1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

trạm chuyển đổi Back to Back là thế nào hả các bác ?

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi duongquangvinh, 17/04/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. duongquangvinh

    duongquangvinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/03/2005
    Bài viết:
    511
    Đã được thích:
    1
    trạm chuyển đổi Back to Back là thế nào hả các bác ?

    Phát huy hiệu quả liên kết lưới điện 220kVgiữa Việt Nam và Trung Quốc (15/03/2007)


    Trong hai năm qua, nhờ việc liên kết lưới điện 110kV giữa Việt Nam và Trung Quốc đã góp phần giải quyết nhu cầu điện ngày càng tăng tại Việt Nam, đặc biệt tại khu vực phía Bắc. Sau những thành công của nối lưới điện 110kV giữa Việt Nam và Trung Quốc, hai bên đang bắt đầu triển khai liên kết lưới điện 220 kV bên cạnh các liên kết 110kV sẵn có.



    Để đáp ứng nhu cầu điện trong nước, trong hai năm 2006-2007 theo thoả thuận với Trung Quốc, Việt Nam mua của Vân Nam (Trung Quốc) 450MW bằng cấp điện áp 220kV theo hai hướng Hồng Hà- Lào Cai và Mã Quan- Hà Giang. Riêng hướng thứ nhất Hồng Hà- Lào Cai đã được đóng điện vào ngày 26 /9/2006. Theo dự kiến sẽ khoảng 250-300MW được mua từ hướng này và sản lượng điện năng dự kiến nhập khoảng 1,1 tỷ kWh/năm. Khi thực hiện theo phương án đấu nối lưới này, lưới điện của các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ và một phần tỉnh Vĩnh Phúc sẽ phải tách ra khỏi hệ thống điện Việt Nam và nối đồng bộ với hệ thống điện của Trung Quốc. Còn hướng thứ hai qua Hà Giang, điện sẽ được nhập từ Trung Quốc từ TBA Mengzi qua TBA 220kV Mã Quan(Trung Quốc) qua trạm cắt 220kV Hà Giang về trạm 220kV Thái Nguyên với tổng chiều dài khoảng 456km. Công trình dự kiến đóng điện vào tháng 4/2007, công suất nhập khoảng 200MW với sản lượng điện khoảng 1 tỷ kWh. Theo phương án đấu nối này, lưới điện tỉnh Thái Nguyên sẽ phải tách ra khỏi hệ thống điện Việt Nam và nối đồng bộ với hệ thống điện của Trung Quốc, đáp ứng thời gian mua điện không dưới 10 năm.



    Trong liên kết lưới điện 220kV Việt Nam- Trung Quốc điện năng được truyền tải theo một hướng từ hệ thống điện Trung Quốc đến hệ thống điện Việt Nam, tức là Việt Nam chỉ nhận điện từ Trung Quốc mà không truyền tải công suất theo chiều ngược lại. Theo ông Nguyễn Văn Phúc- Phó Viện trưởng Viện Năng lượng, trong giai đoạn đầu do các hạn chế về điều kiện kỹ thuật, các phương án mua điện bằng cấp điện áp 220kV được triển khai thì lưới điện của một số tỉnh phía Bắc và Tây Bắc Bộ sẽ phải tách ra khỏi lưới điện Việt Nam và nối đồng bộ với lưới điện của Trung Quốc. Điều này sẽ gây khó khăn cho công tác điều độ vận hành, bất cứ dao động lớn trên một hệ thống nào cũng có thể gây ảnh hưởng đối với hệ thống còn lại. Về lâu dài việc vận hành tách lưới cũng gây khó khăn cho công tác điều độ vận hành. Mặt khác tại các khu vực này dự kiến sẽ có một số nhà máy thuỷ điện vừa và nhỏ nên việc đấu nối các nhà máy này vào hệ thống điện sẽ gặp nhiều khó khăn khi lưới điện của khu vực này lại vận hành đồng bộ với lưới điện của Trung Quốc.



