1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận Ấp Bắc

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi quydede, 21/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Trận Ấp Bắc

    Ai có tài liệu, hình ảnh gì về trận Ấp bắc bốt lên cho đàn em tham khảo với.
    Hôm rồi em đọc "Phạm Xuân Ẩn - tên người như cuộc đời" thấy chính nhân vật trong tác phẩm là người cung cấp tin tình báo cho quân giải phóng nên thắng trận ấy rất giòn giã đấy.
  2. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Có thể tóm tắt trận này như sau :
    Ngày 2-1-1963, lực lượng VNCH (có cố vấn Mẽo đi kèm) tấn công Ấp Bắc (xã Phú Trung, Cai Lậy, Mĩ Tho), cách thị xã không đầy 20km.
    Phía VNCH có 3-4 tiểu đoàn bộ binh và quân dù, được trực thăng và pháo 105mm yểm trợ, ngoài ra còn 1 chi đội 12 xe bọc thép M-113.
    Phía QGP có 2 đại đội bộ binh, trang bị bằng tiểu liên, súng trường và lựu đạn, không có súng chống tăng. Ngoài ra có 2 khẩu súng máy cỡ 30 và 1 khẩu cối 60mm cùng 12 viên đạn.
    Một số diễn biến chính :
    - Bộ binh VNCH bị đánh tơi tả, thiệt hại nặng.
    - Trực thăng yểm trợ bị súng bộ binh bắn rụng vài chiếc, teo cả cố vấn Mẽo.
    - Thiết giáp bị ném lựu đạn, không thiệt hại nhưng cũng không dám tiến lên. Xạ thủ đại liên trên xe bị QGP bắn tỉa, rúc xuống trốn. Cuối cùng khi nghe tiếng đạn cối 60mm nổ thì quyết định chuồn, cố vấn Mẽo phải đích thân nhảy khỏi xe để cứu thương binh.
    Kết quả :
    QGP có 18 người hy sinh và 35 người bị thương. Quân VNCH chết gần trăm, rụng 5 trực thăng.
    Nguồn : Sự lừa dối hào nhoáng - Neil Sheehan.
  3. minhbt2001

    minhbt2001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    bác ơi có thể cho tớ tìm hiểu thông tin về trận đánh vào Củ Chi được không ạ? Hình như là trận Junction city thì phải?
  4. Freesky

    Freesky Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/09/2006
    Bài viết:
    2.442
    Đã được thích:
    0
    Một thông tin khác về trận Ấp Bắc.
    Ấp Bắc là tên một ấp nhỏ nằm trong ấp Tân Bình thuộc xã Tân Phú huyện Cai Lậy tỉnh Tiền Giang, dài khoảng 2 km, rộng khoảng 0,2 km.
    Ấp Bắc cách thị xã Mỹ Tho 20 km về phía Tây, cách km 1984 của quốc lộ I là 5 km về phía Bắc.
    Ngày 2 tháng giêng 1963, hai tiểu đoàn 261 và 514 của bộ đội địa phương cùng dân quân du kích xã Tân Phú và du kích Châu Thành đã đập tan cuộc càn quét quy mô 2 ngàn quân vừa Mỹ vừa Ngụy cộng với nhiều máy bay, xe tăng và tàu chiến.
    Xã Tân Phú là một xã trong vùng giải phóng liên hoàn nối liền hai huyện Cai Lậy và Châu Thành, tiếp giáp vùng căn cứ của tỉnh, Ấp Bắc nối liền ấp Tân Thới tạo thành hình vòng cung đấu lưng theo rạch Ấp Bắc, chiều dài 2 ấp khoảng 4 km, giữa 2 ấp là khoảng trống dài 400m, phía trước lồi lõm, có chiều sâu trung bình 150 m, bên trong có nhà dân và vườn cây ăn quả. Rạch Ấp Bắc rộng 7m, sâu 1,5m, nước chảy êm, thủy triều lên xuống không đáng kể.
