1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trăm năm cô đơn - Gabriel Garcia Marquez

Chủ đề trong 'Văn học' bởi bluesky85, 11/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. bluesky85

    bluesky85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2003
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Trăm năm cô đơn - Gabriel Garcia Marquez

    Thể theo yêu cầu của nhiều bằng hữu trong box, tớ xin mở topic thảo luận về tác phẩm nổi tiếng của nhà văn Marquez, tác phẩm được xem là xuất sắc nhất thế kỷ XX ở thể loại văn xuôi.

    Trăm năm cô đơn ko phải là tác phẩm mà tớ thích nhất, nhưng nó cũng để lại một số cảm xúc nhất định sau khi đọc lần đầu và cũng là lần duy nhất.

    Bởi vì ở Box văn học có khá nhiều fan của Trăm năm cô đơn nên tớ ko dám "múa rìu qua mắt thợ, xin nhường các bạn nhận xét trước. Nào, bắt đầu đi TED...
  2. khongcanbiet

    khongcanbiet Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2004
    Bài viết:
    857
    Đã được thích:
    0
    anh không có khả năng phơi bày cảm xúc dài lê thê về 1 tác phẩm như thằng Teq.
    Đọc "Trăm năm cô đơn" xong anh chỉ cảm thấy Marquez bạn anh đé-0 phải là người.
  3. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    ặ có topic rỏằ"i hay nhỏằ?, mỏằ-i tỏằTi hôm nay bỏưn vỏằ>i lỏĂi thỏng khongcanbiet nó làm mỏƠt cỏÊ hỏằâng viỏt dài.
    TỏĂm thỏằi 'iỏằu 'ỏĐu tiên là thỏng cha Marquez viỏt truyỏằ?n *** quĂ hay!
  4. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Em các bác dốt, chưa biết viết gì, đầu tiên cứ thuổng bài viết chỗ khác về các bác đọc chơi đã.
    Bài viết của bác Phương Thảo (@thanhnienxame.net)
    Rất nhiều năm sau này, sau khi đã nếm trải cái cảm giác cô đơn theo mọi nghĩa của từ này, sau khi đã trải qua những thời khắc thực sự đối diện với chính mình trong một thế giới xa lạ trên nhiều phương diện khác nhau, khi giở trang đầu tiên của "Trăm năm cô đơn" ở tuổi hai mươi chín, tôi bỗng nhớ lại cái buổi tối xa xưa khi lần đầu tiên tôi đọc nó. Ngày ấy, tôi mười chín tuổi. Tôi không thể nhớ một cách trọn vẹn cái cảm giác lần đầu tiên đọc nó nhưng có một điều chắc chắn rằng nó không ấn tượng nhiều như tôi hằng mong đợi. Tôi bị lẫn lộn giữa một rừng những cái tên của dòng họ Buendia, những cái tên Aureliano và Hose Accadio luôn lặp đi lặp lại giữa những thế hệ khác nhau gây cho tôi cảm giác bực mình và cảm giác ấy cứ lặp lại luôn luôn mỗi khi tôi phải lật lại cái phả hệ mà dịch giả Nguyễn Trung Đức lập ra ở phần đầu cuốn sách. Lần đầu tiên đọc xong, tôi tự hỏi "Tại sao lại là trăm năm cô đơn?" Bây giờ tôi có thể phì cười khi nhớ lại câu hỏi đó nhưng ngày ấy "cô đơn" đối với tôi là một tính từ mang nghĩa khác hẳn. Tôi hoàn toàn không có cảm giác "cô đơn" khi đọc nó ở tuổi mười chín. Nếu có dù chỉ là một chút thôi, thì tôi vẫn tin rằng đó chỉ là một sự áp đặt của nhận thức, nghĩa là nó chẳng qua chỉ là một cảm giác mà tôi cố gò ép một cách khiên cưỡng mà thôi.
    Trăm năm cô đơn của mười năm sau hoàn toàn khác hẳn. Mười năm trước, tôi chỉ nhìn thấy cái không khí ngột ngạt sặc mùi xú uế của làng Macondo được Marquez miêu tả thần tình đến mức ngay cả những bữa tiệc thịnh soạn nhất cũng gây cho tôi cái cảm giác như thể nó gồm thức ăn được trộn lẫn với ***. Một xứ sở mọi rợ đã biến những khái niệm tình yêu, cô đơn, niềm tin, khát vọng, đam mê... mang màu vàng của ***. Đó là tất cả những gì mà tôi nhìn thấy ở "Trăm năm cô đơn" năm mười chín tuổi. Mười năm sau, tôi đọc lại Marquez trong chuyến đi một mình vào Huế và Hội An với cái mong muốn tìm lại cái cảm giác xa xưa trong chính sự cô đơn của bản thân, cái cảm giác cô đơn nhiều xáo trộn. Nhưng tôi đã không tìm thấy. Tôi chỉ tìm thấy một kiệt tác, một kiệt tác lớn đến mức mà phải mười năm sau tôi mới nhìn thấy tầm vóc của nó, một kiệt tác mà thi pháp của nó được đẩy lên đến tầm ma quái.
