tình đất tình người, trong lòng tôi lại nao nao một nỗi niềm khôn tả.
    Trà Vinh là một tỉnh mà ở đó có ba dân tộc anh em Kinh, Khmer, Hoa sống với nhau thật hiền hòa, một vùng biển mặn, sức sống vươn cao. Nơi đó có những hàng me cổ thụ xum xuê, hàng sao thẳng tấp, ao bà om, nhiều ngôi chùa cổ kính với một kiến trúc vô cùng độc đáo mà khách thập phương đến đây ai cũng mến mộ.

    Trà Vinh quê tôi vẫn còn nét hoang sơ, không khí vô cùng trong lành mà không nơi nào sánh kịp do tốc độ hóa của các khu công nghiệp chưa cao, nhưng nơi đây đang là tiềm năng lớn cho các nhà đầu tư đặc biệt về du lịch sinh thái và thủy sản. Có rất nhiều sinh viên hiện đang theo học các trường đại học ở các thành phố lớn như Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, các sinh viên du học... đây sẽ là một tiềm năng vô cùng to lớn để thúc đẩy kinh tế tỉnh nhà phát triển, nhiều dự án thu hút đầu tư, nhân tài như đề án Mê Kông 100.

    Về lại Trà Vinh sau bao nhiêu năm học đại học tôi cảm thấy ngỡ ngàn khi quê mình đổi mới: đường xá thuận tiện, trường học khang trang, lòng dân phấn khởi, đội ngủ cán bộ được trẻ hóa một cách rõ rệt. Có một lần tôi chợt thốt lên: "Ủa sao ở đây lại có một ngôi trường khang trang thế này?" thằng bạn chở tôi nó cười. Một nụ cười vô tư chứa đựng nhiều hứa hẹn.

    Tuy tỉnh nhà vẫn còn nhiều khó khăn, nhưng lòng dân vẫn rạng ngời sức sống vươn lên. Khi cầu Rạch Miễu xây xong nó sẽ là con đường huyết mạch để Trà Vinh thẳng tiến.



  2. tranphuongvinh10

    tranphuongvinh10 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Bài 2 : Du lịch và thưởng thức những đặc sản biển Ba Động
    Trà Vinh, mảnh đất cuối trời của Tổ quốc, nơi con người hiền hòa sống bám trụ với biển, với rừng. Đến Trà Vinh, khách du lịch sẽ thú vị nhiều thắng cảnh mang một vẻ đẹp rất hoang sơ, thơ mộng. Mấy năm gần đây, biển Ba Động thu hút một lượng du khách đáng kể.
    Khách đến quê biển Ba Động sẽ được người dân nơi đây đón tiếp thật nồng hậu, chân chất, hết lòng. Ở vùng biển này, khách sẽ được thưởng thức những món ăn đặc sản rất lạ lùng, đem lại những cảm giác rất tuyệt vời và không bao giờ quên.
    Con vọp - đặc sản vùng bãi bồi:
    Vọp là một loài động vật hai mảnh giống như con sò, con nghêu...nhưng nó to hơn nhiều và thịt cũng có mùi rất đặc biệt. Vọp sống tập trung ở những bãi bồi ven biển, nơi có lớp đất mềm, dẻo, mát mẻ dưới những bụi cây rậm rạp. Cách bắt vọp rất thủ công nên để có một số lượng lớn là một điều khó khăn. Do đó, giá vọp cũng khá cao, người ta không bán bằng đơn vị ký lô mà bằng chục, một chục mười hai con. Cách chế biến vọp đơn giản nhất là nướng. Từng con vọp được để lên vỉ than hồng, khi vọp bị nóng hả họng ra, bỏ một chút muối tiêu vào và chờ thêm một lúc cho vọp chín vàng. Gắp phần ruột bên trong cho vào miệng nhai từ từ, vị ngọt của thịt vọp tan dần trên đầu lưỡi, càng nhai càng ngọt, càng thèm. Món này nhậu với rượu đế rất bắt, và chỉ nhậu với rượu đế mới ngon.
    Nếu kết hợp được với Xuân Thạnh, một loại danh tửu của đất Trà Vinh thì ?otrên cả tuyệt vời?. Vọp còn có thể kho khô sả ớt, ăn cơm rất ngon. Cách chế biến cũng rất đơn giản nhưng phải đúng cách mới bộc lộ hết cái ngon của nó. Đầu tiên, người ta cho vọp vào nồi nước sôi cho hả họng rồi gắp phần ruột bên trong ra, cho vào nồi kho lại, khi khô nước thì cho sả ớt và một chút mỡ vào. Món này ăn với cơm nóng thì... quên thôi. Vọp còn có thể xào với hẹ, đây là một món nhậu rất ngon, nếu như may mắn góp mặt trong các nhà hàng thì giá cũng rất cao. Cách chế biến cũng giống như những món xào Nam bộ khác nhưng mùi vị rất lạ, vị ngọt của con vọp khác với các loại hải sản và cũng khác xa với sò, nghêu, chem chép... Con vọp như một món quà thiên nhiên ban tặng cho vùng duyên hải này.