    Đêm 31 tháng 12 năm 1962, đại đội ID 514 và đại đội ID 261 về Ấp Bắc đóng quân, chiều hôm sau xuống phía Đông kinh Nguyễn Tấn Thành hỗ trợ nhân dân phá ấp chiến lược Giồng Dứa và phục kích ở Kinh Lăng. Nhưng ở Kinh Lăng đã có tiểu đoàn Tây Đô của ta từ miền Tây về miền Đông đang trú quân hôm đó. Do đó 2 đại đội lại quay về chỗ cũ, đại đội ID 514 đóng tại Tân Thới, đại đội ID 261 bố trí từ cầu Ông Bồi đến mộ Nguyễn Văn Tiếp và Phan Đình Lâu. Tiểu đoàn trưởng Hai Hoàng cùng Ban chỉ huy ID 261 ở giữa 2 đơn vị. 20 giờ ngày 31/12/1962, trung đội địa phương huyện Châu Thành, sau khi phá ấp chiến lược Giồng Dứa kéo về đóng quân chung trong đội hình của đại đội 1 D514 ở phía Đông cầu Ông Bồi.
    5 giờ ngày 2/1/1063, địch đưa tiểu đoàn bảo an chia làm 2 cánh : Một cánh đánh vào cần Trường Gà, một cánh đánh vào Cầu Sao. Ta chặn địch ở Trường Gà, địch cậy đông quân lấn tới trước trận địa phòng ngự của trung đội ID 261. Trung đội này nổ súng gìm địch để trung đội Châu Thành đánh vào bên sườn và sau lưng địch. Địch tháo chạy, chúng vừa bị chết vừa bị thương 50 tên, ta bắt 7 tù binh và thu 50 súng địch.
    Cánh thứ 2 của tiểu đoàn bảo an bị du kích chặn đánh ở Cầu Sao. Do địa hình lầy lội, chúng tiến chậm chạp đến chùa Thày Lơ thì dừng lại để từng tổ tiến lên cầu Ông Bồi, chúng thọc đúng vào ổ phục kích của trung đội Châu Thành. Địch thua chạy về chùa Thày Lơ, ta diệt 60 tên, thu 20 súng. Ta hy sinh 2 đồng chí và bị thương 5 đồng chí.
    Cùng lúc đó tiểu đoàn B bảo an và đại đội 7 cơ giới của địch từ lộ Tân Hội tiến ào, vừa đến xóm Hội đồng Vàng nghe tiếng súng chúng báo xin tăng viện.
    Theo lệnh đại tá Van và đại tá Bình Đình Đạm, tiểu đoàn 1 trung đội 11 của địch từ Mỹ Phước dùng trực thăng đổ quân xuống Ấp Bắc. Trực thăng của địch bị quân ta diệt 6 chiếc một số địch chết và bị thương, còn lại chạy tán loạn. 12 giờ địch lại đổ quân nên đoàn 1/11 và 2 tiểu đoàn của E12 F7 xuống Bắc Ngã tư Niên Hội. Địch tiến công vào đội hình đại đội ID 514. Địch bị ta đánh gần, diệt 50 tên. Đến 13h 30 phút, tiểu đoàn B của địch và xe M113 mở cuộc tiến công vào đội hình đại đội ID 261. ngay phút đầu ta bắn cháy 1 xe và hư 2 chiếc. Nhưng ở trận địa của tiểu đội 3 trung đội 1 đã có 3 xe M113 và một tốp bộ binh địch tiến sát đến công sự ta. Đồng chí Dừng, tiểu đội trưởng cho hỏa lực kìm chế, rồi anh cùng 2 đồng chí nữa bí mật và bất ngờ nhảy lên xe M113 mở nắp thả thủ pháo, kết quả ta phá hủy 1 xe và diệt 5 tên, 2 xe còn lại hốt hoảng tháo chạy. 3 đồng chí trở về công sự thì bị hy sinh. Nhân dân Mỹ Tho đặt tên cho tổ này là "TỔ GANG THÉP NGUYỄN VĂN DỪNG".
    Địch tiếp tục tiến công nhiều đợt nữa và dùng máy bay L19 gọi ta ra hàng. Tướng Ngụy Cao Văn Viên ngồi trên trực thăng chỉ huy trận này.
    18h5'', 16 máy bay C130 của Mỹ thả thả tiểu đoàn dù xuống trận địa đại đội I D514. Bị quân ta diệt từ ngay trên không. Các chiến sĩ D514 cứ nhằm áo rằn ri mà bắn. Má Trần Thị Hy đã chỉ huy cho trinh sát Hậu diệt 10 tên đang núp trên mái nhà Má, một chiến sĩ khác đã diệt 1 tên trung úy và 1 tên lính khác.
