1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Trận các ngọn đồi - Trận Khe Sanh lần thứ I

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi ngthi96, 03/02/2020.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Thiếu úy Charles P. Chritton, chỉ huy trung đội 2, đại đội Foxtrot, tiểu đoàn 2/3 cử 2 tiểu đội đi trước; còn tiểu đội thứ 3 thì đi cùng với ban chỉ huy, cách đó khoảng 70m về phía sau. Cây rừng dày đặc ko chỉ cản trở tầm nhìn mà còn khiến các TQLC chả thể nào tiến nhanh được. Lần theo lối mòn được khoảng trăm mét, đến 1 ngã 3, Chritton chỉ thị cho người lính xích hầu rẽ phải. Đi thêm quãng nữa họ trèo lên 1 gò đất nhỏ tiến vào 1 khu trú quân vắng tanh của bộ đội Bắc Việt. Chứng kiến những cái lán hãy còn mới, đồ trang bị nằm rải rác khắp quanh thì ngay cả những chú lính non nhất cũng biết rằng kẻ thù mới vừa ở đây.

    Ở bên sườn, binh nhất William A. Ryan, Jr., tuy đã tới VN 3 tháng rồi, nhưng chưa đánh nhau bao giờ, phát giác 1 lính địch đang tha thẩn đi dưới lòng suối bên dưới. Chưa biết phải làm gì, Ryan báo với Chritton: "Tôi thấy 1 tên gook. Có bắn nó ko?"

    "Bắn chứ!" Chritton quát.

    Nhưng đã quá muộn. Tay bộ đội đã biến mất.

    Chritton lệnh cho trung đội mình tiến tiếp.

    Người lính xích hầu theo lối mòn đi tiếp và gần như ngay lập tức bị rừng già nuốt mất. 6 binh sĩ khác cất chân theo sau anh ta rồi mới đến lượt Ryan. Vừa mới được 2 bước thì bỗng tiếng súng cá nhân rộ lên ầm ầm khắp khu rừng.

    Ryan kể: "Đạn hình như bay đến từ khắp nơi. Bọn Gook có vẻ ở rất gần. Chỉ khoảng độ vài ba mét."

    Mọi người vội nằm rạp xuống. Thật khó tin là chưa có ai bị giết cả. Cũng có mấy người bị thương nhưng bọn họ vẫn có thể di chuyển được. Chritton lệnh cho lính rút về khu lán trại của bộ đội Bắc Việt. Đó cũng là trận đầu tiên đối với anh.

    Tiểu đội thứ 3 của Chritton, đi sau lưng ngay trước Ohanesian, cũng bị quân địch bắn mạnh. TQLC dạt sang 2 bên khi thấy đạn liên thanh bắn vào đội hình. Do cây rừng 2 bên rậm quá, nhiều lính Mỹ chỉ còn 1 cách là nằm dán xuống đất. Trong tiếng kêu cứu của thương binh, bộ đội Bắc Việt lại ném lựu đạn vào. Mảnh sắt sắc lẻm bay rào rào cắm vào da thịt. Binh nhất James Anderson, lính thuộc quyền Chritton, thấy 1 quả lựu đạn lăn tới gần 1 thương binh. Chàng trai 19 tuổi hét "Cẩn thận!", rồi chộp lấy quả lựu đạn, giấu vào dưới ngực. Lựu đạn nổ giết chết Anderson nhưng hành động của anh đã cứu sống người lính bị thương.

    Trong khi Ohanesian cố gắng vãn hồi trật tự thì quân Bắc Việt lại rót cối xuống lối mòn. Những quả đạn rơi xuống rất chính xác, nổ tung khiến TQLC chết và bị thương nhiều nữa. 1 quả cối đáp xuống ngay cạnh Ohanesian phát nổ khiến ông trọng thương và làm bị thương thêm 4 người khác đang nằm gần đó. 1 trong số đó là trung úy Richard R. Brammer, sĩ quan điều phối hỏa lực của tiểu đoàn, anh này bị mảnh cối cắm vào vai trái. Người trung úy 25 tuổi quê ở Ohio khi đó đang là sĩ quan tiền sát pháo binh thuộc pháo đội Bravo, tiểu đoàn 1/12 và đã phục vụ ở VN được 9 tháng. Brammer còn nhớ rất rõ vụ nổ ấy: "Cả 5 người dính chấu đều cất tiếng kêu la. Trung tá Ohanesian bị thương nặng nhất. Thương tích tập trung ở phần thân bên phải, máu chảy rất nhiều. 2 tay ông thượng sĩ cố vấn nát nhừ. Tiểu đoàn phó, 1 bác sĩ hải quân và tôi đều bị thương nhưng ít ra vẫn còn có thể di chuyển được."

    Mặc kệ đau đớn, Brammer nắm lấy tổ hợp liên lạc điện đài mình. Sáng đó trước khi rời căn cứ Camp Carroll, anh đã chấm sẵn các phần tử bắn. Giờ thì anh chỉ việc gọi về các pháo đội 105mm ở Camp Carroll, báo tọa độ cho họ. Anh thét vào ống nói: "Bắn tiêu diệt."

    Khi đạn pháo đã dựng 1 hàng rào bảo vệ quanh họ, thiếu tá Robert F. Sheridan, tiểu đoàn phó liền hạ lệnh cho mọi người rút về chu vi phòng thủ của đại đội Lima. Brammer trưng dụng 4 TQLC rồi cùng họ làm 1 cái cáng tạm cho Ohanesian từ 4 khẩu súng trường và tấm poncho. Sheridan cũng làm thế với viên thượng sĩ cố vấn. Dù đạn cối, lựu đạn, súng cá nhân hãy còn nổ ầm ầm. TQLC vẫn đứng dậy rút chạy về chỗ đại đội Lima.

    Brammer kể: "Ở trong vùng tử địa như thế là lâu quá rồi. Phải tháo ra ngay, ko thì chết ráo."

    Dù quãng đường về chỉ non 100m, nhưng dường như nó dài vô tận. Mải lo động viên, giúp đỡ những người bị thương, Brammer hoàn toàn ko biết mình đã lại bị dính chấu. Lần này là ở chân trái. Tuy nhiên, cuối cùng tất cả đều lết được về đến cái trảng nhỏ.

    Lính trung đội 3, đại đội Foxtrot, tiểu đoàn 2/3 của thiếu úy Patrick G. Carroll, đi sau cùng đội hình khi đó còn chưa rời khỏi chu vi phòng thủ. Họ đã làm hết sức mình để cứu chữa thương binh nhưng ko xuể.

    Có người gọi trực thăng tải thương nhưng cũng vào lúc đó đạn cối địch bắt đầu tập kích vào bên trong chu vi phòng thủ. Trực thăng tải thương đành bỏ đi. Thêm nhiều quả đạn cối nữa trút xuống cái chu vi phòng thủ bé nhỏ. Thiếu úy Carroll, 1 tân binh khác, lãnh mảnh cối nằm bất động.