    Con chù ụ - món lạ xứ biển:
    Một món ăn lạ khác của xứ biển này là chù ụ. Cái tên thôi nghe đã thấy lạ lùng. Không biết từ khi nào nó có được cái tên này. Chù ụ thuộc họ hàng với cua, còng, ba khía... nhưng hình dáng bên ngoài ù lì hơn và di chuyển cũng chậm chạp. Có nhiều cách chế biến món ăn từ chù ụ. Đơn giản nhất là nướng trên vỉ than, những con chù ụ còn sống được bỏ trên vỉ nướng chín đều hai bề. Sau đó chấm muối ớt ăn. Cách chế biến đơn giản.
    Cứ ngồi với bạn bè trong một buổi chiều bên biển, gió mát rượi, thêm một lít rượu vừa uống vừa tâm sự, vừa ngắm biển thì mê đến nỗi hoàng hôn xuống lúc nào không hay. Chù ụ còn có thể luộc, hoặc sang hơn một chút là hấp bia. Mùi vị cũng rất lạ, nhưng có lẽ những con chù ụ hấp bia chấm muối ớt, hoặc nước mắm chanh chỉ được du khách sang trọng yêu cầu. Nó không được những tay ?ogiang hồ lãng tử? ưa chuộng như món chù ụ nướng. Bên cạnh đó, chù ụ có thể rang me để ăn cơm, nếu bạn mê mùi vị của biển thì đây là món ăn khá lý tưởng cho những gia đình đi du lịch. Có thể mùi vị lạ và ngon của nó sẽ giúp gia đình bạn có được những bữa cơm ngon miệng, ấm cúng, thú vị.Đuôn chà là, món độc mang dấu ấn thời khẩn hoang
    Nghe kể hồi xưa những cư dân đầu tiên đến khai khẩn vùng đất Nam bộ này đã lấy thân cây chà là để cất nhà, lợp bằng lá dừa nước có thể chịu đựng qua mấy mùa mưa. Con đuôn chà là ngày nay được xếp vào loại ?ohàng độc? giống như bò cạp vậy nhưng có lẽ còn hiếm hơn nhiều. Đuôn chà là hiện nay nếu như may mắn hiện diện trong các nhà hàng sang trọng thì giá cả cũng rất đắt.
    Đuôn chà là do một loại bọ có cánh (thường gọi là kiến dương) vùi đẻ trứng vào trong bập chà là và nó lớn lên nhờ ăn củ hủ non của chà là. Qua một thời gian nó sẽ nở thành con ấu trùng còn gọi là nhộng hay đuôn rồi biến thành con kiến dương và bay ra. Người ta khai thác khi chúng còn ở giai đoạn nhộng.
    Trong một bụi có chừng một chục bập chà là có đuôn thì mới đốn, để không phí công dọn gai của bụi chà là. Khi đốn cũng phải ?ocanh?, nếu không có thể chặt đứt con đuôn ra làm hai (mỗi bập chỉ có một con đuôn nằm ngay giữa phần củ hủ). Chặt làm sao để giữ nguyên vẹn bập chà là có con đuôn trong đó, đem về có thể để vài ngày rồi ăn cũng được.
    Người khai thác róc sạch bẹ và gai, chỉ giữ lại một ít đọt để cột những bập chà là lại với nhau thành một bó, chặt một nhánh cây xỏ vào hai bó gánh về. Đuôn chà là có thể chế biến được nhiều món ăn hấp dẫn. Dân đi rừng có một cách ăn đuôn rất lạ lùng mà không phải ai cũng có can đảm - đó là ăn sống. Những buổi trưa nắng cháy, khi những người đi rừng đã uống hết bình nước mang theo, khi xung quanh chỉ toàn là nước biển mặn đắng. Người ta cứ để nguyên con đuôn đang sống nhăn như vậy vào miệng và nhai rau ráu. Thân con đuôn có nhiều nước và mùi vị béo béo làm cho người ăn vơi đi cơn khát cháy cổ.
    Nhưng cách ăn này chỉ dành riêng cho cư dân ?obản địa? mà thôi. Còn du khách nếu đủ bản lĩnh thì xin mời thử một lần. Cách chế biến đơn giản và nhanh nhất là lấy một chiếc que nhỏ lụi xuyên qua thân con đuôn rồi nướng trên than hồng. Chỉ độ hai, ba phút ta sẽ ngửi được một mùi thơm phức, khen khét kích thích vô cùng. Đem con đuôn vàng cháy ra, cầm nguyên cái que mà ăn từ từ, vị ngọt của con đuôn tan dần trên đầu lưỡi. Một món ăn độc đáo khác được chế biến từ con đuôn chà là nữa là đuôn chiên bột. Đây là một món nhậu cực kỳ ?obắt?, ai ăn một lần đều rất khó quên mùi vị là lạ, beo béo, ngon một cách khó tả.