    Đến 20h ta lại đẩy lùi đợt tấn công nữa của địch. Phối hợp với ấp Bắc, thường vụ Tỉnh ủy và Ban chỉ huy đại đội 2-D514 tiến công trường bia Tân Hiệp, khống chế sân bay Thân Nghĩa Cử, kiên quyết giữ vững ngã ba chùa Phật Đá - Mỹ Phước, sẵn sàng cùng 2 huyện Cai Lậy và Châu thành tổ chức lực lượng tiến công cả 3 mặt để căng kéo địch.
    Trung đội trinh sát tiến công đồn sân bay, 2 máy bay C130 và 1 trực thăng hoảng hốt chạy trốn nhưng bị trúng đạn của ta.
    Du kích 2 bên lộ 4 (quốc lộ I) bắn hỏng 2 xe quân sự, buộc bọn bảo an chi khu phải phân tán lực lượng canh giữ.
    Quần chúng các xã Điềm Hy, Tân Phú, Tân Hội ùn ùn kéo đến các phố trên lộ 4 như Thuộc Nhiên, Bưng Môn, thị trấn Cai Lậy làm cho tình hình ở đây không ổn định.
    700 quần chúng thuộc xã Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Hạnh Trung và Mỹ Phước Tây bao quanh cụm pháo địch không cho địch bắn vào làng xóm.
    Ở Mỹ Tho gần 200 gia đình binh sĩ thật có, giả có đã kéo vào bệnh viện đòi chồng, con.
    Sau một ngày anh dũng chiến đấu, trên toàn mặt trận, ta diệt 450 tên có 3 tên Mỹ, bắn rơi và hỏng 16 máy bay, bắn cháy 3 xe M113 và 2 tàu đổ bộ.
    Ta hy sinh 12 đồng chí, bị thương 13 người, nhân dân chết 12, bị thương 8 người, bị cháy 29 nhà và hư hại nhiều hoa mầu.
    Từ kinh nghiệm ấp Bắc, quân dân Tiền Giang đầy khí thế phá tan hàng loạt đồn bốt và ấp chiến lược, góp phần cùng nhân dân miền Nam đánh bại chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ Ngụy.
  5. kyto

    kyto Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    344
    Đã được thích:
    0
    Bác lộn với Tây Ninh rồi. Mỹ càn vào Củ Chi có 2 chiến dịch lớn là chiến dịch ?oCái bẫy? và ?oBóc vỏ trái đất? trong hai năm 1966 - 1967.
    Có link nói về 2 chiến dịch này:
    http://www.tuoitre.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=46851&ChannelID=89
    Được kyto sửa chữa / chuyển vào 15:31 ngày 22/11/2006
  6. mitanomini

    mitanomini Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2006
    Bài viết:
    467
    Đã được thích:
    0
    Cũng giống như trận Iadrang, các nguồn tin bên Việt nam nói rằng quân giải phóng đã dựng lên cái bẫy Ấp bắc để dụ quân Nguỵ vào tiêu diệt. Vì vậy mà sau 1 ngày chiến đấu thắng lợi thì quân chủ lực của giải phóng đã rút đi an toàn. Cụ thể là trước trận đánh bên giải phóng đã điều tra kỹ địa hình địa vật, rồi sau đó làm giả như có một trạm truyền tin của Quân giải phong được đặt ở đó để quân Nguỵ tưởng thật và tổ chức tấn công vào đó. Chính vì vậy mà chiên sthắng Ấp bắc cũng cần tính đến 1 yếu tố nữa là sự chủ quan này. Tuy nhiên điều đó chỉ làm tăng thêm ý nghĩa của việc điều binh bên quân giải phong mà thôi.
  7. minhbt2001

    minhbt2001 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2004
    Bài viết:
    296
    Đã được thích:
    0
    vậy chắc là tớ lộn thiệt rồi, cám ơn bác đã nhắc nhở nhé
  8. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Ấp Bắc-chiến thắng lạ kỳ và tuyệt vời của *********
    Trích đoạn hồi ký của Neil Sheehan, phóng viên hãng UPI và Times, trong "Sự lừa dối hào nhoáng" về trận Ấp Bắc :
    ?Ba ngày sau lễ Giáng sinh (24-12) năm 1962, Bộ tổng tham mưu quân đội nam Việt Nam, theo lệnh của tướng tư lệnh Ha-kin ở tổng hành dinh, cho sư đoàn 7 đánh chiếm đài phát thanh của ********* tại ấp Tân Thới, cách Mỹ Tho chừng 14 dặm. Đại tá Co-nơ đang làm cố vấn cho tướng Cao về Cần Thơ lập quân đoàn 4, nên trung tá Bùi Đình Đạm là tham mưu trưởng của Cao, vốn là người Công giáo miền Bắc được Diệm tin cậy phong lên đại tá, làm tư lệnh sư đoàn 7 thay Cao.