    Brammer lại gọi xin pháo bắn. Đạn pháo mau chóng dập xuống quanh nơi TQLC đang cố thủ, 1 số quả rơi rất gần, chỉ khoảng 25m. Số lính lành lặn hay chỉ bị thương nhẹ đã đánh lui mấy đợt xung phong của bộ đội. 1 đêm dài đằng đẵng đang chờ các TQLC.

    Tại gò đất nhỏ, thiếu úy Chritton nhờ Brammer chuyển tiếp yêu cầu gọi pháo của mình. Chritton chẳng nề hà gì đòi pháo dập ngay xuống vị trí mình. Anh buộc phải làm thế vì địch đã ở quá gần. Vài phút sau đó đạn trái phá đã nổ tung ở cách đó mấy mét. Binh nhất Ryan hãy còn nhớ rõ những quả đạn ấy: "Đạn phào nổ lộng óc, cực kỳ dữ dội, chỉ trực hút bạn văng ra khỏi hố theo đúng nghĩa đen. Dù rất khiếp hãi nhưng tôi cũng hiểu những kinh khủng mà địch quân phải chịu."
    huymaya, maison2510, samuelb14 người khác thích bài này.
  2. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Sau vài loạt pháo, Chritton lệnh ngừng bắn. Pháo binh đã hoàn thành nhiệm vụ. Lính Bắc Việt buộc phải rút lui.

    Vẫn bị chia cắt với số TQLC còn lại, Chritton báo cho trung úy Richard D. Koehler, đại đội phó đại đội Foxtrot rằng mình ko thể rút về. Anh nói: "Hiện đang có quá nhiều người bị thương. Ngoài ra, ở giữa chúng tôi với những người còn lại của đại đội vẫn còn quân Bắc Việt. Lang thang trong đêm tối thật chẳng hay ho gì. Ít ra ở đây thì tôi vẫn có thể bảo vệ được mình."

    Suốt cái đêm dài dằng dặc ấy, cứ mỗi nửa tiếng là trung úy Koehler lại gọi máy cho Chritton; " Foxtrot Two đâu, Foxtrot Five gọi. Nếu nghe được hãy gõ 2 cái vào tổ hợp liên lạc."

    Lần nào Chritton cũng làm theo để cho Koehler yên tâm rằng mình cùng binh sĩ hãy còn sống.

    Đạn dược của TQLC trong chu vi phòng thủ bị hãm bắt đầu cạn. Dù có hỏa lực của đối phường, 1 phi công trực thăng can đảm vẫn bay vào tiếp tế. Viên cơ phi đá mấy thùng đạn quí báu xuống, nhưng chúng lại rơi xuống chỗ quân Bắc Việt. Lát sau lại có 1 trực thăng khác bay đến. Lần này thì mấy thùng đạn đều rơi giữa chu vi phòng thủ. Rủi thay chúng chứa toàn loại đạn M16, thứ súng chưa được cấp cho TQLC tiểu đoàn 2/3. Lính tiểu đoàn 2 đành phải chiến đấu với số đạn dược ít ỏi có trong tay còn lại.

    Brammer kể: "Đúng là ngớ ngẩn hết sức, chả tài nào hiểu nổi. Do chỉ còn rất ít đạn, tôi cố gắng dập pháo xuống gần nhất có thể. Có mấy lần, do nghe thấy tiếng nói của quân địch đang vận động trong đám bụi rậm chỉ cách mấy mét quanh đó, tôi đã gọi pháo cấp tập. Sau đó thì chỉ còn nghe thấy tiếng kêu la."

    Dù lính cứu thương đã cố gắng hết sức, nhưng việc ko được tản thương đã dẫn tới cái chết của nhiều TQLC, trong đó có cả trung tá Ohanesian và thượng sĩ cố vấn Wayne N. Hayes.

    Tại bộ chỉ huy của Lanigan đóng ở Cam Lộ, Pappy Delong đang theo dõi trận đánh trong hầm truyền tin. Khi nghe tin Ohanesian chết, Delong quay sang nói với Lanigan: "Hãy cử tôi đi. Tôi sẵn sàng rồi."

    Được Lanigan chấp thuận, Delong nhảy lên trực thăng bay đến chiến trường. Chiếc máy bay bị hỏa lực địch xua đi. Sau Delong phải bảo viên phi công đưa mình tới chỗ đại đội Foxtrot, tiểu đoàn 2/9, đơn vị được điều lên tăng viện cho tiểu đoàn 2/3 đang bị đánh tả tơi bằng đường bộ. Đến 3g40 sáng hôm sau thì Delong cùng với đại đội mới đến này đã hội quân được với tiểu đoàn 2/3.

    Delong lập tức củng cố lại chu vi phòng thủ, bố trí lại hỏa lực yểm trợ của pháo binh, chuẩn bị sơ tán người bị thương. Tới sáng thì máy bay trực thăng rốt cục cũng đã bốc được thương binh ra. Sau đó Delong cử 1 lực lượng mạnh đi cứu thiếu úy Chritton với 2 trung đội thuộc quyền. Sau khi đã hội quân với nhau, trực thăng tải thương lại được gọi tới bốc thương binh, tử sĩ. Thế rồi Chritton cùng những người khác bắt đầu rút về chu vi phòng thủ chủ yếu.

    Sau khi đã sơ tán thương binh, tử sĩ xong lại được đại đội Golf, tiểu đoàn 2/3 tới nhập bọn, Delong bắt đầu tung quân ra sục sạo tìm kiếm bộ đội Bắc Việt. Thế nhưng đối thủ đã rút tự bao giờ. Những toán thám thính chỉ còn bị vài phát đạn lẻ tẻ của những tổ chặn hậu quấy nhiễu. Qua hôm sau thì Delong đưa tàn quân của 2 đại đội dưới quyền về Đông Hà. Tại đó họ lại tiếp tục chuyến đi tới Okinawa đang bị gián đoạn của mình.

    Trên hải trình, rõ ràng là toàn thể tiểu đoàn, nhất là những người còn sống sót của các đại đội Golf, đại đội Foxtrot, ban chỉ huy, đều hết sức đau buồn trước đòn quá mạng vừa phải chịu. Đơn vị mất cả tiểu đoàn trưởng, lẫn thượng sĩ cố vấn tiểu đoàn cùng đại đội trưởng đại đội Golf. Delong phải chấm dứt ngay tình trạng suy sụp này. Vào cuối buỗi lễ tưởng niệm dành cho tử sĩ diễn ra trên tàu, ông kêu gọi các TQLC hãy đừng dằn vặt bản thân nữa.

    Viên trung sĩ nhất 36 tuổi William H. Janzen của đại đội Golf vẫn còn nhớ những phát biểu của Delong: "Ông bảo chính sự u uất của chúng tôi mới làm các bạn mình buồn. Họ ko hề muốn chúng tôi làm vậy. Chúng tôi là TQLC và đừng ai tỏ ra yếm thế nữa. Cuộc chiến vẫn còn đó và tất cả phải sẵn sàng khi trở lại VN. Lời ông đã có tác dụng. Tới khi đến Okinawa thì cả bọn đều bình tâm trở lại."