    Cách chế biến tương đối đơn giản nhưng cũng phải cần có sự khéo léo, am hiểu ẩm thực. Chế biến làm sao mà người ăn thấy hết được cái ngon, cái hoang dã của món ăn này mới đạt yêu cầu. Đầu tiên, bột gạo được trộn đều lên, khuấy một ít nước vào cho bột sền sệt, để vào một ít bột nghệ cho có màu vàng. Những con đuôn được lấy ra từ những bập chà là ra, còn sống nhăn, cứ để cho chúng bò lổn ngổn trong thau bột cho bột dính đầy mình mẩy. Bắt chảo dầu lên bếp cho thiệt nóng, sau đó gắp từng con bỏ vào chiên. Để lửa liu riu cho đuôn chín từ từ, nếu lửa lớn quá thì đuôn mau khét ăn không ngon.
    Chờ cho đuôn vàng đều thì gắp ra dĩa, trên dĩa chất đầy một số loại rau rừng. Món này đặc biệt ăn với rau rừng như lá cách, lá nhàu, lá chùm ruột, lá bằng lăng, lá cóc kèn... mới ngon, mới bộc lộ hết tính hoang dã độc đáo của ẩm thực Nam Bộ. Một chén nước mắm chanh rất chua, một dĩa đuôn chiên bột, một mớ rau rừng và một lít rượu ?oxây chừng? sẽ làm ấm lòng người bạn xa xứ trong những chiều cuối năm, bấc về lành lạnh. Trong quá trình đô thị hóa diễn ra với tốc độ chóng mặt như hiện nay, những đám rừng chà là ở nơi xa xôi hẻo lánh cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
    Những cây chà là cũng ít còn đất sống, hiện nay muốn ăn đuôn chà là cũng rất khó khăn. Nếu ai đó có một lần đến với Trà Vinh, mảnh đất cuối trời miền Tây, hãy cố gắng một lần đến với biển Ba Động để nhìn ngắm vẻ đẹp hoang sơ đến nao lòng và hãy thưởng thức một lần những món ăn độc đáo này. Biết đâu một thời gian nữa chúng ta sẽ không còn cơ hội nếu như những cánh rừng chà là và những con chù ụ, con vọp sẽ bị tuyệt chủng trước sự hủy diệt tàn bạo của con người. (Theo Báo Cần Thơ)
  3. tranphuongvinh10

    tranphuongvinh10 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Bài 3 : Du Lịch Qua Cầu Kè
    Từ xa xưa, cùng với Đại Ngãi (Sóc Trăng) và Trà Ôn, Cầu Kè (Trà Vinh) nổi tiếng khắp miền Tây Nam bộ với con cá cháy. Nhưng khi chúng trở thành "bóng chim tăm cá" thì địa danh này mất hút trong tâm trí những thế hệ sau. Lợi thế con cá cháy không còn, cộng với giao thông không thuận, Cầu Kè như chìm trong lớp bụi thời gian, "trữ lượng" du lịch của nó giảm và "vàng còn trong quặng".
    Bây giờ, đến thị trấn Cầu Kè, bạn có thể theo đường thủy, từ thành phố Cần Thơ. Con đường bộ thì đi bằng ba ngã: Trà Vinh xuống, Trà Ôn qua và Cầu Vĩ tới. Đường nào cũng được trải nhựa phẳng phiu, uốn lượn qua những cánh đồng lúa, vườn cây ăn trái "nguyên sinh". Đến Cầu Kè vào dịp tháng bảy âm lịch, bạn sẽ tham dự Vu lan thắng hội tổ chức ở cả bốn chùa ông Bổn: chùa Giữa (Vạn Ứng Phong cung) trong các ngày 8, 9, 10; chùa Cây Xanh (Niên Phong cung) trong 2 ngày 15, 16; chùa Giồng Lớn (Minh Đức cung) ngày 19, 20 và sau cùng là chùa Chợ (Vạn Niên Phong cung) từ 25 đến 28. Lễ hội Vu Lan ở các chùa đều vui, nhưng rôm rả và đậm đà bản sắc dân tộc Triều Châu (Hòa) hơn hết là ở chùa Chợ (Vạn Niên Phong cung). Ở Cầu Kè, bạn có thể đi thăm các ngôi chùa Khmer hàng trăm tuổi. Như chùa Ô Mịch đang được Bảo tàng tỉnh Trà Vinh đề nghị là di tích lịch sử văn hóa. Còn chùa Tà Kháo (Giồng Lớn) hiện có tấm bảng đá có từ ngàn năm, cùng một pho tượng bằng đất sét cũng chừng ấy tuổi. Xứ này còn một giá trị nghệ thuật độc đáo ở mộ ông Hàm Huỳnh Kỳ, cách thị trấn Cầu Kè khoảng 4 km bên quốc lộ 54 về phía Hựu Thành (Vĩnh Long). Mộ nằm trên gò đất cao khỏi đầu người, được bao bọc bằng những tán xoài rậm rạp. Trong khuôn viên có một hồ nước trong xanh. Hai bên đường dẫn vào nhà mồ là hai hàng trụ đèn ***g thẳng tắp như hàng lính chào...
    Rời mộ ông Hàm, bạn sẽ đến khu tưởng niệm Nguyễn Thị Út (Út Tịch, "Người mẹ cầm súng" nổi tiếng của nhà văn Nguyễn Thi). Văn hóa kháng chiến ở Cầu Kè còn có Bác Sa Ma, nơi nổi tiếng trận đánh Pháp trong bài ca "Tiểu đoàn 307".