    Vâng, trước hết xin nói về thi pháp. Đã có rất nhiều người ca ngợi cái kỹ thuật đồng hiện mà Marquez đã sử dụng. Nhưng đối với tôi, cái đó chính ra lại không phải là thứ đáng kể nhất ở "Trăm năm cô đơn". Ấn tượng lớn nhất đối với tôi vẫn là giọng kể. Marquez đã từng tả lại cái cảm giác sửng sốt khi lần đầu tiên đọc "Hóa thân" của Kafka, ông đã bị đánh văng ra khỏi giường ngay từ câu đầu tiên. Bởi lẽ trước đây chưa từng ai viết như thế. Thực ra vấn đề không phải ở câu văn đầu tiên mặc dù phải thừa nhận rằng câu văn đầu tiên của bất kỳ một tác phẩm văn học nào dù là tiểu thuyết hay truyện ngắn đều là câu văn quan trọng nhất. Tầm quan trọng của câu văn không nằm ở vị trí của nó hay nội dung của nó mà là ở chỗ nó quyết định giọng kể xuyên suốt toàn tác phẩm. Lấy "Người xa lạ" của Camus làm ví dụ chẳng hạn, "Mẹ mất ngày hôm nay. Hay hôm qua, tôi cũng không biết nữa." Câu văn đầu tiên ngay lập tức đã quyết định toàn bộ giọng kể lạnh lùng, dửng dưng trong "Người xa lạ". Còn "Trăm năm cô đơn" thì sao? "Rất nhiều năm sau này, trước đội hành hình, đại tá Aureliano Buendia đã nhớ lại buổi chiều xa xưa ấy, cái buổi chiều cha chàng dẫn chàng đi xem nước đá. Thời ấy Macondo là một làng gồm vài chục nóc nhà tranh vách đất..." Từ câu đầu tiên ấy, Marquez kéo dài nó ra, liên tục theo một giọng kể duy nhất, gần giống như giọng kể chuyện cổ tích kiểu bà kể cháu nghe. Duy trì được giọng kể này xuyên suốt một tiểu thuyết có lẽ chỉ duy nhất có ở Trăm năm cô đơn. Nó tựa như một bộ phim không có chuyển cảnh, chỉ có phóng to, thu nhỏ một đối tượng nào đó, có thế thôi. Nói một cách hình tượng hơn, "Trăm năm cô đơn" có cấu trúc của một fractal picture trên máy tính. Marquez dùng giọng kể của mình cũng như người sử dụng máy tính bằng cách click vào mỗi điểm, mà ở đây có thể hiểu là mỗi nhân vật, mỗi sự kiện để từ đó một không gian mới hiện ra và thoạt nhìn không gian mới kia lại giống hệt không gian mẹ. Cứ như thế, Marquez thể hiện các vòng tròn đồng dạng của những thế hệ khác nhau trong dòng họ Buendia bằng thứ kỹ thuật đồng hiện vô cùng tinh tế. Những thế hệ nối tiếp nhau theo quy luật vòng tròn với những điểm khởi đầu và kết thúc na ná nhau, khởi đầu bằng loạn luân, kết thúc cũng bằng loạn luân, giống như đại tá Aureliano ra đi khởi chiến một cuộc chiến đẫm máu trong cô đơn để rồi một ngày kia ông trở về với hình ảnh ngây thơ của một chú bé lần đầu tiên được cha dẫn đi xem nước đá. Nó cũng giống như hình ảnh đại tá khi về già đúc những con cá vàng, đổi lấy những đồng tiền vàng rồi nung chảy nó ra rồi lại đúc những con cá vàng. Lẽ dĩ nhiên, mỗi vòng tròn ấy dù thoạt nhìn giống nhau nhưng lại mang những ẩn dụ riêng. Với vòng tròn dòng họ Buendia, đó là nỗi sự trốn tránh nỗi cô đơn trong vòng loạn luân luẩn quẩn, một triết lý sinh-hủy kiểu như cát bụi trở về với cát bụi. Với vòng tròn của đại tá Aureliano, đó dường như còn là một thông điệp về sự khao khát kiếm tìm tâm hồn trẻ thơ trong thế giới đầy ác độc, một nỗi khao khát được quy hồi về tình trạng nguyên sơ. Vòng tròn của những con cá vàng dường như hàm chứa ẩn ý về sự vô nghĩa của cuộc sống, một sự phi lý mang dáng dấp huyền thoại Sisyphe.
    (còn tiếp)
    [/sign]
    Được Tequila sửa chữa / chuyển vào 13:25 ngày 12/07/2007
  5. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Giọng kể trong "Trăm năm cô đơn" được Marquez giữ nhịp một cách vô cùng tinh tế. Nhịp văn có lẽ là thứ vũ khi hữu hiệu nhất chống lại sự đơn điệu. Những câu văn kéo dài hàng trang giấy, những trường đoạn kể liên tiếp tưởng như bất tận, những hình ảnh ẩn dụ, những cách dụng ngôn lặp đi lặp lại... tất cả những thứ đó đều dễ gây ra cảm giác nhàm chán mệt mỏi nơi độc giả. Và Marquez đã dùng nhịp văn để khống chế nó. Nếu ai đó đọc "Trăm năm cô đơn" liền một mạch lập tức sẽ có cảm giác hụt hơi, cái cảm giác hụt hơi của một người chạy không theo kịp mạch kể câu chuyện, lý do có lẽ một phần cũng bởi cái nhịp văn tiết tấu nhanh. Cách đọc như vậy cũng gần giống như vào một bảo tàng treo hàng loạt những tác phẩm bậc thầy. Cảm giác sẽ là choáng ngợp và không thể hiểu hết. Nhưng nếu mỗi ngày đọc vài đoạn, mỗi đoạn dừng lại ngẫm nghĩ một lúc thì dường như cái vẻ đẹp mà ta dễ dàng bỏ qua khi đọc liền mạch kia sẽ dần hiện ra như thể những họa tiết tinh tế của một tấm thảm, thứ mà ta chỉ có thể nhìn thấy khi quan sát kỹ. "Trăm năm cô đơn" có vô vàn những họa tiết như vậy, mỗi họa tiết là một vẻ đẹp riêng nằm trong cái tổng thể hài hòa của hệ thống triết mỹ của Marquez.