    Tiểu đoàn đã ở lại trên Okinawa hết 1 tháng. Phần lớn thời gian là tại khu vực luyện quân nằm ở phía bắc đảo. TQLC được huấn luyện chuyên sâu và thực hành mọi thứ từ các chiến thuật vận động cơ bản của bộ binh đến đổ bộ đường biển. Để củng cố lại lực lượng, tiểu đoàn đã nhận được hàng trăm quân bổ sung. Số lính mới này nhanh chóng được giao về các đại đội giao cho lính cựu, những người đã có kinh nghiệm quí báu tại VN dìu dắt.

    Tại Okinawa, lính tiểu đoàn 2/3 phải chuyển sự tin cậy của mình từ khẩu M14 sang khẩu M16. Việc huấn luyện bao gồm 1 bài lý thuyết ngắn cùng với bắn thử vài băng đạn trong cự ly súng trường. Hầu hết binh sĩ đều ngay lập tức tỏ ra ko ưa khẩu súng mới. Hạ sĩ nhất Frederick G. Monahan, 22 tuổi, người Philadelphia, đã phục vụ trong đại đội Echo được 7 tháng, là 1 trong số đó. Anh nhớ lại: "Hầu hết lính tráng đều cho là nó quá 'èo uột' vì có báng bằng nhựa nhẹ bỗng. Nhưng tệ hơn nữa là súng nào cũng kẹt đạn. Cộng thêm chuyện phải nạp đạn vào băng từng viên một chứ ko có dụng cụ nạp nhanh 'speed clips'. Rồi còn chuyện mỗi băng chỉ được phép nạp 17, 18 viên chứ ko phải là 20 như thiết kế nếu ko muốn lò xo bị quá tải. Chúng tôi chỉ được phát mỗi người 3 hộp tiếp đạn. 1 bộ lau súng tới 4 thằng phải dùng chung. Trước khi xuôi nam, lính ở hậu tuyến đã phải đưa cho lính chiến băng đạn, dụng cụ lau súng của mình thì mới đủ dùng.
    huymaya, maison2510, samuelb12 người khác thích bài này.
  3. viagraless

    viagraless Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    23/07/2004
    Bài viết:
    705
    Đã được thích:
    363
    Hồi đó chưa có UAV, chưa có GPS... mà sao pháo Mỹ nó bắn chính xác thế nhỉ ?
  4. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Nói phét đấy...:-D
    filber70, donkisot2711Braverr thích bài này.
  5. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Nỗ lực thường xuyên của trung tá Delong nhằm nêu gương, động viên đơn vị lại chả gây ấn tượng gì đối với Monahan hết. Monahan vẫn còn nhớ khi Pappy nói trong 1 buổi tập hợp: "Nếu cần thiết, chúng ta sẽ đánh thẳng vào trận địa cối địch, giết hết chúng nó!" thì anh đã nghĩ bụng: "Nói thì hay lắm."

    Tuy nhiên cũng có những người có phản ứng ko như vậy. Trung sĩ Robert French, 1 cựu binh chiến tranh Triều Tiên, công tác trong đơn vị hậu cần của tiểu đoàn , chuyên lo cung cấp xe cộ, điện đài, vũ khí; xăng nhớt, bảo trì sữa chữa..French đã dự 1 buổi họp giành cho sĩ quan, hạ sĩ quan được Delong tổ chức trong rạp chiếu bóng của đơn vị. Hầu hết đều tỏ ra lịch sự khi nghe tiểu đoàn trưởng kỳ vọng những gì ở họ khi về lại nam VN tham chiến.

    Rồi Delong khiến tất cả giật mình khi nói tới kế hoạch sử dụng lính tuyến sau. French kể: "Ông ấy bảo chúng tôi phải chuẩn bị sẵn tinh thần vì sau đợt này tất cả rồi sẽ phải luân phiên đi chiến đấu hết. Khá nhiều sĩ quan, hạ sĩ quan kêu ca, rên rỉ. 1 thượng sĩ có thâm niên hơn 20 năm phục vụ trong binh chủng còn ko giữ nổi bình tĩnh nữa."

    Khi ko có hạ sĩ quan cao cấp nào tiến lên nhận trách nhiệm chỉ huy trung đội súng trường lâm thời mà Pappy vừa thành lập, trung sĩ French đã xung phong. Dù sau ko đánh trận nào ở Khe Sanh, nhưng trung đội lâm thời của French đã phục vụ rất đắc lực ở sân bay.

    Ngày 14 tháng 4 năm 1967, tiểu đoàn vừa mới vực dậy, xốc lại tinh thần của Delong rời Okinawa về chiến đấu trong đội hình Chiến đoàn đổ bộ đặc biệt. Vừa về tới ngoài khơi nam VN, nó lập tức mở cuộc hành quân Beacon Star (khởi thủy có tên là Bo Diddley). Mục tiêu của cuộc hành quân là 1 ‘thành trì’ và kho tàng của VC nằm men quốc lộ 1, giữa địa giới 2 tỉnh Quảng Trị và Thừa Thiên, phía tây bắc Huế. Chiếc trực thăng đầu tiên chở tiểu đoàn 2/3 đã hạ càng lúc 8g09 phút sáng ngày 22 tháng 4. Trong 4 ngày tiếp đó, dù cả 4 đại đội súng trường thuộc tiểu đoàn đã chà đi xát lại khu vực mục tiêu nhưng họ chỉ tìm thấy 1 lực lượng VC nhỏ, chống cự yếu ớt. Quân Mỹ chỉ chịu tổn thất nhẹ. Trong thực tế số nạn nhân gục ngã bởi cái nóng trong vòng 3 giờ đâu tiên sau khi đổ bộ (60 ca) còn lớn hơn cả số thương vong vì giao chiến với địch suốt 4 ngày (1 tử trận, 10 bị thương). Việc chuyển từ khoang chở quân có gắn máy lạnh trên tàu ra ngoài trời nóng như đổ lửa đã khiến nhiều TQLC ko thể chịu đựng nổi.

    Sáng ngày 26 tháng 4, tiểu đoàn lại mở cuộc tấn công kết hợp vừa đổ quân theo đường bộ vừa bằng trực thăng đánh vào 1 cứ điểm ước chừng có hơn 250 bộ đội Bắc Việt chống giữ. Tuy nhiên, khi cuộc hành quân chưa triển khai xong thì đã có lệnh điều tiểu đoàn 2/3 về phối thuộc sư đoàn 3 TQLC rồi gửi nó lên Khe Sanh.