    Trong tương lai, tour du lịch sinh thái cồn Tân Quy 2, xã An Phú Tân nằm giữa sông Hậu sẽ được hình thành. Đêm đêm, bạn vừa thư thả hưởng ngọn gió ***g lộng của sông Hậu còn thích thú nhìn những bầy đom đóm nhấp nháy trên các tán bần như những cây hoa đăng trong các đại tiệc. Tại đây, bạn sẽ được ăn đặc sản khu vực: cá dảnh, tôm càng xanh, cả điêu hồng, cá bông lau... bên cạnh việc thưởng thức những trái cây ngon ngọt nhiệt đới: chôm chôm, nhãn, sầu riêng, đặc biệt là măng cụt lưu niên. Cồn cũng là nơi tỉnh Trà Vinh chọn làm du lịch sinh thái, mà điểm chính được chủ tịch huyện Phan Hoàng Thọ "chấm" là nhà ông Út Nhiêu. Ở đây khách sẽ được ngủ trên chõng tre lên nước bóng ngời, được tham gia những buổi tát đìa, cắm câu, giỡ chà,... Hiện nay mỗi cuối tuần, nơi này đón tiếp nhiều bạn trẻ đến vui chơi, đặc biệt ngày mồng 5 tháng 5 âm lịch, khách ở tận Cầu Ngang cũng đổ về đây rất đông.
    Đến Cầu Kè, bạn sẽ có dịp tham quan các con giống, nơi ngụ cư của những người Khmer. Các cuộc dâng bông, lễ hội hầu như diễn ra suốt năm. Múa nếp mỗi, tiếng chảo rang nếp cũng như tiếng chày giã cốm dẹp làm du khách nhớ mãi. Nhưng thú vị nhất là xem họ thả đèn gió. Những ngọn đèn sáng lơ lửng trôi trên không trung thật kỳ ảo và quyến rũ như sức quyến rũ của món ăn của họ: bún nước lèo, vừa ngon, vừa hợp vệ sinh. Miếng ngon ở Cầu Kè còn có trái quách, trái viết, dứa sáp, khoai lang Cây Xanh, xim-lo măng bình bát dây, canh lành canh, chuối tá quạ....
    Đến nay du lịch Cầu Kè còn nằm trong dự án, nếu trở thành hiện thực đó là bước khai quật mỏ vàng du lịch phong phú của xứ sở con cá cháy. Cầu Kè sẽ trở lại phục vụ du khách bốn phương để làm sáng lên sắc vàng tiềm ẩn bấy lâu.
  4. tranphuongvinh10

    tranphuongvinh10 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Bài 4 : Bún nước lèo Trà Vinh
    [​IMG]
    Có thể nói cùng với Sóc Trăng, Trà Vinh là một trong hai "kinh đô" của bún nước lèo - một loại thức ăn đậm đà bản sắc của cộng đồng người dân tộc Khmer ở đồng bằng sông Cửu Long.
    Chỉ gói gọn một tô vậy mà thực khách sẽ được thưởng thức từ vị ngọt mặn thấm trong từng sợi bún trắng tinh, mềm mại cùng với những miếng thịt cá lóc, lại còn nhẩn nha nhai từng miếng bánh giá (bánh cống) giòn rụm nữa chứ.
    Là một món ăn dân dã được dùng lót lòng trong những buổi sáng của những người lam lũ với ruộng đồng, nên bản thân bún nước lèo là thứ quà giản dị, chân phương. Nó được bày bán bên vệ đường với đôi gánh, một đầu để cái trã (nồi đất) lớn chứa nước lèo ủ nóng bằng trấu; đầu gióng còn lại đựng xề bún, tô, đũa, giấm, muối ớt, rổ rau ghém... Khách đến, người bán xé rời từng cọng bún cho vào tô, rải rau ghém lên trên, chan mấy vá nước lèo nóng hổi, rồi gài đôi đũa gọn gàng vào mép tô, nặn chanh (hoặc chan giấm), gắp miếng muối ớt (không dùng nước mắm vì sẽ khiến tô bún bị "chua") cho vào tô, trộn đều trước khi ăn. Dù chỉ có thịt cá lóc rỉa, thịt heo quay vàng ruộm, bánh giá nóng giòn, vài miếng huyết heo nhưng món ăn đơn giản ấy mới thiệt là ngon khiến khách ăn xong một tô còn thòm thèm muốn ăn thêm tô nữa, vì bao nhiêu tinh túy của cá lóc đã thấm vào từng sợi bún, hòa tan trong nước lèo.
