1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận Ấp Bắc

Chủ đề trong 'Giáo dục quốc phòng' bởi quydede, 21/11/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Nếu trận ấp bắc phía QGP mà có "Chiến thuật đặc sắc" đúng theo ý của bác congchi1 thì phía Mỹ+VNCH chả còn người nào có thể viết lại trận ấy đầy đủ cho chúng ta đọc để thảo luận đâu. Trận ấp bắc theo em là Mỹ+VNCH phối hợp đánh đấm dở ẹc thì đúng hơn bác congchi1 ạ, ngược lại với phía QGP. Còn nếu Mỹ+VNCH cố đấm ăn xôi như theo giả thiết của bác đặt ra thì phía QGP cũng chả dại gì mà nấu xôi cho ăn đâu. Biết người biết ta trăm trận trăm thắng.
  2. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
  3. quydede

    quydede Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/04/2006
    Bài viết:
    594
    Đã được thích:
    0
    Có đúng là "trăm trận không thua" không bác congchi1? em toàn nghe người ta nói là "trăm trận trăm thắng" đấy, lần đầu tiên trong lịch sử đời em em nghe là "trăm trận không thua" đấy.
    Có lẽ phải nhờ bác nào đấy trong diễn đàn này cho ý kiến để mang tính khách quan hơn mới được.
    Còn chiến thuật "tung lưới phóng lao" chỉ áp dụng cho phía có ưu thế hơn hẳn đối phương về quân số, khí tài như trận Ấp bắc kể trên thôi. Giai đoạn này trên toàn miền nam, QGP và du kích phải căng mình ra chống lại các trận càn quét của Mỹ+VNCH đấy
    Có 1 trung đội mà "tung lưới phóng lao" 1 đại đội đối phương thi chỉ có móm sớm. 1 trung đội muốn thắng 1 đại đội thì phải dùng chiến thuật khác.(em nói thế có đúng không nhẩy ?)
  4. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Biết địch biết ta, trăm trận không bại, biết ta không biết địch, trận thắng trận bại, không biết ta không biết địch, trận nào cũng bại (Tri bỉ tri kỷ giả, bách chiến bất đãi, bất tri bỉ nhi tri kỷ, nhất thắng nhất phụ, bất tri bỉ bất tri kỷ, mỗi chiến tất đãi).
    Các bác cứ thử ngẫm lại sẽ thấy câu gốc của Tôn Tử ở 1 tầm cao hơn hẳn. Không biết về sau ông ất ơ nào lại sửa thành "trăm trận trăm thắng".
  5. thainhi_vn

    thainhi_vn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/02/2002
    Bài viết:
    1.448
    Đã được thích:
    1
    "Đãi" (?) có nghĩa là "nguy ngập, nguy khốn" ạ. Câu nguyên văn phải dịch là "Biết địch biết ta, trăm trận không nguy, biết ta không biết địch, trận thắng trận nguy, không biết ta không biết địch, trận nào cũng nguy". Dịch như thế mới chính xác và càng thấy rõ là Tôn Tử rất cẩn thận khi không nói "bại" mà nói là "nguy", vì biết đâu có yếu tố may mắn trong đó.
  6. lamkhoc

    lamkhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/08/2005
    Bài viết:
    77
    Đã được thích:
    0
    "Thi đua" khác hẳn với "Học tập"
    Tất cả các đơn vị du kích miền Nam(QGP)ở các vùng miền hồi đó đều có đủ hoặc thừa khả năng và tinh thần chiến đấu,nên mới thi đua để cho đối phương nếm nhiều đòn bằng và lớn hơn Ấp bắc ,như vậy mới rõ nghĩa của "thi đua" chứ không phải là "học tập"
    Còn mấy chú VNCH ăn gì á?thử nghĩ xem các chú ấy thường xuyên được ăn gì?
    Và đến khi các chú ấy không được ăn gì nữa thì sao nhỉ?
  7. congchi1

    congchi1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/12/2006
    Bài viết:
    902
    Đã được thích:
    0
    Không học tập vì chả có gì để học tập về mặt chiến thuật. Trong chiến tranh, chấp nhận đánh là phải có điều kiện, phương tiện để thắng. Chứ ai đời dùng súng máy, lựu đạn đi chống với xe tăng, thiết giáp. Đánh như thế ở trận khác không khéo không còn cái dép. Giả sử bác là chỉ huy hỏi tham mưu : "Nếu địch dùng xe tăng, thiết giáp thì chống thế nào", tham mưu trả lời "Em dùng lựu đạn quăng cho nó sợ bỏ chạy" mà ông chỉ huy cho đánh thì . Trong LSQS ta, có nhiều người ngoài việc được tặng huân chương còn đi kèm với bản kỷ luật đó ạ.
  8. rongcoithit

    rongcoithit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2006
    Bài viết:
    256
    Đã được thích:
    0
    Ở Ấp Bắc, ta dùng 12,7mm chống thiết giáp địch (ở Củ Chi, du kích thậm chí dùng K-44 bắn đạn xuyên, thủng cả giáp M-113, M-118). Chúng có đưa xe tăng vào trận này đâu!
  9. rongxanhpmu

    rongxanhpmu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2006
    Bài viết:
    2.079
    Đã được thích:
    1
    CHuyện này khác đó.
    Cứ thử tuởng tuợng xem thời đso như thế nào:
    - SÚng đạn thì không đuợc phép có dấu tích miền Bắc.
    - Loại súng lớn chống tăng, thiết giáp, máy bay ... chẳng có
    - Mấy ku tâm lý chiến Mẽo + nguỵ ra rả giới thiệu ưu điểm của máy bay (trực tăhng + ném bom ...B nọ B kia) + thiết giáp + bom + đạn ... mà quả thực nó có nhiều ưu điểm thật
    - Nếu không có những vụ thử sức như vậy thì biết đánh như thế nào? Đợi đủ vũ khí chống tăng? Hay đợi đến khi mình có máy bay + xe tăng thiết giáp + vũ khí ngang bằng nó rồi hẵng đánh?
    - Sau trận Ấp Bắc có trận của E2 (ở Bà Rịa vũng Tàu - Cỡ năm 1964) cũng phục kích đánh giao thông, có thiết giáp M113 của nguỵ (bắn thằng lái xe + thằng bắn đại liên), kinh nghiệm từ Ấp Bắc đó. Vậy là học tập và thi đua còn gì nữa?
  10. chiangshan

    chiangshan Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/02/2003
    Bài viết:
    5.574
    Đã được thích:
    12
    Thế mà nhiều người làm thế lắm đấy ạ.
    WW2 với chống Pháp khỏi tính, đến chủ lực quân khu như sư 3 SV đến những năm 71-72 mà vẫn còn dùng chai cháy, AT để chống M113.
    Một phát AT xuyên thủng vỏ xe, một quả thủ pháo đánh đứt xích, một chai cháy hay lựu đạn nhét được vào trong xe, thậm chí một phát súng bắn tỉa xạ thủ đại liên... dù không tiêu diệt được thì cũng vô hiệu hoá được phần nào.
    Đánh nhau mấy ai tính được cho hết. Xe địch xông vào chốt, không có súng chống tăng, bác sẽ làm gì. Liều đánh để tìm đường sống cho mình và đồng đội hay nằm chờ chết ?

Chia sẻ trang này