    Sau khi nhận lệnh 4 tiếng, đại đội Echo, tiểu đoàn 2/3 đã đáp xuống phi đạo. Đại úy Alfred E. Lyon, đại đội trưởng, đã họp phổ biến nhiệm vụ trên chiếc C-130 chở mình cùng đại đội. "Sĩ quan hành quân bảo tôi là Khe Sanh đang căng lắm. Nhiệm vụ của đại đội là bảo vệ đường băng, thiết lập chu vi phòng thủ. Nghe xong trống ngực tôi đập liên hồi. Tuy nhiên khi xuống đất thì rõ ràng là đường băng vẫn chưa bị kẻ thù động đến. Tôi giao quyền chỉ huy lại cho đại đội phó còn mình thì đi bộ đến hầm của chỉ huy cứ điểm. Tại đây tôi gặp 1 bạn cũ là thiếu tá, anh ta đã cho tôi biết thêm nhiều điều bổ ích."

    Đại đội Golf, cùng trung tá Delong và sở chỉ huy tiền phương tiểu đoàn 2/3 đặt chân xuống Khe Sanh lúc 13g20 phút. Delong được cho biết những thông tin mới nhất về trận đánh trên cao điểm 861 của các đại đội Bravo, tiểu đoàn 1/9 và Kilo, tiểu đoàn 3/3. Trước khi rời cứ điểm, Delong cho binh sĩ thuộc quyền 1 chỉ thị ko những vi phạm 1 trong những nguyên tắc cơ bản của chính mình mà còn khiến họ dễ bị tổn thương ko cần thiết. Ông hạ lệnh: "Bỏ áo giáp lại." Dường như ông tin rằng cái áo bảo vệ nặng nề này chính là lý do khiến đơn vị mình bị tổn thất cao vì nắng nóng trên bãi biển. Delong ko muốn chuyện đó lại xảy ra nữa. Áo giáp cứ thế được chất thành đống. Giờ thì những TQLC đã dễ dàng vận động nhưng cũng dễ bị tổn thất bắt đầu tiến lên cao điểm 861. Đến 16g20 thì họ hội quân với trung tá Wilder tại đó. Cùng lúc đó, đại đội Hotel, tiểu đoàn 2/3 cũng đến Khe Sanh và ngay lập tức bắt đầu tiến đến điểm cao 861.

    Wilder mừng rơn khi có Delong đến. Delong ko chỉ là 1 chỉ huy được ông đánh giá cao mà còn là người ông đang rất cần có thể giúp mình giành lại những ngọn đồi của Khe Sanh từ tay quân Bắc Việt. Trong lúc tiểu đoàn 2/3 lập chu vi phòng thủ trên lối tiếp cận từ hướng nam lên cao điểm 861, Wilder tiếp tục công việc đưa thương binh tử sĩ đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3 đi sơ tán và tổ chứng giải vây cho đại đội Bravo, tiểu đoàn 1/9. Sau đó ông cùng Delong và đại tá Lanigan họp bàn kế hoạch đánh chiếm điểm cao 861 cùng những vị trí quan yếu gần đó.

    Wilder kể: "Tuy Pappy Delong nhiều tuổi hơn tôi nhưng anh ta ko hề lên mặt vì chuyện ấy. Chúng tôi cộng tác với nhau bằng vai phải lứa. Tuy mỗi người phụ trách 1 tiểu đoàn nhưng sở chỉ huy thì cùng 1 chỗ để có thể phối hợp tiến công được tốt nhất. Đại tá Lanigan chỉ phác thảo sơ sơ phương án tác chiến còn chi tiết thì để bọn tôi lo. Ông ấy ko can thiệp gì nhiều, cứ mặc bọn tôi cùng ban tham mưu lên kế hoạch tấn công cụ thể."

    2 viên chỉ huy đều đồng ý rằng tiểu đoàn của Delong sẽ lấy cao điểm 861 trước. Rồi sau đó tiểu đoàn của Wilder sẽ đánh chiếm cao điểm 881 Nam. Trong khi đó quân của Delong, lợi dụng sự bảo vệ của tiểu đoàn 3/3, sẽ vận động vào vị trí tấn công điểm cao 881 Bắc, 1 nơi có thể được bộ đội Bắc Việt phòng thủ chặt.
    huymaya, maison2510, samuelb13 người khác thích bài này.
  6. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Tới 7g30 sáng ngày 27 tháng 4 thì trực thăng tải thương hoàn tất việc sơ tán thương binh, tử sĩ của đại đội Bravo, tiểu đoàn 1/9. Đại úy Sayers cùng những người còn sống sót lại nhọc nhằn đi bộ về Khe Sanh với đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 và ban chỉ huy của Wilder. Về đến cứ điểm Wilder báo cáo hết thảy sự vụ cho đại tá Lanigan và tướng Walt. Nhớ lại lần gặp trước đó với vị tư lệnh Lực lượng thủy bộ III, Wilder bắt đầu lên tiếng chỉ trích: "Tướng quân, tuy ko nghĩ ông sẽ hiểu hơn sau lần cuối cùng cảnh báo, nhưng đúng là có cả 1 sư đoàn Bắc Việt đang hoạt động ngoài kia đó ạ."

    Walt lúng búng mấy câu thừa nhận sự phê phán của Wilder. Wilder tiếp tục báo cáo, tua lại toàn bộ trận đánh mà TQLC của mình đã tham dự 24 tiếng đồng hồ trước. Ông lưu ý 1 điều rằng máy bay trinh sát chẳng nhìn thấy bầy voi nào trong khu vực. Qua đó chỉ còn có 1 kết luận duy nhất. Lũ voi ở đây được dùng để thồ hàng và phải những đơn vị có qui mô cấp tiểu đoàn trở lên mới có nhu cầu vận tải như thế. Walt chỉ hỏi vài câu chiếu lệ rồi rồi đi mất sau khi chuẩn y kế hoạch tấn công.

    Giữa lúc 2 tiểu đoàn trưởng đang bàn những chi tiết cuối cùng của kế hoạch tấn công thì viện binh của tiểu đoàn 3/3 đến. Ngay sau 4g chiều, những máy bay C-130 chở theo đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 đã hạ cánh xuống phi đạo Khe Sanh. Chưa đầy 1 giờ đồng hồ sau, thì đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 cũng bay đến. Đại đội cuối cùng của Delong là đại đội Foxtrot, tiểu đoàn 2/3 cũng tới nơi chiều hôm ấy. Nhiệm vụ kép của đại đội Foxtrot là bảo vệ căn cứ và làm dự bị cho tiểu đoàn .

    Tuy đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 có khá nhiều kinh nghiệm tác chiến trong những tháng gần đó nhưng chỉ huy đơn vị thì chưa. 1 cách khá tình cờ mà đại úy Raymond H. Bennett, người Columbus, Ohio, khi đó đang trên tàu sân bayUSS Enterprise, sau đợt chiến đấu ngoài khơi Bắc VN về lại được giao chỉ huy số TQLC này. Anh tình nguyện tham dự 1 chương trình của TQLC vốn cho phép sĩ quan chưa có kinh nghiệm chiến đấu tạm thời chỉ huy đại đội súng trường khi thủ trưởng chính thức của nó vắng mặt. Đúng lúc đại úy William Griggs, chỉ huy đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 đi nghỉ mát, Bennett liền xung phong vào thay. Sau khi xem xét hồ sơ của Bennett, trung tá Wilder đã chấp thuận.