    Nhưng tô bún dân dã lại có nguyên tắc của nó khi bún phải được làm từ loại gạo lúa mùa dai và ngọt; rau ghém phải đủ giá sống, bắp chuối và hẹ. Hẹ là những cọng ốm nhỏ nhưng giòn và ngọt nồng, gọi là hẹ hương. Giá sống dù không to cọng nhưng có vị lạt hậu ngọt. Bắp chuối sử dụng cả lớp vỏ đỏ bên ngoài chung với lõi, không ngâm trong phèn hoặc hàn the. Tất cả đều được trồng theo phương pháp truyền thống, không bón phân hóa học, nghĩa là phục vụ khách ăn những loại rau sạch. Nhưng trên hết, để tô bún đạt yêu cầu cần phải có nước lèo và cá lóc. Nước lèo được nấu bằng mắm prò-hốc, cho vị mặn nồng nàn, thơm lựng mũi. Khi mắm đã rã hết trong nồi nước sôi được hớt bọt nhiều lần, người ta mới cho thịt cá lóc nghiền nhỏ, ướp với sả ớt cùng các loại gia vị khác vào nồi. Đơn giản nhưng nếu đã ăn nhiều lần, đã là người sành ăn rồi, bạn mới thấy bún nước lèo Trà Vinh quả là "danh bất hư truyền". Để có những tô bún ấy, ngoài những phum, sóc xa xôi, bạn cũng có thể tìm thấy trong một "sạp" bên trái chợ Trà Vinh cũng được bán với giá rẻ bất ngờ: 2.000 đồng/tô.
  5. tranphuongvinh10

    tranphuongvinh10 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Á quên còn nữa chứ
    Vọp nướng Trà Vinh
    [​IMG]
    Con vọp - động vật nhuyễn thể hai mảnh giống con sò, con nghêu? nhưng to hơn nhiều và thịt cũng có mùi lạ, đặc biệt. Chế biến đơn giản nhất là nướng. Từng con đưa lên vỉ than hồng, khi vọp nóng hả họng ra, bỏ một chút muối tiêu vào chờ cho vọp chín vàng là ngon.
    Gắp phần ruột bên trong nhai từ từ, vị ngọt thịt vọp tan dần trên đầu lưỡi, càng nhai càng ngọt, càng thèm. Món này nhậu với rượu đế thật bắt, và chỉ với rượu đế mới ngon, mới thấu hết cái hay cái cộng hưởng của ẩm thực Nam bộ.
    Con vọp còn có thể kho khô sả ớt, ăn cơm nóng khá đậm đà. Cách chế biến cũng đơn giản nhưng phải đúng cách mới bộc lộ hết cái ngon của nó. Đầu tiên, cho vọp vào nồi nước sôi, vọp hả họng, gắp lấy phần ruột bên trong ra, cho vào nồi kho, khi rặt nước thì cho sả ớt và một chút mỡ vào. Thật trên cả tuyệt vời.
    Con vọp còn có thể xào với hẹ, đây cũng là một món lai rai, nếu như "may mắn" gặp trong các nhà hàng thì giá cũng lên cao. Cách chế biến không cầu kỳ gì lắm nhưng mùi vị đặc lạ, vị ngọt của vọp khác với các loại hải sản và cũng khác với sò, nghêu, chem chép?
    (Theo Sài Gòn Tiếp Thị)
    Bánh ống Trà Vinh
    [​IMG]
    Nói đến Trà Vinh, có người nghĩ ngay đến bún nước lèo. Người ta còn nghĩ đến Trà Vinh khi nhắc đến trái quách - một loại trái cây tuy có vẻ thô nhám nhưng khi pha với đường và nước đá sẽ trở thành thứ nước giải khát khá tuyệt vời. Nhưng nói đến Trà Vinh ít người biết đến thứ quà ?ochân quê? có tên là bánh ống.
    Trong tâm tưởng nhiều người vẫn nhớ cái gánh bánh ống của bà dì ngồi bán ở lề đường phố chợ những ngày còn thơ ấu. Gian hàng ấy chỉ là một cái gánh, một bên có chiếc nồi đất mà nắp nồi là một miếng gỗ tròn bên trên ?omọc? hai cái ống bằng trúc đường kính cỡ đồng xu, dài khoảng một gang tay.
    Dì vốc một nắm bột gạo trong lòng bàn tay, mấy ngón bàn tay kia vén khéo khều cho bột lọt gọn vào lòng ống, ở giữa có cái que tre lú lên. Rồi dì đậy nắp lại bằng một đồng xu (hoặc một miếng thiếc) có soi lỗ để ghim vào que tre.
    Khói bếp bay tản mạn quanh cái gánh bánh của dì và hơi nước trong chiếc nồi đất bốc lên một mùi thơm đến khó cầm lòng! Chẳng mấy chốc bánh chín, dì lấy đồng xu ra, kéo nhẹ chiếc que, cả chiếc bánh ra theo, đặt nằm hờ trên tấm lá chuối cầm sẵn ở tay kia.
    Khẽ bóp tấm lá chuối giữ bánh lại trong lòng bàn tay, tay kia dì kéo đầu dưới chiếc que rời khỏi thân bánh thật nhanh. Thế là chiếc bánh tròn dài, trắng tinh như bông bưởi, nằm bật nổi trên nền lá chuối xanh màu ngọc thạch, gợi thèm. Cắn nhẹ một miếng, cảm giác chiếc bánh xốp như chiếc bánh bò bông tan dần trên đầu lưỡi.