    Nếu như trong văn học Nhật, người nghệ sĩ đi tìm cái đẹp bằng cách đẩy nó lên một mức độ cực đoan nào đó rồi từ đó cố gắng khắc họa nó bằng những nét "phai mờ" hay như trong văn học Nga, cái đẹp được người nghệ sĩ khai thác ở vẻ bình dị đời thường đầy ẩn dụ thì ở Marquez, người đại diện xuất sắc nhất của văn học hiện thực huyền ảo, cái đẹp được tìm trong nỗi cô đơn huyền hoặc. Một trong những hình ảnh đẹp nhất của "Trăm năm cô đơn" là cái chết của cụ Hose Accadio Buendia. Là người sáng lập ra làng Macondo, Hose Accadio Buendia là người luôn khao khát đắm mình trong sự sáng tạo, người chỉ bằng trực giác nhạy bén và nỗi khát khao tìm hiểu bí mật của tự nhiên, đã phát hiện ra trái đất hình tròn lòng quả cảm, người bằng lòng quả cảm đã dẫn đoàn người vượt qua đầm lầy mong mở một con đường để Macondo đến với thế giới văn minh. Và đến khi về già con người ấy lại đắm chìm trong nỗi cô đơn dưới gốc cây dẻ. Cái chết của cụ khởi đầu bằng bức thư tiên đoán của con trai cụ, đại tá Aureliano, người ngay từ khi mới sinh đã có tài đoán trước mọi chuyện. Chỉ đến khi đó người ta mới nhớ đến Hose Accadio Buendia, người lúc này sống ở trong làn ranh giữa thế giới âm và dương. Cụ được vợ là cụ bà Uscula chăm sóc nhưng lại ngỡ người đang chăm sóc kể chuyện cho mình là Prudenxio Aghila, người mà cụ đã giết chết thời trai trẻ. Prudenxio Aghila còn kể tiếp những câu chuyện thời trai trẻ, kể về dự định xây dựng một chuồng gà chọi. Thế giới của hiện tại và quá khứ do đó được hòa quện vào nhau một cách diệu kỳ bởi lúc này người đọc sẽ cảm giác có hai dòng thời gian song song cùng tồn tại. Dòng thời gian thứ nhất dựa trên hệ quy chiếu của Prudenxio Aghila, người bị giết thời trai trẻ, do đó là dòng thời gian của thế giới âm phủ và còn dòng thứ hai dựa trên hệ quy chiếu Hose Accadio Buendia là dòng thời gian dương thế. Khi cái chết dần đến với Hose Accadio Buendia thì cũng là lúc hai dòng thời gian này bắt đầu chạm vào nhau bởi những hình ảnh lẫn lộn giữa thực và mơ. Và hình ảnh tinh tế nhất của sự va chạm hai dòng thời gian này chính là cánh cửa của căn buồng vô tận trong giấc mơ của Hose Accadio Buendia. Cụ mơ thấy mình đứng dậy đi ra khỏi giường, mở cửa đi sang phòng bên, và phòng bên cũng giống hệt như vậy, cũng có một cái cửa, cụ lại mở, đi sang phòng bên, cứ như thế những căn phòng nối tiếp nhau thành một hành lang vô tận. Chỉ đến khi Prudenxio Aghila vỗ vai cụ thì cụ mới trở về lần lượt qua các phòng, trong lúc quay lại mà tỉnh giấc dần cho đến khi cụ gặp Prudenxio Aghila ở chính căn phòng của đời thực. Rồi có một đêm, Prudenxio Aghila vỗ vai cụ ở căn phòng trung gian giữa cõi thực và cõi mộng và cụ mãi mãi dừng ở đấy mà tưởng rằng đó là căn phòng của đời thực. Trong lịch sử văn học, có lẽ không có một cái chết nào được miêu tả đẹp đến thế. Và hơn thế nữa, cái chết ấy lại mang đầy cái cảm xúc xót thương ngưỡng mộ của Marquez dành cho nhân vật. Cảm xúc ấy được thể hiện bằng một nét chấm phá vô cùng độc đáo khi tác giả tả cảnh buổi sáng cụ bà Uscula mang bữa sáng vào cho cụ ông, bỗng nhiên nhìn thấy một người đội mũ đen rộng vành có đôi mắt buồn rầu giống Menkyadet, một người bạn người digan thân thiết của gia đình đã chết từ lâu. Người ấy hóa ra là một người khác, một người bỏ nhà đi tránh dịch mất ngủ và khi trở lại gặp anh trai, người anh trai hỏi em trở lại làm gì thì ông ta đáp: "Em đến dự đám tang của hoàng đế." Và thế là mọi người đổ xô vào phòng Hose Accadio Buendia để lay cụ trở lại trần thế. Nghệ thuật pha trộn giữa hiện thực và huyễn hoặc ở đây đã được đẩy cao đến mức thượng thừa. Nó thể hiện bằng một chuỗi những mắt xích sự kiện liên kết với nhau bằng cảm giác, vừa mang dáng dấp một điềm báo, vừa thấm đẫm một vẻ đẹp nhân văn. Và cái chết của Hose Accadio Buendia kết thúc bằng một đám tang với hình ảnh ẩn dụ tuyệt đẹp của một trận mưa toàn những bông hoa li ti màu vàng.
    (Oài, dài vãi đái. Mệt quá. Thôi, hôm nào rảnh rảnh em viết tiếp. Căn bản Trăm năm cô đơn quá nhiều cái để nói thành ra chả biết bắt đầu từ đâu.)
    ____________
    Đến đây bác Phương Thảo nghỉ không cô đơn nữa. Các bác đọc bài viết trên xong đã muốn quẳng con 100 năm vào gậm giường chưa?
  6. tranluuquyen