    J.Đom-mơn, sĩ quan tình báo của Van (cố vấn Mỹ) qua đại úy Bình tổng hợp tin tình báo, đã xác định ấp Tân Thới là nơi đặt sở chỉ huy của đối phương, được một đại đội chủ lực ********* tăng cường bảo vệ, tất cả khoảng 120 người. Theo kế hoạch của Dích-lơ, lực lượng sẽ tấn công từ ba hướng, có một tiểu đoàn của sư đoàn 7 gồm 330 người đổ bộ bằng trực thăng; 2 tiểu đoàn bảo an tấn công từ phía nam thành hai gọng kìm; một chi đội xe bọc thép M-113 tấn công bên sườn? Ngoài ra, đại tá Đạm còn có 2 đại đội bộ binh trù bị ở Tân Hiệp sẵn sàng tiếp viện bằng trực thăng?
    Nhưng tin tình báo sai: Quân du kích đã tập trung ở Tân Thới và Ấp Bắc đông hơn nhiều. Tiểu đoàn 261 của họ khoảng 320 quân chủ lực và nhiều du kích địa phương phối thuộc. Để tấn công *********, Van đã xin 30 trực thăng, nhưng vì khó khăn về bảo trì, chỉ nhận được 10 chiếc H-21, nên phải áp dụng phương pháp ?ocon thoi? cho đổ quân từng đại đội xuống. Khi sương mù còn dày đặc, các phi công không chịu bay vì sợ đụng nhau, Đạm và Van phải cho lùi gần hai tiếng đồng hồ. Trong khi đại đội 1 phải giẫm chân tại chỗ, khiến quân bảo an tiến từ phía nam lên chạm trán du kích, đã làm nổ ra trận chiến bi thảm: quân du kích dồn quân bảo an phía cạnh sườn, trong khi quân chính quy ********* phía trước chờ quân bảo an vào cách chỉ 30m mới nổ súng. Quân nam Việt Nam tháo chạy tán loạn, đại đội trưởng và đại đội phó bị giết trong mấy giây đầu tiên. Suốt hai giờ, quân bảo an cố sức đánh bật quân du kích nhưng không thành. Các đợt pháo chi viện thay vì trúng du kích lại rơi vào lưng lính bảo an. Gần 10 giờ sáng, cuộc tập kích phải ngưng lại vì viên đại úy chỉ huy tiểu đoàn bị thương nặng. Trận chiến đấu ở phía nam chấm dứt, Van không hay biết gì.
    Thiếu tá Thơ, tỉnh trưởng Định Tường, theo nguyên tắc là trung đoàn trưởng của Đạm trong cuộc hành quân, nhưng không báo cáo tình hình cho Đạm biết, cũng không cho tiểu đoàn 2 bảo an yểm trợ cho tiểu đoàn 1, mà lại gọi máy yêu cầu Đạm cho 2 đại đội đang chờ ở sân bay Tân Hiệp đổ quân cứu viện, không ngờ ở đó ********* cũng đang đợi sẵn?
    10 giờ hơn, 16 con ?oSâu kèn? H-21 và ?oBói cá? Hucy (HU-11) tới đổ quân, nhưng chỉ sau 5 phút, 4 chiếc đã bị bắn hạ. Quân du kích đã bắn trúng tất cả 15/16 chiếc. Bo-ơ chồm dậy cứu trưởng đoàn cố vấn Uy-li-am Đin bị kẹt giữa ghế sau và khẩu đại liên của máy bay. Đứa con trai 7 tuổi của Đin ở nhà tại bang Ma-ri-len nếu được xem buổi truyền hình đầu tiên về cuộc chiến tranh, nó sẽ thấy cha nó trên chiến trường trong cái ngày mà cha nó hy sinh! Còn Brao cho gọi pháo bắn chặn và máy bay tới giội bom. Nhưng tiền sát viên gọi pháo một cách rời rạc, vì quá sợ hãi, không dám ngóc đầu lên quan sát điểm rơi của đạn để điều chỉnh, nên một viên đạn rơi trúng ngay sau lưng lính truyền tin, viên khác trúng máy... Nửa giờ sau, 2 chiếc khu trục AD-6 mới tới giội bom na-pan nhưng thay vì trúng du kích lại rơi xuống khu nhà tranh của dân, hơi nóng của nó thật khủng khiếp?