    Ăn bánh ống phải ăn nóng mới thưởng thức hết hương vị của nó. Mùi thơm của nước cốt dừa beo béo hòa trong vị ngọt không thể thiếu của đường cát trắng từ từ thẩm thấu trong vòm miệng. Ăn một cái chưa thỏa, phải ăn thêm vài ba cái nữa.
    Giá cả chẳng là bao vì bánh ống là loại bánh dân dã. Qua thời gian, chiếc bánh nhỏ xinh ngày xưa nay đã thay hình đổi dạng: có đường kính to gấp đôi, lại có màu xanh lá dứa.
    Chưa hết, nay người ta còn chấm bánh ống với muối mè để tăng thêm hương vị. Ăn cũng ngon nhưng ngán vì chiếc bánh quá to và mất đi mùi vị nguyên thủy của nó. Những khi có dịp đến Trà Vinh, bạn nên ?otranh thủ? tìm gánh bánh ống mà ăn cho biết.
  6. tranphuongvinh10

    tranphuongvinh10 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Bài 5 : Hoa trái ngon Cầu Kè
    Huyện Cầu Kè (Trà Vinh) một vùng cây trái tốt tươi, đặc biệt có những trái cây như dừa sáp, chuối tá quạ, trái quách? những món ngon đặc sản không nơi nào có được
    [​IMG]
    Dừa sáp, loại dừa trong lòng trái không có nước và cũng không có cơm giòn như dừa bình thường. Cơm dừa sáp rất dày choán hết phần ruột bên trong, nước sền sệt màu trắng đục, mềm và rất dẻo như bột quánh lại.
    Có nhiều thực khách thưởng thức dừa sáp theo kiểu phong trần, bổ đôi trái ra, cắt miếng vỏ cứng của trái làm ?omuỗng? mà xúc, nhai ngấu nghiến, vừa dẻo vừa béo, múc muỗng này đến muỗng khác mà thưởng hết cái hương đặc trưng đến phát ghiền. Tìm cảm giác lạ miệng hơn, cơm dừa nạo xong cho vào máy quay sinh tố, có sữa, có đường, có nước đá, hương ly sinh tố dừa sáp vừa béo, bùi, thơm, ngọt và mát lạnh tạo nên vị lạ.
    Chuối tá quạ có người còn gọi chuối... tá hoả (trái chuối bự thấy mà tá hoả). Buồng chuối chỉ cho một hay hai nải, trái lớn bằng cổ tay, dài 30-40cm. Chuối tá quạ ngon nhất là luộc chín. Buồng chuối thật già, cắt từng trái, lấy dây quấn chung quanh như đòn bánh tét, vỏ không nứt, nước không thấm vào làm nhão và mất ngọt. Khi nước thật sôi, cho chút muối vào rồi luộc chuối. Chuối nấu chín cắt ra từng khoanh để ăn, chất bột của chuối vừa dẻo vừa bùi lại ngọt thanh, dư vị trái chuối cứ quấn quít mãi đầu lưỡi. Ngoài ra, chuối tá quạ còn được đầu bếp dành cho nó vị trí trong món ?oChao vịt?.
    [​IMG]
    Trái quách không cần leo lên bẻ trái, nó tự rụng khi đã chín. Quách chín tạo mùi hương hấp dẫn. Quách càng chín trái càng cho mùi thơm. Trái quách dùng làm thức uống thật tuyệt. Để trái quách 5-7 ngày làn da bên ngoài đổi màu bạc trắng, bổ đôi trái ra, ruột có màu thẫm, múc cho vào ly, cho sữa, đường, nước đá bào. Từ từ thưởng thức hương vị độc đáo trái quách chín rụng của vùng đất trồng.
    (Theo Sài Gòn Tiếp Thị)[​IMG]
  7. thanhlongt87

    thanhlongt87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/08/2007
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Mình mới đến Trà Vinh hồi giữa tháng 7 nhưng chỉ dừng chân tại thị xã thôi, chưa đi đâu nhiều cả. Mình chưa kịp đến chơi bãi biển Ba Động . Dù ở lại không lâu nhưng cũng kịp thăm ao Bà Om (1 trong những thắng cảnh có tiếng nhất ở Trà Vinh) và thưởng thức món bún nước lèo. Nói chung thì món bún nước lèo có vị gần giống bún mắm thôi, chỉ có điều có kèm theo bánh cống và... thịt heo quay nữa.
  8. tiengiangquetui

    tiengiangquetui Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/10/2006
    Bài viết:
    1.163
    Đã được thích:
    0
    2 năm trước mình có đến thị xã TV. Nơi đây đúng là thành phố cây xanh, mình để ý thấy dường như cây nhiều hơn người, dân thị xã ko thích gọi tên đường bằng tên 1 loại cây đặc trưng trên đường đó hoặc là tên riêng.. Mình đc "thổ địa" làm HDv nên biết và ăn nhiều món lạ như: cà fê đậy xanh ( ko nhớ rỏ tên lắm ), bún nước lèo...tham quan và nghe sự tích ao Bà Ôm, thắp nhan đền thờ Bác ( nơi mà học sinh kết nạp đoàn )....tuy ở tx Tv 2 ngày nhưng những kỷ niệm luôn ở trong tim mình, từ thiên nhiên đến con người.
    chắc chắn mình sẽ trở lại
  9. tranphuongvinh10

    tranphuongvinh10 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    À nếu bạn chỉ đến thì xã không thì hơi tiếc đó...bạn sẽ không biết được nhiều về vùng quê như thế nào, .....Không thể thưởng thức những vườn trái cây, không được tắm biển và thưởng thức những món hải sản ngon tuyệt.......Còn về sự tích về Ao Bà Ôm rất thú vị nhưng bạn đến đó vào diệp bình thương thì không có gì đặc biệt lắm...Nếu bạn đến với Ao Bà Ôm vào những lễ tục sẽ rất đông vui và có nhiều trò chơi nhâ gian lý thú lắm ....