    Ngày 14 tháng 4, trực thăng chở đại úy Bennett tới sở chỉ huy tiểu đoàn 3/3. Trong khi Wilder phổ biến tình hình cho Bennett thì Griggs cũng lên trực thăng đi nghỉ mát. Mấy tiếng đồng hồ sau, đại úy Bennett, 30 tuổi, từng tốt nghiệp đại học Bowling Green State, đã ra nhận nhiệm vụ gần mỏm Rockpile, 1 khu vực đang có nhiều căng thẳng. Trung úy David G. Rogers, 23 tuổi người Tây Virginia, sĩ quan tiền sát pháo binh đại đội, tuy đã sang miền nam VN từ tháng 9 năm ngoái nhưng đến ngày 1 tháng 4 mới gia nhập đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3, vẫn còn nhớ Bennett là 1 tay "rất ham đánh nhau."

    Suốt 2 tuần sau đó, đại đội đã càn quét khắp vùng rừng núi hiểm trở quanh mỏm Rockpile. Đơn vị tuy đã tìm ra nhiều dấu vết nhưng vẫn chẳng gặp kẻ thù nào hết. Sang đến ngày 26 tháng 4 thì có lệnh di chuyển bằng đường bộ ra đường 9. Rogers nhớ lại: "Đám xe tải bốc chúng tôi lên thuộc 1 đoàn công voa Rough Rider. Đúng là 'thốn' thật. Để tránh đạn bắn tỉa họ cứ thế phóng trên con đường gập ghềnh, khiến chúng tôi trong thùng xe bị xóc nảy cả người." Dù gì thì đoàn xe cũng đã đưa được đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 về tới Đông Hà. Tại đây họ bị nhồi nhét lên máy bay C-130, mà theo Rogers nhớ là: "lèn chặt như cá mòi đóng hộp" rồi bay đến Khe Sanh. Tới 16g thì các TQLC đã ở dưới đất, họ tiến ra hội quân với trung tá Wilder cùng đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 ngay bên ngoài cứ điểm.

    Rogers kể: "Tôi còn nhớ khi rời phi đạo chúng tôi đã đi ngang 1 đại đội TQLC đã mệt lử vì chiến đấu. Ko ai được phép nói chuyện với bọn họ và họ cũng chẳng buồn tiếp xúc với chúng tôi. Chuyện này thật lạ lùng, nó là dấu hiệu khá rõ cho thấy tình hình đang rất gay go."

    Trong khi đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 rời phi đạo, thì những TQLC họ đi ngang qua - là đại úy Sayers cùng tàn quân đại đội Bravo, tiểu đoàn 1/9 - cũng lên máy bay C-130 về Đông Hà. Tuy nhiên lần này thì máy bay lại 'dư quá trời' chỗ.

    Vào lúc đại đội Bravo, tiểu đoàn 1/9 bay về phía đông thì đại đội Mike, tiểu đoàn 3, trung đoàn 9 TQLC của đại úy Robert W. Swigart lại đang bay sang tây đến Khe Sanh. Cũng như các đại đội khác đang được tập trung quanh cao điểm 861, nó cũng bị rút khỏi chiến trường và chỉ thị phải về Đông Hà. Nhiều cựu binh đã đánh hơi được mức độ nghiêm trọng của chiến dịch ngay khi được cho lên máy bay C-130. TQLC được đi bằng trực thăng còn hiếm huống chi nay lại được lên cả máy bay vận tải. Ko ít người trong bọn họ cho rằng hẳn phải có 1 điều gì lớn lao sắp diễn ra.

    Rủi thay, khá nhiều TQLC của đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 lại ước chi mình ko phải bước vào trận chiến dưới sự chỉ huy của Swigart. Vốn là 1 TQLC xuất thân từ đại học bang Pennsylvania, 34 tuổi, Swigart đã về nắm quyền chỉ huy đại đội từ cuối năm 1966. Hầu như ngay lập tức ai cũng thấy rõ là việc này vượt quá khả năng của anh. Thay vì chỉ huy dựa vào uy hay đức, Swigart chỉ biết mắng chửi lính tráng. Trong mắt anh thì ai cũng mắc khuyết điểm hết. Hiếm hoi lắm mới thấy Swigart khen TQLC dưới quyền. Anh ta luôn mắng nhiếc, trừng phạt họ vì những lỗi ko đáng.

    Binh nhất quân y Randall J. Hoffman, vốn xuất thân trong 1 gia đình binh nghiệp - cha anh là thượng sĩ cố vấn TQLC - nên thừa hiểu sĩ quan thì phải cư xử và hành động như thế nào. Anh nhớ lại: "Swigart sống xa cách mà lại thích phô trương. Anh ta chả hề là 1 chỉ huy đúng nghĩa."
    huymaya, maison2510, samuelb12 người khác thích bài này.
  7. Naungmi

    Naungmi Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    02/11/2015
    Bài viết:
    612
    Đã được thích:
    528
    Pháo ngay đấy mà
  8. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Do ko thể đọc nổi bản đồ nên Swigart thường xuyên khiến đại đội bị lạc. Nhưng đến khi các trung đội trưởng và hạ sĩ quan nhiều kinh nghiệm hơn chỉ cho chỗ sai thì Swigart lại bỏ ngoài tai. Do thường xuyên bị lạc hướng nên TQLC dưới quyền anh ngày càng trở nên lo lắng.

    Khi đại đội (cùng các đơn vị còn lại của tiểu đoàn 3/9) lên đường tới Okinawa hồi tháng 1 để 'nâng cấp', thì Swigart vẫn ko buông tha. Bất kể đơn vị có làm tốt tới mức nào, lính tráng xử sự tuyệt ra sao thì Swigart vẫn ‘soi’ ra thứ gì đó để mắng nhiếc. Hạ sĩ Ira G. “Ricky”Johnson, 20 tuổi, tới đại đội từ tháng 8 năm trước, vẫn nhớ như in cái lần phải hứng chịu cơn thịnh nộ của Swigart. Tuy là lính điện đài của trung đội trưởng trung đội 2 nhưng có 1 hôm Johnson đã phải vác máy cho Swigart. Tay đại úy mắng Johnson vì đi hành quân diễn tập mà sao mang nhiều đồ đạc quá. "Mày ko cách nào theo kịp mọi người đâu" Swigart quát. Để chứng minh là mình đúng, Swigart đã ấn định tốc độ hành quân nhanh 1 cách ko cần thiết. Dù phải đi hộc tốc nhưng Johnson vẫn quyết ko đầu hàng. Anh kể: "điều đó khiến Swigart càng tức hơn nữa."

    Đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 đang xuống tinh thần khi bay tới Khe Sanh. Rất ít thành viên của đơn vị tin tưởng Swigart. Ngay khi vừa đến với căn cứ xa xôi này chiều ngày 26 tháng 4, đại đội liền tiến ra nhập đội cùng các đơn vị còn lại của tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 TQLC.