    Dích-lơ yêu cầu Đạm lệnh cho chi đoàn bọc thép M-113 của Lý Tòng Bá tiến ngay về Ấp Bắc, có súng phun lửa và đại liên 50 trên giá xoay, mỗi chiếc còn chở theo 12 lính. Nhưng Đạm ra lệnh chưa đủ, cần có Thơ vì chi đoàn này Diệm chuyển từ sư đoàn 7 sang cho Thơ làm lực lượng chống đảo chính. Lúc này, Bá sợ bị kỷ luật vì chưa có ý kiến của Thơ, nên chần chừ không chịu tiến quân. Lực lượng không quân hỗn hợp của tướng Ơ-thít và sư đoàn 2 phải hoạt động suốt ngày, dùng bom phá, bom xăng và hỏa tiễn ném xuống, nhưng cũng vô ích. Những vòi lửa của M-113 chỉ bắn xa 20-30m do nhân viên không trộn đủ hóa chất đặc biệt với nhiên liệu, nên sức mạnh của nó chỉ như cái bật lửa zíp-pô? Van mất hết tinh thần khi từ trên máy bay nhìn thấy du kích bắn hạ các xạ thủ thiết giáp, xe phải lui hết chiếc này đến chiếc khác; rồi súng phun lửa cũng tịt. Lý Tòng Bá đã bị đòn choáng váng, cũng mất hết tinh thần? Còn ********* đã hoàn thành một công việc tưởng như không bao giờ có thể làm được.
    Tướng Cao, tư lệnh quân đoàn 4 đã dàn dựng một trò chơi thật đáng kinh tởm: Ông ta cảnh cáo rằng, do bị mất nhiều trực thăng và số thương vong càng lúc càng nhiều nên ông Diệm đã nổi điên với ông, phát cáu với cố vấn Van và Đạm? Đổ tổn thất cho người khác, ?okế hoạch của Cao để cứu Cao? là xin tiểu đoàn dù từ Bộ tham mưu liên quân của Po-tơ ở Sài Gòn đổ xuống cạnh sườn đường quân du kích chắc chắn sẽ rút lui khi trời tối. Nhưng Van biết ngay đó là mưu của Cao, không phải để ?ogiương bẫy? ********* mà là ?obiểu dương lực lượng? với hy vọng để ********* thoát, còn ông ta ?ochấm dứt trận chiến?. Van và Po-tơ thuyết phục thì Cao phản đối và dùng quyền để bắt nạt cố vấn Van chỉ là một trung tá! Thiếu tướng Trần Thiện Khiêm, tham mưu trưởng liên quân, có mặt suốt cuộc cãi vã trong lều chỉ huy, không hề phản đối; còn tướng Ha-kin thì không xuống để mà ?onhờ?. Cuối cùng, để xoa dịu nhau, sẽ đổ tiểu đoàn dù xuống phối hợp với 4 tiểu đoàn bảo an và chi đội thiết giáp đã mất hết tinh thần, tạo cơ hội cuối cùng để ?ođảo ngược cuộc đại bại?. Thế là 7 chiếc C-130 lại đổ quân dù xuống, nhưng trớ trêu là lại đổ ngay trước mũi súng *********; còn Cao không cho C-47 thả trái sáng nhằm ?otạo điều kiện? để kéo binh sĩ của ông ta ra khỏi thảm họa này, đã thắng thế!
    Quân du kích rút an toàn về tới căn cứ của họ ở Đồng Tháp Mười lúc 7 giờ sáng hôm sau. Khi họ đã rút, Cao còn bố trí một trận đánh giả nhằm để cho Phủ tổng thống ở Sài Gòn nghĩ rằng, ông ta đang làm cái gì đó để bù lại cho thất bại hôm qua. Ông ta ra lệnh cho tiểu đoàn bổ sung tiến quân về Ấp Bắc cùng một số quân của Bá tổ chức ?otấn công?, chỉ thị cho Thơ dùng pháo yểm trợ? Nhưng ?ogậy ông đập lưng ông?: đạn pháo đã trả giá cho sai lầm, giết thêm 4 lính và 12 lính bị thương. Đó là thêm một thất bại thảm hại?