    Đặc biệt là vào dịp Okbombok Festival
    [​IMG]
    [​IMG]
  10. tranphuongvinh10

    tranphuongvinh10 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Bài 6 : Đất cuối dòng Mê Công
    Nằm giữa sông Tiền và sông Hậu, cuối hạ lưu sông Mê Công giáp biển Đông, Trà Vinh là một tỉnh đồng bằng ven biển có ba dân tộc anh em Kinh, Hoa và Khmer sinh sống, là mảnh đất giồng hình thành từ phù sa.
    Trà Vinh nổi bật lên nét đặc sắc trước mắt du khách với sự hiện diện phổ biến khắp nơi của những kiến trúc đặc sắc của văn hóa Khmer thông qua nhiều ngôi chùa cổ uy nghi sừng sững, giữa những hàng cây sao, dầu thâm u, rợp mát. Khách du lịch thường tìm đến chùa Nôdol ở xã Đại An, huyện Trà Cú, cách thị xã Trà Vinh 40km về phía Nam để ngắm nhìn đàn chim cò (cò trắng, cò đầu đỏ, cò mỏ vàng, cò mỏ đen, cò quắm, cò đầu vàng, cồng cộc...) trên tàn sao dầu cao vút trồng quanh chùa. Vì thế, chùa còn có tên là chùa Cò. Một ngôi chùa cổ kính cũng được nhiều khách tham quan là chùa Âng (Ang Korrette Pali), ở phường 8, thị xã Trà Vinh. Chùa có kiến trúc đẹp, hài hòa giữa một không gian u tịch và thơ mộng, lại nằm kề bên ao Bà Om nổi tiếng nên thu hút nhiều du khách.
    Như nhiều nơi ở Đồng bằng sông Cửu Long, đồng bào Khmer Trà Vinh hàng năm có khá nhiều lễ hội. Tiêu biểu là: Chôl Chnam Thmây (tết mừng năm mới) tổ chức vào giữa tháng 4 dương lịch. Dolta (cúng ông bà), là lễ lớn nhất được tổ chức trong ba ngày từ 29-8 đến 1-9 âm lịch. Lễ hội Cúng trăng (Oóc om bok) diễn ra vào giữa tháng 10 âm lịch, nhằm tưởng nhớ thần Mặt trăng đã điều tiết cho mưa thuận gió hòa, giúp nhân dân trúng mùa, bội thu. Trong dịp lễ cúng trăng, thường có những cuộc thi đua ghe ngo rất hấp dẫn trên sông Long Bình và thả đèn gió rất thơ mộng ở ao Bà Om. Khi xây dựng những công trình công cộng trong phum, sóc như chùa chiền, cầu đường, trường học, người ta tổ chức lễ dâng bông để quyên góp tiền.
    Trà Vinh còn có một di tích lịch sử rất nổi tiếng, đã có nhiều nhà lãnh đạo Đảng, Nhà nước và các đoàn khách trong ngoài nước đến viếng và tham quan - đó là di tích đền thờ Bác Hồ, xã Long Đức, cách trung tâm thị xã Trà Vinh 5km về phía bắc. Năm 1970, sau khi Bác Hồ đi xa, quân dân Trà Vinh đã xây dựng đền thờ để biểu thị lòng tưởng nhớ Người không nguôi. Ngôi đền chỉ cách đồn địch gần nhất có 300m, do vậy việc đưa nguyên vật liệu qua mắt kẻ thù để xây dựng và giữ được là một kỳ tích. Kỳ tích hơn nữa, dù đơn sơ bằng tre lá nhưng đền là một pháo đài niềm tin trong những năm tháng chiến tranh, bọn giặc nhiều lần càn quét đều gặp thất bại. Sau ngày độc lập thống nhất nước nhà, đền đã được trùng tu, tôn tạo với các hạng mục như: cổng chào, nhà dừng chân, đền thờ Bác và vỏ bao che, nhà truyền thống, đài tưởng niệm được xây dựng đẹp, hài hòa, trang trọng. Đặc biệt ngôi đền được phục chế theo nguyên trạng, bên ngoài có nhà bao che tạo dáng một đóa sen nằm nép mình trong bóng mát của rặng tre đu đưa êm ả.