    Vào lúc bộ binh được giao nhiệm vụ giành lại những ngọn đồi quanh Khe Sanh từ tay những đối thủ gan góc đang kiên nhẫn chờ đợi, thì hỏa lực hỗ trợ cũng bắt đầu giã lên đỉnh cao điểm 861.

    Chỉ riêng ngày 27 tháng 4, máy bay đã ném xuống đầu quân địch gần 180 tấn bom, trong đó có cả chục quả bom tấn cùng 3,5 tấn napalm. Dập lên cao điểm còn có thêm 968 quả đạn pháo từ Khe Sanh bắn lên nữa. Máy bay ném bom B-52 cũng tiến hành 2 trận trải thảm Ánh hồ quang - Arc Light trên hướng tây và hướng bắc nhằm ngăn ko cho quân tiếp viện của Bắc Việt tham chiến.

    Đúng là 1 màn trình diễn hoành tráng của hỏa lực Hoa Kỳ. Hiếm có lực lượng đồng minh nào lại ko choáng ngợp trước màn 'pháo hoa' vĩ đại ấy. Chẳng ai tin quân thù có thể sống nổi dưới trận tập kích dữ dội đến nhường ấy.

    Ngày 28 tháng 4, bằng chiến thuật bộ binh cổ điển đã từng được dạy suốt nhiều thập niên qua trong các học viện quân sự Hoa Kỳ, tiểu đoàn 2/3 tiến lên cao điểm 861 với 2 mũi nhọn là các đại đội Echo và đại đội Golf, 1 đi sau làm dự bị là đại đội Hotel. Đám bộ binh ruột nóng như lửa đốt bắt đầu tiến lên ngay sau chính ngọ. TQLC tiến hết sức thận trọng, luôn cảnh giác trước bất kỳ dấu hiệu nào của địch và cứ thế từ từ lên đến gần đỉnh đồi. Đến 16g thì quân Mỹ đã đứng trên đỉnh cao điểm. Tuy nhiên những gì nhìn thấy đã khiến họ chưng hửng.

    Chẳng thấy bộ đội Bắc Việt đâu cả. Địch đã rút đi vào khoảng thời gian giữa lần giao chiến cuối cùng hôm 26 tháng 4 với cuộc tiến công trưa nay. Dù đã rút khỏi vị trí nhưng bộ đội vẫn để lại khá nhiều bằng chứng cho thấy sự hiện diện của mình. tiểu đoàn 2/3 tìm thấy 25 căn hầm, hơn 60 hố chiến đấu cùng hơn 300 hố cá nhân.

    Dù 1 số công sự đã bị phá hủy vì trận bắn phá chuẩn bị, vẫn còn rất nhiều căn hầm được làm rất chắc chắn với nhiều lớp gỗ, đất ko hề suy chuyển. Chỉ có bị trúng trực tiếp bom, pháo mới có thể làm chúng hư hại.

    Các vị trí địch ngoài việc đều có thể yểm trợ lẫn nhau còn được ngụy trang hết sức khéo léo. Hầu hết các công sự đều quay về hướng sống đồi dẫn lên đỉnh cao điểm từ hướng nam. Đây cũng là sống đồi mà trung úy Sauer cùng TQLC đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/3 tận số. 2 đại đội Bắc Việt có thể dễ dàng đứng chân trên đỉnh cao điểm.

    Tuy bị oanh tạc dữ dội, đối phương vẫn dọn dẹp 'sạch sẽ' vị trí mình trước khi rút. Những bằng chứng hiện vật chứng tỏ sự hiện diện của họ được TQLC tìm thấy rất ít và tất cả đều chẳng có giá trị gì cho công tác tình báo. Hiển nhiên là địch cũng có thương vong; 1 thứ mùi tử khí đặc quánh, buồn nôn treo lơ lửng khắp cao điểm.

    Dù ko phát hiện được tử thi nào của bộ đội, binh sĩ tiểu đoàn 2/3 cũng qui tập được 1 số xác TQLC. Lính đại đội Echo tìm thấy những thành viên bị mất tích thuộc tiểu đội của hạ sĩ nhất Riate, nhưng bản thân anh ta thì không. TQLC đại đội Golf thì phát hiện thi hài của trung úy Sauer cùng người cận vệ. Ngay trước hoàng hôn, máy bay trực thăng đã được điều đến để sơ tán các tử sĩ.

    TQLC vừa mới tổ chức nghỉ đêm thì bỗng nghe thấy tiếng đề pa 'thum thum' của cối địch. Các cựu binh vội nhào đi tìm chỗ nấp trong khi đám lính mới cứ giương mắt nhìn nhau chả biết mô tê gì. Đến khi có người hô "Pháo kích!" bọn họ mới chợt hiểu, nằm rạp xuống hoặc rúc vào công sự chiến đấu của đối phương. Trong 90 phút sau đó, gần 20 quả đạn cối 82 ly đã giã xuống vị trí của đại đội Echo.

    Từ nơi ẩn nấp, hạ sĩ nhất Monahan ngước nhìn 1 cách đầy ngưỡng mộ khi viên sĩ quan tiền sát pháo binh cùng 1 sĩ quan khác sau mỗi tiếng nổ lại nhô mình lên khỏi hố để xem các hố đạn. Nếu làm đúng phương pháp, họ có thể qua đó mà xác định được phương vị trận địa cối địch. Rất ngạc nhiên vì thấy 2 người kia ko bị thương, nhưng Monahan còn kinh ngạc và cảm kích hơn nữa khi thấy họ đã tổ chức phản pháo buộc được cối địch phải im tiếng
    huymaya, maison2510, samuelb10 người khác thích bài này.
  9. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Sáng sớm hôm sau, 29 tháng 4, hạ sĩ Thomas E. Rice, xạ thủ bazooka 90mm tăng phái về đại đội Echo, tiểu đoàn 2/3, theo cùng toán thám sát được cử đi xác minh những báo cáo cho biết có mấy xác TQLC nằm ở phía tây bắc cao điểm 861. Rice khi đó 20 tuổi quê ởPasadena, California, mới gia nhập TQLC 1 năm trước sau khi thôi học tại trường cao đẳng Santa Barbara City. Anh đến đại đội Echo hồi tháng 10 năm 1966 trong lúc nó đang hành quân gần Đà Nẵng. Tuy Rice là lính cũ, với 6 tháng tham chiến, nhưng kinh nghiệm tác chiến của anh chủ yếu là chống lại du kích VC hoạt động ở phương nam.

    Khi toán thám sát nhỏ bé xuống tới cái khe sâu chạy men theo chân đồi 861, lính Mỹ đã tìm thấy nhiều bằng chứng của cuộc đụng độ. Đồ trang bị, thùng đạn cùng nhiều thứ linh tinh khác nằm rải rác khắp mặt đất. Mùi hôi của xác chết cùng hàng đàn ruồi nhặng đã giúp họ tìm ra 2 thi hài của TQLC. . Cố kìm nén cơn buồn nôn, các TQLC gói mấy cái xác vào poncho rồi bắt đầu khiêng lên dốc.