    Ở Mỹ, trận Ấp Bắc đã đưa vấn đề Việt Nam lên trang nhất các báo và buổi phát tin trên sóng truyền hình, với một tính thảm kịch chưa có sự kiện nào đạt tới, và đầy những lời nhận xét chua chát như: ?oMột thất bại thảm hại, tồi tệ, nhục nhã nhất của phía Sài Gòn?? Còn ?oNgô Đình Diệm và gia đình cùng phe cánh của họ nổi cơn thịnh nộ vì cảm thấy bị mất thể diện? đã đổ hết lỗi cho các cố vấn Mỹ... ?oẤp Bắc-một chiến thắng lạ kỳ và tuyệt vời của *********, đã đẩy cuộc chiến đến đỉnh cao của sự tủi nhục cho quân Nam Việt Nam??.
  9. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11

    Buổi chiều của trận Ấp Bắc, sau khi nói chuyện với Vann, Tunrner của hãng Reuteur, Rao và tôi (Neil Sheehan) trở về Sài Gòn để gửi tin, ăn tối, rồi chúng tôi trở lại Tân Hiệp trong đêm để sáng sớm hôm sau lên trực thăng đi ấp Bắc..........
    Nhà cửa đổ nát trong ấp còn bốc khói, và phi công khôn khéo vòng về phía tây. Họ hạ xuống cách xa trận địa, chúng tôi bước dọc theo đê theo hướng những chiếc trực thăng bị bắn hạ. Những người lính VNCH nằm ngửa, quân phục đẫm máu, mũi giày chĩa lên trời.
    Scanlon lại gần cùng hai chiếc xe bọc thép để nhặt xác đưa tới chỗ máy bay. Anh nói với chúng tôi ********* đã đi hết tối hôm qua. Tuy thế phi công cũng được lệnh không đậu xuống quá gần. Lính bộ binh của xe bọc thép mất tinh thần đến mức không muốn đụng vào xác đồng đội. Scanlon chửi rủa, buộc họ xuống khiêng xác chết. Tunrner và tôi cũng giúp họ, đặc biệt là đối với Braman và Deal. Đến chỗ máy bay Scanlon cũng phải thuyết phục những người sống sót trong xe bọc thép của Bá nghiêm túc làm những gì cần thiết để đưa xác đồng đội về với gia đình làm tang lễ theo thủ tục. Anh lại phải gào lên buộc họ khiêng xác lên máy bay. Tunrner và tôi cũng bực tức về thái độ của họ và cũng la mắng họ. Chúng tôi chưa bao giờ thấy cố vấn Mỹ hoặc binh lính quân đội Cộng Hoà xử sự theo cách ấy. Chúng tôi lúc đó mới hiểu mức độ rộng lớn của thảm hoạ trút xuống nơi đây.
    Thiếu tướng Robert York, 49 tuổi, chỉ huy một phân đội đặc biệt do Lầu Năm Góc cử sang VN thử nghiệm vũ khí và chiến thuật mới. Ông hạ cánh xuống ấp Bắc lúc chúng tôi dã chuyển xong người chết lên máy bay. York, trung uý Willard Golding, Tunrner và tôi theo ngược tuyến phòng thủ của ********* đến tận ấp và chỉ thấy ba xác người của họ không kịp mang đi. Chúng tôi ngồi xuống ở hố cá nhân VC ẩn nấp và lần đầu tiên phát hiện ra các vị trí trông rõ cánh đồng trực thăng đậu đến mức nào. Toàn vị trí được chọn lựa và chuẩn bị hoàn hảo đến mức sau này Scanlon phải nói đây là giải pháp điển hình mà một đơn vị bộ binh phải tổ chức chống cự khi bị kẻ địch mạnh hơn tấn công. Chúng tôi cũng nhận xét mặc dù việc rút lui căng thẳng dưới lửa đạn của máy bay và trọng pháo nhưng VC đã nhặt hết vỏ đạn đồng để sau này lại nhồi thuốc làm đạn.......
    Lúc này Tunrner và tôi đã ở ấp Bắc bốn tiếng đồng hồ. Thiếu tướng York đồng ý đưa chúng tôi về trên trực thăng. Một phát súng cối bỗng nổ ở phía nam và một quả bom khói làm toé bùn gần hàng cây bộ binh vừa biến mất sau bụi rậm.
    "Này, gần kinh khủng!" Golding rít lên.
    Hai phát trọng pháo khác nổ ở phía xa. Đạn trọng pháo hướng về phía chúng tôi với tiếng rít đáng sợ của một con tàu tốc hành trong đêm; chúng bùng lên ở đầu một đoàn bộ binh VNCH khác đi trên đê vào ấp, cách đấy 75 mét. Sự va chạm và tạc đạn đã khiến nhiều binh lính ngã xuống còn những người khác xô đẩy nhau trên ruộng vừa hét lên sợ hãi.