    tranluuquyen Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2006
    Bài viết:
    1.420
    Đã được thích:
    0
    ___________
    Đến đây bác Phương Thảo nghỉ không cô đơn nữa. Các bác đọc bài viết trên xong đã muốn quẳng con 100 năm vào gậm giường chưa?
    ...một kiệt tác mà thi pháp của nó được đẩy lên đến tầm ma quái.
    [/quote]
    Bác Phương Thảo quả ko hổ danh là 1 ng đọc Trăm Năm Cô Đơn từ năm 19 tuổi cho đến về sau... Đọc Marquez đến thế thì tớ hâm mộ vô cùng. Bác ấy còn cho thấy kiến văn vô cùng sâu rộng.
    Về Trăm Năm Cô Đơn, thỉnh thoảng tớ vẫn hay lôi ra đọc đọc lại, cùng với Tình Yêu Thời Thổ Tả, Ngôi Nhà Của Những Hồn Ma... Lần nào cũng phải nhìn cái bản sơ đồ phả hệ một lát rồi mới nhập vào mà đọc đc, với tớ, cũng giống như một lời tựa "ý tại ngôn ngoại". Những cái tên được đặt trùng đi trùng lại từ đời này qua đời khác cũng là một dụng công của G. Marquez, phải ko ạ...
  7. croco