    Ao Bà Om là một danh thắng nổi tiếng của Trà Vinh. Ao hình vuông, rộng gần 2ha, không biết có tự bao giờ. Quanh ao, trên giồng đất cao như đồi, là sao dầu cổ thụ - những cây có nguồn gốc từ rừng đại ngàn. Mặt nước ao xanh biêng biếc, sen súng khoe những bông hoa thắm đượm, in bóng những hàng cây. Ao Bà Om là điểm tham quan, du lịch thơ mộng và trữ tình, thu hút rất nhiều du khách gần xa.
    Trà Vinh, đêm có những nét rất riêng. Giữa lòng thị xã bạn sẽ có cảm nhận thư thái khi đi dưới bóng những cây cổ thụ lưu niên. Một vài đường phố của Trà Vinh còn có hoa sữa tỏa hương thơm quyến rũ. Trà Vinh còn là nơi có những món ẩm thực rất đặc sắc, đậm đà bản sắc văn hóa của các dân tộc như bánh canh Bến Có, bún nước lèo ăn với thịt quay, chả giò, lẩu dụm bò, dừa sáp và ?oxá bấu? Cầu Kè, măng cụt cù lao Tân Qui... Bún nước lèo là món nổi tiếng của Trà Vinh. Bún ngon nhờ mắm làm bằng cá biển và sợi bún bằng gạo lúa mùa. Nếu muốn thức ngon này phong phú hơn, bạn nên ăn ?odặm? thêm chả giò, bánh vá (bánh cống). Tại thị xã Trà Vinh bún nước lèo Hương Trà được nhiều người ưa thích. Cũng như vậy, cà ri nị là món có mặt tại đường Số Hai (Trần Quốc Tuấn) thị xã Trà Vinh từ hơn nửa thế kỷ nay. Hiện tại, trên con đường này có ba quán bán món ?oquốc hồn quốc tuy? Ấn Độ này, thu hút nhiều khách sành ăn. Quán lề đường trước cửa Thánh đường Hồi giáo Mosque tuy sập sệ nhưng có ?ođộc chiêu?. Ở đây chỉ bán cà ri dê. Dê là con vật có mùi hôi, phải khử. Nhưng khử sao mà vẫn còn thoang thoảng mùi đặc trưng của nó mới ?oăn tiền?. Để có món ngon độc đáo này, không ai cạnh tranh được, chủ quán phải ?onhập? bột cà ri từ Ấn Độ. Phần gừng, tiêu, ớt... với phương pháp bí truyền, chủ quán đã làm cho chúng trở thành những gia vị không phải ai cũng làm được. Ngoài cái ngon độc đáo của nước cà ri, của những miếng thịt dê mềm ngọt, cay nồng, bạn sẽ thích thú khi được ăn kèm với dưa chua có lẽ ở đây mới có. Những trái dưa chuột nhỏ cỡ ngón tay út, những trái đậu bắp cắt đôi, còn giữ màu xanh cố hữu đượm màu vàng cà ri. Cắn một miếng, vị chua giòn của chúng như làm tăng thêm cái ngon của những miếng thịt dê.
    Ở Cầu Kè, vào dịp tháng bảy âm lịch, bạn sẽ được tham dự Vu lan thắng hội tổ chức ở cả bốn chùa ông Bổn: Chùa Giữa (Vạn Ứng phong cung) trong các ngày 8, 9, 10; chùa Cây Xanh (Niên phong cung) trong 2 ngày 15, 16; chùa Giồng Lớn (Minh Đức cung) ngày 19, 20 và sau cùng là chùa Chợ (Vạn Niên phong cung) từ 25 đến 28. Lễ hội Vu lan diễn ra ở các chùa đều vui nhưng rôm rả và đậm tình đoàn kết Kinh - Hoa - Khmer, thu hút hàng vạn lượt người từ nhiều nơi đến tham dự...
    Về Trà Vinh, cũng nên đến Ba Động du lịch và nghỉ dưỡng. Bạn sẽ cảm thấy thoải mái nhân mùa biển trong xanh, cát trắng tinh, không khí trong lành. Bạn bè cùng nhau đốt lửa trại, ca hát sum vầy trong tiếng sóng biển ầm ào mùa gió chướng rồi nhâm nhi các đặc sản biển tươi sống như: nghêu, cua biển, sò huyết, chù ụ rang me... Nếu có điều kiện, bạn nên đi săn con chù ụ (giống như con ba khía nhưng có màu đỏ) với những ngư dân trong rừng đước Long Khánh để sống lại thời hoang sơ giữa rừng già mênh mông bí hiểm.
    Lễ hội nghinh ông Nam Hải ở Mỹ Long, huyện Cầu Ngang, hàng năm được tổ chức long trọng tại miếu Bà Chúa Xứ trong suốt ba ngày. Với nghi lễ rất trang trọng, người ta tiến hành lễ rước Bà Chúa Xứ, rước Cậu, Nghinh Ông, lễ tế Thần nông, chánh tế, lễ nghinh ngũ phương đi bộ vòng quanh thị trấn... Những lễ hội trên nhằm mục đích cầu an, cầu mùa màng tươi tốt, bội thu, lôi cuốn được nhiều người tham dự. Hàng năm có hàng chục ngàn khách xa đến viếng, làm cho lễ hội thêm tưng bừng, náo nhiệt .

Chia sẻ trang này