    "Chúng ta đi khỏi đây nhanh!" York kêu lên trong lúc những quả đạn súng cối khác nổ trong bùn cách chúng tôi 30 mét.
    York phía trưóc, chúng tôi chạy dọc con đê tránh xa những điểm đạn rơi, nhưng đạn trọng pháo bắn theo, một quả nổ ngay sát cạnh, làn gió suýt xô ngã chúng tôi xuống đất.
    "Nằm xuống" Viên tướng kêu lên.
    Chúng tôi nhào xuống bùn trong lúc đạn nổ xung quanh.
    Bây giờ rõ ràng ********* không còn ở đây nữa, Cao (tướng VNCH chỉ huy hành quân) quyết định giả vờ một cuộc tấn công vào ấp Bắc. Ông ta muốn phủ tổng thống biết ông ta đã làm một điều gì đó để bù lại. Vậy là ông ta ra lệnh tiểu đoàn bộ binh dự phòng tấn công ấp Bắc cùng những đội quân còn lại của Bá. Ông lên một chiếc trực thăng đến trạm chỉ huy trên con đường lớn vùng đồng bằng và ra lệnh cho Thọ nổ một loạt đạn bắn chặn làm yếu đi lực lượng địch trước đợt tấn công. Dĩ nhiên, Cao không đến ấp Bắc xem người của mình có đấy không. Phần Thọ thì cũng chỉ giao cho phó của mình ra lệnh trọng pháo bắn. Cao và thọ có lẽ sẽ tự hạn chế nếu viên thiếu uý đi theo bộ binh quan sát tầm pháo biết đọc bản đồ. Khi sỹ quan phụ trách trọng pháo lo lắng, điện hỏi vị trí tiểu đoàn bộ binh, viên thiếu uý trả lời với những toạ độ chỉ vị trí tiểu đoàn hơn một cây số về tây nam Ấp Bắc. Khác với Cao và Thọ, viên thiếu uý phải trả giá cho sai lầm này. Nổi giận vì loạt đạn giết và làm bị thương người của mình, viên chỉ huy tiểu đoàn VNCH rút súng ngắn bắn vào đầu viên thiếu uý. Trước khi liên lạc điện đài để chấm dứt bắn phá, khoảng 50 viên đạn cối đã làm chết 4 lính và 12 bị thương. Sẽ thiệt hại nhiều hơn nếu bùn và nước không hạn chế mảnh nổ. Còn bốn chúng tôi sẽ chết hoặc bị thương nếu York không lợi dụng lời gian tạm lắng 30 giây kêu chúng tôi chạy tránh ra xa. Hai viên đạn trọng pháo tiếp đó nổ đúng vào chỗ chúng tôi vừa rời khỏi. Đáng ra trong danh sách thương vong hôm ấy sẽ có thêm một thiếu tướng Mỹ, một trung uý và hai nhà bào
  10. Vo_Quoc_Tuan

    Vo_Quoc_Tuan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/03/2002
    Bài viết:
    2.374
    Đã được thích:
    11
    Một tiểu đoàn khoảng 320 người sẽ được máy bay lên thẳng đổ xướng phía bắc để tiến về phía nam vào làng. Hai sư đoàn bảo an lần lượt từ phía nam tiến lên riêng rẽ nhau. Một đại đội bộ binh trên 13 chiếc của đoàn xe bọc thép M113 cũng từ phía nam thọc lên phía bắc dọc theo sườn phía tây. Từng đơn vị trong 3 tiểu đoàn sẵn sàng chiến thắng một đại đội du kích với sự yểm trợ của phi pháo. Trường hợp gặp khó khăn, xe tăng M113 và đội bộ binh trên xe là một lực lượng dự trữ lưu động và là một lực lượng đánh bật quân địch. Đạm (chỉ huy sư đoàn 7) bố trí hai đại đội bộ binh khác dự trữ ở Tân Hiệp có thể gửi đến bằng máy bay lên thẳng.....