    Sau khi đưa tử sĩ lên đến bãi đáp trực thăng trên đỉnh đồi, Rice cùng đồng đội quay trở lại vị trí mình nằm dọc rìa tây nam cao điểm 861. Ít phút sau Rice nhìn thấy những gì mà chỉ rất ít TQLC khác tại nam VN được chứng kiến. Ngay dưới chân anh là cả 1 tiểu đoàn TQLC, súng ống đầy mình, đang hành quân theo từng đại đội ngang qua cao điểm 861. Anh đang đứng nhìn tiểu đoàn 3, trung đoàn 3 TQLC của trung tá Wilder hành quân vào vị trí xuất kích tiến đánh cao điểm 881 Nam mà ko biết. Cảnh tượng hơn 400 TQLC đang rùng rùng vào trận khiến anh vừa hồi hộp vừa khiếp hãi. Anh ko thể dấu nổi ý nghĩ rằng đối phương hẳn phải rất đông đảo quanh đây.

    Thốt nhiên, những tiếng súng bộ binh giật cục phá tan bầu không khí sớm mai yên tĩnh. Từ sống đồi tiếp đó, cách khoảng 500 thước về hướng tây, 1 lực lượng đối phương nổ súng bắn xuống bộ phận đi đầu của tiểu đoàn 3/3. Cùng với suy nghĩ lúc trước, tiếng súng nổ đã khiến Rice hết hồn. Anh chẳng bao giờ hiểu nổi vì sao mình lại ko bị bắn. Chỉ có thể suy đoán rằng toán tuần thám quá nhỏ bé nên bộ đội Bắc Việt chẳng thèm bận tâm. Cứ thế anh chết lặng nhìn trận đánh dưới chân mình tiếp diễn.

    Đêm trước đó, trung tá Wilder đã họp phổ biến nhiệm vụ của ngày 29 cho 3 đại đội trưởng dưới quyền. Ông nói với họ rằng tiểu đoàn sẽ rời vị trí nghỉ đêm, ở phía nam cao điểm 861 khoảng 1000m, tiến theo hướng tây bắc đến mục tiêu trung gian là cái gò nhỏ nằm phía bắc điểm cao 881 Nam tầm 750 thước. Tiểu đoàn sẽ phát động tấn công tại đó vào hôm sau, ngày 30 tháng 4. Kết thúc buổi họp, Wilder tuyên bố đơn vị đi đầu tới mục tiêu trung gian và là mũi nhọn khi đánh chiếm đồi 881 Nam sẽ là đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9.

    Quay về chu vi phòng thủ của đại đội, đại úy Swigart chỉ định trung đội 2 của thiếu úy Edward J. Kresty sẽ đi đầu trong cuộc tiến quân ngày mai. Ở cái tuổi 35, Kresty ko những nhiều tuổi hơn Swigart và hầu hết mọi binh sĩ trong đại đội mà còn có thâm niên trong binh chủng TQLC dài ngang với số tuổi của nhiều người. Kresty sinh ngày 14 tháng 12 năm 1931 tại Dubois, Pennsylvania, đăng lính TQLC khi vừa tròn 17 tuổi. Anh đã chiến đấu 1 năm ở Triều Tiên, leo dần từ lính trơn lên đến chức thượng sĩ cố vấn. Thế rồi xảy ra chiến tranh VN.

    Do khan hiếm nguồn sinh viên tốt nghiệp đại học chọn nghiệp sĩ quan cùng tỉ lệ thương vong cao trong hàng ngũ các trung đội trưởng khi cuộc chiến ngày càng mở rộng, cuối năm 1965, tướng Greene, tư lệnh binh chủng TQLC đã cho ra 1 chương trình mới. Những hạ sĩ quan có đủ năng lực tạm thời được thăng lên sĩ quan, làm thiếu úy, rồi được vội vã gửi tới vùng chiến sự nắm quyền chỉ huy các trung đội súng trường. Dù chương trình này giúp giải quyết vấn đề thiếu hụt sĩ quan, tỉ lệ tổn thất cao tàn phá đội ngũ hạ sĩ quan cao cấp vẫn đang lấy mất của binh chủng nguồn chỉ huy giàu kinh nhiệm nhiều năm về sau.

    Kresty được gắn lon vàng thiếu úy mùa thu năm 1966 và 1 thời gian ngắn sau đó thì sang nam VN. Vốn kinh nghiệm lâu năm đã khiến Kresty chở nên 'cáo cụ' khi đối phó với đại úy Swigart vào thời điểm anh này về nắm quyền chỉ huy đại đội Mike hồi tháng 12. Kresty nhớ lại: "Có tin đồn rằng vì Swigart gặp rắc rối ở trung đoàn 26 TQLC nên mới bị điều sang tiểu đoàn 3/9 để chuộc tội. Anh ta vừa húng quá mức nhưng cũng lại rất thiếu quyết đoán." Kresty luôn dè chừng vị đại đội trưởng mới của mình.

    Bên cạnh sự thiếu tin tưởng vào chỉ huy, đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 cũng có vấn đề với loại vũ khí mới được cấp. Vài ngày trước đó, khi đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9 rời căn cứ Camp Carroll lên Khe Sanh thì đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 cũng theo sau đảm nhận vai trò lực lượng ứng chiến Sparrow Hawk. Ngay khi vừa đến, lính tráng đã được phát súng M16 thay cho khẩu M14. TQLC đại đội Mike cũng phản ứng giống như các chiến hữu thuộc các đơn vị khác khi được nhận kiểu súng mới này: đó là tức giận!

    Hạ sĩ Johnson nói: "Tôi được phát cho 1 băng đạn để bắn thử. Mới bắn có 1 viên mà súng đã kẹt đạn. Giận quá đi mất. Thật ko thể tin rằng họ lại bắt chúng tôi đánh trận với những thứ như thế."

    Johnson phát hiện rằng khóa nòng súng mình chính là thủ phạm và bắt đầu tìm cách có 1 cái tốt hơn. Sau hồi đấu tranh gay gắt với đám quân khí, Johnson cũng có được cái khóa nòng mới. Từ đó anh ko còn gặp rắc rối với súng trường của mình nữa.

    Được trang bị loại súng chưa qua thử nghiệm, vậy mà ngày 27 tháng 4, đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 đã phải nhận lệnh tới Khe Sanh. Với thiếu úy Kresty thì những phổ biến về nhiệm vụ mới của mình cứ y như 1 'án tử' vậy
    huymaya, maison2510, samuelb11 người khác thích bài này.
  10. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Kresty nhớ lại: "Họ bảo chúng tôi là VC có ở khắp trên ấy. Vừa ra khỏi máy bay là phải chiến đấu ngay. Nhưng dĩ nhiên khi chúng tôi tới thì vẫn chưa có đánh nhau ở phi đạo.”