    croco Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/05/2006
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0

    Nhớ sau trường đoạn nóng bỏng của đôi tình nhân trẻ loạn luân Amanranta với Buendia đời cuối, tác giả Rafael Marquez có chêm vào 1 câu:" Cô làm việc này nhiệt tình như thể tập trung vào nó cái nghị lực mà cụ tổ Ucsula cả đời dành cho nghề làm kẹo hình con giống." Đọc lên ngẫn miẹ nó vào người!
    Ngôi làng Macondo cả huyền hoặc cả bất biến đấy, thấy như một cái mạng nhện lớn mà những kẻ sinh ra nơi đấy mắc vào, vùng vẫy thoát ra khỏi nó và cuối đời thì lại lấy chính nó làm niềm an ủi. Những tấm khăn liệm hết khâu lại tháo, những con cá vàng hết đúc lại nung chảy, và cả những con bò háng hết rạng lại khép... Những mảnh ghép rời rạc với những vòng quay bất biến của chúng mà em các bác ko sao ghép nổi thành 1 bức tranh tổng thể để có thể thấy ra 1 sợi dây thấu suốt nào.
    Mà có bác nào biết được tấm da thuộc mà thằng Buendia cuối cùng giả mã được, trong đấy nói gì ko? Chính ra thằng này học nhiều, trẻ trung và khao khát nhiều, nên có cơ thoát ra khỏi cái vòng luẩn quẩn đó, nhưng vẫn như luôn có 1 điểm khởi đầu sai lầm đâu đấy?
    Cái giá 1 trăm năm là đắt hay rẻ thì cũng đi tong mịe nó cả đời người.
    " Hãy rời khỏi Macondo, hãy quên hết những gì ta đã dạy về tình đời, tình người. Hãy ị vào Horacio, và ị vào bất cứ nơi nào ta tới. Rằng quá khứ chỉ là bịm bợp, rằng khôi phục lại những muà xuân cổ kính là điều ko thể, rằng ái tình phóng đãng cuồng say chỉ là sự thật chốc lát mà thôi." Trích lời cụ già thông thái xứ Catalunha.

    Mạo muội góp đôi dòng lung tung với các bác em như thế!
  8. toidabietyeu

    toidabietyeu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/06/2007
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Ôi, các bác ơi, nhà cháu ngày xưa có quyển này mà cháu chưa đọc, bây giờ cháu muốn đọc tìm đâu đc . Hu hu. Cháu chưa đọc các bác ah
  9. LamWenMou

    LamWenMou Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/01/2006
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    khuyên bạn ko nên đọc làm gì. Đọc xong là điên luôn á. Theo tôi đây là một tác phẩm ko có gì đặc sắc mà sao có nhiều người khen đến vậy? có thể là do tôi chưa ngộ ra cái hay của nó. Nhưng hiện tại sau khi đọc xong tôi có cảm giác như mình vừa mất đi một cái gì đó. Thật vớ vẩn. ước gì mình chưa từng đọc nó
  10. theunforgiven711

    theunforgiven711 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/08/2005
    Bài viết:
    2.526
    Đã được thích:
    0
    Định viết một cái gì đó nhưng thực sự choáng váng khi đọc cái bài cảm nhận của chị gì trên kia, thôi vậy
    @toidabietyeu : Ra nhà sách mua đi bạn ơi, quyển này ở đâu chả có

Chia sẻ trang này