    Số lượng ********* đội đầu là ban chỉ huy tiểu đoàn 261 và tổng hành dinh được khoảng 320 quân chủ lực và du kích địa phương bảo vệ. Thêm vào đó là khoảng 30 địa phương quân làm nhiệm vụ trinh sát, bổ sung, và vận chuyển vũ khí, người bị thương, tổng cộng lực lượng là 350 người. ...Tân Thới và Ấp Bắc là một trong những vùng giải phóng quan trọng nhất của miền đồng bằng. Để làm nản chí những cuộc đột kích của lực lượng Sài Gòn, phương pháp tốt nhất là chống cự có hiệu quả để gây khó khăn và bất lợi cho kẻ địch. Lãnh đạo ********* không có ý định cố bám giữ tại chỗ giữ đất. Họ chấp nhận đánh nhau, hy vọng có thể vận dụng kỹ thuật chiến đấu và hành quân. Trong hai ấp ********* cũng có lợi thế chiến đấu trong môi trường quen thuộc với lòng dũng cảm của những người bảo vệ xóm làng mình. Tất cả đều là dân vùng đồng bằng kể cả sĩ quan và hạ sĩ quan, đảng viên cộng sản.
    Bốn giờ sáng, trinh sát của du kích địa phương phân tán nhiều cây số trong vùng xung quanh hai ấp nghe tiếng động cơ ô tô. Liên lạc được chạy ngay đi báo cáo, chỉ huy tiểu đoàn lập tức ra lệnh chuẩn bị chiến đấu. Quân lính đêm trước đã tập dượt, nắm lấy vũ khí ra những vị trí được nông dân giúp họ đào và nguỵ trang dưới tán cây. Tân Thới nối liền ấp Bắc theo một con kênh hai bên bờ là những hàng cây che khuất những hoạt động giữa ban ngày. Như vậy hai ấp hình thành hai vị trí tương hỗ. Viên chỉ huy tập trung lực lượng chủ yếu ở Ấp Bắc, chỗ khó tự vệ hơn. Hoả lực chủ yếu nhất của ********* là hai khẩu súng máy cỡ 30 và một súng cối 60 (với 12 viên đạn)...
    khoảng 7 giờ, cuộc tấn công bắt đầu. Đội quân bảo an tiến từ phía nam đụng độ với trung đội du kích nguỵ trang dưới cây cối của con suối ở ngay phía nam ấp Bắc. Đội viên du kích địa phương nhanh chóng chiếm vị trí trong bụi cây dừa bên phải: họ có nhiệm vụ tấn công quân địch đi hàng dọc vào bên sườn sau khi quân chủ lực bất ngờ đánh vỗ mặt. ********* đẻ quân địch đến cách 30 mét mới nổ súng. Các toán quân Sài Gòn vừa đánh vừa rút, bì bõm trong bùn và nước, chính lúc ấy, các đội viên du kích trong bụi cây dừa bắn từ sườn bên phải. Chỉ huy đại đội bảo an và phó bị bắn chết sau mấy giây. Phần còn lại của tiểu đoàn nấp sau con đê đáng ra phải bắn súng máy để bảo vệ các bạn, nhưng họ nấp vào chân đê còn một số vung súng bắn không ngắm đích. Vậy là quân lính bảo an khi rút lui nhận đạn từ hai phía. Lúc ấy là 7 giờ 45.
    Hai tiếng đồng hồ tiếp đó, viên chỉ huy tiểu đoàn vòng quanh cố đánh bật VC không có kết quả. Quan sát viên pháo binh kém cỏi quá hoặc ban tham mưu dã chiến không để anh ta điều chỉnh tầm bắn: trường hợp nào thì những loạt đạn pháo quân bảo an yêu cầu đều dội vào sau lưng VC hết hoặc không trúng đội hình của họ. Cuộc tác chiến được dừng lại trước 10h một ít, khi viên chỉ huy tiểu đoàn bị thương nhẹ ở chân. Một trung đội VC đã chặn đứng một tiểu đoàn bảo an VNCH với pháo binh hỗ trợ...........
    Trong khi đó, cố vấn Mỹ Vann quyết định một cuộc đổ quân bằng đường không. Những chiếcH21 và Huey được gọi đến. VC cũng đã chuẩn bị sẵn khi nghe thấy tiếng máy bay. Chỉ huy của họ thông báo với các đội viên của mình chuẩn bị bắn hạ máy bay lên thẳng.Trung sỹ Arnold Bowers, 29 tuổi, thuộc quân số sư đoàn 101 vận chuyển đường không, nghe tiếng rít của viên đạn đầu tiên đâm thủng vỏ nhôm chiếc máy bay lên thẳng khi ânh còn cách mặt đất 15 mét.

Chia sẻ trang này