    Những tin tức mà Swigart phổ biến cho Kresty đêm 28 tháng 4 cũng chẳng khá khẩm gì hơn. Kresty nhớ lại: "Đại úy Swigart ko nói bất cứ điều gì về những cuộc đụng độ quanh Khe Sanh trước đó. Anh ta chỉ cho tôi tọa độ trên bản đồ rồi bảo đấy sẽ là mục tiêu của tôi ngày hôm sau."

    Các thành viên của đại đội Mike, tiểu đoàn 3/9 và 2 đại đội nữa thuộc tiểu đoàn 3/3 đã có 1 đêm yên tĩnh trong chu vi phòng thủ. 8g sáng ngày 29 tháng 4, trung đội Kresty bắt đầu tiến quân, theo sau đó là đại đội Mike, tiểu đoàn 3/3 rồi đến đại đội Kilo, tiểu đoàn 3/9. 2 tiếng đồng hồ hành quân vất vả trôi qua ko gặp sự cố gì. Sau khi nghỉ giải lao đoàn quân lại bắn đầu di chuyển. Khoảng 1 giờ sau đó, trung đội của Kresty tiến đến đầu 1 khe cạn rộng chạy từ bắc xuống nam dọc sườn tây điểm cao 861. Tiểu đội đi đầu của anh vừa leo lên 1 quả đồi nhỏ thì Kresty bỗng để ý thấy có nhiều quân trang, quân dụng của TQLC bị vứt rải rác gần đó.

    Kresty kể: "Tôi thấy nhiều mũ sắt, ba lô và cả 1 khẩu cối 60mm bị hỏng." Do chẳng ai nói cho biết về những trận giao tranh trước đó ở vùng này nên anh quyết định dừng trung đội lại, lấy điện đài gọi xin chỉ thị của Swigart. Anh ra dấu gọi Johnson đi lên cùng lúc tiểu đội đi đầu trèo lên đỉnh 1 mô đất. Đó chính là thời điểm bộ đội Bắc Việt khai hỏa.

    Hạ sĩ Gregory Chapin, lính bắn tỉa của trung đội, trúng liền 3 phát đạn, đổ vật xuống. 1 TQLC sau lưng Kresty và Johnson cũng ngã gục. Viên thiếu úy cùng người lính điện đài nhào đi tìm chỗ nấp, mỗi người 1 hướng ngược nhau dưới làn đạn địch bay vèo vèo như châu chấu qua đầu.

    Có tiếng léo nhéo trong điện đài của Johnson. Swigart đang muốn nghe Kresty báo cáo.

    Johnson gọi: "Thiếu úy! sếp gọi anh này." Anh muốn Kresty bò qua chỗ mình vì ko muốn nhô người ra cho địch bắn. Thế nhưng Kresty thì lại ko nghĩ vậy.

    "Cậu sang chỗ tôi!"Kresty quát.

    Cố kìm cơn khiếp hãi, Johnson trườn tới chỗ Kresty, đưa tổ hợp liên lạc cho người thiếu úy.

    Kresty báo Swigart là tiểu đội xích hầu trước mặt mình đã bị kìm chặt, hỏa lực rất mạnh của địch đều từ những căn hầm trong hàng cây bên kia khe bắn sang và lính tráng đang cố hết sức bắn trả. Sau đó anh cúp máy. Ko thể lãng phí thì giờ nữa. 1 tiểu đội của anh đang nguy khốn, cần phải đưa nó ra ngay.

    Trong lúc ấy, 1 số TQLC của Kresty đã ko ngại hiểm nguy cố đem thương binh, tử sĩ về. Ko đoái hoài đến đạn địch, 2 hạ sĩ nhất Vincent M. Kowalski và Wayne Krelter đã cứu được 1 người bị thương. Thấy 1 thương binh đang nằm ngoài chỗ trống, phơi mình trước hỏa lực đối phương, hạ sĩ Johnson cũng ko ngại nguy hiểm, vọt tới bên cạnh, băng bó rồi đưa anh ta ra khỏi luồng đạn. Sau đó anh lại thấy 1 lính cứu thương đang kéo thương binh hết sức vất vả. Johnson lại 1 lần nữa bất chấp hỏa lực địch ra giúp anh lính quân y đưa người bị thương tới nấp sau mô đất.

    Kresty tập trung tìm cách cứu tiểu đội xích hầu. Đối phương đang bắn rất mãnh liệt vào bọn họ. Quyết tâm ko để tiểu đội bị tiêu diệt, viên thiếu úy bò lên đỉnh mô đất. Tại đây anh phát hiện ra 1 cái rãnh có thể dùng làm lối thoát mà những thành viên đang nằm dí mũi xuống đất của tiểu đội ko nhìn thấy. Anh lấy diện đài gọi hướng dẫn người tiểu đội trưởng. Anh này cho quân lùi lại từng chút một cho đến khi lọt được xuống rãnh. Từ đây họ có thể tìm đường tới nơi an toàn.

    Tuy nhiên, Kresty vẫn còn phải mang Chapin về nữa.

    Kresty kể lại: "Bộ đội Bắc Việt dùng Chapin làm mồi nhử. Cứ thấy toàn lính nào tôi cử ra định đem cậu ta về là địch liền nổ súng. Chúng có nhiều tay bắn tỉa giỏi gây cho chúng tôi rất nhiều khó khăn. Địch bắn trúng phải đến Chapin 5-6 lần. Tuy chưa khiến cậu ta chết nhưng cũng đủ làm chúng tôi uất ko chịu nổi."

    1 tay bắn tỉa rất khó chịu cũng làm hạ sĩ Johnson ko sao ngóc đầu lên nổi. Tay thiện xạ này cứ nổ 1 loạt 3 viên lại thôi. Đây là 1 chiến thuật khiến cho việc xác định vị trí anh ta cực kỳ khó.

    Johnson kể: "1 TQLC tôi quen tên là Woody bò đến nói hơn 2 tuần sau mình sẽ về nước, nên muốn được ‘chiến’ nhiều hơn. Tôi chỉ chỗ phỏng chừng có tay bắn tỉa rồi bảo 'Cậu thử hạ nó xem'. Woody từ từ nhô đầu lên. Băng, băng, băng. 3 phát súng nổ đanh, xuyên rất chụm vào thái dương Woody"

    Johnson cố hết sức nằm dán xuống mặt đất.

    Kresty vẫn tập trung lo cứu Chapin, anh ra dấu bảo 1 xạ thủ M60 lên chỗ mình.

    Kresty hạ lệnh "Cậu bắn cho mạnh vào để bọn Gook ko ngóc đầu lên nổi, chúng tôi sẽ kéo Chapin về." Anh vừa ra hiệu, tay xạ thủ súng máy liền bắn liên hồi kỳ trận. Kresty lệnh cho 1 tổ ra cứu Chapin. Hỏa lực yểm hộ chuẩn xác đã giúp họ kéo được anh ta về.
    huymaya, samuelb, tonkin20078 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này