    Từ cuối năm 2005 Tổng Công ty Điện lực Việt Nam đã tổ chức thi công đường dây 220kV mạch kép Yên Bái- Lào Cai- Hà Khẩu, trạm 220kV Lào Cai, mở rộng Trạm biến áp 220kV Yên Bái, Việt Trì nối vào lưới điện phía Nam Trung Quốc góp phần vào việc cấp điện cho nhiều tỉnh khu vực phía Tây bắc. Đây là đường dây 220kV quốc tế đầu tiên của EVN nên đường dây này mang ý nghĩa chính trị to lớn và Công ty Truyền tải Điện 1 (TTĐ1) là đơn vị trực tiếp tham gia tư vấn giám sát công trình với yêu cầu chất lượng cao nhất và đảm bảo tiến độ. Sau 10 tháng thực hiện ngày 26/9/2006 đường dây 220kV qua hướng Lào Cai đã đóng điện và cho đến nay sau hơn hai tháng lưới điện vận hành ổn định. Tuy nhiên, để đảm bảo vận hành ổn định liên tục, TTĐ1 cũng gặp không ít khó khăn trong công tác kiểm tra, sửa chữa và xử lý sự cố do đường dây đi qua vùng có địa hình phức tạp, có mật độ sét lớn. Bên cạnh đó do tuyến đường dây trải dài nên mọi sự dao động thay đổi cũng gây ảnh hưởng lớn đến sự vận hành an toàn liên tục...



    Để khắc phục những khó khăn trên, EVN đã giao cho Viện Năng lượng nghiên cứu để hoà không đồng bộ hệ thống điện Việt Nam và Trung Quốc thông qua trạm biến đổi 220kV Back to Back tại 2 điểm Lào Cai và Hà Giang. Theo đó trong giai đoạn sau năm 2009 sẽ có hai phương án đấu nối chính. Phương án 1 là xây dựng trạm chuyển đổi Back to Back khu vực nhận điện nối vào hệ thống điện Việt Nam. Hệ thống điện Việt Nam được hoà không đồng bộ với hệ thống điện Trung Quốc. Phương án 2 là tách lưới khu vực nhận điện từ Trung Quốc khỏi hệ thống điện Việt Nam. Khu vực nhận điện qua đường Hà Giang gồm các tỉnh Hà Giang, Thái Nguyên và khu vực nhận điện qua đường Lào Cai gồm các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Yên Bái, Phú Thọ và một phần tỉnh Vĩnh Phúc. Tuy nhiên, về phía Công ty Truyền tải Điện 1, đơn vị trực tiếp quản lý và vận hành liên kết lưới điện 220kV Việt Nam- Trung Quốc ngoài việc khắc phục những khó khăn hiện tại cần tìm gia những giải pháp để đảm bảo vận hành ổn định hệ thống. Trong đó, Công ty đang từng bước trang bị thêm máy móc, phương tiện hiện đại để phục vụ công tác quản lý vận hành và sửa chữa lớn, tìm các giải pháp để phủ sóng thông tin dọc theo tuyến đường dây, các giải pháp nhằm làm giảm sự cố đường dây do sét, giải pháp theo dõi sự biến động của các thông số đường dây làm cơ sở cho việc tính toán tổn thất....Bên cạnh đó, Trung tâm Điều độ Hệ thống điện miền Bắc cần phối hợp chặt chẽ với Trung tâm Điều độ Công ty lưới điện miền Nam Trung Quốc để điều chỉnh điện áp tại các điểm nút hợp lý. Về phía EVN cũng cần nghiên cứu và tính toán về việc nối tắt một số bình tụ của dàn tụ 110kV trạm 220kV Việt Trì để có thể sử dụng bộ tụ bù này điều chỉnh điện áp khi cần thiết....



    Với những nỗ lực của Việt Nam và kinh nghiệm của nước bạn Trung Quốc thì việc kết nối lưới điện 220kV không chỉ đáp ứng nhu cầu nhập khẩu điện của Việt Nam mà còn tạo cơ sở từng bước tăng cường trao đổi mua bán điện và liên kết các hệ thống điện trong khu vực, nhất là lưới điện Việt Nam- Trung Quốc. Trong thời gian tới, hai bên sẽ tiếp tục liên kết lưới điện ở cấp điện áp 500kV, những kinh nghiệm của liên kết nối điện 110kV và 220kV sẽ góp phần đem lại những thành công cho cả hai phia.

    Theo: Tạp chí Điện & ĐSống T1+2
  2. mancuder

    mancuder Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/05/2004
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    mi2nh doan 90% phương án 1 là HVDC
  3. Hiepsi1975x1

    Hiepsi1975x1 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/04/2007
    Bài viết:
    16
    Đã được thích:
    0
    (Back-to-Back) BTB system, BTB Transfomers là công nghệ mới cho phép hoà mạng điện tự động.
    Sở dĩ gọi là BTB vì nó thường có 2 converter cùng hoạt động.
    Hệ thống BTB nói trên hoà mạng tự động lưới điện của TQ và VN chứ không hoạt động độc lập nhau.
    Back-To-Back (BTB) is a new technology that can
    provide reliable interconnection of power systems
    BTB tie, interconnecting power systems, provides needed reactive power support for dynamic voltage control at the two ends of the BTB tie. At the same time it maintains a controlled bi-directional power transfer between the two power systems.

Chia sẻ trang này